thuế 101.161 125.136 93.406 23.975 23,70 -31.730 -25,36
XII. Lợi nhuận sau thuế 75.871 93.852 70.055 17.981 23,70 -23.797 -25,36
Một số nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh: a) Hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh 3 năm 2010, 2011, 2012 đều khả quan, tuy nhiên chưa thực sự ổn định. Những biến đổi liên tục của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường thời gian qua phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh.
b) Chỉ số chi phí/tài sản
Chỉ số chi phí/tài sản = Tổng chi phí/ Tổng tài sản
Tổng chi phí = Chi phí lãi và các chi phí tương tự + Chi phí hoạt động dịch vụ + Chi phí hoạt động khác + Chi phí hoạt động + Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Bảng 3 : Chỉ số Chi phí/Tài sản giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị : 1.000.000 vnđ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chi phí lãi và các chi phí tương tự (1) 351.809 1.002.406 1.032.922
Chi phí hoạt động dịch vụ (2) 3.880 6.645 15.522
Chi phí hoạt động khác (3) 422 206 509
Chi phí hoạt động (4) 28.961 40.343 72.589
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (5) 8.065 10.416 7.905 Tổng chi phí (1)+(2)+(3)+(4)+(5) 393.137 1.060.016 1.129.447
Tổng tài sản 5.167.776 6.822.981 7.944.649
Tổng chi phí/Tổng tài sản 0,07607 0,15536 0,14216
(Sinh viên tự tổng hợp)
Thông qua bảng số liệu tính ở trên, ta có thể thấy chỉ số chi phí/ tài sản của chi nhánh năm 2010 là 0,076; năm 2011 là 0,155 và năm 2012 là 0,142. Như vậy có thể thấy, chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra để sử dụng tài sản là thấp, cho thấy khả năng quản lý chi phí tốt của chi nhánh.
c) Chỉ số chi phí/thu nhập
Chỉ số chi phí/thu nhập = Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Tổng thu nhập = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ + Thu nhập từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Bảng 4: Chỉ số Chi phí/Thu nhập giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị : 1.000.000 vnđ
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương
tự (1) 430.388 1.117.575 1.153.734
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (2) 31.111 37.430 48.356
Thu nhập từ hoạt động khác (3) 544 401 611
Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần (4) 840 1,203 1,113
Tổng thu nhập (1)+(2)+(3) 462.883 1.156.609 1.203.814
Tổng chi phí 393.137 1.060016 1.129.447
Tổng chi phí/Tổng thu nhập 0,84932 0,91649 0,93822
(Sinh viên tự tổng hợp)
Thông qua bảng số liệu tính ở trên, ta có thể thấy chỉ số chi phí/thu nhập của chi nhánh năm 2010 là 0,85; năm 2011 là 0,92 và năm 2012 là 0,94. Chỉ số này thể hiện khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập, qua đó đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Qua cả 3 năm chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Điều đó chứng tỏ khoản thu nhập mà chi nhánh tạo ra đủ để bù đắp chi phí và sinh lãi cho chi nhánh.
d) Phân tích kết quả kinh doanh ròng.
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh biến động mạnh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2010 đến 2011 là 23,7%, nhưng năm 2011 đến 2012 là -25,36%. Nguyên nhân là do sự khủng hoảng của nền kinh tế nói chung và những biến động không mấy tích cực trong toàn ngành ngân hàng nói riêng trong năm 2012.
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Nam Thăng Long
2.2.1 Hoạt động tín dụng và RRTD tại chi nhánh Nam Thăng Long :
• Hoạt động tín dụng của chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2010 – 2012 có những điểm nổi bật sau :
- Với nỗ lực không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thông qua mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ NH, dư nợ tín dụng
chi nhánh Nam Thăng Long đạt được bước tăng trưởng cao. Trong năm 2011,dư nợ
tín dụng tăng 27,25% , một con số đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khó lường như hiện nay.
- Cuối năm 2011 và năm 2012, trước tình hình nến kinh tế có những chuyển biến tiêu cực như lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn, tình hình tỷ giá có nhiều biến động phức tạp, NHNN đã thực hiện một loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ như: tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản … Chi nhánh đã thực hiện mục tiêu “Quản lý tốt, lợi
nhuận cao, tăng trưởng hợp lý” của Hội đồng quản trị nên trong năm 2012, dư nợ tín
dụng của Chi nhánh có xu hướng tăng trưởng chững lại, chỉ tăng 2,76%.
- Theo loại tiền vay: Nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, loại tiền tệ chủ yếu
cho vay của Chi nhánh là Việt Nam Đồng, tỷ lệ này luôn chiếm trên 85% trong tổng dư nợ cho vay quy đổi qua các năm.
- Theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2010 – 2012, các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ
trọng cao nhất trong danh mục cho vay của Chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các năm và tỷ trọng các khoản cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên, kéo theo những rủi ro trong quá trình cấp các khoản tín dụng này.
Bảng 5 : Dư nợ tín dụng của Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: 1.000.000 vnđ
Năm Chỉ tiêu
2010 Tỷ lệ
(%) 2011 Tỷ lệ(%) 2012 Tỷ lệ(%)
I.Theo thời hạn cho vay 2.140.416 100 2.723.580 100 2.798.779 100
1.Ngắn hạn 1.179.042 55,09 1.599.219 58,71 1.648.491 58,90
2.Trung hạn 429.891 20,08 467.003 17,15 542.393 19,38
3.Dài hạn 531.483 24,83 657.358 24,14 607.895 21,72
II.Theo loại tiền vay 2.140.416 100 2.723.580 100 2.798.779 100
1.VNĐ 1.903.331 88,92 2.493.146 91,54 2.595.610 92,74
2.Ngoại tệ 237.085 11,08 230.434 8,46 203.169 7,26
Tổng dư nợ TD 2.140.416 - 2.723.580 - 2.798.779 -
Tốc độ tăng trưởng(%) - - 27,25 - 2,76 -
(Trích nguồn báo cáo phòng tổng hợp năm 2010, 2011, 2012)
• Chất lượng tín dụng tại chi nhánh Nam Thăng Long trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau :
Chi nhánh luôn kiểm soát tốt nợ quá hạn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, và luôn duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản an toàn từ mức 35% đến 45% trong giai đoạn 2010 - 2012. Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong tầm kiểm soát, và không vượt quy định của NHNN. Năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế , Chi nhánh kiểm soát tỷ lệ này ở mức 4,72%, tăng đột biến so với năm 2011. Trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro, có thể đã biểu hiện ra ngoài nhưng cũng có những rủi ro chưa phát sinh. Vì vậy, không thể nói việc quản trị RRTD của Chi nhánh là tốt mà phải liên tục cập nhật và thường xuyên tăng cường công tác quản trị RRTD, song song với hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh, để giảm thiểu và hạn chế những rủi ro không đáng có.
Bảng 6 : Tình hình kiểm soát nợ quá hạn tại Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: 1.000.000 vnđ
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Tổng tài sản 5.167.776 6.822.981 7.944.649
Dự nợ cho vay 2.140.416 2.723.580 2.798.779
Nợ quá hạn - 24.355 132.000
Tỷ lệ NQH / Dư nợ - 0,89% 4,72%
Cho vay / Tổng tài sản 41,42% 39,92% 35,23%
(Trích nguồn báo cáo phòng tổng hợp năm 2010, 2011, 2012)
Tình hình nợ quá hạn: Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, Chi nhánh vẫn
kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ luôn thấp so với các chi nhánh khác, thấp hơn tỷ lệ chung của toàn ngành và thấp hơn so với tỷ lệ quy định dưới 5% của NHNN. Tuy nhiên, con số tuyệt đối của nợ quá hạn tính ra là không nhỏ. Do đó, để tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, Chi nhánh cần quản trị tốt RRTD khi cấp tín dụng cho KH.
Bảng 7:Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2010–2012 Đơn vị tính : 1.000.000 vnđ
Theo nhóm nợ 2010 Tỷ lệ
(%)
2011 Tỷ lệ (%)
2012 Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 2.140.416 100 2.699.22
5
98,00 2.666.77 9
95,28
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) - - 2.305 0,09 30.000 1,07
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) - - - - 2.000 0,08
Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) - - 22.050 0,81 100.000 3,57
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
- - - -
Tổng 2.140.416 100 2.723.58
0 100 2.798.779 100
(Trích nguồn báo cáo phòng tổng hợp năm 2010, 2011, 2012)
Kết luận: Tuy dư nợ cho vay tăng qua các năm, Chi nhánh vẫn kiểm soát tốt tình
hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp so với các chi nhánh khác và thấp hơn so với tỷ lệ quy định dưới 5% của NHNN. Tuy nhiên, con số tuyệt đối của nợ quá hạn tính ra là không nhỏ. Cùng với sự khủng hoảng của toàn bộ kinh tế và những bê bối trong ngành ngân hàng trong gian đoạn gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến đối
tượng KH chủ lực của Chi nhánh cũng như yếu tố con người chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển được xem như là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD, Chi nhánh Nam Thăng Long đặt ra mục tiêu kinh doanh trong năm 2013 là
“Quản lý tốt, Lợi nhuận hợp lý, Tăng trưởng bền vững”. Chi nhánh chủ trương
tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro.
2.2.2 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Nam Thăng Long
2.2.2.1 Chính sách tín dụng hiện hành của chi nhánh Nam Thăng Long
Có 11 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm
soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của Chi nhánh với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và được chia thành 2 nhóm lớn sau:
Nhóm xét duyệt, bao gồm: Đối tượng KH, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.
♦ Đối tượng KH mục tiêu:
KH cá nhân có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của Chi nhánh, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với Chi nhánh. KH doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với Chi nhánh.
♦ Ngành nghề kinh doanh:
Tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Một số ngành ưu tiên như: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chiến biến thuỷ hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; sản xuất hoá chất cơ bản, hạt nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép, …
♦ Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,… của KH.
♦ Nguồn trả nợ dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ
chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi.
♦ Vị trí địa ly: tập trung cho vay các KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần Chi nhánh, có cơ sở hạ tầng phát triển, … để dễ dàng tiếp cận và phục vụ KH một cách trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình KH vay.
♦ Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.
♦ Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm KH, theo cấp phê duyệt, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác ... sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khác nhau.
Nhóm kiểm soát bao gôm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn cho vay và loại tiền vay, quy
mô khoản vay và kênh phân phối.
♦ Sản phẩm tín dụng: dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng,
nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, KH mục tiêu, … và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị RRTD của Chi nhánh tại từng thời kỳ
♦ Kỳ hạn và loại tiền, Quy mô khoản vay, Kênh phân phối : tuỳ thuộc vào
chính sách tín dụng từng thời kỳ
Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau: