đã và đang cản trở quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của toàn vùng
Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng trong việc đưa cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông - lâm - thủy sản. Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp của vùng còn những biểu hiện yếu kém cần phải được khắc phục nhanh chóng:
Một là, mức độ cơ giới hóa, hóa học hóa, ứng dụng công nghệ sinh học còn thấp
cả về tỷ trọng và trình độ công nghệ, hệ thống thủy lợi thiếu đồng bộ. Sự tăng trưởng nông nghiệp của vùng còn nặng về phát triển theo chiều rộng, chạy theo số lượng,
năng suất và chất lượng chưa cao, đã làm hạn chế đến hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của vùng. Việc cơ giới hóa, nhìn chung đã thực hiện được khá nhiều khâu, như: làm đất, tưới tiêu, vận tải, thu hoạch và bảo quản…, nhưng số hộ sử dụng còn rất thấp. Hơn nữa, phần lớn máy móc thiết bị đều quá cũ, kém chính xác, nên tính năng, tác dụng và năng suất rất hạn chế. Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu còn tùy tiện gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm. Chất lượng giống đã có bước nhảy vọt, nhưng còn thiếu ổn định và chưa được cung ứng đầy đủ, giá cao và điều kiện sử dụng phức tạp, nên số hộ nông dân sử dụng giống tốt chưa nhiều (chỉ khoảng 8% - 10%).
Việc nạo vét và đào mới hệ thống kênh mương, hình thành hệ thống tưới tiêu dày đặc đã gây cản trở đến khả năng thoát lũ. Việc tôn cao các tuyến giao thông dọc theo hệ thống kênh mương, đê bao, bờ bao chống lũ, trong khi các kênh thoát lũ quy mô chưa đủ, các cầu khẩu độ thoát lũ nhỏ, đã làm cho nước lũ dâng cao và gây ngập kéo dài, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng.
Hai là, khoa học công nghệ và công nghiệp của vùng chưa đủ sức trang bị và
hiện đại hóa cho nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao quá ít, hệ thống các viện, trung tâm nghiên cứu đóng trên địa bàn vùng còn rất mỏng và thiếu hiện đại, số lượng các trường đại học không nhiều và chất lượng chưa cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô và trang thiết bị thiếu đồng bộ. Do vậy, hiện tại ĐBSCL vẫn phải dựa vào công nghiệp của Tp. HCM, các tỉnh trọng điểm phía Nam và thông qua chuyển giao công nghệ của nước ngoài (trên thực tế, hoạt động này còn hạn chế vì chi phí cao).
Ba là, sản xuất nông nghiệp của vùng còn mang nặng tính truyền thống, tập
quán nên đã hạn chế đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong cơ chế thị trường. Biểu hiện trước hết là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, hình thức tổ chức sản xuất hợp tác chưa mang lại hiệu quả và đang có xu hướng quay về sản xuất gia đình, cá thể. Đây cũng là nguyên nhân đưa
đến cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, hoặc chỉ hợp lý ở phạm vi gia đình, địa phương nhỏ hẹp, nhưng lại bất hợp lý cho cả vùng. Việc tổ chức một số ngành nghề không dựa vào thế mạnh của địa phương, không tính toán hiệu quả kinh tế xã hội, thậm chí đã dẫn đến sự hủy hoại môi trường tự nhiên ở một số nơi. Chẳng hạn, trong ngành nuôi trồng thủy sản (ở Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh), diện tích nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm được mở rộng nhanh chóng ở nhiều địa phương, thậm chí bất chấp tàn phá rừng ngập mặn để có hồ, ao nuôi tôm. Hệ quả là lãng phí về nguồn lực đầu tư và gây khó khăn không những cho việc đưa cơ giới hóa, thủy lợi hóa vào sản xuất nông nghiệp, mà cả việc tiếp cận và áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào hoạt động sản xuất và chăn nuôi.
Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, ĐBSCL đã có bước phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đó là: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trong công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP; giải quyết việc làm; tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu thì hãy còn quá chậm, thể hiện trên các mặt:
Một là, công nghiệp nông thôn phát triển mang tính tự phát, dàn trải, nghĩa là
tính chủ động và yếu tố qui hoạch dường như chưa phát huy hiệu quả. Thể hiện khá rõ nét là khắp vùng, ở địa phương nào cũng dày đặc các cơ sở xay xát, chế biến thủy sản, sản xuất đường mật. Trong khi đó, cây ăn trái - một tiềm năng lớn của vùng, thì công nghiệp thu hoạch, chế biến, bảo quản lại chưa phát triển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày da chỉ có ở đô thị, còn ở nông thôn gần như chưa xuất hiện. Thực trạng này đã gây ra tình trạng: tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho người nông dân; hạn chế giải quyết việc làm và vấn nạn ô nhiễm môi trường nguồn nước lên đến mức báo động.
Hai là, qui mô các cơ sở sản xuất còn nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn
lạc hậu và thiếu đồng bộ. Các cơ sở sản xuất ở nông thôn ĐBSCL đa số có qui mô nhỏ, vốn ít, số lao động thường xuyên khoảng từ 10 - 15 người, thậm chí chỉ 3 - 4 người. Về máy móc thiết bị, ngoài máy động lực chủ yếu được nhập ngoại, thì đại bộ phận của
thế hệ trước, hoặc được sản xuất trong nước, tại địa phương theo kiểu tự chế nên khó thực hiện hoặc không hiệu quả. Công nghệ chế biến nông - lâm - thủy sản còn theo kinh nghiệm, truyền thống, chủ yếu chỉ mới dừng lại ở giai đoạn sơ chế. Nhiều cơ sở, chủ yếu trong lĩnh vực xay xát, đánh bóng gạo do đầu tư thiếu đồng bộ từ khâu đầu thu hoạch đến khâu cuối bảo quản trước khi đưa vào chế biến, nên chất lượng sản phẩm và hiệu quả chưa cao.
Ba là, vấn đề liên kết, hợp tác giữa công nghiệp nông thôn với các cơ sở công
nghiệp lớn ở đô thị, khu công nghiệp trong và ngoài vùng còn xúc tiến chậm và chưa mang lại hiệu quả. Công nghiệp ngoài vùng đầu tư về ĐBSCL không nhiều và dường như chỉ tập trung ở các đô thị lớn, còn ở nông thôn nếu có chỉ là các đại lý phân phối hoặc thu gom, bảo quản nguyên liệu. Thực tế đó là do các địa phương trong vùng chưa có chính sách khuyến khích các cơ sở công nghiệp ở đô thị, các khu công nghiệp ngoài vùng đầu tư về nông thôn.
Bốn là, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chưa hợp lý, công nghiệp động lực ít
được quan tâm đầu tư. Hiện tại, công nghiệp ở nông thôn ĐBSCL tập trung chủ yếu giải quyết đầu ra sản phẩm nông - thủy sản. Do đó, các cơ sở công nghiệp phần lớn là các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm (xay xát gạo, chế biến thủy sản, đường, rau quả hộp, chế biến dừa, khóm, bia…). Các ngành công nghiệp khác, thì chỉ có công nghiệp xây dựng (sản xuất xi măng, gạch nung, đá...) có qui mô tương đối; còn các ngành có tính động lực cho sự phát triển lâu dài của vùng (công nghiệp cơ khí, đóng tàu, điện tử, điện dân dụng) và những ngành cho phép sử dụng nhiều lao động (dệt, may mặc, giày da…) lại chưa phát triển. Riêng công nghiệp cơ khí, ngoài các doanh nghiệp nhà nước thuộc các tỉnh An Giang, Long An, Tiền Giang có ưu thế trong chế tạo máy xay xát, sấy lúa, gặt; Đồng Tháp, Cần Thơ có ưu thế trong chế tạo một số phụ tùng máy kéo; Bến Tre trong chế tạo máy ép mía cải tiến, chế biến xơ dừa và Vĩnh Long trong chế tạo máy đập lúa liên hợp, máy làm đất…, thì tiềm lực của nó phụ thuộc vào khu vực ngoài nhà nước. Nhưng do qui mô nhỏ, thiết bị, công nghệ lạc hậu, chậm
được đổi mới, nên khả năng tự trang bị cho công nghiệp của vùng còn hạn chế, vì thế phải nhờ vào công nghiệp ngoài vùng.
Năm là, các ngành dịch vụ chưa tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH
nông thôn của vùng. Những năm gần đây, mạng lưới dịch vụ ở ĐBSCL đã bước đầu tăng trưởng khá nhanh, nhưng tập trung chủ yếu ở các đô thị, còn ở nông thôn lại rất hạn chế và gần như do tư thương nắm giữ, kiểm soát, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp vật tư, thu mua nông - thủy sản.
Hiện tại, cả vùng chưa có chợ đầu mối hàng nông - thủy sản có qui mô tầm cỡ. Việc bảo quản, tồn trữ sản phẩm nông - thủy sản còn nhiều khó khăn cả về năng lực hệ thống kho tàng, lẫn phương thức bảo quản đảm bảo chất lượng. Phương tiện vận tải đã tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng còn hạn chế, tỷ trọng phương tiện thô sơ khá cao, số phương tiện quá hạn sử dụng cũng khá lớn.
Hệ thống ngân hàng chủ yếu phục vụ cho tín dụng nông nghiệp, còn tín dụng nông thôn gần như bỏ ngỏ. Chính sách tín dụng công nghiệp chưa tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong khi chính họ lại có nhu cầu sử dụng nhiều vốn hơn khu vực nhà nước. Chính sách lãi suất và điều kiện vay vốn chỉ thuận lợi cho những nông dân khá giả, còn nông dân nghèo sẽ khó tiếp cận, vì họ không có, hoặc có thì giá trị tài sản thế chấp quá nhỏ.
Sáu là, hệ thống giao thông, mạng lưới điện và cấp nước ở nông thôn ĐBSCL
chậm được cải tạo và nâng cấp. Các tuyến giao thông chính nối liền trung tâm các tỉnh, huyện được mở rộng và trải nhựa, nhưng đang bị xuống cấp, thậm chí đến mức trầm trọng. Hệ thống đường nông thôn nối liền các xã và trong nội bộ xã chủ yếu vẫn là đường đất (80%). Theo số liệu năm 2002, tỉ lệ xã có đường ô tô về đến trung tâm xã chiếm 79,9% (cả nước là 94,6%), thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Hệ thống cầu kiên cố, cầu tạm có khoảng tĩnh không thấp chậm được cải tạo, nâng cấp. Hệ thống đường thủy được coi là huyết mạch giao thông chính trong nội vùng, nhưng do
chậm được nạo vét sau các mùa lũ, cộng với tình trạng xâm lấn kênh mương làm đầm, ao nuôi trồng thủy sản của nông dân đang là trở ngại lớn cho hoạt động lưu thông.
Về mạng lưới điện, tỷ lệ xã có điện lưới năm 2002 ở ĐBSCL là 98,3%, ngang với Đông Nam Bộ và chỉ sau Đồng bằng sông Hồng. Nhưng do dân cư phân bố thưa thớt, hệ thống đường dây kém chất lượng, dẫn đến hao tổn điện năng lớn và kéo theo giá điện quá cao, nên số hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng lại thấp, chỉ có 73,82%, bình quân cả nước là 86,49% [32].
Về cấp thoát nước, theo số liệu điều tra năm 2002, số xã ở ĐBSCL có dân cư sử dụng nước sông, ao, hồ làm nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt chiếm tỷ lệ 36,38% (cả nước là 9,38%) [32]. Hệ thống xả thải còn ít được quan tâm nên càng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước, đặc biệt ở các vùng nuôi trồng và chế biến thủy sản phát triển.
Bảng 2.45 Tình hình giao thông, điện, nước ở nông thôn ĐBSCL
ĐBSCL Cả nước 1998 2000 2002 1998 2000 2002 1. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã 2. Tỷ lệ xã có điện lưới 3. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới thắp sáng 4. Tỷ lệ xã có dân cư dùng nguồn nước sông hồ để ăn uống, sinh hoạt
73,20 93,30 40,26 79,90 98,30 38,45 82,60 98,82 73,82 36,68 91,60 82,90 14,84 94,60 89,10 11,60 96,15 92,46 86,49 9,38
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2000 - 2003, (2004), Nxb Thống kê, Hà Nội, [32]. Bảy là, tốc độ đô thị hóa nông thôn còn chậm. Cả vùng có hơn 110 đô thị với dân số gần 3,4 triệu người. Tính trung bình cứ khoảng 8 - 10 Km theo quốc lộ, tỉnh lộ là
có một thị tứ hoạt động tương đối sầm uất. Nhưng phải nói rằng, chất lượng các đô thị của vùng còn thấp cả về quy mô và mức độ hiện đại, số cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không nhiều, các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt là chủ yếu. Trong số các đô thị của ĐBSCL, hiện chỉ có 1 đô thị loại I là thành phố Cần Thơ, 9 đô thị loại III, 11 đô thị loại IV, còn lại là đô thị loại V [97, tr. 167-172]. Tốc độ đô thị hóa (xét theo dân số) bình quân năm từ 1995 - 2003 của vùng là 0,50% (cả nước là 0,63%), nâng tỷ lệ đô thị hóa của vùng lên 19,71% năm 2003 (cả nước là 25,80% - bảng 2.46). Do tốc độ đô thị hóa thấp nên đã không tạo ra nhiều động lực cho khu vực nông thôn thay đổi diện mạo và cản trở đến tiến trình CNH, HĐH nông thôn của vùng.
Bảng 2.46 Tỷ lệ đô thị hóa của ĐBSCL
ĐVT 1995 1999 2001 2003 ĐBSCL % 15,69 17,10 18,20 19,71
Cả nước % 20,75 23,50 24,74 25,80
Nguồn: Niên giám thống kê 2003, (2004), Nxb Thống kê, Hà Nội, [74].
Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL diễn ra chậm đã cản trở đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là hệ quả mang tính trực tiếp và có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực của vùng. Theo kết quả điều tra, cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ĐBSCL trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng hãy còn chậm so với yêu cầu đặt ra (bảng 2.47).
Bảng 2.47 Cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ĐBSCL
ĐVT 1997 1999 2001 2003
Khu vực I % 72 70 67,5 64,2
Khu vực II % 11 12 13,1 13,7
Khu vực III % 17 18 19,4 22,1
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm (bảng 2.48), kéo theo số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng không nhiều. Theo kết quả điều tra, năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003, cả vùng chỉ giải quyết được việc làm cho 150.738 người, trong khi mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới trên dưới 250 nghìn người [17].
Bảng 2.48 Cơ cấu kinh tế của ĐBSCL và cả nước
ĐBSCL Cả nước 1997 1999 2001 2003 1997 1999 2001 2003 Nông-lâm-thủy sản (%) 56,4 53,6 51,7 49,7 25,77 25,43 23,24 21,8 Công nghiệp và xây dựng (%) 15,8 17,0 18,6 20,5 32,08 34,49 38,13 39,95 Dịch vụ (%) 27,8 29,4 29,7 29,8 42,15 40,08 38,63 38,22 Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2000 - 2003, (2004), Nxb Thống kê, Hà Nội, [71,73].