1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

11 921 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 317,95 KB

Nội dung

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Dương Thị Ngọc Thương Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60

Trang 1

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Dương Thị Ngọc Thương

Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS Chu Thị Trang Vân

Năm bảo vệ: 2013

Abstract Làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự (TNHS) của người

chưa thành niên (NCTN) phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam Tập trung nghiên cứu khái quát về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam hiện hành Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hình và các biện pháp tư pháp áp dụng với NCTN phạm tội Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định

này

Keywords Trách nhiệm hình sự; Người chưa thành niên; Pháp luật Việt Nam; Phạm tội; Luật hình sự

Content

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Ở nước ta trong những năm qua, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật đã có những tác động rõ rệt đối với đời sống của toàn xã hội Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn đề cao tính nhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước Hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các quyền và

Trang 2

lợi ích cơ bản của con người, của công dân, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Trong đó, cùng với các ngành luật khác, pháp luật hình sự là một trong những công cụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội khi phát sinh hành vi nguy hiểm cho xã hội Luật hình sự có vai trò bảo vệ các quan hệ xã hội được các luật khác thiết lập, đồng thời thực hiện vai trò bảo vệ thông qua việc trừng phạt nghiêm minh các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt

được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ như: ứng phó

có kết quả trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; cơ bản giữ vững

ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ phát triển đạt được mức khá cao, GDP trên đầu người năm 2012

đã vượt mức 1.300 USD Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức to lớn như tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta Nguy cơ phá vỡ các nền văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn như: lối sống, đạo đức, nghệ thuật,… bởi quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các dòng văn hóa thác loạn, lối sống không tốt của các nước tràn ngập vào ồ ạt, bất khả kháng không thể chặn nổi Trong đó, thanh niên và NCTN là đối tượng dễ bị tác động nhất

Đối với mỗi quốc gia thanh niên bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc Thanh niên luôn là lực lượng chiến lược mà mỗi quốc

gia, dân tộc quan tâm đầu tư, phát triển Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” và tương lai đất nước “Việt Nam có được

vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu”

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung “Tiếp tục xây dựng thế

hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì

Trang 3

cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước…”

Trong phạm vi cả nước thực tế vấn đề NCTN phạm tội đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đáng báo động Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bộ Công an trong năm 2010, toàn quốc có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước

về số lượng phạm tội và cả các vụ trọng án Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm

tội do NCTN và trẻ em thực hiện

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của đất nước, là trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa của khu vực phía Nam, với dân số trên 8 triệu người, hàng năm thu hút

số lượng lớn người lao động, học sinh, sinh viên từ những tỉnh thành khác đổ về thành phố để tìm kiếm việc làm và học tập Do đó, đã tạo ra một áp lực lớn cho thành phố về mật độ dân

cư, đời sống vật chất, tinh thần của người dân và nhất là tình hình an ninh trật tự diễn biến ngày càng phức tạp Số lượng NCTN phạm tội có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ năm 2007 đến năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khởi tố và xử lý 1.680 vụ phạm tội các loại, với 3.779 bị can Trong đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố 184 vụ án do NCTN thực hiện, chiếm 10,9% trong tổng số vụ án Số bị can là NCTN

có 310 người, chiếm 8,2% trong tổng số bị can Về tính chất, mức độ phạm tội của NCTN ngày càng nghiêm trọng hơn, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn, đa dạng, sử dụng nhiều loại phương tiện công cụ nguy hiểm, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng

Từ các vấn đề trên, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp Qua đó, nghiên cứu một cách toàn diện về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, đồng thời kiến nghị những giải pháp khắc phục nhằm hướng tới một hệ thống pháp luật hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, nhân văn hơn

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu đến đề tài này, hoặc nghiên cứu ở trong tương quan là một

Trang 4

phần, một mục trong các sách giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận khoa học hoặc đề cập chung khi các nhà làm luật nghiên cứu về TNHS

Về sách bình luận khoa học, sách chuyên khảo, sách giáo trình có các nghiên cứu:

“Chương XVIII – Những đặc thù về TNHS đối với NCTN phạm tội” trong giáo trình Luật hình

sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007, TS Trịnh Quốc Toản,

TS Hoàng Văn Hùng; “Chương XVI – TNHS đối với NCTN phạm tội”, trong sách giáo trình

Luật hình sự Việt Nam (Tập thể Tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên)

Đối với các công trình dưới dạng bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý

có thể kể đến các công trình như: bài viết “Tư pháp hình sự đối với NCTN; Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học (Phấn thứ I, những khía cạnh pháp lý hình sự)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm và TS Đỗ Thị Phượng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20-10/2004; ThS Nguyễn Thanh Trúc có bài viết “Biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với NCTN phạm tội” trên Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, số 20 (136) tháng 12/2008

Một số đề tài luận văn thạc sĩ cũng đã khai thác nghiên cứu các khía cạnh của vấn

đề về khoa học Luật hình sự hoặc Tội phạm học như: đề tài “TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn Dũng, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003; đề tài “Bảo đảm quyền con người của NCTN phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam” của Lê Vũ Huy, trường Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh, năm 2011

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đóng góp không nhỏ vào hệ thống khoa học pháp lý đối với NCTN nói chung cũng như khoa học pháp lý hình sự về NCTN nói riêng Các nghiên cứu đó hoặc tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chung, hoặc khoa học Luật hình

sự, Luật tố tụng hình sự hoặc Tội phạm học Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập có

hệ thống, toàn diện và đồng bộ về TNHS của NCTN phạm tội và được gắn trên phạm vi một địa bàn lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, xét ở cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật Do

đó, với vai trò vừa là một cán bộ Đoàn, vừa là Hội thẩm nhân dân được thường xuyên tham gia vào các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NCTN phạm tội, Tác giả lựa chọn đề tài này nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả cũng đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc được nhiều tri thức từ các công trình nghiên cứu trước đó trong việc hoàn thiện nghiên cứu khoa học của mình

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 5

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về TNHS của NCTN phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành, trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2011 Xác định những hạn chế trong việc áp dụng các quy định về TNHS của NCTN phạm tội, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện chế định này trong BLHS Việt Nam hiện hành

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật

hình sự Việt Nam Trong đó tập trung nghiên cứu khái quát về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam hiện

hành Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng với NCTN phạm tội

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và

các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội, luận văn có một số giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu Tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh thông qua thực tiễn xét xử trong vòng 5 năm từ năm 2007 đến năm

2011

Thứ hai, về số liệu thống kê dựa theo số liệu của VKSND thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả giới hạn số liệu thống kê về tình hình các vụ án do NCTN thực hiện được đưa ra xét

xử trên 24 Quận Huyện của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 5 năm (2007 – 2011) Số liệu được Tác giả thu thập từ VKSND thành phố Hồ Chí Minh

4 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Trang 6

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là Phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác Lê Nin và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề thanh niên, giáo dục thanh niên

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đặc thù, phổ biến của khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hình sự nói riêng như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, nghiên cứu số liệu, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

Từ thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh việc nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam và là cơ sở cho việc nhận thức một cách đúng đắn nhất về TNHS của NCTN phạm tội

Đề tài làm rõ TNHS của NCTN phạm tội nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của pháp luật hình sự Việt Nam; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội

Đề tài cũng có giá trị là công trình khoa học tham khảo cho các sinh viên, học viên trong ngành Luật học, chuyên ngành Luật hình sự, Tội phạm học

6 CƠ CẤU LUẬN VĂN

Cơ cấu Luận văn được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu nên ngoài Lời cám ơn; Danh mục ký hiệu viết tắt; Lời mở đầu; Danh mục tài liệu tham khảo; Mục lục luận văn được kết cấu thành 3 chương nội dung như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự

Việt Nam

Chương 2: TNHS của NCTN phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành và thực tiễn

truy tố, xét xử NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua

Chương 3: Hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về TNHS của NCTN phạm

tội

Reference

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 BLHS của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1999 có sửa đổi và bổ sung năm 2009

2 BLHS của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1985

3 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội

4 Bộ luật Dân sự (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội

5 Bộ Luật lao động (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội

6 Bộ Tư Pháp (Vụ Pháp Luật Hình sự - Hành Chính, UNICEF Việt Nam) (2012) Báo cáo đánh giá các quy định của BLHS liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành, NXB Tư Pháp

7 Bộ Tư Pháp (Vụ Pháp Luật Hình sự - Hành Chính, UNICEF Việt Nam) (2012) Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, NXB Tư Pháp

8 Báo cáo tổng kết công tác các năm của PC44, PC45 Công an Thành phố Hồ Chí Minh - http://www.pup.edu.vn/NghiencuuTD_ct.aspx?Manc=9

9 TSKH PGS Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập III NXB Công an nhân dân, Hà Nội

10 TSKH PGS Lê Cảm Lê Cảm (Chủ biên) (2003) giáo trình luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội

11 TSKH PGS Lê Cảm Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật Hình sự (Phần chung), sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

12 TSKH GS Lê Văn Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Sách chuyên khảo, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

13 TSHK PGS Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp Hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp Quyền, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

14 TSKH PGS Lê Cảm Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp Hình sự đối với người chưa thành niên: những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” Toà án nhân dân

15 TS Nguyễn Ngọc Chí, Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét

xử vụ án Hình sự

16 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989), Do đại hôi đồng liên hợp quốc

Trang 8

thông qua ngày 20/11/1989 theo Nghị quyết số 44/25, có hiệu lực 02/9/1990

17 Trần Văn Dũng (2003), Trách nhiệm Hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

18 Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội

19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội

21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị

về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

24 TS Đỗ Minh Đức (Chủ biên) (2011), Phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong học đường, NXB Công an Nhân dân

25 Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật (2003), NXB Công an nhân dân

26 Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng phạm tội của người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh) (1990), (Được thông qua theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 14/12)

27 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

28 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Năm 1992 (có sửa, đổi bổ sung năm 2001)

29 Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu) (2007), BLHS của Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, NXB Tư Pháp Hà Nội

30 TS Nguyễn Khắc Hải, Một số vấn đề cơ bản của tội phạm học hiện đại

31 Lê Thị Hạng (2010) “Đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên”

32 PGS TS Nguyễn Ngọc Hoà (2004), cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp Hà Nội

33 Nguyễn Ngọc Hoà (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân

34 Nguyễn Ngọc Hoà (2005), Chính sách xử lí tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Tạp

Trang 9

chí luật học

35 Lê Vũ Huy (2011) “Bảo đảm quyền con người chưa thành niên phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam”

36 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2005), NXB Chính trị quốc gia

37 Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới (2002), Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

38 Nghị Định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012, Nghị định quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, Phường, thị trấn đối với NCTN phạm tội

39 Nghị Định số 52/2001/ NĐ-CP, ngày 23/8/2001, Hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

40 Nghị quyết số 01/2006/ NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006, Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS

41 Đỗ Ngọc Quang (1995), "Chương VI, Phần thứ ba - Trách nhiệm Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội

42 GS.TS.Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng về luật hình sự Việt Nam, NXB Công An nhân dân, Hà Nội

43 Hồ Nguyễn Quân, Bàn về độ tuổi chịu TNHS của NCTN, đăng trên Website http://toaan.gov.vn

44 Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học BLHS - Tập 1, NXB Lao động

45 Quyết định số 1887/QĐ-BTP, ngày 07/8/2009, Ban hành quy chế quản lý và thực hiện

dự án hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN

46 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu tập huấn hình sự năm 2012 – Tố tụng hình sự đối với NCTN

47 Thông tư liên tịch số: 01/2011/TTLT- VKSTC – TANDTC – BCA- BTP – BLĐTBXH, ngày 12/7/2011, hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN

48 Thông tư liên tịch số: 02/2013/TTLT/ BLĐTBXH – BCA – VKSNDTC – TANDTC, ngày 4/2/2013, hướng dẫn việc thu nhập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về NCTN

vi phạm pháp luật

49 Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp NCTN tại Việt Nam (2000), Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

50 TS Trịnh Quốc Toản (2010), Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1999 và nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng

Trang 10

51 TS.Trịnh Quốc Toản, Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật Hình sự

52 TS.Trịnh Quốc Toản, Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1999 và nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng, ngày 15/10/2010, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 237 - 249

53 TS.Trịnh Quốc Toản, Vấn đề trách nhiệm Hình sự của người chưa thành niên phạm tội

ở một số nước – ĐHQG Hà Nội

54 Trịnh Quốc Toản (2002), "Về hình phạt tiền trong luật Hình sự một số nước", Nhà nước và pháp luật

55 Trịnh Quốc Toản (chủ biên) (2007), Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

56 Trịnh Quốc Toản (2007), "Chương XVIII - Những đặc thù về trách nhiệm Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

57 Triết học Mác – Lênin (1999), giáo trình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

58 Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, (Quyển I - Những vấn đề chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

59 Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên năm 2007

60 Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên năm 2008

61 Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên năm 2009

62 Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên năm 2010

63 Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên năm 2011

64 Nguyễn Tất Viễn (2000), "Tòa án người chưa thành niên", Vì trẻ thơ, (Số Chuyên đề)

65 TS.Trịnh Tiến Việt (2010), chế định miễn TNHS theo Luật Hình sự Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội

66 Trịnh Tiến Việt (2004), Những trường hợp miễn trách nhiệm Hình sự trong BLHS Việt Nam năm 1999, NXB Lao động, Hà Nội

67 Trịnh Tiến Việt (2007), "Những trường hợp miễn trách nhiệm Hình sự quy định trong Phần chung BLHS Việt Nam năm 1999", Tòa án nhân dân

68 Trịnh Tiến Việt (Chủ trì) (2008), Lý luận về phòng ngừa tội phạm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa trực thuộc (Trường thành viên), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà

Ngày đăng: 16/03/2015, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w