Nhóm giải pháp 5: Phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân

Một phần của tài liệu 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 (Trang 140)

nhân tài nhằm không những giữ được nhân tài của vùng, mà còn lôi kéo nhân tài từ bên ngoài đến phục vụ lâu dài tại vùng, đồng thời phát huy tối đa khả năng và sự cống hiến của họ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng bằng các giải pháp cụ thể sau:

3.2.5.1 Cải cách thể chế hiện tại, tạo ra môi trường thuận lợi để kích thích tài năng nảy nở và phát triển

Đó là cải thiện môi trường học tập, làm việc theo hướng tạo ra môi trường thực sự dân chủ và thuận lợi, nhằm tạo ra một bầu không khí học tập, làm việc thoải mái, giàu tính thi đua, sáng tạo, trong đó mọi người đều được khuyến khích trình bày ý tưởng khoa học và phát huy tối đa tài năng của mình. Việc làm này càng có ý nghĩa hơn đối với cấp giáo dục mầm non và tiểu học, vì đây là nơi hình thành nhân cách, thức dậy và ươm mầm tài năng. Theo đó:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức công dân; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách, phương pháp đối nhân xử thế, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhằm giúp cho mọi người ý thức được sự cần thiết phải tạo ra một môi trường dân chủ trong mọi hoạt động và quan hệ của con người, để từ đó chỉ đạo suy nghĩ và hành động của họ.

Hai là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng theo các hướng:

• Xây dựng thêm một số viện và trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ có trình độ cao, trước hết là Viện nghiên cứu thủy sản, Viện hóa chất, Trung tâm công nghệ sinh học, để giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ đặc thù cho vùng; tăng đầu tư để mở rộng quy mô và hiện đại hóa trường, lớp, phòng thí nghiệm, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động dạy - học, nghiên cứu và phát triển tài năng. Vì qua khảo sát số lượng trường chuyên, trường năng khiếu để đào tạo tài năng đối với học sinh phổ thông còn rất khiêm tốn so với cả nước và hầu như chỉ tập trung ở cấp tỉnh,

còn số huyện, thị có trường chuyên rất ít, hơn nữa qui mô còn nhỏ và trang bị kỹ thuật không khác đáng kể so với trường không chuyên. Cả vùng chỉ có Đại học Cần Thơ, Viện Lúa và Viện nghiên cứu giống cây trồng miền Nam là có phòng thí nghiệm qui mô tương đối lớn và hiện đại để sinh viên và cán bộ có thể thực hiện nghiên cứu khoa học.

• Tăng kinh phí cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động dạy và học, ứng dụng, kiểm nghiệm lý thuyết; mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cũng như hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, học sinh, sinh viên, cán bộ khoa học để họ toàn tâm, toàn ý với hoạt động phát triển tài năng.

Ba là, đa dạng hoá các mô hình hoạt động, cải tiến phương thức kiểm tra và đánh giá để sớm phát hiện được những triển vọng tài năng

Về mô hình hoạt động, cần gắn hoạt động của mỗi cá nhân vào trong tập thể, cộng đồng, trong đó thích hợp nhất là mô hình học tập theo nhóm, làm việc theo nhóm. Tùy theo từng loại hình hoạt động, mà số lượng thành viên trong mỗi nhóm có thể ít hoặc nhiều nhưng không nên quá ít, cũng như quá nhiều. Nếu quá ít sẽ gây hiện tượng rời rạc, mỗi cá nhân làm mỗi phần việc riêng rẽ, nên không kích thích nảy nở tài năng và không phát hiện được; nếu quá đông, sẽ xảy ra tình trạng thiếu sự phân công, phối hợp rạch ròi, dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân và do đó tài năng khó xuất hiện.

