1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của việt nam

38 984 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 580 KB

Nội dung

Trong đó, cà phê là một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam và đó cũng là một sản phẩm quan trọng trong cơ cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như: gạo, chè, cà phê và mộ

Trang 1

Luận văn Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam

I Đặt vấn đề:

1.Tính cấp thiết của đề tài

Tiềm lực kinh tế hay nguồn lực là một trong những nhân tố góp phần đưa đất nước đến sự thành công trong công cuộc CNH - HĐH Nguồn vốn để thực hiện một phần là từ nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu Việt Nam đang trên con đường CNH - HĐH đất nước, tuy vậy, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Trong đó, cà phê là một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam và đó cũng là một sản phẩm quan trọng trong cơ cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như: gạo, chè, cà phê và một số nông sản khác ( hạt điều, tiêu, hồi, ) Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau gạo, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước Sự phát triển của ngành cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh

tế Nó mang lại kim nghạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng,

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng vẫnchưa phải là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết, chứa đựng những yếu tố kém bền vững chủ yếu như là xuất khẩu cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn thấp, bản thân giá trị của cà phê nhân xuất khẩu cũng rất thấp, càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và tính lâu dài của sản phẩm Để đẩy mạnh ngành xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển bền vững thì cần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lí Từ những điều nêu trên, là lí do mà nhóm chúng em chọn đề tài: “Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt

Trang 2

Nam” Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn tới.

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1.Mục tiêu chung

Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây; nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường các nước Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu

cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới

2.2.Mục tiêu cụ thể

-Thấy được vai trò quan trọng của ngành cà phê với sự phát triển đất nước

-Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay

-Phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành

-Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến trình độ

và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu từ 2004 đến nay, chủ yếu nghiên cứu từ năm 2009 đến nay

Về không gian: tại Việt Nam

4.Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn: sách, báo, internet, các bài tiểu luận, luận văn và chuyên đề có liên quan

+Sử dụng tổng hợp các phương pháp để phân tích như phương pháp quy nạp, diễn giải, thống kê mô tả, phân tích biểu bảng thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận

5 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

5.1 Cơ sở lý luận.

5.1.1 Xuất khẩu là gì?

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa,dịch vụ của một quốc gia này cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới trên cơ sở dùng tiền tệ là thước đo thanh toán,có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia đó.Là hành

vi buôn bán trao đổi phức tạp có tổ chức nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển,chuyển đổi cơ cấu kinh tế,ổn định nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân,đưa lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước

5.1.2 Khái niệm giá cả.

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung-cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng trong nước, nước ngoài,… Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh

5.1.3 Khái niệm thị trường

Trang 4

Thị trường là một khu vực hoặc một vị trí (cả thực và ảo) nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng và họ có sự giao tiếp với nhau, nơi mà điều kiện cung và cầu hoạt động, làm cho hàng hóa được dịch chuyển tới vị trí yêu cầu.

5.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu.

a Đối với một nền kinh tế : là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, mũi nhọnquan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước

Xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị công nghệ tiêntiến phục vụ công nghiệp hóa đất nước

Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới,thúc đẩy sản xuất phát triển.Là tất yếu đối với tất cả các nước đang phát triển,tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển,tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,ổn định sản xuất,là phương tiện tạo ra vốn và thu hút đầu tư,làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia

Xuất khẩu tác động tích cực đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động làm việc,tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở lợi ích các bên,gắn liền sản xuất trong nước và quá trình phân công lao động quốc tế

b.Đối với doanh nghiệp :

Có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới,tăng khả năng mở rộng thịtrường và khả năng sản xuất của mình

Trang 5

=> Nước ta muốn phát triển phải tăng cường hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng theo hướng bền vững, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

5.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:

+Kinh tế:cán cân thanh toán,chính sách tài chính và hệ thống tài chính ngân hàng

+Môt trường văn hóa xã hội:tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi,các tiểu văn hóa và sự biến chuyển của các giá trị văn hóa thứ cấp

+Chính trị pháp luật:thuế xuất khẩu và cá công cụ phí thuế quan

+Yếu tố cạnh tranh

+Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp

+Tâm lý người tiêu dùng và thị trường nước ngoài,thu nhập của người nước ngoài

II.Nội dung

1.Tổng quan tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam

1.1.Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8030’đến 23030’ vĩ độ bắc Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê một hương vị rất riêng, độc đáo Nước ta nằm

Trang 6

trong vành đai nhiệt đới, lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt Miền khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với

cà phê Arabica Về đất đai, Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bố khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha Đặc biệt ở Buôn Mê Thuột có loại đất mà các nhà thám hiểm như Yersin, giám mục Cassaigne đều nhận định là loại đất tốt nhấtthế giới, rất thích hợp cho việc trồng cây cà phê Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố

cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được

Về lao động: nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là ở nông thôn và các tỉnh trung du Giá nhân công rẻ khiến giá thành sản phẩm thấp, tăng sức cạnh tranhcho mặt hàng cà phê Việt Nam

Về kĩ thuật, công nghệ: so với một số loại cây trồng khác, kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây cà phê và chế biến sản phẩm khá đơn giản Các hộ gia đình trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế sản phẩm Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật vàxuất nhập khẩu đóng vai trò cung ứng vật tư kỹ thuật cho người sản xuất và người thu mua, tái chế sản phẩm thành mặt hàng xuất khẩu

1.2.Các giống cà phê chủ yếu của Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại giống cà phê chủ yếu là:

A, Robusta: loại cây trồng này rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên, nhất là vùng đất bazan(Gia Lai, Đắc Lắc)-hàng năm đạt 90-95% tổngsản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài Trồng cà phê

Trang 7

Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới(cành thứ cấp 1,2,3 ), để đạt được yếu tố này,người nông dân phải có vốn, kiến thức cơ bản Thường thì mới năm thứ 2-thời kì kiến thiết cơ bản, người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ nhất kinh

doanh(năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp

Barabica: loại này có 2 loại đang trồng tại Việt Nam

1,Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được trong khi giá sản xuất rất cao, gấp 2-3 lần Robusta, vì vậy nên người nông dân ít trồng loại cà phê này

2)Catimor: mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp 2 lần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên, vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung nên chi phí hái rất cao Hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt

C,cheri(cà phê mít): không phổ biến lắm vì vị rất chua, chịu hạn tốt Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp nhưng thị trường xuất khẩu ,kể cả trong nước cũng không chuộng nên ít người trồng loại này, một cây cà phê mít 15-20 tuổi, nếu tốt

có thể thu hoạch từ 100-200 kg cà phê tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình

1.3.Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây

Hình 1.3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam (Nguồn: FASUSDA)

Trang 8

Từ hình 1.3 ta thấy diện tích trồng và sản lượng cà phê của nước ta tăng mạnh từhơn 500 nghìn ha và hơn 800 nghìn tấn năm 2004 lên tới hơn 600 nghìn ha và đạt sản lượng hơn 1700 tấn năm 2012.Điều đó thể hiện sản xuất cà phê đối với nước ta

Theo tổ chức USDA, sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2011/2012 đạt 20,6 triệu

bao (tương đương khoảng 1,24 nghìn tấn).Sản lượng năm 2012 xấp xỉ 1,6 triệu tấn.Theo mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của FAS USDA đã dự báo về sản

Trang 9

lượng cà phê mùa vụ 2013/14 của Việt Nam lên mức kỷ lục mới, 29 triệu bao tương đương 1,74 triệu tấn, tăng 9% so với mùa vụ trước.

Bảng 2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành

Trang 10

3.2 Thị trường xuất khẩu cà phê việt Nam

Cà Phê Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các nước nhập khẩu chính Cà phê của Việt Nam: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh và Liên bang Nga Thứ vàng đen này của Việt Nam đã nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng khắp năm châu

* Niên vụ 2009-2010:

Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009

Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD)

Trang 11

XK của doanh nghiệp vốn

Trang 12

ngoài ra còn một số nước nhập khẩu với số lượng và kim ngạch lớn như: Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh,…

* Niên vụ 2010-2011 và 2011-2012:

1 Đức: Niên vụ 2011- 2012, với khối lượng nhập khẩu đạt 113.000 tấn, trị giá

231,3 triệu USD, tăng 53% về khối lượng và 53% về giá trị, Đức chính thức vượtqua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê thô lớn nhất của Việt Nam

2 Mỹ: Nếu trong niên vụ 2010- 2011, Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê thô lớn

nhất của Việt Nam thì trong niên vụ 2011- 2012, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ haitrong danh sách 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu cà phê thô Việt Namvới khốilượng đạt 95.000 tấn, trị giá 227,9 triệu USD

3 Italia: Trong niên vụ 2011/2012, dù Italia là thị trường lớn thứ 3 trong top 10 thị

trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trườngnày lại không mấy sáng sủa khi chỉ đạt hơn 92 triệu USD, giảm 16% so với niên vụtrước

4 Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ lớn thứ tư cà phê thô của Việt

Nam Niên vụ 2011/2012, Tây Ban Nha đã nhập khẩu 37.000 tấn cà phê thô, trị giá75,4 triệu USD, giảm 12% về khối lượng và 7% về giá trị so với niên vụ2010/2011

5 Indonesia: Indonesia là thị trường nhập khẩu có mức tăng trưởng đáng chú ý

nhất của cà phê thô Việt Nam cả về khối lượng và giá trị trong niên vụ 2011- 2012,tăng 750% về khối lượng (34.000 tấn) và 740% về giá trị (68,8 triệu USD)

6 Nhật Bản: Nhật Bản hiện là thị trường lớn thứ 6 về nhập khẩu cà phê thô Việt

Nam sau Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha và Indonesia Xuất khẩu cà phê thô ViệtNam sang Nhật Bản niên vụ 2011- 2012 đạt 330.000, trị giá 75,2 triệu USD, tăng50% về khối lượng và 47% về giá trị

7 Bỉ: Trong niên vụ 2011- 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê thô Việt Nam sang

Bỉ không mấy khả quan khi giảm 64% so với niên vụ 2010/2011, chỉ đạt 52,2 triệu

Trang 13

USD Tuy nhiên, Bỉ vẫn là thị trường lớn thứ 7 trong top 10 thị trường nhập khẩuhàng đầu của cà phê thô Việt Nam.

8 Algeria: Nếu như trong niên vụ 2010- 2011, Algeria đứng thứ 14 trong các thị

trường nhập khẩu chủ chốt cà phê thô Việt Nam thì trong niên vụ 2011/2012,Algeria đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạngvới giá trị đạt 40,6 triệu USD, tăng 65% so với niên vụ trước

9 Mexico: Với khối lượng nhập khẩu đạt 18.000 tấn, trị giá hơn 35,1 triệu USD,

tăng 157% về khối lượng và 186% về giá trị so với niên vụ trước, Mexico đã giànhlấy vị trí thứ 9 trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ2011/2012

10 Vương quốc Anh: Hết niên vụ 2011- 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê thô

Việt Nam sang Anh đạt hơn 35 triệu USD, tăng 13% so với niên vụ trước (30,9triệu USD) Con số này mở ra cơ hội mới trong việc chinh phục thị trường Anh,một trong những thị trường tiềm năng của châu Âu

Thị trường nhập khẩu chủ chốt cà phê thô Việt Nam

so với niên vụ2010/2011Khối

lượng(nghìn

Giá trị(nghìnUSD)

Khốilượng(nghìn tấn)

Giá trị(nghìnUSD)

Khốilượng

Giá trị

Trang 14

Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, cà phê hạt sang các nước:

Trang 15

Trong sáu tháng đầu niên vụ 2010/11, Việt Nam xuất khẩu hạt cà phê tới gần 75quốc gia trên toàn thế giới 15 thị trường hàng đầu chiếm khoảng 84% lượng hạt càphê xuất khẩu của Việt Nam Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu hạt cà phê tươi lớnnhất của Việt Nam (xem Bảng 3) Lượng hạt cà phê xuất khẩu sang Bỉ, Ý, Hà Lan,Singapore và Pháp cũng tăng đáng kể trong nửa đầu niên vụ 2010/11 so với cùng

kỳ năm ngoái (xem Bảng 3)

Bảng 3: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên

vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011

STT Thị trường

XK

Niên vụ 2009/2010 (T10/2009–

T3/2010)

Niên vụ 2010/2011 (T10/2010–

T3/2011)

% thay đổi của niên vụ 2010/11

so với niên vụ 2009/10

Khối lượng(nghìn tấn)

Giá trị(nghìn USD)

Khối lượng(nghìn tấn)

Giá trị(nghìn USD)

Khối lượng Giá trị

Trang 16

Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam

(Sao mai, Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ 2011-2012

26/03/2013 11:06:00 Bộ công thương)

Cà phê Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

Một số thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam với số lượng

khá lớn, tương đối ổn định,có giá tốt và chúng ta nên duy trì: Các nước trong khối ASEAN, một số nước Châu Á như Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung

Quốc… các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani một số nước thuộc Châu Mỹ, Châu Úc và Trung Đông Hiện có

Mỹ, Angeria, Ấn Độ…là những nước nhập khẩu với một số lượng rất lớn cà

phê của Việt Nam

Ngoài ra, chúng ta còn rất nhiều thị trường khác như: Nga, Bồ Đào Nha

Có thể nói, một tương lai tươi sáng đang ở phía trước cho thị trường xuất

khẩu cà phê của Việt Nam và đã đến lúc chúng ta cần trị không phải chỉ về mặt kinh tế mà cả sinh thái, nhân văn, môi trường, phải nghiên cứu nghiêm túc,đầy đủ và có một tâm hồn, một bầu nhiệt huyết để khai thác giá trị không

Trang 17

phải chỉ về mặt kinh tế mà cả sinh thái, nhân văn, môi trường, diện mạo cho cây

cà phê Việt Nam để cây cà phê Việt Nam không chỉ nổi tiếng về năng suất chất lượng với săn lượng đứng thứ hai thế giơi sau Braxin mà về năng suất

chất lượng với săn lượng đứng thứ hai người trên thế ưa chuộng thế giới

sau Braxin mà còn là sản phẩm hàng hoá được hàng triệu người trong cả nước,hàng tỷ người trên thế ưa chuộng

Một số thị trường tiềm năng

Thị trường Hàn quốc

Với mức tiêu thụ cà phê trung bình của mỗi người là 1kg/năm, Hàn Quốc trở thành một trong những nước có nhu cầu sử dụng cà phê lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới.Năm 2012, tiêu thụ cà phê bình quân trên đầu người của Hàn Quốc cao gấp năm lần so với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tổng lượng cà phê được tiêu thụ đạt 3 triệu đô la Mỹ Mặc dù kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng và những lo ngại của người dân về vấn đề sức khỏe ngày càng tăng, nhưng ngành cà phê tại nước này vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng 30% liên tiếp trong bốn năm trở lại đây Khi thế hệ trẻ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa phương Tây và nhu cầu về sử dụng cà phê chất lượng cao tăng nhanh, thì ngành cà phê lại càng có điều kiện phát triển trong thời gian tới

Năm 2012, đã có khoảng 12,000 cửa hàng cà phê xuất hiện tại Hàn Quốc, tăng 20% kể từ năm 2008, trong đó nổi trội là Starbucks và Café Bene Hầu hết các loại

Trang 18

cà phê rang nhập khẩu từ Hoa Kỳ đều được các thương hiệu cà phê mạnh của Mỹ như Starbucks, Coffee Bean và Tea Leaf sử dụng Bên cạnh các chuỗi cửa hàng này, một số thương hiệu đồ ăn nhanh như McDonald’s và Lotteria cũng nhập khẩu khá nhiều cà phê rang Ngoài ra, với nhu cầu tiêu thụ của giới trẻ Hàn Quốc với các loại cà phê chất lượng tốt đi kèm chất lượng dịch vụ hiện đại, thuận tiện đã tạo đòn bẩy để cà phê trở thành thức uống phổ biến cũng như sự lan rộng của việc nhượng quyền thương mại cà phê tại nước này.

Trong các sản phẩm cà phê nhập khẩu, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê xanh từ Mỹ, Nhật Bản, Bra-xin Việt Nam là nhà cung cấp số 1 cà phê rang cho Hàn Quốc

Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu cà phê mã HS 0901 của Hàn Quốc theo quốc gia

Hoa Kỳ 22.026 2.110 24.693 2.315 26.860 2.074 39.135 2.648Việt Nam 55.974 33.364 51.143 33.639 86.695 38.765 73.828 35.892Brazil 41.977 17.343 62.104 19.966 123.238 23.884 91.705 20.130Columbia 49.978 13.767 65.661 14.389 108.796 17.337 61.108 12.137 Peru 19.124 6.538 32.109 7.333 54.167 9.599 39.090 8.950

Một số xu hướng chính trong tiêu dùng cà phê tại Hàn Quốc:

Trang 19

- Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe Với họ cà phê đen có lợi ích cho sức khỏe nên họ chuyển sang dùng cà phê đen nhiều hơn, cà phê hòa tan có xu hướng giảm Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê đã khử cafein, cà phê chưa khử cafein không phổ biến ở Hàn Quốc.

- Người tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc tự hào rằng cà phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới

- Hương vị và giá cả là hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi chọn mua cà phê

- Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã chọn

Bảng 5: Cơ hội và những thách thức khi xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc

Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ

thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu

Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng chưa biết nhiều đến các loại cà phê xuất

xứ Việt Nam vì đa phần cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm

cà phê thương hiệu Hàn Quốc

Việt Nam được biết đến là nước xuất

khẩu cà phê chất lượng cao

Nhìn chung, người tiêu dùng có xu hướng uống các loại cà phê hòa tan giá rẻ

Cà phê là thức uống phổ biến Thị trường cà phê khá cạnh tranhThuế nhập khẩu thấp và miễn thuế tiêu

thụ đặc biệt

Xét về khía cạnh sức khỏe, cà phê là loại thức uống không có lợi

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w