1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long

65 583 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 185,15 KB

Nội dung

dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới.Căn cứ vào mục đích của quan hệ tín dụng: - Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh NamThăng Long cùng với sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi của bản thân và sự giúp đỡ nhiệttình về kiến thức, kinh nghiệm cũng như động viên tinh thần của các thầy cô giáo vàcác anh chị nhân viên ngân hàng quá trình nghiên cứu em đã hoàn thành khóa luận

“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long ”.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại họcThương Mại, những người đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua vàcung cấp cho em những nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế và nhiều lĩnh vựckhác có liên quan

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Tài Chính- NgânHàng, Trường Đại Học Thương Mại, những thầy cô trang bị cho em những kiến thứcchuyên sâu về ngành học Tài Chính – Ngân Hàng

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thu Thủy Cảm ơn cô đãdành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Thành Long và các anh chị tạiPhòng Khách hàng cá nhân trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạođiều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế trong thời gian em thực tập tại Chinhánh

Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, bạn bè,luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp em có thể đứng vững trong mọi hoàncảnh và có những thành công bước đầu như ngày hôm nay

Trang 2

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài : 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu khóa luận : 2

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng 3

1.1.2 Các hình thức tín dụng của NHTM 3

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 5

1.2 Rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 7

1.2.2 Nguyên nhân gây ra RRTD 8

1.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 8

1.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 8

1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế xã hội 10

1.2.3.1 Tác động đến hoạt động của Ngân hàng 10

1.2.3.2 Tác động đến nền kinh tế xã hội 10

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 11

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 11

1.1.2 Quy trình của quản trị RRTD 12

Trang 3

1.3.2.1 Giám sát RRTD 12

1.3.2.2 Đo lường RRTD 13

1.3.2.3 Ngăn ngừa RRTD 15

1.3.2.4 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu RRTD xảy ra 16

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM 18

THĂNG LONG 18

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long 18

2.1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long 18

2.1.2 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của ngân hàng Công Thương – chi nhánh Nam Thăng Long 20

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Công Thương – chi nhánh Nam Thăng Long 23

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Nam Thăng Long 27

2.2.1 Hoạt động tín dụng và RRTD tại chi nhánh Nam Thăng Long : 27

2.2.2 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Nam Thăng Long 30

2.2.2.1 Chính sách tín dụng hiện hành của chi nhánh Nam Thăng Long 30

2.2.2.2 Quy trình tín dụng 33

2.2.2.3 Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng 35

2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh Nam Thăng Long trong thời gian qua 35

2.3.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan 35

2.3.1.1 Từ phía khách hàng vay 35

2.3.1.2 Từ phía ngân hàng cho vay 37

2.3.2 Nhóm nguyên nhân khách quan 38

2.3.2.1 Môi trường kinh tế không ổn định 38

2.3.2.2 Môi trường pháp lý chưa thuận lợi 39

Trang 4

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM

THĂNG LONG 40

3.1 Các kết luận và phát hiên qua nghiên cứu hoạt động Quản trị RRTD tại chi nhánh Nam Thăng Long 40

3.1.1 Các kết quả đạt được 40

3.1.2 Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân 40

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Nam Thăng Long 41

3.2.1 Hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng 41

3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ 42

3.2.3 Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống dữ liệu 43

3.2.4 Hoàn thiện quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 44

3.2.5 Hạn chế việc quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tâm hơn nữa việc sử 44

dụng công cụ bảo hiểm 44

3.2.6 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay 45

3.2.7 Nâng cao năng lực và chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ 46

3.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 48

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 48

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ 49

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Bảng cân đối kế toán (rút gọn) chi nhánh NTL 2010 – 2012

Bảng 2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NTL 2010 – 2012

Bảng 3 Chỉ số Chi phí/Tài sản giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 4 Chỉ số Chi phí/Thu nhập giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 5 Dư nợ tín dụng của Chi nhánh NTL giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 6 Tình hình kiểm soát nợ quá hạn tại Chi nhánh NTL giai đoạn 2010

– 2012

Bảng 7 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NTL giai đoạn 2010–2012

Bảng 8 Quy trình tín dụng hiện nay tại Chi nhánh Nam Thăng Long

DANH MỤC SƠ ĐỒ

g

Sơ đồ 1 Tiến trình công việc nhằm ngăn ngừa RRTD

Sơ đồ 2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh

Nam Thăng Long

Trang 6

10 QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng

11 QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Hoạt động của ngân hàng có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền kinhtế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụ ngânhàng như huy động vốn, cho vay vốn, thanh toán và các hoạt động dịch vụ khác Chínhvì vậy, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng rất đa dạng.Chúng tiềm ẩn và xuất hiện gắnliền với mỗi hoạt động dịch vụ và gây tác động với những mức độ khác nhau Nếu rủi

ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chứctín dụng, xa hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng bởi nhữngđặc thù trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết đối với ngân hàngthương mại Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 60-80% thu nhập củangân hàng Với bối cảnh như thế, rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu củacác ngân hàng đồng thời quản trị rủi ro tín dụng giữ vị trí trung tâm trong hoạt độngquản trị rủi ro của ngân hàng

Ngoài ra, hiên nay vấn đề nợ xấu đang là một vấn đề nan giải đối với các ngân hàngthương mại nói chung và ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Thăng Long nóiriêng Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng còn cao, do vậy nguy cơ mất vốn lớn, chính vì vậy

mà Ngân hàng cần phải có các biện pháp để quản trị các rủi ro tín dụng có thể xảy ra,hạn chế tới mức tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra

2 Mục đích nghiên cứu:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị RRTD tại cácNHTM

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản trị RRTD tại chi nhánh Nam Thăng Long, từ

đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua

- Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp toàn diện phù hợpvớitình hình hoạt động của chi nhánh trong quản trị RRTD

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Thăng

Long

Trang 8

b Phạm vi nghiên cứu: Trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD

tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn

2010 – 2012, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹ năng quản trị RRTD tại chi nhánh

4 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phươngpháp thống kê, so sánh, phân tích từ những số liệu thứ cấp, … đi từ cơ sở lý thuyết đếnthực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

5 Kết cấu khóa luận :

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ.danh mục

viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóaluận được kết cấu chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Trang 9

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng

- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử dụng

một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

- Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi

vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn Tíndụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đómột bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thứcnhư: cho vay, bán chịu hàng hóa, chiết khấu, bảo lãnh… được sử dụng trong một thờigian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận

- Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng

quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho Khách hàng trong một thời gian nhất định vớimột chi phí nhất định

1.1.2 Các hình thức tín dụng của NHTM

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hóa, các NHTM hiện nayluôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để đáp ứng một cáchtốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hóa các danhmục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút KH, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro

Tùy vào cách tiếp cận mà tín dụng ngân hàng được chia thành :

Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm) Tín

dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạmthời về vốn của các chủ thể vay vốn

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, khoản

tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các dự áncải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nói chung là đầu tư theochiều sâu

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, khoản tín dụng

Trang 10

dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới.

Căn cứ vào mục đích của quan hệ tín dụng:

- Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp cho

các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quátrình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhucầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ

đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

- Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay

vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vayhoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba

- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó ngân hàng

chủ động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với ngân hàng, có nănglực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:

- Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành

phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng

- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các thành

phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Theo phương thức cấp tín dụng:

- Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho KH Số tiền

ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thời hạn chiếtkhấu và lệ phí chiết khấu Thực chất là ngân hàng đã bỏ tiền ra mua thương phiếu theomột giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián tiếp)

- Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả gốc

và lãi trong khoảng thời gian đã xác định Cho vay gồm các hình thức chủ yếu như :thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng), cho vay gián tiếp

- Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình

thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của ngân hàngkhi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết

Trang 11

- Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho KH thuê Sau

một thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng Tài sản cho thuêthường là tài sản cố định Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung dàihạn

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

- Đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, là người trung gian điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn : Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận

động trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Nền sản xuất hàng hoá phát triểnnhanh chóng đã thúc đẩy hàng hoá - tiền tệ ngày càng sâu sắc, phức tạp và bao trùmlên mọi sinh hoạt kinh tế xã hội Mặt khác, chính sản xuất và lưu thông hàng hoá rađời và được mở rộng xã kéo theo sự vận động vốn và là nền tảng tạo nên những tổchức kinh doanh tiền tệ đầu tiên mang những đặc trưng của một ngân hàng

Vì vậy, chúng ta thấy rằng còn tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ thì hoạt động tíndụng không thể mất đi mà trái lại ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ Bởi trongnền kinh tế, tại một thời điểm tất yếu sẽ phát sinh hai loại nhu cầu là người thừa vốncho vay để hưởng lãi và người thiếu vốn đi vay để tiến hành sản xuất kinh doanh Hailoại nhu cầu này ngược nhau nhưng cũng chung một đối tượng đó là tiền, chung nhauvề tính tạm thời và cả hai bên đều thoả mãn nhu cầu và đều có lợi Ngân hàng ra đờivới vai trò là nơi hiểu biết rõ nhất về tình hình cân đối giữa cung và cầu vốn trên thịtrường như thế nào.Và với hoạt động tín dụng, ngân hàng đã giải quyết được hiệntượng thừa vốn, thiếu vốn này bằng cách huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi để phânphối lại vốn trên nguyên tắc có hoàn trả phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinhdoanh

- Tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất : Hoạt động tín

dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hộithành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên nhanh chóngnguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất, phục vụ và thúcđẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng Mặt khác

Trang 12

việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng để đáp ứng được nhu cầuvề vốn lưu động, vốn cố định của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sảnxuất được liên tục tránh tình trạng ứ tắc, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

có vốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sảnxuất và tái sản xuất mở rộng từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triênr nhanh chóng

- Thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán kinh tế : Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy

động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổxung cho sản xuất kinh doanh Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp phảitôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi

Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn,giảm chi phí, tăng vòng quay vốn để tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanhnghiệp Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động củamình, một trong những hoạt động khá quan trọng là hạch toán kinh tế

Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả Đểquản lí đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán tinh tế phải giám sát chặt chẽ quá trình sửdụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho doanh nghiệp Điềunày đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn quá trình hạch toán củađơn vị mình

- Tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại : Ngày nay

sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh tế với thị trường thếgiới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay đã nhường chỗ cho nền kinh tế

“mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới

Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tế chính trị

ổn định, có vị thế trên thị trường quốc tế, có một lượng vốn lớn trong đó vốn dự trữngoại tệ là rất quan trọng Tín dụng ngân hàng trở thành một trong những phương tiệnnối liền kinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động tín dụng quốc tế như các hìnhthức tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức cá nhân với chính phủ, giữa các cánhân với cá nhân Sự phát triển ngày càng tăng trong hoạt động ngoại thương và sốthành viên tham dự hoạt động ngaỳ càng lớn làm cho nhu cầu về hoạt động tài chínhcàng trở nên cần thiết Vì vậy việc tạo điều kiện thuận lợi về tài chính là một công cụ

Trang 13

cạnh tranh có hiệu quả bên cạnh các yếu tố cạnh tranh khác như giá cả, chất lượng sảnphẩm, dịch vụ, thương mại đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước ra phạm vi của thếgiới có tác dụng thúc đẩy nền sản xuất mang tính quốc tế hoá, hình thành thị trườngkhu vực và thị trường thế giới, tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác vàcạnh tranh giữa các nước với nhau Như vậy các hình thực thanh toán cũng sẽ đa dạnghơn như thanh toán qua mạng SWIFT, thanh toán LC mỗi hình thực thanh toán đòihỏi hình thức tín dụng phù hợp và đảm bảo cho nó an toàn và hiệu quả Chất lượng củahoạt động tín dụng ngoại thương là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong thươngmại, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá, thắng trong cạnh tranh về thanhtoán sẽ dẫn tới thắng lợi của mọi cạnh tranh khác trọng hoạt động ngoại thương.

