420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

178 733 4
420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

MỤC LỤC Mở đầu 01 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 06 1.1 Khái niệm nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực 06 1.1.1 Nguồn nhân lực 06 1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 09 1.2 Những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực 12 1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng . 12 1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng 13 1.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 14 1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển nguồn nhân lực 15 1.3.1 Phát triển nguồn nhân lựcnhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . 15 1.3.2 Phát triển nguồn nhân lựcnhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH 17 1.3.3 Phát triển nguồn nhân lựcnhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động 18 1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 19 1.4 Những bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trong khu vực và thế giới . 22 Bài học thứ nhất, coi giáo dục - đào tạo đóng vai trò quyết đònh trong quá trình phát triển nguồn nhân lực 24 Bài học thứ hai, phát triển nguồn nhân lực dựa trên nền tảng các giá trò văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 28 Bài học thứ ba, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội . 29 Bài học thứ tư, chính phủ giữ vai trò chủ động thực hiện quá trình phát triển nguồn nhân lực gắn với xã hội hóa giáo dục . 30 Bài học thứ năm, có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và hệ thống chính sách quản lý, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực hợp lý 31 Bài học thứ sáu, coi trọng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh hội nhập 34 Kết luận chương I . 35 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 37 2.1 Tổng quan về ĐBSCL . 37 2.1.1 Về điều kiện tự nhiên . 37 2.1.2 Về kinh tế . 38 2.1.3 Về văn hóa, xã hội . 40 2.1.4 Về con người . 42 2.2 Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL 44 2.2.1 Quy mô và sự phân bố nguồn nhân lực 44 2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 48 Về trí lực . 48 Về thể lực, tuổi đời và tuổi nghề 57 Về nhân cách, lối sống và thẩm mỹ . 59 2.2.3 Sử dụng nguồn nhân lực . 60 2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 64 2.3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL 67 2.3.1 Hệ thống giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập . 67 2.3.2 Đời sống kinh tế của người lao động còn nhiều khó khăn, các dòch vụ chăm sóc sức khỏe, văn hóa, tinh thần cải thiện chậm . 80 2.3.3 Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL diễn ra chậm, đã và đang cản trở quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực 89 2.3.4 Chế độ đãi ngộ, chính sách khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài chưa hợp lý 96 Kết luận chương II 98 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 . 101 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL 101 3.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 101 3.1.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực . 102 3.2 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL 104 3.2.1 Nhóm giải pháp 1: Phát triển giáo dục - đào tạo 104 3.2.2 Nhóm giải pháp 2: Đẩy nhanh đào tạo nghề 113 3.2.3 Nhóm giải pháp 3: Gia tăng tốc độ giải quyết việc làm . 120 3.2.4 Nhóm giải pháp 4: Kiểm soát tỉ lệ tăng dân số và cải thiện điều kiện sống của người lao động . 133 3.2.5 Nhóm giải pháp 5: Phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài 138 Kết luận chương III 143 Kiến nghò 144 Kết luận 147 Danh mục các công trình của tác giả Tài liệu tham khảo Phụ lục MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1. Về phương diện thực tiễn Ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh đang chuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ cao của con người. Nguồn nhân lực trở thành nguồn tài sản quý giá, là nhân tố quyết đònh sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này được minh chứng qua mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, một số nước khác . cũng như từ thực tế của Việt Nam qua những năm đổi mới. Đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng kinh tế lớn của cả nước có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thủy sản, du lòch và thương mại quốc tế (tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 4 triệu ha, bờ biển dài trên 700 Km, hàng năm ĐBSCL cung cấp cho cả nước trên 50% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu). Tuy nhiên, ngoài số lượng, thì chất lượng nguồn nhân lực ĐBSCL đang ở trình độ thấp (trên cả 3 phương diện: trí lực, thể lực, nhân cách thẩm mỹ), chế độ quản lý, sử dụng và đãi ngộ còn tồn tại nhiều bất cập. Tình hình đó, chắc chắn sẽ gây khó khăn lớn cho việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn của vùng. Đây chính là lý do đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” để nghiên cứu. Hy vọng sự thành công của luận án sẽ góp phần đắc lực cho việc hoạch đònh chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL. 2. Về phương diện lý thuyết Ở Việt Nam, trong giai đoạn CNH, HĐH, vai trò của nguồn nhân lực được Đảng cộng sản Việt Nam xác đònh “… con người và nguồn nhân lựcnhân tố quyết đònh sự phát triển của đất nước…”, “… Phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững…” [5]. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm, vấn đề có tính thời sự trong giới nghiên cứu và các nhà hoạch đònh chiến lược, chính sách. Tuy nhiên có thể nói rằng, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung xem xét một cách tổng quát, hoặc bàn đến các khía cạnh riêng lẻ của nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước; các lý thuyết quản trò hầu như chỉ đề cập đến phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi doanh nghiệp là chủ yếu; còn việc nghiên cứu tổng thể và mang tính toàn diện về phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi vùng lãnh thổ vẫn còn là khoảng trống. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” là thực sự có tính cấp thiết, nhằm bổ sung và hoàn thiện kòp thời những lý thuyết về phương pháp luận phát triển nguồn nhân lực cho một vùng lãnh thổ. II. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đây là đề tài nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ trong một quốc gia. Vì vậy, chúng tôi xác đònh: 1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Nguồn nhân lực thực tế đang tham gia hoạt động kinh tế (kể cả trong và trên độ tuổi lao động). - Nguồn nhân lực dự trữ (lực lượng lao động bổ sung hàng năm và đang được đào tạo). - Nguồn nhân lực chưa có việc làm. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL. Nội dung nghiên cứu được tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, dân số, chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm, thu hút, quản lý, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực. Trong đó, giáo dục - đào tạo được xác đònh là yếu tố tham gia trực tiếp và đóng vai trò quyết đònh trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, luận án cũng đặt trọng tâm nghiên cứu vào khía cạnh giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL. III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Có thể nói các đề tài nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực hoặc có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học và giới quản lý thực hiện. Đó là các nghiên cứu về: - “Dự báo dân số, nguồn lao động và chính sách việc làm” của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2002. - “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, do tập thể các tác giả (Trương Thò Minh Sâm, Nguyễn Thế Nghóa, Phương Ngọc Thạch, Đặng Văn Phan, Trần Trọng Khuê, Hồ Anh Dũng, Trương Văn Phúc) thực hiện năm 2002. - “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ở góc độ triết học, của tác giả Nguyễn Thanh - Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM thực hiện năm 2002. - “Quy hoạch giáo dục - đào tạo trên đòa bàn Tp. HCM” của Sở Giáo dục - Đào tạo Tp. HCM thực hiện năm 1999. - “Một số vấn đề biến đổi, phát triển dân số và nguồn lao động trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh” - Viện Kinh tế Tp. HCM thực hiện năm 1999. Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh khác nhau về phát triển nguồn nhân lực, các giải pháp và kiến nghò còn chung chung, thiếu tính toàn diện và cụ thể. - “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đến năm 2010” - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Đình Luận, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp, thực hiện năm 2001. Tuy nhiên, vì tiếp cận ở góc độ chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, nên luận án không đi sâu vào các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. - “Giải pháp phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL - Đào tạo nhân lực, một yêu cầu bức thiết” của TS. Trần Thượng Tuấn, đăng trên Báo Sài gòn Giải phóng (tháng 9/2001). Bài viết này đã phản ánh sơ lược thực trạng đào tạo nhân lực ở ĐBSCL và đề xuất các giải pháp, kiến nghò nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp một số thông tin trong khuôn khổ một bài báo, vì thế người đọc cũng chưa tìm thấy những căn cứ khoa học cho các giải pháp. Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống và đề xuất các giải pháp có tính chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ. 2. Đặt cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc hoạch đònh chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL đến năm 2020. 3. Cung cấp nguồn tư liệu để các bạn đọc tham khảo và gợi mở hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học quan tâm đến lónh vực phát triển nguồn nhân lực. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài vận dụng các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lòch sử, suy luận logic, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp theo cách tiếp cận hệ thống, thống kê mô tả, điều tra tổng hợp, … để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu: - Tài liệu sơ cấp: tự thu thập, khảo sát, điều tra. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, kích thước mẫu dự tính là 350. Để đạt được mẫu là 350, 700 bảng câu hỏi được phát ra. Sau khi thu thập, kiểm tra, 358 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng. - Tài liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, các bài báo, chuyên đề, sách chuyên khảo và các cuộc điều tra đã xuất bản. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Thành công của luận án trước hết và quan trọng là những đóng góp mới cho lónh vực phát triển nguồn nhân lực: Một là, làm giàu thêm lý luận về nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực. Đó là: rút ra những luận điểm cơ bản về khái niệm và nội dung của nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực. Hai là, góp phần xây dựng phương pháp luận trong nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ. Đó là sự kết hợp lôgic biện chứng và hệ thống giữa lý luận, kinh nghiệm, thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực; là việc xem xét phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ đặt trong mối liên hệ với sự phát triển chung của một quốc gia, sự quản lý tập trung thống nhất của một nhà nước. Ba là, đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp chủ yếu nhưng mang tính toàn diện có thể vận dụng hoặc làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Khái niệm nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, đối với các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. 1.1.1 Nguồn nhân lực Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau. * Theo Liên Hiệp Quốc “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [174]. Nghóa là, nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những người trong tuổi lao động có khả năng lao động. * Theo GS. TSKH Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX - 07, “nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bò sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một đòa phương nào đó…” [45, tr. 328]. * Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam [5], “nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết đònh, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại” [30, tr. 6,9]. Ngoài ra, một số tác giả khác khi nghiên cứu các đề tài về nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng đưa ra các quan điểm về nguồn nhân lực. Theo chúng tôi, khái niệm nguồn nhân lực nên được hiểu một cách ngắn gọn là nguồn lực con người. Vì vậy trước hết và quan trọng khi nghiên cứu nguồn nhân lực là phải xác đònh vai trò quyết đònh của con người bằng lao động sáng tạo để xây dựng xã hội văn minh, không ngừng phát triển và hướng tới một mục tiêu đã đònh. Đề cập đến nguồn lực con người không chỉ có trí lực (thể hiện kỹ năng lao động, năng lực tổ chức và quản lý), thể lực, mà còn phải có phẩm chất đạo đức, nhân cách thẩm mỹ, tác phong làm việc và sự kết hợp giữa các yếu tố đó phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ nhất đònh. Điều đó cũng có nghóa là, nội hàm của khái niệm nguồn nhân lực phải tập trung phản ánh những vấn đề sau đây: Một là, xem xét nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn lực con người - yếu tố quyết đònh sự phát triển của xã hội. Hai là, nguồn nhân lực gồm hai mặt số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng thể hiện ở trí lực, thể lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Ba là, nghiên cứu về nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại. Từ cách tiếp cận đó, nhận xét về các quan điểm nêu trên, theo chúng tôi: - Quan điểm của Liên Hiệp Quốc là chưa toàn diện, vì nó chỉ mới đề cập đến mặt chất lượng của nguồn nhân lực trên các phương diện trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực lao động, song lại thiếu quan tâm đến những mặt khác, đó là phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách của người lao động. [...]... số phát triển con người (HDI) tương đối cao (chẳng hạn như Việt Nam), nhưng lại được xếp vào những nước đang phát triển hay chậm phát triển 1.2 Những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực Xuất phát từ quan điểm về nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực nêu trên, theo chúng tôi, nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực bao gồm: - Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng; - Phát triển. .. về phát triển nguồn nhân lực * Theo quan điểm xem “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân [177] Nghóa là, phát triển nguồn nhân lực bao hàm những lónh vực hoạt động và chính sách liên quan đến. .. cũng cần phân biệt giữa phát triển nguồn nhân lựcphát triển con người Phát triển nguồn nhân lực là khái niệm hẹp hơn so với phát triển con người Phát triển nguồn nhân lực nhìn nhận con người dưới góc độ là một yếu tố của sản xuất, một nguồn lực của xã hội, mục đích là gia tăng sự đóng góp có hiệu quả của nó cho quá trình tái sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội Còn phát triển con người được nhìn... chứng nhân quả Phát triển nguồn nhân lực sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; đến lượt mình, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực 1.3.2 Phát triển nguồn nhân lựcnhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH Nguồn nhân lực được xem là nhân tố quyết đònh của quá trình sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội Chất lượng nguồn nhân. .. nếu không đề cập đến sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố trí lực, thể lựcnhân cách thẩm mỹ, vì nó là điều kiện tạo nên sức mạnh trong mỗi con người, cộng đồng và cũng là để hướng người lao động đến sự phát triển toàn diện 1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực Cùng với sự phát triển của nhân loại, khái niệm phát triển nguồn nhân lực cũng ngày càng được hoàn thiện Tuy nhiên trên thực tế, đến nay vẫn chưa... tính đến yếu tố phân bố những con người trong tập hợp đó Mặt khác, khi xem xét chất lượng nguồn nhân lực, nếu tách riêng yếu tố kết cấu, thì sẽ không thể phác họa được một bức tranh đầy đủ về chất lượng nguồn nhân lực Do vậy, thực chất của phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng là sự phát triển trên cả ba mặt: trí lực, thể lựcnhân cách, thẩm mỹ của người lao động Phát triển trí lựcphát triển. .. tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân loại Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển [34] Kế thừa và phát triển những... dụng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn tài sản – tài sản nhân lực Do vậy phát triển nguồn nhân lực sẽ không được coi là toàn diện nếu không quan tâm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài sản này Hiệu quả sử nguồn nhân lực, theo chúng tôi được đánh giá bằng mức độ toàn dụng nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và thời gian được sử dụng Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đồng nhất... trình tăng cường năng lực của con người và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó cho phát triển kinh tế * Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu của UNDP Phát triển nguồn nhân lực chòu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn... triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng; - Và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng Nguồn nhân lực của một quốc gia, vùng lãnh thổ, về mặt số lượng thể hiện ở qui mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi Theo đó, nguồn nhân lực được gọi là đông về số lượng khi qui mô dân số lớn, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao Tất nhiên, ở góc độ phát triển, chúng . PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 ............................................. 101 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát. nghiệp, nông thôn của vùng. Đây chính là lý do đã thôi thúc tôi chọn đề tài Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” để nghiên

Ngày đăng: 01/04/2013, 19:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.4 Chi tiêu Nhà nước cho giáo dục ở một số quốc gia - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 1.4.

Chi tiêu Nhà nước cho giáo dục ở một số quốc gia Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.1 ĐBSCL trong nền kinh tế cả nước - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.1.

ĐBSCL trong nền kinh tế cả nước Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.2 Dân số trung bình các tỉnh vùng ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.2.

Dân số trung bình các tỉnh vùng ĐBSCL Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.3 Dân số phân theo nhóm tuổi ở ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.3.

Dân số phân theo nhóm tuổi ở ĐBSCL Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.7 Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành của ĐBSCL        Đơn vị: %  - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.7.

Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành của ĐBSCL Đơn vị: % Xem tại trang 50 của tài liệu.
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

2.2.2.

Chất lượng nguồn nhân lực Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.9 Tình trạng lưu ban và bỏ học của học sin hở các cấp học vùng ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.9.

Tình trạng lưu ban và bỏ học của học sin hở các cấp học vùng ĐBSCL Xem tại trang 52 của tài liệu.
29.40%Chưa biết chữ - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

29.40.

%Chưa biết chữ Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.14 Cơ cấu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn theo ngành của ĐBSCL                   - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.14.

Cơ cấu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn theo ngành của ĐBSCL Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.16 Nhu cầu được học nghề của lực lượng lao động ở ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.16.

Nhu cầu được học nghề của lực lượng lao động ở ĐBSCL Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.17 Nhu cầu bổ sung thêm kiến thức của lực lượng lao động ở ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.17.

Nhu cầu bổ sung thêm kiến thức của lực lượng lao động ở ĐBSCL Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.18 Chiều cao và trọng lượng trung bình phân theo giới tín hở các độ tuổi - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.18.

Chiều cao và trọng lượng trung bình phân theo giới tín hở các độ tuổi Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.23 Số lượng trường phổ thông của ĐBSCL qua các năm học - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.23.

Số lượng trường phổ thông của ĐBSCL qua các năm học Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 2.24 Số trường học và học sinh, sinh viê nở các bậc học của ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.24.

Số trường học và học sinh, sinh viê nở các bậc học của ĐBSCL Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 2.28 Cơ cấu học sinh, sinh viên theo trình độ đào tạo tại ĐBSCL           Đơn vị tính: Nghìn người  - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.28.

Cơ cấu học sinh, sinh viên theo trình độ đào tạo tại ĐBSCL Đơn vị tính: Nghìn người Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 2.29 Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành đào tạo tại ĐBSCL                            Đơn vị tính: Nghìn người  - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.29.

Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành đào tạo tại ĐBSCL Đơn vị tính: Nghìn người Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 2.30 Số lượng học sinh, sinh viên trên một giáo viên - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.30.

Số lượng học sinh, sinh viên trên một giáo viên Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 2.32 Cơ cấu giáo viên THCN theo trình độ chuyên mô nở ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.32.

Cơ cấu giáo viên THCN theo trình độ chuyên mô nở ĐBSCL Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 2.35 So sánh chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu/tháng ở một số vùng  - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.35.

So sánh chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu/tháng ở một số vùng Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 2.36 Tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền chủ yếu theo vùng năm 2002-2003 - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.36.

Tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền chủ yếu theo vùng năm 2002-2003 Xem tại trang 85 của tài liệu.
Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội 2001 – 2003, (2004), Nxb thống kê, Hà Nội, [66]. Qua phỏng vấn người lao động tại vùng: có 77,8% ý kiến trả lời nơi ở của họ  gần cơ sở khám chữa bệnh, chỉ có 22,2% ý kiến trả lời là ở xa và 86,70% người lao  động thường xu - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

gu.

ồn: Tình hình kinh tế xã hội 2001 – 2003, (2004), Nxb thống kê, Hà Nội, [66]. Qua phỏng vấn người lao động tại vùng: có 77,8% ý kiến trả lời nơi ở của họ gần cơ sở khám chữa bệnh, chỉ có 22,2% ý kiến trả lời là ở xa và 86,70% người lao động thường xu Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 2.39 Số y, bác sỹ bình quân trên một vạn dân của vùng ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.39.

Số y, bác sỹ bình quân trên một vạn dân của vùng ĐBSCL Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 2.42 Các dịch vụ văn hóa, tinhthầ nở ĐBSCL - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

Bảng 2.42.

Các dịch vụ văn hóa, tinhthầ nở ĐBSCL Xem tại trang 89 của tài liệu.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm (bảng 2.48), kéo theo số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng không nhiều - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

c.

ấu kinh tế chuyển dịch chậm (bảng 2.48), kéo theo số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng không nhiều Xem tại trang 98 của tài liệu.
Về nội dung, thực chất đây là một hình thức đào tạo theo địa chỉ, cách tiến hành như sau:  - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

n.

ội dung, thực chất đây là một hình thức đào tạo theo địa chỉ, cách tiến hành như sau: Xem tại trang 114 của tài liệu.
Ba là, đa dạng hóa các hệ đào tạo nghề dưới các hình thức: - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

a.

là, đa dạng hóa các hệ đào tạo nghề dưới các hình thức: Xem tại trang 119 của tài liệu.
700 bảng câu hỏi được phân bố như sau: - 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010

700.

bảng câu hỏi được phân bố như sau: Xem tại trang 164 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan