1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong quản lý trường Trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái

106 854 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, của giáo viên, cán bộ, công chức; những việc người học được biết và tham gia ý kiến; trách nhiệm của nhà trường; trách nhiệm của đơn vị,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

TRẦN DANH THUẦN

NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN TH.S GIÁO DỤC

Ngưới hướng dẫn:.TS Bùi Trọng Tuân

Hà Nội 2006

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người có đời sống vật chất, tinh thần và tự do ước mơ về một

xã hội công bằng, nhân đạo có kỷ cương là lẽ đương nhiên hợp quy luật của

sự phát triển Đảng và nhà nước đã quyết tâm đem lại cho nhân dân lao động tất cả mọi quyền lực chính đáng mà họ đáng được hưởng thụ Nhân dân chính là chủ thể sử dụng quyền lực mà quyền lực chính trị là quan trọng nhất để tổ chức và quản lý xã hội, thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người Đảng và nhà nước luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng Dân chủ gắn với kỉ cương, với pháp luật Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật được thể chế bằng luật pháp nhà nước và được thực thi bằng hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ Hiệu quả dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân là ở cấp cơ sở Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước có đi vào cuộc sống hay không được thể hiện trực tiếp ở cấp cơ sở

Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ

ở cơ sở theo chỉ thị 30 CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và nghị định số 71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của chính phủ, ngày 1/3/2000, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, của giáo viên, cán bộ, công chức; những việc người học được biết và tham gia ý kiến; trách nhiệm của nhà trường; trách nhiệm của đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường Quy chế đã đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường theo phương châm: được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra và

mở ra một cuộc vận động thực hiện dân chủ hoá trong các trường học Từ lãnh đạo ngành giáo dục đến các cơ sở giáo dục đều nhận thức đúng tầm

Trang 3

quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo Từ đó đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan thanh lịch Hơn nữa, tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và phục

vụ giảng dạy Mỗi người của ngành giáo dục đều hiểu rõ, thực hiện quy chế dân chủ ở trường học là quyền lợi, trách nhiệm của bản thân, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục của đất nước ngày càng ổn định và phát triển bền vững Chúng ta đã và đang được hưởng thụ nền giáo dục đang trên đà phát triển Nền giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng khích

lệ Hiện nay dư luận và báo giới rất quan tâm tới chất lượng giáo dục và đào tạo

Phương châm chung cho sự phát triển đất nước là "phát huy nội lực" Một trong những giải pháp kích thích sự phát huy nội lực là thực hiện quy chế dân chủ Như vậy, chỉ có thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường mới có thể kích thích và tạo tâm lý tốt cho cán bộ nhân viên cùng học sinh của nhà trường hăng hái công tác và học tập

Duy trì và đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường vẫn

là biện pháp quan trọng và hiệu quả để kích thích mọi thành viên của nhà trường làm việc hết mình, lao động, giảng dạy và học tập Tuy nhiên, thực tiễn rất sinh động, cuộc sống rất đa dạng, phức tạp, luôn đổi mới Trong quản lý nhà trường phổ thông, việc thực hiện quy chế dân chủ nhiều khi chưa cải tiến kịp thời mà còn có lúc mắc sai lầm : bệnh thành tích, quan liêu, cửa quyền, áp đặt, thiếu trung thực trong đánh giá, Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự có hiệu quả giáo dục Khắc phục những sai lầm mới chỉ là một mặt của việc thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường

Trang 4

thực hiện quy chế dân chủ sao cho phù hợp với những thành viên nhà trường của ngày hôm nay và ngày mai mới là việc rất khó Nó đòi hỏi những nghiên cứu về lý luận và những phương pháp hành động mới cho phù hợp

Từ yêu cầu thực tiễn giáo dục của tỉnh Yên Bái, chúng tôi thấy rằng: dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thực hiện dân chủ trong trường phổ thông và tìm hiểu thực trạng việc thực hiện dân chủ trong trường phổ thông sẽ giúp cho việc đề ra những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong trường phổ thông Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài:

"Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong quản lý

trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá cơ sở lý luận của công tác thực hiện dân chủ trong quản

lý nhà trường phổ thông và từ đó đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến việc thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường phổ thông ở tỉnh Yên Bái

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể: Việc thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường phổ thông

ở tỉnh Yên Bái

3.2 Đối tượng: Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong

quản lý trường phổ thông ở tỉnh Yên Bái

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận của việc thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường phổ thông

- Đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phổ thông ở tỉnh Yên Bái

Trang 5

- Đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong

quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái

5 Giả thuyết khoa học

Làm tốt việc thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường phổ thông theo những biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn sẽ có tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của nhà trường, mà trọng tâm là hoạt động dạy học và giáo dục và làm phát triển nhà trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên

Bái nói riêng và sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài này nếu được thông qua và chấp thuận thì sẽ góp phần làm tốt hơn công tác quản lý giáo dục theo yêu cầu của xã hội Nghiên cứu đề tài

sẽ là cơ hội để tìm hiểu, đánh giá, đề ra các biện pháp thực hiện dân chủ của người lãnh đạo trong quản lý nhà trường phổ thông ở tỉnh Yên Bái và ở những địa phương có hoàn cảnh tương tự

7 Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng những biện pháp

nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong công tác quản lý trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt tỉnh Yên Bái

Có thể mở rộng cho một vài nhà trường trung học phổ thông lân cận trong tỉnh

7.2 Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành điều tra, phân tích và đánh giá thực

trạng vấn đề thực hiện dân chủ trong quản lý ở một số trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái Chủ yếu là các trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành

và trường trung học phổ thông bán công Phan Bội Châu

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 6

Nghiên cứu tài liệu; các nghị định; các văn kiện; các sách báo, tạp chí

8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Quan sát;

Điều tra bằng Phiếu hỏi ý kiến;

Phỏng vấn;

Phương pháp toán thống kê

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của việc thực

hiện dân chủ trong nhà trường phổ thông

Chương 2: Thực trạng của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường

trung học phổ thông ở tỉnh Yên bái

Chương 3: Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ

trong quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái

Trang 7

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

CỦA VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998, về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Quy chế thực hiện dân chủ trong sinh hoạt của cơ quan nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước, ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp

và pháp luật, phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền tự

do dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan

Trên cơ sở Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của chính phủ nói trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã ra Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1-3-2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những

điều mà Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các

hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho các thành viên

Trang 8

của nhà trường đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân Mục đích của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường là nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán

bộ, công chức trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của Nhà nước Chúng

ta đều nhận thấy việc thực hiện dân chủ trong nhà trường dựa trên nguyên tắc mở rộng dân chủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải

đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường Bên cạnh đó, sẽ phải xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường

Sau khi ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, đã có một số bài viết cũng như công trình nghiên cứu của một

số tác giả đề cập đến vấn đề này, như : Trong luận văn Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm tăng cường việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường trung học phổ thông, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học –

công nghệ cấp cơ sở tại Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo - Hà

Nội năm 2001 của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Minh Luận văn : Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sĩ khoa

học giáo dục, chuyên ngành quản lý giáo dục, khoa sư phạm - Đại học quốc

gia Hà Nội năm 2004 tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Bài viết Thực hiện quy chế dân chủ ở trường học của tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai, Học viện

Trang 9

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Giáo dục, số 100, 11/2004

Trong luận văn Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm tăng cường việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường trung học phổ thông, báo cáo

kết quả nghiên cứu đề tài khoa học – công nghệ cấp cơ sở tại Trường cán

bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo - Hà Nội năm 2001 của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Minh Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận về dân chủ trong nội bộ nhà trường, tìm hiểu về thực trạng của việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường trung học phổ thông hiện nay Tác giả đã đưa ra một

số biện pháp của hiệu trưởng trong việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường trung học phổ thông, như :

- Làm tốt vai trò quản lý nhà nước của hiệu trưởng, kết hợp đúng đắn chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường

- Phát huy quyền chủ động của nhà trường của nhà trường, thực hiện dân chủ, công khai trong việc quản lý nhà trường đi đôi với việc giữ vững nền nếp, kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường

- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện dân chủ ở nhà trường và phối hợp cùng nhau đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt - học tốt"

- Xây dựng mô hình "Trường học có đời sống văn hoá tốt" Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục ở nhà trường

Trong luận văn : Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng,

luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành quản lý giáo dục, khoa

sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2004, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh

đã nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề xây dựng phong cách quản lý dân

Trang 10

chủ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, đi sâu tìm hiểu thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng Qua đó, tác giả đưa ra hệ thống các biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng

- Tác giả chú trọng đến biện pháp tác động đến nhận thức của hiệu trưởng, làm sáng tỏ lí do của sự cần thiết phải có phong cách quản lí dân chủ trong trường học

- Cung cấp công cụ để các hiệu trưởng tự đánh giá phong cách quản

lí của bản thân Đặt ra định hướng sự rèn luyện của hiệu trưởng

- Tổ chức các hoạt động trong nhà trường theo tinh thần dân chủ hoá

Trong bài viết Thực hiện quy chế dân chủ ở trường học của tác giả

Nguyễn Thị Xuân Mai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Giáo dục, số 100, 11/2004, tác giả đưa ra một số giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, tính gương mẫu của đảng viên trong các nhà trường ; trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Tổ chức công đoàn trong các cơ sở trường học thực hiện tốt chức năng của mình trong phối hợp, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Tổ chức tốt các hội nghị cán bộ công chức đầu năm học trong từng

cơ sở giáo dục, động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia tháo

gỡ những khó khăn, thực hiện tốt các quy định, quy ước đã đề ra Đặc biệt, kết hợp tốt thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc củng cố kỉ cương, nề nếp, việc thực hiện các quy chế quản lý giáo dục trên các văn bản pháp luật hiện hành Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ, các ngành, các cơ sở cần xây dựng với điều kiện của nhà trường, thể hiện rõ vai trò làm chủ của các thành viên trong nhà trường ; phải thường xuyên

Trang 11

bổ sung, sửa đổi các văn bản về quy chế, quy định, quy ước cho phù hợp thực tế

Như vậy, trong các công trình nghiên cứu hay bài báo nêu trên, các tác giả cũng đã đưa ra những biện pháp đối với các trường trung học phổ thông nói chung hay cho một địa phương nói riêng Tiếp nối các kết quả nghiên cứu đã nói, trong luận văn này chúng tôi vừa nghiên cứu lí luận, vừa nghiên cứu thực trạng việc vận dụng Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái và đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế nói trên cho phù hợp với các trường trung học phổ thông tỉnh Yên Bái Với suy nghĩ về vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường nói chung và trong các trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên

Bái nói riêng, chúng tôi muốn đóng góp thêm Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong quản lý trường trung học phổ thông

do Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định Với tư cách là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Khác với các hình thức khác của thiết chế nhà nước trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận, những cơ quan cơ bản của nhà nước do bầu cử mà ra"[27]

Trang 12

Nói về dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: dân là chủ

và dân làm chủ Không thể có dân chủ nếu nhân dân không được làm chủ Người cũng chỉ ra rõ ràng rằng: Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

1.2.2 Dân chủ Xã hội chủ nghĩa

Cũng theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, thì : Dân chủ xã hội chủ nghĩa là "dân chủ của đại đa số nhân dân gắn với công bằng xã hội, chống áp bức bất công, được thể hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm Đảng Cộng sản là người lãnh đạo trong nền dân chủ đó"[27]

Trong tài liệu "Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện đại hội X của Đảng" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006), về thuật ngữ

"Dân chủ Xã hội chủ nghĩa" có nêu một số điểm sau đây

Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo nên những hình thức dân chủ hoàn toàn mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của xã hội, làm cho nền dân chủ đó ngày càng phong phú, đa dạng Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bên cạnh nền dân chủ có tính chất dân cử, những hình thức dân chủ trực tiếp khác nhau cũng được phát triển hài hoà, thể hiện trong các hoạt động của những tổ chức xã hội, tổ chức dân lập, trong hệ thống kiểm soát của nhân dân

Dân chủ xã hội chủ nghĩa ghi nhận toàn bộ những quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể và nhà ở, quyền nghỉ ngơi, học hành Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho tất cả công dân được hưởng những quyền đó Nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo cho công dân những khả năng

Trang 13

rộng rãi để bày tỏ nguyện vọng và trình bày những ý kiến của mình về những vấn đề của đời sống xã hội

Để có dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một Đảng cầm quyền, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ ở cấp Trung ương với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ; trong đó, dân chủ ở cơ sở có tính chất nền tảng, dân chủ ở cấp Trung ương có tính chất quyết định

1.2.3 Dân chủ ở cơ sở và dân chủ trong nhà trường

Dân chủ là vấn đề rất lớn bởi nó gắn liền với các yếu tố con người, chế độ xã hội, tiến trình phát triển của lịch sử Những yếu tố dân chủ, tinh thần dân chủ, truyền thống "lấy dân làm gốc" coi trọng dân vốn đã hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, của cha ông, nay được Đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện mới Cơ sở là bộ phận, nền tảng xã hội, là nơi diễn ra mọi sinh hoạt về chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội quốc phòng, an ninh một cách sinh động, liên quan đến đời sống, lợi ích của từng người dân, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nơi quyền dân chủ của nhân dân cần được thực hiện một cách trực tiếp và rộng rãi nhất nhằm phát huy nguồn lực mạnh mẽ có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của xã hội

Dân chủ ở cơ sở là nơi diễn ra các trạng thái dân chủ về chính trị, về kinh tế, văn hoá, xã hội một cách trực tiếp, sinh động, liên tục đối với mọi con người, mọi lứa tuổi Dân chủ ở cơ sở được thực hiện thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trình độ nhận thức đúng đắn với khả năng thực hiện của mỗi người Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ, trong đó thực hiện dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng cấp bách, cơ bản và lâu dài Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 - khoá VIII,

Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 30- CT/TƯ ngày 18/2/1998 "Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" Đến nay, chúng ta đã triển

Trang 14

khai chỉ thị này rộng rãi trong cả nước bằng việc ban hành và thực hiện quy chế dân chủ ở ba loại hình cơ sở : xã, phường, thị trấn; các doanh nghiệp nhà nước (nhà máy, xí nghiệp, công nông trường ); các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ quan sự nghiệp (trường học, bệnh viện ) Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của bộ trưởng BGD&ĐT ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường là sự cụ thể hoá chỉ thị số 30-CT/TƯ của BCH TƯ Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, là sự cụ thể hoá Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT là hành lang pháp lý cho hiệu trưởng thực hiện dân chủ trong nhà trường

Dân chủ hoá nhà trường có hai nội dung cơ bản là: dân chủ hoá quá trình đào tạo và dân chủ hoá quản lý nhà trường Để thực hiện được dân chủ hoá nhà trường, trước tiên phải thực hiện được dân chủ hoá quản lý nhà trường Vì quản lý theo tinh thần dân chủ mới đảm bảo tạo nên được những quan hệ xã hội trong nhà trường có tính dân chủ Dân chủ hoá quản lý nhà trường là việc tạo môi trường dân chủ để nhà giáo, cán bộ, người học, gia đình và cộng đồng đều có thể tham gia quản lý nhà trường và cùng nhau giải quyết tại chỗ mọi vấn đề phát sinh trên cơ sở công khai, công bằng, tạo điều kiện để mọi người được kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá Dân chủ hoá quản lý nhà trường gắn liền với việc tăng cường quyền chủ động của nhà trường, triển khai các biện pháp nhằm huy động tối đa các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động

và quản lý các công việc của nhà trường

Dân chủ trong nhà trường hay dân chủ trong quản lý nhà trường chính là phát huy các mối quan hệ bên trong nhà trường, huy động cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh tham gia quản lý nhà trường Dân chủ hoá quản lý nhà trường gắn liền với sự hình thành và hoạt động tích cực của các

Trang 15

tổ chức tự quản của cán bộ, giáo viên, học sinh, đó là việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, đó cũng là việc tạo điều kiện cho các tổ chức Đảng, Công đoàn phát huy vai trò của mình đối với việc lãnh đạo và tổ chức cho quần chúng tham gia quản lý nhà trường

1.3 Quản lý và quản lý nhà trường

1.3.1 Khái niệm quản lý

Khi con người phối hợp ý chí và hành động với nhau một cách có ý thức sẽ hình thành nhóm (tổ chức) Cho dù một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình Vậy hoạt động quản lý

là gì ? Có thể nhận định là : tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) -trong một tổ chức- nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa cụ thể hơn : quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) : kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra

Như thế, quản lý xuất hiện một cách tất yếu cùng với hình thức tồn tại đặc biệt của con người trong thế giới khách quan- hình thức xã hội Còn

có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý, tuy nhiên những dấu hiệu chung của quản lý được các định nghĩa đề cập đến bao gồm:

- Phải có mục tiêu

- Phải có chủ thể (cá nhân hoặc một nhóm người)

- Phải có khách thể (đối tượng quản lý)

Quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã xác định Khái niệm quản lý có nội dung rất tổng

Trang 16

quát, có thể dùng cho cả quá trình xã hội, quá trình sinh vật cũng như quá trình kỹ thuật Quản lý, đó là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh vật, xã hội, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động Việc đảm bảo hoạt động của hệ thống, việc thực hiện những mục đích xác định phải kể đến tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, cho nên quản lý cần được hiểu là đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến những trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới

Người ta có thể phân chia các hoạt động quản lý thành các chức năng quản lý, quản lý có 4 chức năng cơ bản sau đây :

- Kế hoạch hoá: là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó

- Tổ chức : Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng trong kế hoạch thành hiện thực Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch của họ và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng các công việc của chúng Vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ tiếp nối ngay sau công việc tổ chức

- Chỉ đạo : Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì chủ thể quản lý phải đứng ra chỉ

Trang 17

đạo , dẫn dắt tổ chức Chỉ đạo bao hàm việc liên kết mọi người trong tổ chức và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Hiển nhiên việc chỉ đạo còn bao gồm sự uốn nắn những sai lệch trong hoạt động của người này hay người khác hay của bộ phận này hay bộ phận khác

- Kiểm tra : Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý giám sát và đánh giá các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động điều chỉnh nếu cần thiết Người ta thường ví kiểm tra như mối liên hệ ngược trong nguyên lý điều khiển

1.3.2 Quản lý nhà trường

Trong khái niệm quản lý nhà trường thì nhà trường là đối tượng quản

lý Vậy nhà trường là gì ?

Nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính pháp lý vừa

là một tổ chức xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ Nhà trường

là thành tố cơ bản, là bộ phận chủ chốt của hệ thống giáo dục quốc dân Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được

tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục

Bây giờ chúng ta nói về quản lý nhà trường (quản lý trường học ) Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì : Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh

Trang 18

Tác giả Trần Kiểm đưa ra định nghĩa quản lý trường học như sau :

“Quản lý trường học được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh

và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến”[16, tr.27]

Như vậy, chúng tôi thấy nội hàm của quản lý nhà trường tương tự như nội hàm của quản lý hướng đến một đối tượng cụ thể là nhà trường

1.3.3 Thực hiện dân chủ xét theo góc độ quản lý hành chính nhà nước đối với nhà trường

Nhà trường (dù theo loại hình nào : công lập, bán công, dân lập, tư thục) đều được thành lập theo một Quyết định hành chính nhà nước và nó chịu sự quản lý nhà nước

lý, đó là một đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, những tổ chức đại diện cho tập thể những người lao động vừa phải thực hiện các nhiệm vụ được phân công vừa "được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra" các nhiệm vụ chung của nhà trường

Trang 19

Nếu nghiên cứu các luật hay văn bản pháp luật pháp quy có nội dung quản lý nhà trường, như : Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, v.v đều đã chứa đựng tinh thần dân chủ Thí dụ như trong Chương I, Điều 12

của “Luật Giáo dục 2005”, viết :

Điều 12 Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

- Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

- Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn

Chương II, Điều 20 của “Điều lệ trường trung học” có nói về : Tổ

chức Đảng và các đoàn thể trong trường trung học

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường trung học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

- Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường trung học hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục

1.3.4 Thực hiện dân chủ xét theo góc độ phương pháp tâm lý - xã hội trong quản lý nhà trường

Trong các phương pháp quản lý có phương pháp tâm lý - xã hội Nhiệm vụ cơ bản của các phương pháp tâm lý xã hội là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác, năng lực sáng tạo của mọi người, huy động các khả năng tiềm tàng trong con người do nhận thức rõ ý nghĩa, do được kích thích về tinh thần mà hăng hái hoàn thành nhiệm vụ Đặc điểm của phương

Trang 20

pháp này là sự kích thích đối tượng quản lý sao cho họ luôn toàn tâm, toàn

ý với công việc, coi những mục tiêu của chính họ Hơn nữa, họ luôn cố gắng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để ngày càng làm tốt hơn Họ luôn đoàn kết để giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ

Mục đích của phương pháp nhằm :

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp

- Xây dựng bầu không khí sư phạm đoàn kết

- Mọi người đều phát huy được sở trường và có vai trò trong tập thể

- Cải thiện đời sống vật chất làm cho họ yên tâm, phấn khởi

- Chân thành giải toả một cách hợp tình, hợp lý các xung đột [10, tr 79] Quản lý cũng là những hoạt động xử lý quan hệ giữa con người với con người, là sự tác động vào tâm lý con người để tạo động lực cho họ hành động nhằm mục tiêu chung của tổ chức Nếu con người làm việc trong điều kiện sảng khoái, tin tưởng, tự giác và hứng thú thì công việc sẽ trôi chảy, năng suất và hiệu quả cao, trái lại khi người bị quản lý không được thoải mái về mặt tâm lý thì chẳng những không đạt kết quả tốt trong công việc mà còn ảnh hưởng không lợi trong quan hệ quản lý và bầu không khí của tập thể Cho nên, thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường phổ thông đòi hỏi phải nắm vững và vận dụng các quy luật tâm lý

để nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý Các quy luật tâm lý thể hiện trong tính cách, năng khiếu, nhu cầu, lợi ích, cách suy nghĩ, ứng xử, động cơ…, và cuối cùng thể hiện ra hành vi trước các quyết định quản lý Xã hội càng phát triển, tính cộng đồng, tính xã hội càng cao Trong quản lý vửa phải phát huy sức sáng tạo của mỗi cá nhân, nhưng phải đặc biệt chú

ý khi phát huy sức mạnh của cộng đồng

Điểm mạnh của thực hiện dân chủ trong nhà trường ở chỗ làm cho mọi người (cán bộ, người dạy, người học) không cảm thấy mình chỉ là một

Trang 21

"cái máy", làm việc một cách thụ động mà thấy mình có vai trò "chủ động" đối với các kế hoạch, các chương trình hành động tiến hành trong nhà trường, họ thấy "hình bóng của mình" góp phần vào việc xây dựng các kế hoạch, các chương trình hành động đó

1.3.5 Thực hiện dân chủ xét theo góc độ quản lý theo mục tiêu trong quản lý nhà trường

Quản lý theo mục tiêu viết tắt bằng tiếng Anh là MBO (Management

by objectives), là thuật ngữ lần đầu tiên được Peter Drucker nêu ra vào năm

1950 Bản chất của MBO là quá trình mà nhờ đó người quản lý và người bị quản lý cùng nhau nhận biết mục đích chung Mọi người từ nhân viên đến nhà quản lý xác định phạm vi trách nhiệm theo kết quả mong đợi đối với từng người Sử dụng MBO như cơ sở để điều hành tổ chức và đánh giá đóng góp của từng thành viên MBO có triết lí: Sự hoà hợp giữa kiểm tra bên ngoài (bởi nhà quản lý) và kiểm tra bên trong (bởi nhân viên) Quản lý theo mục tiêu nhằm thống nhất toàn thể thành viên, lấy mục tiêu chỉ đạo công việc và hành vi của mọi người trong nhà trường Ban đầu nó lấy mục tiêu làm trung tâm, coi trọng kết quả của chế độ và phương thức quản lý

Nó yêu cầu dùng hệ thống mục tiêu để liên kết các hoạt động, các bộ môn, các thành viên của nhà trường thành thể thống nhất, có quan hệ ngang dọc trở thành mạng lưới mục tiêu, để cùng nhau theo đuổi thành quả mục tiêu tốt đẹp nhất, trở thành cơ chế hạt nhân của tổ chức và các thành viên trong nhà trường nhằm hoạt động có hiệu quả Về thực chất nó là tư tưởng quản

lý hiện đại nảy sinh từ nhu cầu của xã hội hịên đại Tư tưởng quản lý này tổng hợp của tư tưởng quản lý truyền thống và những ưu điểm của tư tưởng khoa học thông qua mục tiêu kết hợp con người và công việc lại, lấy mục tiêu làm trung tâm chỉ đạo hành vi con người, từ đó đạt được hiệu quả quản

lý tốt đẹp nhất

Trang 22

Quản lý theo mục tiêu là nhấn mạnh việc quản lý hệ thống chỉnh thể Quản lý mục tiêu là quản lý công việc và hiệu quả công việc Nó yêu cầu ông hiệu trưởng phải tập trung sức lực, trí tuệ để chế định và thực hiện mục tiêu của nhà trường Thông qua việc bàn bạc, thảo luận, phân chia trách nhiệm, hiệu trưởng làm cho các tổ, nhóm, các thành viên trong nhà trường quan hệ với nhau, tương tác lẫn nhau, hình thành “trách nhiệm chung” Vì vậy, người hiệu trưởng nắm vững mục tiêu thì cũng nắm vững được chỉnh thể, thông qua việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự vận động tự giác của tập thể sư phạm Sự lựa chọn và quyết định mục tiêu không phải là sự áp đặt từ một phía, mà hình thành thông qua trao đổi, bàn bạc qua lại trong tập thể sư phạm, từ trên xuống, từ dưới lên, tạo ra không khí quản lý dân chủ

Hơn nữa, quản lý theo mục tiêu là quản lý hiệu quả và thành quả lao động của mỗi người Những thành quả của từng người trong nhà trường là

do họ tự quyết định, người hiệu trưởng không phải mất công quản lý chi tiết, có tính chất cưỡng ép đây là sự khác biệt chủ yếu so với phương thức quản lý truyền thống lấy nhiệm vụ thúc đẩy hành động của người lao động Cuối cùng, cần lưu ý quản lý theo mục tiêu là quản lý hướng tới tương lai, nghĩa là lấy thành quả tương lai của nhà trường làm hướng chỉ đạo Nó đòi hỏi người hiệu trưởng biết xác định thực trạng ban đầu, biết tập trung vào hiệu quả công việc và biết dự kiến tương lai

Quản lý theo mục tiêu vượt ra ngoài khuôn khổ của việc xác định mục đích hàng năm đối với các đơn vị, các bộ phận của tổ chức để hướng tới xác định mục tiêu thành đạt của cá nhân mỗi thành viên trong tổ chức Quản lý theo mục tiêu không chỉ là một cách tiếp cận, nó còn là một triết lý trong quản lý Như vậy, thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường phổ thông dựa trên cơ sở triết lý của quản lý theo mục tiêu thì sẽ phát huy được nhiều mặt tích cực của nó

Trang 23

- Tương hỗ giải quyết vấn đề giữa cá nhân thành viên và tổ chức ở các cấp độ khác nhau của tổ chức

- Giao tiếp và tin cậy

- Nhấn mạnh đến mối quan hệ hai bên cùng có lợi, trong đó cả hai bên đều có lợi nhờ sự hợp tác phối hợp

- Khen thưởng và đề bạt trực tiếp dựa trên kết quả và sự thành đạt trong công việc và trong đơn vị (tổ chức)

- Giảm đến mức tối thiểu những áp lực tâm lý hoặc sự e sợ

- Xây dựng một văn hoá tổ chức có khả năng đương đầu với thử thách, năng động và tích cực

Việc vận dụng cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu vào thực tiễn nhằm vào các mục đích như sau:

- Khẳng định rằng không có một mục tiêu đơn nhất riêng rẽ cho tổ chức, cho bộ phận hay cho cá nhân mỗi thành viên

- Tăng cường mối quan hệ giữa các mục tiêu toàn bộ của tổ chức, mục tiêu của mỗi đơn vị, bộ phận và mục tiêu của mỗi cá thể thành viên

- Tập trung các nguồn lực của tổ chức, nghị lực, sức lực và thời gian của mỗi thành viên

Để đạt được những mục đích như trên, trong quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường cần phối hợp hành động giữa chính quyền nhà trường với các tổ chức đoàn thể quần chúng (chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên…) trong tất cả các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên, phong trào thi đua “Hai tốt”… Dân chủ hoá quá trình quản lý hoạt động dạy – học : làm cho giáo viên – học sinh phát huy khả năng tự quản

lý, từ chỗ là chủ thể bị quản lý chuyển thành chủ thể quản lý việc dạy và học, nhằm phát huy cao độ trách nhiệm trong dạy và học Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hợp tác, phát huy tính tích cực tự giác chủ động

Trang 24

của người học, làm cho người học ý thực tự giác và thực hiện tốt quyền học tập của mình

Trong quản lý : thực hiện phân quyền, phân cấp quản lý, trao quyền tự quản và trách nhiệm quản lý cho tổ nhóm chuyên môn, mặt khác thực hiện tốt mối quan hệ giữa hiệu trưởng với tập thể nhà trường, giữa hiệu trưởng với cộng đồng, địa phương Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong địa phương qua các kênh: nghị trường – hội nghị, báo cáo hàng tháng, hàng kỳ, phương tiện truyền thanh… nhằm thực hiện phương châm: nhà trường là của dân – do dân – vì dân, phải được nhân dân cùng chăm lo Bên cạnh đó, kết hợp hài hoà các cặp phạm trù: dân chủ đi đôi với kỷ cương, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ trách nhiệm Trong thực hiện dân chủ, những người sau này sẽ thừa hành công việc đều được bàn bạc về mục tiêu, về kế hoạch thực hiện, về chương trình công tác Như vậy, khi thừa hành, họ làm việc một cách tự giác Do đó thực hiện dân chủ chính là làm tốt hơn MBO

1.4 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường phổ thông

1.4.1 Luật Giáo dục và việc thực hiện dân chủ trong nhà trường

Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật Giáo dục, luật số: 38/2005/QH 11 Quy chế thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ, công chức và học sinh góp phần xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước, ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân Phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ, công chức và học sinh gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, chấp hành

Trang 25

nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng Dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền

tự do dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan

1.4.2 Những nội dung chính của quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường được ban hành theo quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1-3-2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nội dung của Quy chế nói về những điều sau đây

1.4.2.1 Mục đích và nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường

Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường là nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều trong Luật Giáo dục Phương châm đề ra

từ trước đến nay là: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong mọi hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được tham gia vào công tác giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là "của dân, do dân và vì dân"

Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ

và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật quy định của luật, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của nhà nước

Trang 26

Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường: Mở rộng dân chủ trong nhà trường phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương của nhà trường Xử lý nghiêm chỉnh những hành

vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường

1.4.2.2 Trách nhiệm của hiệu trưởng

“Luật Giáo dục 2005” của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

công bố ngày 27 tháng 6 năm 2005 và Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật số 38/2005/QH11 tại điều 54 về người hiệu trưởng như sau:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định

Người hiệu trưởng là cán bộ quản lý đơn vị giáo dục cơ sở (nhà trường), có nhiệm vụ rất nặng nề Họ chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của nhà trường ở mọi chỗ, mọi lúc, mọi người của đời sống giáo dục Toàn bộ hoạt động giáo dục diễn ra tại cơ sở chính là nhà trường, nơi quá

Trang 27

trình sư phạm được triển khai trên thực tế Do đó, đề cập đến vấn đề cán bộ quản lý giáo dục là nói tới người hiệu trưởng

Chương II, mục I, Điều 4 của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã quy định Hiệu trưởng có trách nhiệm:

- Quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường

- Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công chức, của người học trong quy chế này

- Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường

và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của hiệu trưởng Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên

- Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm

- Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người học

- Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường như : cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường

Trang 28

- Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao

- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước

1.4.2.3 Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ công chức

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Quyền của nhà giáo :

- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường,

cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

- Được bảo vệ nhân phẩm danh dự;

Trang 29

- Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của

Bộ luật lao động

Chương II, mục II, Điều 6 của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã quy định trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường :

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục

- Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường

- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường

- Thực hiện đúng những quy định trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường

1.4.2.4 Quyền của học sinh trong việc thực hiện dân chủ ở nhà trường

Chương II, mục III, Điều 8 của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã quy định những việc người học được biết :

- Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành và những quy định của nhà trường đối với người học

- Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm

- Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định

Trang 30

- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường

Chương II, mục III, Điều 9 của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường đã quy định những việc người học được tham gia ý kiến:

- Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học

- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường

có liên quan đến người học

- Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi học tập của người học

Chương V, mục I, Điều 86 của “Luật Giáo dục 2005” đã quy định người học có những quyền sau đây:

- Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;

- Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;

- Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;

- Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

- Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sơ giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

Trang 31

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt

1.4.2.5 Trách nhiệm của các đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường

Chương II, mục V, Điều 12 của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã quy định về trách nhiệm của các đơn vị trong

bộ máy quản lý của nhà trường, như sau :

Thủ trưởng các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường như phòng, ban, khoa, viện nghiên cứu, trung tâm, tổ bộ môn, tổ chuyên môn, nghiệp vụ là người đại diện cho đơn vị có trách nhiệm :

- Tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt những quy định của quy chế này

- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị

- Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau và giữa đơn vị với nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và những quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học

Chương II, mục V, Điều 13 của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã quy định về trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đã có trách nhiệm :

- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường

Trang 32

- Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý

để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết

1.4.2.6 Quan hệ giữa nhà trường với các cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương

Chương III của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã quy định về việc quan hệ giải quyết công việc giữa nhà trường với các cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương

Điều 15 Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên

- Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc

- Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết

- Phản ánh những vấn đề chưa rõ ràng trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình đối với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên

Điều 16 Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết những công việc

có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học

Kết luận chương 1

Trang 33

Quy trình thực hiện dân chủ trong nhà trường : Thực hiện dân chủ trong nhà trường được diễn ra theo quan điểm : "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường Thật ra, đó cũng chưa phải là toàn bộ vấn đề liên quan đến dân chủ mà chẳng qua chỉ là hình thức quy trình thực thi dân chủ được cô đọng súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ với

sự sắp xếp hợp lý, thể hiện các mức độ dân chủ hoá Quy trình biết - bàn - làm - kiểm tra là quá trình từ nhận thức đến hành động, qua kiểm tra, đánh giá lại kết qủa hành động rồi tiếp tục nhận thức và hành động đạt kết quả cao hơn Đó cũng là quy trình lãnh đạo, quản lý của chế độ do nhân dân làm chủ từ khâu thu thập thông tin, hình thành chủ trương, chính sách rồi thực hiện chủ trương, chính sách, kiểm tra, và lại thu thập thông tin mới cho quá trình quản lý mới

Chúng ta đều dễ dàng nhận ra rằng bốn chủ thể đều là ”dân" Khái niệm "dân" trong phương châm này được nhận thức trong mối quan hệ được quy định bởi cơ chế "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" Dân là đối tượng lãnh đạo của Đảng, Đảng lãnh đạo nhân dân nhưng nhân dân phải được biết, được bàn và thực hiện đường lối chủ trương lãnh đạo của Đảng, phải cùng tham gia kiểm tra việc thực hiện đường lối chủ trương Dân là đối tượng quản lý của cơ quan có chức năng quản lý Đối với nhà trường, khái niệm "dân" thực chất là mọi đối tượng liên quan đến nhà trường Cụ thể, cán bộ, nhà giáo, công chức, học sinh, phụ huynh học sinh đều phải được biết, được bàn, được tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra những công việc của nhà trường theo quy định của quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Các khái niệm “biết”, “bàn”, “làm”, “kiểm tra” cần được quán triệt trong mối quan hệ với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước và được xác định cụ thể từng khâu như sau:

Trang 34

- “Dân biết” tức là quyền được thông tin “Biết” không những là

“quyền” mà còn là “nghĩa vụ” phải biết để bàn, để làm, để kiểm tra nhằm tham gia những công việc chung của nhà trường Đó là những gì liên quan đến lợi ích của dân hoặc tất cả những gì dân phải làm, dân đều phải được biết, trách nhiệm cho dân biết trước hết là người lãnh đạo, hiệu trưởng của nhà trường

- “Dân bàn” là để bàn bạc công việc trước khi hiệu trưởng quyết định, bàn là để làm Để khuyến khích dân bàn cho thấu đáo ngọn ngành thì người lãnh đạo, quản lý của nhà trường phải biết lắng nghe ý kiến của dân Tìm hiểu khám phá dư luận xã hội cũng chính là cách làm tốt nhất mặt này

- “Dân làm” thì phải hướng dẫn cho dân làm đúng pháp luật, tạo cơ

sở pháp lý và các chính sách động lực để khuyến khích dân làm, chỉ đạo các phong trào thi đua hành động trong nhà trường một cách thiết thực, có hiệu quả Những việc phải làm là trách nhiệm của cá nhân, đơn vị, tổ chức trong nhà trường đã được quy định rõ ràng bằng văn bản pháp lý

- “Dân kiểm tra, giám sát” là vấn đề then chốt của quá trình thực hiện dân chủ, bởi lẽ dân chủ hay không chính là dân có được kiểm tra, giám sát các vấn đề, công việc hay không? Đây là khâu khó nhất, yếu nhất của quá trình thực hiện dân chủ Thực hiện chế độ công khai dân chủ, tổ chức tốt việc giải quyết những thắc mắc, đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân có tác động thúc đẩy mạnh mẽ công tác giám sát của dân

Bốn khâu trên đây là quan hệ móc xích, tác động lẫn nhau, không thể tách rời, song cần coi trọng đặc biệt khâu thứ tư : “dân kiểm tra, giám sát” Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ ràng, dân được kiểm tra, giám sát cái gì? Kiểm tra như thế nào? Để công bằng, khách quan, vô tư thì mọi việc cần tiến hành kịp thời, tại chỗ

Trang 35

Làm tốt công tác thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường sẽ phát triển nhà trường theo hướng tích cực Chúng ta sẽ có cơ hội phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công chức, học sinh, tiếng nói của số đông, điều này quan trọng bởi hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt Chắc chắn mọi người sẽ nỗ lực làm việc khi mà họ biết nhà trường là của họ, việc làm của họ phục vụ cho chính cuộc sống của họ

Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ

TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH YÊN BÁI 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, trung tâm tỉnh lỵ cách Hà Nội khoảng 120 km theo đường chim bay; có vị trí địa lý từ 21.018’ đến 22.017’ vĩ độ Bắc, 103.056’ đến 105.006’ kinh độ Đông; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lao Cai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn

La Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.882,92 km2, trong đó trên 70%

là đất đồi núi; địa hình phức tạp với 3 dạng chính (núi cao, núi thấp và đồi bát úp, thung lũng sông và bồn địa)

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi Sự đa dạng về địa hình và khí hậu đã tạo ra nhiều vùng cây đặc sản như vùng chè tuyết Suối Giàng, vùng quế Văn Yên, cam Lục Yên, nếp thơm Tú Lệ và cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.600 ha là vựa thóc thứ 2 của vùng Tây Bắc Việt Nam Hệ thống sông ngòi có 2 sông lớn là sông Hồng và sông

Trang 36

Chảy với hàng trăm chi lưu là nguồn thuỷ năng dồi dào cho phát triển thuỷ điện nhỏ và cung cấp nước cho sản xuất Hệ thống ao hồ có 32.000 ha mặt nước, trong đó lớn nhất là hồ thuỷ điện Thác Bà có diện tích mặt nước 19.050 ha, dung tích 2,9 tỷ m3 nước với 1.331 hòn đảo lớn nhỏ thuận tiện cho nuôi trồng thuỷ sản và các loài chim thú Khoáng sản của Yên Bái phong phú về chủng loại (than đá, than nâu, than bùn, sắt, đồng, chì, kẽm;

có các khoáng sản là khoáng chất công nghiệp như caolin, fenspat, grafit,

đá vôi, vàng, đất hiếm và nước khoáng, nước nóng Đặc biệt là vùng đá quý Lục Yên đã khai thác được 2 viên đá rubi lớn nhất Việt Nam cân nặng 2.300 gam và 1.960 gam được Chính phủ cho giữ lại làm báu vật quốc gia Yên Bái là đầu mối giao thông giữa các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc nước ta và với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và trong tương lai sẽ

có cả đường hàng không

2.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái

Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 180 xã, phường và thị trấn; trong đó có 2 huyện và 70 xã vùng cao Thành phố Yên Bái nằm bên bờ sông Hồng có diện tích 58 km2, dân số gần 10 ngàn người là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của tỉnh, là đầu mối giao thông giao lưu trong và ngoài tỉnh Dân số của Yên Bái năm 2005 có trên 73 vạn người, mật độ dân số trung bình 106 người/km2 nhưng phân bố không đều giữa các vùng Có 30 dân tộc anh em chung sống, trong đó có 12 dân tộc sống tập trung, dân tộc Kinh chiếm 49,6%, còn lại là các dân tộc khác như Tày 15,58%, Dao 10,3%, H’Mông 8,9%, Thái 6,67% Nhân dân các dân tộc Yên Bái có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời, cần cù lao động và giàu lòng mến khách

Trang 37

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong 20 năm qua Đảng bộ

và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã giành được những thành tựu quan trọng Nền kinh tế tự cung tự cấp đang từng bước chuyển lên nền kinh tế sản xuất hàng hoá, có các vùng sản xuất hàng hoá như: vùng chè hơn 15 ngàn ha, sản lượng trên 60 ngàn tấn chè búp tươi/năm; vùng quế trên 20 ngàn ha, cho thu hoạch hàng ngàn tấn vỏ và hàng ngàn lít tinh dầu; trên 100 ngàn ha rừng nguyên liệu, có khả năng cung cấp khoảng 230 - 250 ngàn tấn nguyên liệu giấy/năm

Về công nghiệp, có nhà máy Thuỷ điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành Điện Việt Nam được khánh thành năm 1971 với công suất 108.000 KW Các cơ sở chế biến chè, giấy đế, tinh bột sắn, Nhà máy sứ cách điện Hoàng Liên Sơn đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà máy Xi măng…chế tác đá quý, đá xẻ, đá vôi trắng, felspat, thạch anh và caolin Các khu công nghiệp tập trung ở phía Nam tỉnh, Bắc Văn Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Lục Yên ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.000 tỷ đồng/năm

Hệ thống đường giao thông được củng cố và phát triển, có 3 cây cầu vượt sông Hồng, 2 cầu vượt sông Chảy, 100% số xã đã có đường giao thông đến trung tâm xã Điện lưới quốc gia đến 146 xã, đưa tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia đạt 91,82% Bưu chính viễn thông phát triển, 100% số

xã có điện thoại, bình quân 100 dân có 5,12 máy điện thoại Hoạt động du lịch đã có bước đổi mới, liên kết tổ chức chương trình du lịch hướng về cội nguồn Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai; thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Quốc gia - hồ Thác Bà Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt bình quân 8,76%/năm

Về văn hoá - xã hội có bước phát triển khá: Quy mô cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng; bình quân cứ 3,5 người dân có 1

Trang 38

người đi học Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 96,4%; tỷ lệ huy động học sinh từ 11 – 14 tuổi ra lớp đạt 80% Giáo dục vùng cao, giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp có nhiều tiến bộ, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu giáo viên ở vùng cao Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ từ năm 1997, đến hết năm 2005 đã có 160/180 xã, phường và thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ

sở Văn hoá truyền thống các dân tộc, đặc biệt là kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian của các dân tộc Tây Bắc được bảo tồn và phát triển (Múa xoè của đồng bào Thái ở Mường Lò, lễ hội của người Tày, Dao, Khơ Mú

và nét văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc H’Mông ) Hệ thống phát thanh, truyền hình được đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, đã phủ sóng phát thanh trên 98%, phủ sóng truyền hình trên 95% địa bàn dân

cư Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ; toàn tỉnh đã xoá xã trắng về trạm y tế, có 50% trạm xá xây kiên cố; có 34 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; hiện nay cứ 1 vạn dân có 6,2 bác sỹ Tình hình

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, những vấn đề về tôn giáo, về dân tộc luôn được quan tâm và chú trọng

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XVI (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đề

ra mục tiêu chung là : “Phấn đấu đến năm 2010 đưa Yên Bái ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, trở thành tỉnh phát triển toàn diện, tạo nền tảng phát triển vững chắc cho giai đoạn 2010 – 2020” Một số chỉ tiêu chủ yếu: tốc

độ tăng trưởng kinh tế 5 năm (2006 – 2010) 12% / năm trở lên; trong đó nông, lâm nghiệp tăng 5,3 – 5,5%; công nghiệp – xây dựng 17 – 18%; dịch vụ tăng 13 – 15% Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2010: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp 27% Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng 38% Tỷ trọng dịch vụ 35% GDP bình quân đầu người đạt 9 triệu/năm trở lên Thu ngân sách đến năm 2010 đạt 600 tỷ đồng … Mỗi năm giải quyết việc làm

Trang 39

cho 17.000 lao động, trong đó có 1.200 người đi lao động xuất khẩu Đến năm 2010 có 20% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; có 70% số xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế…

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2006 – 2010 là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo; khoa học công nghệ: Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến đồng bộ, vững chắc cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục theo hướng

“chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Tập trung chỉ đạo hoàn thành phổ cập giáo dục trung học sơ sở vào năm 2007 Đến năm 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi…

2.2 Tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005

2.2.1 Quy mô trường, lớp

Hệ thống mạng lưới trường, lớp từ giáo dục mầm non đến giáo dục cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục ổn định Toàn tỉnh có 557 trường; 7.702 lớp; 238.153 cháu mầm non, học sinh, học viên

Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh (năm học 2005 – 2006)

Trang 40

- Giáo dục mầm non được quan tâm: Số xã có trường mầm non đạt trên 72%; loại hình trường tư thục, nhóm trẻ gia đình được khuyến khích

mở rộng

- Giáo dục tiểu học: Quy mô trường, lớp tiếp tục giảm; số học sinh tiểu học giảm theo hướng tích cực do thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và kế hoạch hoá gia đình: Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 đạt 98,7% Tỷ lệ huy động trẻ 6 – 10 tuổi đi học đạt 98,8% Bình quân 21,15 học sinh/lớp, giảm 1,1 học sinh so với năm học trước

- Giáo dục trung học cơ sở : Quy mô trường, lớp tăng; học sinh trung học cơ sở có xu hướng giảm, nguyên nhân do học sinh tốt nghiệp tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chuyển theo học chương trình bổ túc trung học cơ sở, đồng thời do xu hướng giảm dân số Tỷ lệ tuyển mới vào lớp 6 đạt 93,5% Tỷ lệ huy động trẻ 11 – 14 tuổi đạt 83,7% Bình quân 32,7 học sinh/lớp, giảm 11,4 học sinh so với năm học trước

- Giáo dục trung học phổ thông : Mạng lưới trường trung học phổ thông được duy trì và ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh; góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học sơ sở Tỷ lệ tuyển mới lớp 10 đạt 82,1% học sinh tốt nghiệp trung học sơ sở Tỷ lệ nhập học trong độ tuổi 15 – 17 đạt 57% Toàn tỉnh hiện có 6 trường bán công, đang thực hiện việc chuyển đổi loại hình đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2005

- Giáo dục vùng cao, vùng dân tộc thiểu số được quan tâm: Loại hình bán trú dân nuôi tiếp tục được thực hiện với 233 lớp cho 5.137 học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở Thực hiện chính sách hỗ trợ học bổng cho học sinh là người dân tộc thiểu số học trung học phổ thông ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở lao động. NXB Lao động, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở lao động
Nhà XB: NXB Lao động
3. Luật giáo dục. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
4. Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998 của chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định
5. Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1-3-2000 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định
6. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
7. Báo cáo tổng kết năm học (của một số nhà trường được tìm hiểu) 2004 - 2005, 2005 - 2006.Sách tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học
9. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Hà Nội, 2003 10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý.Hà Nội, 1996/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục". Hà Nội, 2003 10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. "Cơ sở khoa học quản lý
12. Trần Khánh Đức. Học phần Quản lý nhà nước nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
13. Đặng Xuân Hải. Tập bài giảng, Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD/QLNT; Vai trò của cộng đồng - xã hội trong giáo dục và quản lý giáo dục. Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD/QLNT; Vai trò của cộng đồng - xã hội trong giáo dục và quản lý giáo dục
14. Ngô Công Hoàn. Tâm lý học xã hội trong quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội trong quản lý
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Linh Khiếu Lợi ích: động lực phát triển xã hội. NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi ích: động lực phát triển xã hội
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
16. Trần Kiểm. Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường phổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục. Tủ sách trường cán bộ QLGD, Bộ giáo dục, Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục
18. Đặng Bá Lãm. Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tập bài giảng Tâm lý học quản lý (theo cách tiếp cận Hành vi tổ chức). Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý (theo cách tiếp cận Hành vi tổ chức)
20. Nguyễn Thị Xuân Mai. Thực hiện quy chế dân chủ ở trường học. tạp chí Giáo dục, số 100, 11/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện quy chế dân chủ ở trường học
21. Nguyễn Thị Minh. Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm tăng cường việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường trung học phổ thông. Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm tăng cường việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường trung học phổ thông
22. Nguyễn Thiện Nhân. Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ, học sinh, sinh viên nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Báo điện tử Việt Nam net, 16/11/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ, học sinh, sinh viên nhân ngày nhà giáo Việt Nam
23. Nguyễn Thị Quỳnh. Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng.Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Chuyên ngành QLGD, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w