1.2 Rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những sự cố bất

ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trước được, những tình huống bất ngờ như vậygọi là rủi ro Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều không tốt lành hoặc mộtthiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờ mang đến donhững nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây nên

- Rủi ro là sự việc ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả

mà người ta không thể dự đoán được

- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong

đợi khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế sovới dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được mộtnghiệp vụ tài chính nhất định

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng và

tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng

có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả đượclãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường Do đó, cóthể xem RRTD cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ kinh doanhngân hàng

Trang 14

- RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn

thất trong hoạt động tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thựchiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

1.2.2 Nguyên nhân gây ra RRTD

1.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Chính sách kinh tế của Nhà nước (như chính sách về tỷ giá, về lãi suất…) phải

thay đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì nếu nềnkinh tế có biến động mà Nhà nước không có những chính sách điều hành đúng đắn vàkịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình HĐKD của khách hàng gặp nhiềukhó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng bị hạn chế và nguy cơ xảy

ra RRTD là cao

- Mặc dù luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định việc TCTD

có quyền xử lý TSĐB của khách hàng khi khách hàng không trả nợ vay nhưng vẫn cònnhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện Thật vậy, TCTD không có chức năng trựctiếp cưỡng chế mà phải thông qua Tòa án xử lý Thời gian chờ Tòa án thụ lý hồ sơ là

cả một quá trình và việc tiến hành phát mãi, xử lý TSĐB vẫn còn nhiêu khê Điều nàygây ra sự chậm trễ trong việc thu hồi nợ vay Bởi thực tế, khi có RRTD xảy ra, TCTD

sẽ tiến hành thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp và TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu nhấtđối với các TCTD

- Những khủng hoảng về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị

trường, tác động xấu đến hoạt động SX-KD của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đếntình trạng doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng vàRRTD xảy ra

- Thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết, tác động xấu đến điều kiện

SX-KD của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng Bởi vì khidoanh nghiệp bị khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết…dẫn đến khả năng trảnợ của khách hàng bị hạn chế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng là cao

1.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Từ phía khách hàng vay vốn

- Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh do trình độ và khả năng quản lý còn yếu kém : Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phương án

Trang 15

sử dụng vốn vay có hiệu quả Tuy nhiên, trên thực tế khi nhận được tiền vay, một sốkhách hàng không sử dụng đúng mục đích như phương án đã lập ban đầu, mà đem sốtiền đó đầu tư vào các mục đích khác nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.

- Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính :

Phần lớn các doanh nghiệp đều có hai đến ba báo cáo với số liệu khác nhau về tìnhhình tài chính và kết quả kinh doanh, một báo cáo là để theo dõi tình hình hoạt độngthực tế của doanh nghiệp, một báo cáo là để nộp cho cơ quan thuế và báo cáo còn lại là

để giải trình cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn Hầu hết các số liệu trong báo cáocung cấp cho ngân hàng không còn tính trung thực, họ đưa ra những thông tin sai lệchnhằm đảm bảo các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng Vì vậy, khi nhân viênngân hàng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh dựa trên số liệu do cácdoanh nghiệp này cung cấp thì sẽ không chính xác

Từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng của ngân hàng : Trình độ, năng lực chuyên môn của một

số nhân viên làm công tác tín dụng còn hạn chế nên đã làm ảnh hưởng đến việc đánhgiá đúng tình hình hoạt động của khách hàng Từ đó, không phân tích được các báocáo tài chính với kết quả chuẩn xác, không phát hiện ra được những số liệu không phùhợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp, không am hiểu về thị trường, thiếu thôngtin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế : Bộ phận kiểm

tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giámsát các khoản vay nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót và những vấn đề bất hợp lý

có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, để có những giải pháp xử lý kịp thời, hạn chếrủi ro xảy ra Tuy nhiên, trên thực tế, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầunhư chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâmđúng mức Vì vậy, kiểm tra kiểm soát nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữuhiệu trong vấn đề phát hiện, phòng ngừa RRTD

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay : Các ngân hàng thường có thói

quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà không chútrọng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vaythì khoản cho vay cần phải được theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay nhằm đảm

Trang 16

bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích với phương án vay ban đầu Tuy nhiên, trongthời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này một phần là do yếu

tố tâm lý sợ gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lýphục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời,đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu

- Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng : Lĩnh vực tín dụng

ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, nhân viên ngân hang rất dễ bị cám dỗ bởinhững cái lợi trước mắt mà người vay đem đến và sẽ cực kỳ nguy hiểm khi cán bộngân hàng bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bất chấp pháp luật, cố tình khôngtuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay, không thựchiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, không đảm bảo các nguyên tắc cần thiết củaTSĐB… Thực tế, đã có nhiều trường hợp xảy ra là nhân viên ngân hàng tiếp tay vớikhách hàng làm giả hồ sơ vay, định giá TSĐB lên quá cao so với giá trị trên thị trường

để rút tiền ngân hàng nhiều

1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế xã hội

RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đã gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia,

và lan rộng trên phạm vi toàn cầu

1.2.3.1 Tác động đến hoạt động của Ngân hàng

- Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi chovay, nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi,vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phítăng

- Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút,

uy tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trường nội địa mà còn lan rộngsang các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn đến thua

lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời

1.2.3.2 Tác động đến nền kinh tế xã hội

- Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhànrỗi để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những ngân hàng bị thiệt mà

Trang 17

quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng Vả lại, khi một ngân hàng gặp phảiRRTD sẽ có tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

- Khi uy tín của ngân hàng giảm sút, hệ thống ngân hàng không còn khả năngthực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp Hơn nữa, sự đổ vỡ của ngân hàng sẽ ảnhhưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng,sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định, …

Tóm lại, RRTD của ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác nhau Nếu kéo dài

ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệthống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hếtsức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong khi cấptín dụng

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ

thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro

- Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro Dự đoán rủi ro có thểxảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao, … Đồng thời, tổchức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạtđược, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể đạt được

- Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro,phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuậtphòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cáchnghiêm túc

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chốngrủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch,trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thốngquản trị rủi ro

Trang 18

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các

chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệuquả và phát triển bền vững Đồng thời phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạnchế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu,giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắnhạn và dài hạn của NHTM

1.3.2 Quy trình của quản trị RRTD

1.3.2.1 Giám sát RRTD

Giám sát rủi ro bao gồm các công việc như: giám sát thực tiễn sản xuất kinhdoanh cuả khách hàng và việc thực hiện các điều khoản đã có trong hợp đồng tín dụngký với khách hàng Việc giám sát nhằm phát hiện ra các đấu hiệu rủi ro thực tiễn,những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó xác định rủi

ro tiềm tàng và có các biện pháp sử lý kịp thời Phương pháp giám sát rất đa dạng, sauđây là một số phương pháp thường dùng trong ngân hàng:

* Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

Sự thay đổi số dư, số phát sinh trong tài khoản tiền gửi và tiền vay của kháchhàng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trảnợ Sự biến đổi bất thường trong tài khoản phản ánh những khó khăn trong quản trị tàichính của khách hàng, dẫn tới khó khăn trong chi trả của khách hàng

* Phân tích báo cáo tài chính định kỳ

Kết quả phân tích sẽ cho thấy những biểu hiện làm giảm khả năng hoàn trả nợhay biểu hiện vi phạm hợp đồng cuat khách hàng

* Kiểm tra các bảo đảm tiền vay

Thông qua các báo cáo thường kỳ về tình trạng tài sản đảm bảo hoặc kiểm tratrực tiếp tại chỗ của khách hàng Đối với tài sản thế chấp ngân hàng còn cần xem xétviệc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết hay không Còn với đảm bảo bằngbảo lãnh cần xem xét nội dung giám sát người bảo lãnh cũng như đối với khách hàng

đi vay

* Giám sát những thông tin khác

Ngoài ra cần kiểm tra địa điểm cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, thông tin từ cácphương tiện thông tin đại chúng

Trang 19

1.3.2.2 Đo lường RRTD

(1) Theo QĐ 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốcNgân hàng Nhà Nước, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

* Nhóm 1: ( Nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạncòn lại

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanhnghiệp, tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủnợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu )

- Các khoản nợ được quy định vao nợ nhóm 2 theo quy định

* Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn )

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định

- Các khoản nợ được miễn hoặc được giảm lãi do khách hàng không đủ khả năngtrả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định

* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ )bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định

* Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Trang 20

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa quá hạnhoặc đã quá hạn

- Các khoản nợ khoanh , nợ chờ xử lý

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định

(2) Xếp hạng rủi ro tín dụng:

Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tíndụng của mình Hệ thống xếp hạng giúp ngân hàng nhận định chung về danh mục chovay, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng, và là

cơ sở xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro Các mức rủi ro có thể khác nhaugiữa các ngân hàng

(3) Xếp hạng chất lưọng tài sản đảm bảo:

Với vai trò là nguồn thứ hai, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từng kháchhàng, ngân hàng đánh giá chất lượng của các tài sản đảm bảo khoản vay để có đượccái nhìn hoàn chỉnh về khoản vay và các quyết định sau này

(4) Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

- Theo phương pháp truyền thống rủi ro tín dụng được đo lường qua các chỉ tiêu: + Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

- Ngoài ra người ta còn sử dụng một số các chỉ tiêu khác như:

Trang 21

+ Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cho biết bao nhiêu phần trăm trongtổng dư nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn có khả năngthu hồi

+ Tỷ lệ tổn thất cho vay / Cho vay : cho biết mức độ tổn thất trong hoạt độngtín dụng là bao nhiêu phần trăm so với tổng số cho vay

+ Tỷ lệ dự trữ tổn thất / Cho vay : cho biết tình hình dự trữ tổn thất tín dụngchiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay

1.3.2.3 Ngăn ngừa RRTD

Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhưvậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phận chuyên trách,bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyết vấn đề tránh phântán tư tưởng Tiến trình công việc được hoạch định như sau :

Sơ đồ 1 :

Lập phương án gặp gỡ khách hàng

Tiến hành gặp gỡ khách hàng

Lập phương án khắc phục

Thực thi phương án khắc phục

Trang 22

Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thì chuyểnsang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện pháp khắc phụcgặp trở ngại thì ngân hàng chuyển khoản tín dụng sang bộ phận chuyên trách về xử lýrủi ro tín dụng.

Tiếp nữa là sự cần thiết của báo cáo quản trị rủi ro tín dụng – là một nội dung cóliên quan đến rủi ro tín dụng Không có báo cáo toàn diện, cụ thể và chuẩn xác thìngười làm công tác điều hành không có căn cứ để ra các quyêt định của mình Báo cáocũng do phòng ban chuyên trách lập ra

Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnh đạođiều hành hạot động một cách thông suôt và hiệu quả Trong ngân hàng các bộ phậnchuyên môn hoá phat huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trình nghiệpvụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập Tại các ngân hàng, nội dung cụ thể củahệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến và thống nhấtđến mọi phòng ban và mọi cán bộ

Ngoài ra, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định bảo đảm an toàn tronghoạt động của ngân hàng, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng, thiết lập vàphát triển hệ thống thông tin tín dụng cũng là những yếu tố giúp ngân hàng tránh đượcnhững rủi ro trong hoạt động tín dụng

1.3.2.4 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu RRTD xảy ra

(1) Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổnthất Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế Với việc lập quỹ dự phòng rủi rokhi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng.Việc trích lập quỹ dự phòng ở nước ta hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết định493/2005/QĐ- NHNN như sau:

Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:

Trang 23

R = max (0, (A-C))*r

Trong đó,

R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A : Số dư nợ gốc của khoản nợ

C : Gía trị khấu trừ của tài sản đảm bảo

r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

(2) Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoảnvay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng tới luật pháp Hoặc ngânhàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tíndụng

(3) Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽchịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định Ngoài ra ngân hàng còn cóthể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân hàng, giúpgiảm thiểu rủi ro nếu xảy ra

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD

* Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách, mô hình, thách thức quản trị

- Do môi trường pháp lí chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưađồng bộ

- Các thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hộinhập quốc tế…

- Do các biến động bất thường về tỉ giá hối đoái, lãi suất ngoài tầm kiểm soát củangân hàng

* Yếu tố con người

- Trình độ và nhận thức của cán bộ quản trị rủi ro tín dụng

- Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngânhàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất

- Chiến lược khách hàng của ngân hàng

- Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng

* Yếu tố công nghệ

- Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp khôngchính xác, trung thực

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM

- Quá trình hình thành của Chi nhánh: Trên cơ sở chấp thuận của Thống đốc

NHNN tại công văn số: 158/NHNN-CNH ngày 23/02/2001, Chủ tịch HĐQTNHCTVN ra quyết định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 27/2/2001 Thành lập chinhánh NHCT Quận Cầu Giấy (nay là NHTMCP CTVN – CN Nam Thăng Long);Ngày 20/03/2001 một thành viên mới trong Đại gia đình NHCTVN đã ra đời trên cơ

sở nâng cấp từ một Phòng Giao dịch thuộc Chi nhánh Ba Đình Với số vốn vẻn vẹnban đầu 128 tỷ đồng, sau 2 năm nỗ lực bứt phá đến năm 2003 quy mô về nguồn vốn,

dư nợ của chi nhánh đã đạt trên 1.200 tỷ đồng Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá làthời kỳ phát triển nóng về tín dụng trong khi công tác quản trị rủi ro tín dụng chưađược triển khai đúng mức Ban đầu chi nhánh Nam Thăng Long chỉ có 1 PGD nhưngđến nay, chi nhánh đã có đến 15 PGD trực thuộc, trong đó có 12 PGD loại I và 3 PGDloại II VietinBank Nam Thăng Long hiện nay đã vượt qua những khó khăn ban đầu vàkhẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững vàphát triển trong cơ chế mới, chủ động mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụkinh doanh tiền tệ Mặt khác ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Trang 25

- Mô hình tổ chức:

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Nam Thăng Long

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh

Nam Thăng Long: Chi nhánh Nam Thăng Long cũng có đầy đủ chức năng như mộtngân hàng thương mại, bao gồm:

Chức năng trung gian tín dụng

VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long đứng ra làm trung gian huy

động vốn từ những chủ thể thừa vốn, sau đó cung cấp vốn đến những chủ thể cónhu cầu sử dụng vốn

VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long cung cấp các dịch vụ: huy động tiềngửi bằng VND, ngoại tệ; cho vay, cầm cố, chiết khấu

Vietinbank chuyên cung cấp các sản phẩm tín dụng cá nhân như: cho vay đảmbảo bằng số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; cho vay du học; cho vay tiêudùng tín chấp; cho vay tiêu dùng có thế chấp

Chức năng trung gian thanh toán

VietinBank cung cấp các dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệvàng, chuyển tiền nhanh Western Union VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long tậptrung chủ yếu vào nghiệp vụ L/C, bảo lãnh, thanh toán quốc tế

- Bộ máy lãnh đạo:

• Giám đốc chi nhánh: Bà Dương Thị Dung

Giám đốc Phó giám đốc

Trường phòng

kết toán

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

Phòng giao dịch loại I Phòng giao dịch loại II

Trang 26

Chức năng: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngàycủa chi nhánh Nam Thăng Long Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động của tất cảcác phòng ban tại chi nhánh.

• Phó giám đốc chi nhánh: Bà Trương Thị Thanh Hường

Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo,điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt Trực tiếp phụ trách mảngtài trợ thương mại của chi nhánh

• Phó giám đốc chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hậu

Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo,điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt Trực tiếp phụ trách mảngtín dụng của chi nhánh

• Phó giám đốc chi nhánh: Bà Phùng Thị Nhung

Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo,điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt Trực tiếp phụ trách mảngtín dụng của chi nhánh

• Phó giám đốc chi nhánh: Ông Phạm Quốc Chính

Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo,điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt Trực tiếp phụ trách mảngkế toán ngân quỹ của chi nhánh

• Trưởng phòng kế toán: Chị Cao Thị Ngân Hoa

Chức năng: Quản lý tình hình tài chính kế toán của chi nhánh, giám sát mọi chỉtiêu, thu nhập của chi nhánh, phản ánh các con số thực bằng hoạch toán và thể hiệntrên bản báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm Trực tiếp chỉ đạo các cán bộ kế toánthực hiện mọi quy định về tài chính của NHNN và VietinBank, đảm bảo tính chínhxác, đúng mục đích và kinh doanh có hiệu quả

2.1.2 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của ngân hàng Công Thương – chi nhánh Nam Thăng Long

Kể từ ngày thành lập tới nay, Chi nhánh Nam Thăng Long đã không ngừngphát triển cả về quy mô và năng lực phục vụ để trở thành một trong số những đơn vịhoạt động hiệu quả của Ngân hàng VietinBank

Trang 28

Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Chi nhánh Nam Thăng Long từ năm 2010 – 2012

Đơn vị: 1.000.000 vnđ

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ

(%)

Các công cụ tài chính

phái sinh và các tài sản

Trang 29

Vốn tài trợ, ủy thác

đầu tư, cho vay các tổ

Trang 31

Về tài sản

Năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh đạt 6.822.981 triệu đồng, tăng 32,03% so vớinăm 2010, chi nhánh chú trọng vào các tài sản có tính thanh khoản cao, cụ thể là tiềnmặt và kim loại quý tại quỹ biến động đáng kể, tăng đến 85,41%, tiền gửi tại Ngânhàng Nhà nước cũng tăng tới 58,21%, duy chỉ có tiền gửi và cho vay các tổ chức tíndụng khác chỉ tăng rất nhẹ 6,97% Với các tài sản mang tính thanh khoản thấp và rủi

ro cao, chi nhánh chỉ tập trung gia tăng tỷ trọng chứng khoán kinh doanh, tăng75,00%, còn lại biến động không đáng kể,như chứng khoán đầu tư chỉ tăng 8,75%, chovay khách hàng tăng 27,25%, các công cụ tài chính phái sinh tăng 11,34% Đến năm

2012, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, chi nhánh quyết định thay đổitỷ trọng tài sản ngược lại với năm 2011, tiền mặt và vàng tại quỹ chỉ còn tăng 42,04%,tiền gửi tại Ngân hàng Nhà tăng tới 21,47% (mức tăng này so với cùng kỳ năm trướcthấp hơn khá nhiều), ngược lại tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng14,80% (mức tăng gấp đôi so với năm 2011).Đương nhiên với khó khăn chung củanền kinh tế, các tài sản rủi ro cao đều có mức tăng rất thấp và không đáng kể (chứngkhoán kinh doanh tăng 0,48%, cho vay khách hàng tăng 2,76%, góp vốn dài hạn tăng9,31%) Tuy nhiên chi nhánh vẫn chú trọng vào tăng trưởng, tổng tài sản năm 2012tăng 16,44% so với năm 2011

Về nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động = Tiền gửi khách hàng (Tiền gửi Doanh nghiệp và tiền gửi dân cư) + Tiền gửi và vay các TCTD

Nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là: 4,184,961 triệu vnđ; 5.548.765 triệu vnđ và 6.587.412 triệu vnđ Tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2011 là

32,59%, năm 2012 là 18,72% Vốn huy động đã tăng lên qua các năm Tuy nhiên tốcđộ tăng trưởng vốn huy động năm 2012 đã giảm sút một cách đáng kể so với năm

2011 Nguyên nhân chính xuất phát từ việc thị trường ngân hàng năm 2012 có nhiềubiến động, lạm phát gia tăng Vì vậy ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp đểthắt chặt tín dụng, bình ổn thị trường Đặc biệt là qui định về trần lãi suất huy động là9% Ngân hàng vừa phải áp dụng mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước qui định, vừaphải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng lớn khác trong cùng khuvực Do vậy việc huy động vốn của chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn hơn so vớinhững năm trước đó Việc này dẫn đến ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nguồnvốn huy động

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Công Thương – chi nhánh Nam Thăng Long

Trang 32

Bảng 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Nam Thăng Long từ năm 2010 – 2012 :

3 Thu nhập từ hoạt động dịch

II Lãi/lỗ thuần từ hoạt động

III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động

IV Lãi/lỗ thuần từ hoạt động

mua bán chứng khoán kinh

doanh

V Lãi/lỗ thuần từ hoạt động

VI Lãi/lỗ thuần từ hoạt động

Ngày đăng: 16/03/2015, 22:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2) Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” – Học viện ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tín dụng ngân hàng”
3) Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức” , Tạp chí Ngân hàng (16), trang 33 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức
Tác giả: Lê Văn Hùng
Năm: 2007
4) Website : http://www.vietinbank.vnhttp://voer.edu.vn ( Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam) http://mpi.gov.vn Link
1) Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng Khác
5) Một số tài liệu khác về RRTD và quản trị RRTD từ Internet Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w