Nhóm nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 44 - 45)

- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm

2.3.2Nhóm nguyên nhân khách quan

2.3.2.1 Môi trường kinh tế không ổn định

- Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới đang

đi vào thời kỳ suy thoái rất trầm trọng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hang hóa toàn cầu tụt giảm, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các luồng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng hạn chế. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và hoạt động đầu từ nước ngoài (FDI) như Việt Nam, tình hình trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá thể kinh doanh cũng như đời sống của đại đa số người dân Việt Nam. RRTD cũng từ đó mà tăng lên vì đại đa số các KH của Chi nhánh là nhóm KHCN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu – khó có khả năng chống chọi và vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay.

- Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế: Quá trình tự do

hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những KH thường xuyên của NH phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm, ngành NH Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập quốc tế cũng khiến cho các NH trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các KH có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

2.3.2.2 Môi trường pháp ly chưa thuận lợi

- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật: Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban

thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có nhưng việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại chậm và gặp phải nhiều vướng mắc bất cập. Ví dụ như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì NH là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực NN, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

- Bất cập trong hệ thống thông tin quản ly: Đây là thách thức lớn không những cho Chi

nhánh Nam Thăng Long mà còn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng là điều hết sức khó khăn. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 44 - 45)