Những bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia

Một phần của tài liệu 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 (Trang 26)

trong khu vực và thế giới

Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia đi trước, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực, để rút ra những bài học về đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý và có hiệu quả là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Tất nhiên, hiệu suất áp dụng những bài học này còn phụ thuộc vào những điểm tương đồng hay khác biệt giữa Việt Nam với các quốc gia đó. Vì vậy, trước khi nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nước, theo chúng tôi, cần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam với các quốc gia đó, trước hết là các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á.

* Những điểm tương đồng

Một là, phát triển nguồn nhân lực ở các nước Đông Á đều bắt đầu vào thời điểm

thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Hai là, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là thuộc địa của các đế

quốc Anh, Pháp, Mỹ và lần lượt giành lại độc lập sau thế chiến thứ hai. Do vậy, các nước này đều có chung một hoàn cảnh là đất nước bị chiến tranh tàn phá, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ dân trí thấp, nhưng lại có cơ cấu dân số trẻ, nhân dân rất hiếu học, cần cù, chịu khó và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

Ba là, xuất phát điểm CNH của các nước Đông Á và Đông Nam Á rất thấp, đó

là từ nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.

* Những điểm khác biệt

Một là, trước sự phát triển nhanh cùng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật

thời cơ và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam và ĐBSCL nói riêng hiện nay khẩn trương hơn và lớn hơn so với các nước Đông Á thời kỳ đầu CNH.

Hai là, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay diễn ra trong điều kiện

thuận lợi về mặt bằng dân trí và kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.

Ba là, thời kỳ đầu công nghiệp hóa, các nước Đông Á và Đông Nam Á chủ yếu

gắn nền kinh tế với nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp lên công nghiệp. Còn Việt Nam trong thời kỳ đầu CNH, phải đồng thời thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, gắn liền với chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức.

Với quan điểm khai thác triệt để những điểm tương đồng, gạn lọc những điểm khác biệt. Trên cơ sở phân tích những thành công và thất bại trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia trong khu vực và thế giới, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL như sau:

Bài học thứ nhất, coi giáo dục - đào tạo đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực

Phần lớn các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ở Indonesia là 57%, ở Thailand là 39% và Malaysia là 50% những năm 1960 [180]. Thu nhập dân cư phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất tiểu nông và tiểu thương. Vì vậy, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước dù theo mô hình hướng nội hay hướng ngoại, các quốc gia này đều nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo là yếu tố quyết định tạo nên công bằng xã hội, tăng thu nhập và tạo khả năng tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững.

Các quốc gia có xuất phát điểm thấp, với lực lượng lao động đông, trẻ và rẻ, đều nhận thức sâu sắc rằng, muốn nâng cao mức sống, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thì chỉ có một con đường duy nhất là biến đất nước thành một xã hội có học vấn cao. Kinh nghiệm của bốn con rồng nhỏ Châu Á cho thấy, sự phát triển như vũ bão của

khoa học - kỹ thuật không tách rời giáo dục và đào tạo nhân tài ở trình độ cao. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore thành công nhanh hơn trong tiến trình CNH do họ có một đội ngũ trí thức đông đảo, có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công kiến thức mới và công nghệ tiên tiến.

Ở các nước ASEAN, với chủ trương phát triển giáo dục cho mọi người không phân biệt đẳng cấp, dân tộc nên họ đã nhanh chóng căn bản hoàn thành các chương trình quốc gia xóa mù chữ và phổ cập tiểu học (hầu hết các nước ASEAN có tỷ lệ người biết chữ cao, chiếm khoảng 80% - 90% dân số) để chuyển sang một bước cao hơn là phổ cập trung học (Thailand, Indonesia, Malaysia) [180].

Từ nhận thức trên, để phát triển nguồn nhân lực, các nước phát triển và đang phát triển đều tập trung hướng vào giải quyết các vấn đề:

Một là, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo, bên cạnh tăng cường ngân sách Nhà nước

Nguồn lực đầu tư được huy động từ nhiều phía (ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, đóng góp của cha mẹ học sinh và người học, của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội) dưới các hình thức: tài trợ, lập quĩ hay cơ sở đào tạo, nộp thuế đào tạo nguồn nhân lực… Riêng về ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục - đào tạo, một số quốc gia đạt mức khá cao trong GDP là Mỹ 5,5%; Úc 5,5%; Nhật 5,2%; Hàn Quốc 5,8%; Malaysia 6,1%; Singapore 4,27%; Thailand 5,0% và Trung Quốc 4 - 6% [178], (bảng 1.4).

Bảng 1.4 Chi tiêu Nhà nước cho giáo dục ở một số quốc gia Quốc gia 1980 (%GDP) 1991 (%GDP) 2000 (%GDP) 1995 – 2000 (% ngân sách Chính Phủ) Nhật Bản Indonesia Hàn Quốc Malaysia Philippines Singapore HongKong 4,8 2,7 3,7 5,0 1,7 2,8 2,4 5,6 - 4,45 5,6 2,9 4,17 3,18 5,2 3,45 5,8 6,1 3,52 4,27 3,94 - 14,9 19,8 20,4 15,7 21,3 17,0

Nguồn: World Bank (2000), World Development Indicators, Oxford, London [178]. Ở Việt Nam, mức đầu tư cho giáo dục – đào tạo năm 2003 là 3,0% GDP (17,5% ngân sách) chứng tỏ hãy còn quá thấp so với các quốc gia nói trên. Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng mức đầu tư này sẽ được tăng nhanh trong những năm tới, vì để đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược giáo dục - đào tạo, thì đến năm 2010 tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước phải đạt 25% - 30%, tức là khoảng 4% - 5% GDP.

Trong phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục, hầu hết các nước ASEAN đều ưu tiên giáo dục cơ sở (giáo dục tiểu học và trung học cơ sở). Năm 1985, Indonesia dành tới 89% ngân sách cho giáo dục cơ sở và chỉ có 9% cho giáo dục bậc cao. Ở Malaysia, giáo dục cơ sở chiếm 75% và giáo dục bậc cao chiếm 14,6% ngân sách giáo dục; ở Singapore, tỷ lệ này là 64,6% và 35,4%; ở Thailand là 81,3% và 12%. Tuy nhiên, trước những thách thức của thời đại, từ cuối thập niên 80 trở lại đây, nhu cầu đầu tư cho giáo dục bậc cao đã tăng lên ở các nước ASEAN. Năm 2000, giáo dục bậc cao của Indonesia chiếm 14,8% ngân sách giáo dục, ở Malaysia là 20,4%, ở Singapore là 21,3% và Thailand là 21,1% [166]. Ở Việt Nam, hiện tại tỷ lệ ngân sách Nhà nước

cho giáo dục tiểu học đã có sự tương đồng với các nước, nhưng cho giáo dục trung học cơ sở và giáo dục bậc cao còn thấp.

Hai là, thực hiệnxã hội hóa giáo dục

Đây là xu hướng phát triển hiện nay ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Xã hội hóa giáo dục chính là công cụ để tạo ra cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi người và huy động sự đóng góp của họ cùng với ngân sách nhà nước nhằm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục - đào tạo và tiến tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Các quốc gia ở Đông Á rất quan tâm và thực hiện tốt chính sách này bằng cách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các phương thức huy động vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo, như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở các trường ngoài công lập ở các cấp, các bậc học.

- Quy định thuế phụ thu dành riêng cho giáo dục để tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp trực tiếp vào giáo dục.

- Lập hội bảo trợ phi chính phủ do các tập đoàn kinh tế, các mạnh thường quân, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, kiều bào ở nước ngoài… đóng góp dưới các hình thức quà tặng, quỹ bảo trợ, quỹ học bổng.

- Cho phép và tạo điều kiện để học sinh đi du học tự túc ở nước ngoài (Trung Quốc rất chú trọng hình thức này).

Ba là, gia tăng qui mô và chất lượng giáo dục đại học trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ, bên cạnh phát triển hệ thống đào tạo nghề

Kinh nghiệm của các nước Đông Á cho thấy, trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, nhu cầu về lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với công nhân kỹ thuật lành nghề là rất lớn so với các lĩnh vực khác. Do vậy, việc gia tăng đầu tư cho giáo dục đại học, phát triển đào tạo nghề là rất cần thiết, nhưng cần điều chỉnh cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng về qui mô, gắn liền với củng cố chất lượng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật, công nghệ phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp mũi nhọn (được xác định trong

chiến lược kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia). Đáp ứng yêu cầu này, nhiều nước ở Đông Á đã sớm có các chính sách khuyến khích sinh viên theo học các ngành mà nền kinh tế có nhu cầu cao. Điển hình là Nhật Bản và Đài Loan, họ đã xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn nghề nghiệp đến từng trường trung học phổ thông. Nhờ đó, tỷ lệ sinh viên theo học ở các ngành kỹ thuật đã tăng nhanh. Đồng thời, giáo dục nghề sau trung học với các khóa học từ 2 - 3 năm cũng được quan tâm phát triển như một phương án thay thế giáo dục đại học, nhằm thu hút hết số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông không thể hoặc không muốn vào đại học. Hầu hết các quốc gia Đông Á đã ban hành Luật đào tạo nghề vào giai đoạn đầu CNH, HĐH đất nước [39].

Ngoài ra, các quốc gia này đều xây dựng những mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với nhà trường trong hệ thống giáo dục, đào tạo nghề. Các doanh nghiệp được đặt tại nhà trường và được sử dụng như là một bộ phận của hệ thống học nghề để kết hợp “học với hành” và đào tạo bằng công việc.

Bốn là, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên

Các quốc gia đều quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giáo viên và có những chính sách khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong sự nghiệp giáo dục. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các chính sách cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho giáo viên, như: cải tiến chế độ tiền lương, xây dựng nhà ở, cư xá giáo viên, áp dụng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với những giáo viên là giáo sư, tiến sỹ… nhằm giúp họ yên tâm gắn bó với nghề và kích thích sự đầu tư, cống hiến của họ cho giáo dục. Tại Thailand, chính phủ thực hiện các chính sách: cải tiến quá trình đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, xem giáo viên như những nhà quản lý phát triển cộng đồng… Một số quốc gia khác trong khu vực chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng và được trợ cấp kinh phí mua sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo; ban hành chính sách khuyến khích và chế độ khen thưởng đối với những giáo viên thực sự có năng lực và tâm huyết với nghề.

Năm là, phân cấp trong quản lý giáo dục

Việc phân cấp trong quản lý giáo dục tạo điều kiện cho các nhà trường, các cơ quan, tổ chức quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chủ động tham gia vào phát triển giáo dục - đào tạo, giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, giảm thiểu cơ chế quản lý theo lối hành chính, quan liêu. Ở Thailand, cải cách giáo dục nhằm phân quyền xuống các địa phương; ở Nhật Bản, trao quyền tự chủ cho các trường đại học về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và nhân sự trong nhà trường. Ở phần lớn các quốc gia, cơ quan nhà nước quản lý giáo dục đại học là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài học thứ hai, phát triển nguồn nhân lực dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa

truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của các nước ASEAN hướng tới việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (đặc biệt là các triết lý Phật giáo, Đạo giáo được đưa vào nhà trường), đồng thời, mạnh dạn tiếp thu các giá trị văn minh phương Tây trong quá trình cải cách mở cửa như: phổ cập tiếng Anh, tiếp thu công nghệ cùng với văn hóa trong kinh doanh, quản lý, lối sống… Chính sự kết hợp hài hòa này của các quốc gia đã tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo trong quá trình phát triển, hội nhập với nền văn minh nhân loại, đồng thời tạo nên những tiềm lực phát triển nguồn nhân lực thích ứng với nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Ngoài ra, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo, các quốc gia đã loại bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp để gìn giữ bản sắc và các giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc.

Bài học thứ ba, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Ở các quốc gia Đông Á, chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo được hoạch định nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho CNH,

HĐH, đồng thời luôn có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp với các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi giai đoạn trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Ở thời kỳ chuẩn bị cất cánh công nghiệp (ổn định và khôi phục phát triển kinh

tế), các nền kinh tế Đông Á có nguồn nhân lực dồi dào và rẻ, nhưng chất lượng thấp, bên cạnh các nguồn lực khác lại rất thiếu để có thể cùng một lúc đáp ứng nhiều nhu cầu tạo đà cho giai đoạn cất cánh. Đây là lý do cơ bản dẫn đến họ đã lạc hậu rất xa so với các nền kinh tế Tây Âu và Mỹ. Để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học, các nước Đông Á đã ưu tiên đầu tư cao nhất cho bậc giáo dục này. Nhờ đó, họ đã sớm hoàn thành phổ cập tiểu học, tạo nền tảng quan trọng cho sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Đây thực sự là sự chuyển đổi thành công từ gia tăng trình độ giáo dục sang gia tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ở thời kỳ cất cánh công nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ

trọng công nghiệp từ các hoạt động có giá trị gia tăng thấp sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao. Vì thế, ngay sau khi hoàn

Một phần của tài liệu 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 (Trang 26)