Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 48 - 51)

- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm

3.2.2Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

NHÁNH NAM THĂNG LONG

3.2.2Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

RRTD bắt đầu từ những kết quả phân tích, thẩm định tín dụng không cẩn trọng, thiếu chính xác của các cán bộ thẩm định và không tuân thủ các quy định cho vay nên đã dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Vì vậy, để hạn chế được RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất thì đòi hỏi cán bộ thẩm định thực hiện công tác phân tích và thẩm định khách hàng thật tốt, phản ánh đúng bản chất về tình hình tài chính cũng như hoạt động của khách hàng, tuân thủ các quy định cho vay.

Để giải quyết các đòi hỏi này thì Chi nhánh cần phải thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định GHTD theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng, để từ đó nhận thấy được những rủi ro của khách hàng, định ra một GHTD hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với chi nhánh.

Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với Chi nhánh…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro cho Chi nhánh. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, các TSĐB… để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những TSĐB có tính thanh khoản cao… Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ, càng

đảm bảo các quyền lợi của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro xảy ra.

Mặt khác, trên cơ sở quy trình cho vay đã có, đòi hỏi tất cả cán bộ làm công tác tín dụng phải thực hiện chặt chẽ khi giải quyết hồ sơ tín dụng cho khách hàng. Nhưng thực tế, để giải quyết hồ sơ nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, một số CBTD đã thực hiện thẩm định qua loa, giải quyết cho vay trước rồi hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng sau. Điều này dẫn đến việc CBTD sẽ không nhìn thấy được những rủi ro tiềm ẩn của khoản vay và có nguy cơ giải quyết sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Và trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng, CBTD mới phát hiện những chỗ không phù hợp hoặc không đủ điều kiện để cấp tín dụng thì khả năng thu hồi lại số tiền cho vay là rất khó, nguy cơ gây ra tổn thất về đồng vốn của ngân hàng là rất cao. Vì vậy, đòi hỏi CBTD khi giải quyết cho vay cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay hiện hành của Chi nhánh để hạn chế tối đa những RRTD có thể xảy ra.

3.2.3 Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống dữliệu liệu

Hiện tại, việc cập nhật và quản lý thông tin trên hệ thống dữ liệu đã được thực hiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại trường hợp một số nhân viên ngân hàng vì chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu thi đua nên đã vào hệ thống dữ liệu điều chỉnh ngày trả nợ lãi, nợ gốc của khoản vay thêm một thời gian ngắn, điều này làm ảnh hưởng đến việc phân loại nợ và phản ánh không đúng tính chất nợ của khoản vay. Vì vậy, đề nghị các ngân hàng phải thực hiện nghiêm các quy định hiện hành, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, có nguy cơ gây ra RRTD và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định nhằm bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra.

3.2.4 Hoàn thiện quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Hiện nay, Chi nhánh đang thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493 và các văn bản sửa đổi bổ sung Quyết định số 493. Tuy nhiên, qua kết quả rà soát danh mục tín dụng của Công ty kiểm toán quốc tế E&Y đã cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu theo quy định hiện hành của NHNN, nhiều khoản nợ được phân loại vào nhóm 1, nhóm 2 theo NHNN nhưng theo Công ty tài chính quốc tế thì lại bị phân loại vào nợ xấu, vì vậy nếu thực hiện phân loại theo chuẩn

quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng.

Mặt khác, do không có quy định cũng như hướng dẫn cụ thể của NHNN về cách xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng đã tự xây dựng hệ thống này theo cách riêng của mình. Điều này tạo sự không thống nhất trong quản lý chất lượng tín dụng giữa các ngân hàng, khiến NHNN gặp khó khăn trong quản lý.

Vì vậy, đề xuất NHNN sớm ban hành thông tư mới về việc Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo chuẩn quốc tế để thay thế cho Quyết định số 493 và các văn bản

sửa đổi bổ sung Quyết định 493, nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, quy định về thông tin tín dụng. Đồng thời, giúp cho các ngân hàng đưa các khoản nợ xấu ra ánh sáng đúng với bản chất thực của khoản nợ, trên thực tế những khoản nợ xấu được định dạng lại, bộc lộ rõ hơn thì tỷ lệ nợ xấu tăng, nhưng không có nghĩa là ngân hàng hoạt động yếu đi, mà là ngân hàng đang tự giúp mình khoẻ mạnh hơn trong tương lai.

3.2.5 Hạn chê việc quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tâm hơn nữa việc sửdụng công cụ bảo hiểm dụng công cụ bảo hiểm

Khi giải quyết hồ sơ vay vốn, TSTC là điều kiện cần phải có (ngoại trừ trường hợp cho vay tín chấp), nhưng thực tế đã có trường hợp do quan điểm sai lầm của một số cán bộ ngân hàng là đã xem TSĐB là nguồn thu nợ chính yếu khi có RRTD xảy ra, nên đã định giá TSĐB quá cao so với giá trị thực trên thị trường, vì vậy khi có RRTD xảy ra, thời gian chờ xử lý TSĐB để thu hồi nợ kéo dài và giá trị TSĐB sau khi xử lý vẫn không hồi thu đủ nợ của ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế những tổn thất khi RRTD xảy ra, đề xuất phải sớm có những quy định cụ thể về việc xử phạt đối với trường hợp định giá TSĐB quá cao so với giá thị trường (không có cơ sở định giá) của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, đề xuất ngân hàng phải quan tâm hơn nữa việc sử dụng công cụ bảo hiểm. Cụ thể, ngân hàng cần phải yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm đối với TSĐB, bảo hiểm hàng hóa và cả việc mua bảo hiểm cho đối tượng vay vốn… Bởi lẽ, khi có RRTD xảy ra, chẳng hạn do nguyên nhân cháy nổ, thiên tai… gây ra thì ngân hàng vẫn còn có nguồn bồi thường thiệt hại từ công ty bảo hiểm để thu hồi nợ lãi vay và nợ gốc nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 48 - 51)