Trong tháng 04 năm 2009 thương hiệu Beeline đã được xếp trong Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, và một trong 10 thương hiệu viễn thông thế giới có giá trị nhất được xuất bản bởi tạp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào nghành sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu tài nguyên, đã và đang từng bước chuyển mình tiến tới nền kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Là thành viên của WTO ngày 11/1/2007 đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế Thật vậy, chúng ta vừa có thể học hỏi những tiến bộ, khoa học công nghệ trên thế giới vừa thu hút những vốn đầu tư khổng lồ, không những để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng quốc gia
mà còn nâng cao sức sản xuất của các doanh nghiệp trong nước Đặc biệt, chính sách mở của nhà nước đã làm cho số lượng công ty đa quốc gia ra nhập vào thị trường Việt Nam ngày một ra tăng, vừa giúp cải thiển nền kinh tế nước ta nói chung, vừa giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước Tuy nhiên, mỗi công ty đa quốc gia này khi tham gia thị trường quốc tế nói chung và thị trường Việt Nam nói chung thì đều
có những chiến lược kinh doanh quốc tế khác nhau tùy theo từng điều điện, từng hoàn cảnh của mỗi công ty
Để làm rõ hơn vấn đề này, hay để đi sâu tìm hiểu về chiến lược kinh doanh quốc tế
của các công ty đa quốc gia Nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích chiến lược xuyên quốc gia của Beeline tại Việt Nam” nhằm phân tích, chứng minh chiến lược kinh
doanh quốc tế của Beeline tại Việt Nam là chiến lược xuyên quốc gia.Bài tiểu luận của chúng em gồm có 2 phần:
+ Phần I: Giới thiệu chung về Beeline + Phần II: Chiến lược xuyên quốc gia của Beeline tại Việt Nam
Trang 2I Giới thiệu chung về Beeline
Được thành lập từ năm 1993, đến nay, sau 16 năm hoạt động, Beeline được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh nhất trên thế giới Năm 2005, Beeline đã tiến hành một cuộc cải cách thương hiệu và một chiến dịch ra mắt mới gắn với phương châm
“tươi sáng”, “thân thiện”, “hiệu quả”, “đơn giản” và “tích cực” Cuộc cải cách này đã mang lại những thành công lớn cho Beeline Từ đó, hình ảnh Beeline với hình tròn 2 sọc vàng, đen xen kẽ đã trở nên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới
Trong tháng 04 năm 2009 thương hiệu Beeline đã được xếp trong Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, và một trong 10 thương hiệu viễn thông thế giới có giá trị nhất được xuất bản bởi tạp chí Financial Times, dựa trên nghiên cứu của công ty Millward Brown Optimor
Qua đó có thể thấy được beeline là một thương hiệu uy tín hàng đầu trên thế giới,
có giá trị lớn, được nhiều người biết đến và sử dụng
Thương hiệu Beeline Việt nam ra đời trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Viễn thông Di động Toàn cầu và Tập đoàn VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu ở Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE Logo Beeline vn vẫn được giữ nguyên thiết kế của thương hiệu Beeline tại các nước khác, đơn giản và dễ nhớ, dễ tạo ấn tượng ban đầu, chỉ là một hình tròn có hiệu ứng 3 chiều và 2 màu sắc vàng, đen Bên phải hình tròn màu vàng có vẻ sáng hơn bên trái, gây hiệu quả cảm xúc về tương lai tươi sáng và cũng làm cho hình tròn có vẻ “sống động” hơn, như đang quay
Điều đó cho thấy giá trị cốt lõi của thương hiệu beeline vẫn không hề thay đổi khi thâm nhập vào Việt Nam
Cũng giống như thương hiệu Beeline ở các quốc gia khác, Beeline VN tiếp tục duy trì những giá trị cốt lõi của mình đã thực hiện trên toàn thế giới như:
Không ngừng nâng cấp chất lượng phục vụ, không ngừng nâng cao chất lượng
dịch vụ chăm sóc khách hàng, tôn trọng và tạo niềm tin cho nhân viên và đối tác kinh doanh
Trang 3Thân thiện và nhiệt tình: mục tiêu của chúng tôi là đáp ứng mọi yêu cầu của
khách hàng và phục vụ khách hàng với nỗ lực cao nhất
Đơn giản: Sản phẩm của chúng tôi đơn giản, dể hiểu, dễ sử dụng.
Đam mê và hấp dẫn: Chúng tôi luôn tiến về phía trước.Chúng tôi hấp dẫn và có
thể đáp ứng mọi sở thích của khách hàng
Trang 4II Chiến lược xuyên quốc gia của Beeline
1 Áp lực giảm chi phí và thích nghi bản địa và sự lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của Beeline
Chiến lược xuyên quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối mặt với áp lực giảm chi phí cao và áp lực cao với đáp ứng yêu cầu địa phương Một công ty khi theo đuổi chiến lược này luôn cố gắng đạt được cùng một lúc 2 mục tiêu là : giảm chi phí và thích nghi bản địa.Tuy nhiên, áp lực cho đáp ứng yêu cầu địa phương và giảm chi phí là những mâu thuẫn trong công ty Thích nghi bản địa sẽ nâng phí đồng thời yêu cầu giảm phí sẽ khó để đạt được Đây là bài toán thách thức đặt ra cho các công ty
Trong 7 nhà mạng viễn thông tại việt nam, Beeline là công ty thâm nhập vào thị trường muộn nhất Mặc dù là một thương hiệu có danh tiếng hàng đầu trên thế giới, tuy nhiên, chỉ đến khi thâm nhập vào thị trường Việt nam năm 2009, cái tên Beeline mới được người tiêu dùng biết đến Trong bước đầu xây dựng và phát triển, thương hiệu Beeline phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Viễn Thông Việt Nam
Thứ nhất, là từ áp lực cạnh tranh trong thị trường Viễn Thông Thị trường Viễn Thông Việt Nam được phân khúc thành 3 ông lớn là Viettel, Vinaphone và mobifone, và các công ty nhỏ hơn như S-fone, Vietnam mobile Rõ ràng, đây là thách thức và rào cản không hề nhỏ cho Beeline để cho beeline có thể đứng vững và thành công trong thị trường Việt Nam
Trang 5Thứ hai là áp lực về sản phẩm, giá cả Đặc điểm của ngành cung cấp viễn thông ,
ưu tiên hàng đầu là đảm bảo chất lượng sóng ổn định, sau đó là các dịch vụ tăng theo Trong khi các nhà cung cấp khác đã tiến đến phủ sóng toàn quốc, ra cả các tỉnh đảo, thì beeline việt nam mới chỉ cung cấp được dịch vụ đến 40 tỉnh thành trên cả nước, ngoài ra, beeline hầu như chưa có các dịch vụ gia tăng ví dụ như 3G, đây rõ ràng là một yếu điểm của beeline so với các nhà cung cấp khác
Những áp lực và thách thức trên đặt ra cho beeline bài toán giảm chi phí, đưa ra một mức giá phù hợp cùng dịch vụ tốt để thu hút và giữ chân người tiêu dùng
Ngoài ra, áp lực từ thích nghi bản địa cũng là đặc trưng trong chiến lươc công ty Công ty phải chịu áp lực từ chính phủ, nhu cầu, thị hiều người tiêu dùng, thói quen truyền thống, văn hóa, tôn giáo… Vì vậy, công ty phải biến đối sản phẩm, thực hiện marketing ,
từ sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người, … đều phải phù hợp với môi trường tại Việt Nam
Beeline cũng có những lợi thế như tận dụng được đường cong kinh nghiệm, và học hỏi được từ hệ thống toàn cầu của VimpelCom đã thực hiện tại các nước đi trước như Nga, Ukraina, Campuchia, Lào để áp dụng tại Việt Nam, giúp công ty tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí
Tất cả những điểm trên cho thấy chiến lược của Beeline là một thương hiệu quốc
tế, thực hiện chiến lược xuyên quốc gia tại Việt Nam
2 Chiến lược giá
Beeline vào thị trường Việt Nam từ giữa tháng 7 năm 2009, thời điểm mà các đại gia viễn thông ở Việt Nam như Viettel, Vinaphone hay Mobiphone đang phát triển ngày càng lớn mạnh và có vị thế rất lớn trên thị trường Không những thế, thị trường viễn thông ở Việt Nam là một trong những thị trường cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt về sản phẩm đặc biệt là vấn đề giá cả và gói cước Do đó, ngay khi vào Việt Nam, Beeline đã gặp ngay một trở ngại vô cùng khó khăn đó chính là sức ép chi phí cao từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, để tồn tại, phát triển và tiến tới chiếm lĩnh thị trường viễn thông tại Việt Nam trong suốt 2 năm qua, Beeline đã liên tục phải giảm chi phí để có thể dẫn tới việc giảm giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh với các hãng khác
Trang 6Thứ nhất, Beeline là một thương hiệu quốc tế của tập đoàn Vimpelcom, 1 trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất trên thế giới Công nghệ viễn thông mà Beeline sử dụng là công nghệ GSM với băng tần 1800Mhz, phù hợp với băng tần mà các loại điện thoại mà người dân Việt Nam đang sử dụng, đã giúp cho beeline không phải mất chi phí thay đổi, điều chỉnh công nghệ khi lắp các trạm BTS để phủ sóng trên lãnh thổ Việt Nam Hơn nữa, tập đoàn Vimpelcom luôn đi đầu trong công nghệ viên thông ở Nga, nên việc chuyển giao công nghệ sang Việt Nam giúp cho Beeline không phải đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, tận dụng tối đa các công nghệ, máy móc thiết bị từ Nga chuyển sang để giảm thiểu tối đa các chi phí Mặt khác, với việc tận dụng nhân công giá rẻ và vô cùng dồi dào bản địa, Beeline đã luôn nỗ lực để giảm chi phí đầu vào cấu thành sản phẩm.Từ đó đưa ra các mức giá cạnh tranh nhất so với các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam
Do đó, Beeline luôn đưa ra các chương trình hạ giá nhằm giữ chân các khách hàng
cũ và thu hút những khách hàng tiềm năng Đầu tiên phải kể đến gói cước Big zero, gói cước “vô địch rẻ” này mang tên “Big Zero" với cách tính cước “độc nhất vô nhị”: tính giá không đồng (0 VND) sau phút đầu tiên cho tất cả các cuộc gọi nội mạng Không những thế, trong khi các hãng viễn thông khác thì giá cước gọi ngoại mạng luôn đắt hơn giá cước gọi nội mạng rất nhiều thì beeline lại đưa ra mức giá cước gọi cả nội mạng và ngoại mạng bằng nhau và chỉ 700đ/phút với gói cước Big save và 1350đ/phút với gói cước bigzero So sánh về gói cước trả trước trong 4 mạng di động nhỏ (Beeline, S-fone, vietnamoblie, EVN telecom) thì giá cước mà beeline đưa ra luôn rẻ hơn so với 4 mạng còn lại vì Beeline miễn phí cước nội mạng từ phút thứ 2 đến phút thứ 20 và có mức cước
rẻ hơn Gói cước “sát thủ” BigZero của Beeline có mức cước nội mạng và ngoại mạng đồng loạt là 1199 đồng/phút Trong khi đó, gói cước VM One của Vietnamobile có mức cước nội mạng và ngoại mạng bằng nhau là 1500 đồng/phút Trong khi đó gói cước Economy của S-Fone có mức cước nội mạng là 1421,8 đồng/phút và ngoại mạng là 1590 đồng/phút Gói cước Basic của EVN Telecom có mức cước gọi nội mạng là 1.526,67 đồng/phút và gọi ngoại mạng là 1.708,83 đồng/phút
Thêm vào đó, Beeline liên tục tung các chính sách đại hạ giá để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Khi việc tặng tiền cho mỗi phút gọi ngoại mạng 1.000 đồng chưa kết thúc, Beeline đưa ra thị trường gói cước có tên gọi "Tỷ phú" Gói cước này cho phép thuê
Trang 7bao nạp thẻ tối thiểu 20.000 đồng để nhận 1 tỷ đồng gọi nội mạng miễn phí, với điều kiện các tháng kế tiếp khách hàng phải nạp tiếp tối thiểu 20.000 đồng Ngoài gói cước tỷ phú, Beeline còn tung chính sách miễn cước cho các cuộc gọi nội mạng từ phút thứ 2 đến 20 Trong đó, mức cước áp dụng cho phút đầu tiên và từ 21 trở đi là 1.350 đồng Đồng thời, mỗi thứ 3 hàng tuần, các thuê bao nạp tiền vào tài khoản còn được tặng 100% giá trị thẻ nạp
Nhờ nỗ lực luôn cô gắng giảm giá thành của sản phẩm, Beeline ngày càng phát triển và dần chiếm lĩnh thị trường viễn thông tại việt nam Số lượng khách hàng sử dụng mạng beeline liên tục tăng trong những tháng vừa qua, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên khi beeline tung ra sim “tỷ phú” và dòng điện thoại giá rẻ 149k/1 chiếc
3 Chiến lược bản địa hóa sản phẩm
a Thiết kể sản phẩm
Trong bối cảnh ngành viễn thông của Việt Nam đang đầy những khó khăn với những cạnh tranh khốc liệt của các đại gia như Viettel, Vinaphone, Mobiphone, thì Beeline sau lần xuất hiện khá ấn tượng vào giữa năm 2009 đang ngày càng chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng Chưa thể khẳng định chắc chắn rằng Beeline sẽ trở thành cái tên thay thế cho các ông lớn viễn thông trong tương lai, nhưng một điều rõ ràng là hãng điện thoại này đã luôn gây sốt trên thị trường sau mỗi lần tung ra một chiến lược mới chứ không bị mờ nhạt như VietnamMobile hay Sphone Sở dĩ Beeline làm được điều này là vì họ đã nắm bắt và hiểu khá rõ tâm lý người Việt Nam Các sản phẩm, dịch vụ của Beeline rất gần gũi với khách hàng Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của phần đông người dân
Khi mới vào Việt Nam, Beeline đã đưa ra đầu số khá đẹp 0199 Mặc dù là sim 11
số nhưng đầu số với 2 con số 9 cũng phần nào gây được thiện cảm cho người dân do Việt Nam là một đất nước với nền văn hóa phương Đông khá mê tín và tin vào tướng số Họ quan niệm có những con số mang lại may mắn và tài lộc và 9 là một con số như thế Tuy nhiên, Beeline cũng phải kết hợp với với một số chiến lược khác như giá rẻ và tặng sim cho sinh viên để thu hút được lượng khách hàng ban đầu Điều này cũng dễ hiểu bởi khách hàng không dễ gì từ bỏ các mạng điện thoại đang sử dụng với những tiện ích khó
Trang 8chối bỏ để chuyển qua dùng ngay Beeline khi mà chưa có gì khẳng định chắc chắn về mạng điện thoại này
Thực tế thì ban đầu Beeline đã muốn sở hữu đầu số có thể coi là đẹp nhất theo quan niệm của người Việt Nam, đó là 099 Tuy nhiên, đầu số này đã được cấp cho VNPT.Và Beeline đành phải chấp nhận đầu số 0199 cho lời chào ra mắt thị trường Việt Nam Nhưng chỉ sau hơn 1 năm, cụ thể là cuối tháng 12/2010, Bộ thông tin và truyền thông đã cho phép Beeline cùng với mạng di động ảo Đông Dương Telecom sử dụng đầu
số 099 Lí do là trước đây đầu số 099 đã được cấp cho VNPT để cung cấp dịch vụ vệ tinh trên biển VSATnhưng do VNPT không sử dụng hết đầu số này nên Bộ đã cấp thêm cho các doanh nghiệp khác Đầu số 099 này thực sự góp phần làm cho Beeline trở thành một cái tên vô cùng phổ biến.Bởi nó đã đánh trúng tâm lí người Việt Nam về việc sở hữu một đầu số đẹp sẽ có lợi cho việc làm ăn
Cùng với 2 đầu số rất đẹp thì Beeline còn luôn tung ra các gói cước làm thỏa đam
mê nói chuyện và nhắn tin thoải mái của người tiêu dùng Hiện nay, Beeline có tất cả là 3 gói cước với những ưu đãi đặc biệt mà các khách hàng đặc biệt là đối tượng sinh viên khó lòng mà cưỡng lại được, đó là: Big Save, Big & Kool và Big Zero
Nhìn chung các gói cước của Beeline đều có một nhược điểm là phí nhắn tin và gọi quốc tế đắt hơn hẳn so với các mạng khác Trong khi Viettel, Mobiphone hay Vinaphone chỉ tính phí 200đ/tin nội mạng và 250đ/tin ngoại mạng thì Beeline tính đắt hơn 100đ 100đ có vẻ là nhỏ nếu đặt nó nằm một mình nhưng sẽ có tính chất quyết định đối với một khách hàng chăm chỉ nhắn tin.Nhưng cước gọi trong nước của mạng di động này lại rẻ một cách ấn tượng Điều này cũng phần nào giúp Beeline tiêu thụ được một lượng lớn sim và làm thay đổi thói quen nhắn tin sang gọi điện của các khách hang sinh viên
Gần đây, Beeline còn khiến khách hàng Việt Nam xôn xao bởi một chiến lược khác, đó chính là chiếc điện thoại giá rẻ.Với thiết kế nhỏ xinh và 3 màu khác biệt cho khách hàng lựa chọn, điện thoại Beeline xuất hiện bất chấp đã có quá nhiều mẫu điện thoại khác trên thị trường.Không chỉ có thiết kế nhỏ gọn mà điện thoại Beeline lại có giá
rẻ hơn bất cứ loại điện thoại nào.Chỉ với 149.000đ, khách hàng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại xinh xắn mà vẫn đủ các chức năng cơ bản như nhắn tin, nghe gọi, lưu
Trang 9danh bạ.Mặc dù không có trò chơi như các điện thoại giá rẻ khác, và tất nhiên là còn thiếu nhiều tính năng như chụp ảnh nghe nhạc, nhưng với cái giá 149.000đ thì khách hàng cũng không đòi hỏi gì hơn.Thứ nhất là chiếc điện thoại này quá rẻ và nằm trong khả năng chi trả của phần đông người dân Hơn nữa, thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao nên cái giá 149.000đ có thể nói là đã làm cho người ta mỉm cười thích thú Và với một mức giá như thế, dù cho chiếc điện thoại có hỏng hay mất cũng không làm khách hàng cảm thấy tiếc nuối.Thứ hai, thiết kế nhỏ gọn thuận tiện cho việc di chuyển cũng một phần khiến khách hàng quyết định mua điện thoại này.Thứ ba, điện thoại Beeline mới đầu bán ra chỉ để dùng cùng với sim của Beeline Nhưng với trình độ công nghệ cao, một
số khách hàng đã tìm ra cách hack điện thoại này và chỉ sau chưa đầy năm phút là bất kì sim của mạng nào cũng có thể lắp vào điện thoại Beeline để sử dụng bình thường Và một điều thực sự đáng chú ý là cùng lúc tung ra sản phẩm điện thoại này , Beeline còn giới thiệu tới khách hàng gói cước tỷ phú Chỉ với 20.000đ, mỗi khách hàng có thể sở hữu ngay 1 sim có tài khoản gốc 20.000đ và tài khoản tỷ phú nội mạng 1 tỷ đồng.Với mức khuyến mại khổng lồ thế này, một cơn chấn động không nhỏ đã diễn ra trong cộng đồng cư dân sử dụng điện thoại di động
Điện thoại Beeline lại có một số điểm yếu rất cơ bản, đó là chuông nhỏ và không rung.Tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn bỏ qua một lỗi nhỏ như vậy vì rất nhiều điểm tốt như đã nói ở trên để bỏ tiền ra mua chiếc điện thoại này.Và người ta mua thường không chỉ là một chiếc mà thường là một đôi và thậm chí là tới 4 chiếc hoặc hơn cho cả gia đình cùng sử dụng Chính vì thế, mỗi ngày Beeline đã tiêu thụ lên tới 10.000 chiếc điện thoại giá rẻ và xu hướng này có vẻ như chưa hề giảm xuống mà thậm chí thị trường còn đang sốt hơn bởi thông tin điện thoại này bị tuýt còi vì cái giá của nó Và khách hàng nhanh chóng đổ xô đi mua cho bằng được những chiếc điện thoại Beeline trước khi nó thực sự bị ngừng bán hoặc là tăng giá
b Chính sách phân phối:
+ Mạng lưới phân phối rộng khắp:
Beeline đã thành công trong việc bao phủ thị trường và đưa sản
Trang 10thông điệp sản phẩm,vật phẩm quảng cáo, trang trí quầy kệ…nhằm thu hút sự chú ý và tạo thuận tiện cho khách hàng lựa chọn Mạng lưới phân phối của Beeline đã có tới hơn 3.000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao gồm cả các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới tại thị trường Việt Nam là các quầy bán hàng di động được thiết kế đặc biệt theo chuẩn Beeline quốc tế Tính đến tháng 8/2011, Beeline có 21 nhà phân phối,
21 cửa hàng ủy quyền ở miền Bắc, 9 nhà phân phối, 19 cửa hàng ủy quyền ở miền Trung,
22 nhà phân phối và 32 cửa hàng ủy quyền ở miền Nam Các cửa hàng ủy quyền phân bố khắp các thành phố lớn như : Hà Nội ,Quảng Ninh, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Bình Định , Đắk Lắk ,Tp Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hậu Giang, NinhThuận, Long An…
+Chiến dịch tiếp cận khách hàng kiểu mới:
Là một nhà mạng mới thâm nhập vào thị trường viễn thông đang có
xu hướng bão hòa như Việt Nam hiện nay, Beeline đã không những tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống mà còn thực hiện theo cách riêng của mình:
- Xây dựng và phát triển hệ thống quầy hàng di động Nếu trước kia,
để mua được một chiếc sim khách hàng phải đến các cửa hàng thì lần đầu tiên tại Việt Nam, một mạng di động có một kênh bán hàng đặc biệt đó là sử dụng quầy hàng di động, một điển hình tiếp thị mới trong thị trường viễn thông Chỉ cách một đoạn đường ngắn thì khách hàng đã thấy ngay thương hiệu Beeline xuất hiện ở khắp mọi nơi, lúc thì đặt tại nhiều bảng hiệu quảng cáo ngoài trời kiên cố, lúc thì phủ căng trên những tấm bạt hiflex lớn đặt tại các công trình thi công nhà cao tầng và tần suất “hình tròn vàng – đen” trên báo chí, truyền hình cũng không ngừng gia tăng Sim điện thoại được bán qua các xe đẩy lưu động và khách hàng có thể mua sim đơn giản như mua bó rau con cá Kênh phân phối này khiến chúng ta liên tưởng đến thói quen đi chợ hàng ngày của người dân Việt Nam, tạo nên sức ảnh hưởng lan rộng Tuy nhiên trên thực tế nó tạo ra chi phí lớn, nhưng đem lại hiệu quả và hình ảnh tốt cho nhà mạng và nhà mạng sẽ quản lý triệt để được kênh bán hàng này
- Đặt các quầy bán sim và card tại siêu thị hay cổng trường đại học:Nắm bắt được
xu hướng thường xuyên đi siêu thị của phần lớn người Việt Nam, Beeline đã liên kết với