Về phương thức kiểm tra, theo chúng tôi, phụ thuộc vào đặc tính của mỗi môn học hay công việc và mục đích của kiểm tra là đánh giá kiến thức toàn diện hay đánh giá một loại kỹ năng, mà có thể chọn một trong những hình thức như: tổ chức hội thảo, báo cáo, thuyết trình, nhập vai, tổ chức thi tuyển... Mỗi hình thức kiểm tra thích hợp với mỗi phương thức đánh giá như: đánh giá toàn diện hay đánh giá một lần, đánh giá hội đồng hay đánh giá cá nhân. Vấn đề khó khăn trong việc đánh giá là xây dựng thang đo, vì tài năng của cá nhân được xác định bằng một hệ thống các tiêu chí chứ không

phải là một tiêu chí. Trên thực tế, có những lúc chúng ta đã sử dụng thang đo hoặc không chính xác, hoặc thiếu khách quan, nên dẫn đến phát hiện không đúng người có tài năng thực sự và do đó tác động xấu đến tâm lý của các triển vọng tài năng và ý thức xã hội.

Bốn là, tổ chức thường xuyên hơn các cuộc thi phát hiện triển vọng tài năng theo quy mô và cấp độ tăng dần từ huyện, tỉnh đến khu vực, đặc biệt là các cuộc thi tuổi trẻ tài năng sáng tạo trên các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật công nghệ…

3.2.5.2 Đẩy mạnh hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân tài bằng các biện pháp:

Một là, đưa các triển vọng tài năng vào các cơ sở đào tạo phù hợp

• Đối với học sinh phổ thông là các trường chuyên, trường năng khiếu; • Đối với sinh viên là các trường đại học chất lượng cao;

• Đối với cán bộ đang công tác là các trường đại học, viện nghiên cứu, các công ty có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển tài năng.

Trong điều kiện hiện nay, khi các trường chuyên của vùng còn hạn chế về số lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực của đội ngũ giáo viên; cả vùng chưa có trường đại học chất lượng cao; số viện nghiên cứu, số công ty có điều kiện nghiên cứu còn rất ít, thì ĐBSCL cần có chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong và ngoài nước để một bộ phận học sinh, sinh viên, cán bộ của vùng có điều kiện tiếp cận, học tập và nghiên cứu. Tất nhiên, cần có chế tài bảo đảm để sau thời gian đào tạo họ trở về phục vụ cho các địa phương trong vùng.

Hai là, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tài năng • Đối với các trường chuyên, trường năng khiếu, chương trình đào tạo phải có sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục cơ bản với giáo dục chuyên sâu, nhằm bảo đảm cho các tài năng có kiến thức chuyên sâu, nhưng không thiếu toàn diện. Nội dung giáo dục không quá nặng làm hạn chế sự phát triển trí tuệ sáng tạo. Phát triển hình thức học

nhóm, sử dụng phương pháp dạy học gợi mở, theo đó giáo viên hướng dẫn, học sinh tự suy luận và trả lời.

• Đối với sinh viên, cần có sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục đại cương và giáo dục chuyên ngành, bảo đảm chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành, trên cơ sở nền tảng kiến thức đại cương vững chắc. Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống và tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên, theo đó giáo viên chủ đạo tổ chức giờ học, hướng dẫn, gợi mở để đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề, tổ chức cho sinh viên thảo luận, hội thảo, nhập vai giải quyết vấn đề; đồng thời tăng cường cách học diễn giải và lập luận.

Ba là, phát triển nhanh đội ngũ giáo viên tài năng, bằng cách:

• Sắp xếp lại, phân loại để chọn lọc giáo viên giỏi và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ.

• Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí để người thầy giỏi yên tâm đầu tư cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

• Tăng cường gửi giáo viên đi đào tạo và bồi dưỡng ở các trường chất lượng cao trong và ngoài nước, hoặc mời chuyên gia về đào tạo tại vùng.

3.2.5.3 Thu hút và sử dụng nhân tài có hiệu quả trên cơ sở hoàn thiện chế độ đãi ngộ và bố trí hợp lý nhằm ngăn chặn hiện tượng “chảy máu chất xám” và lôi kéo nhân tài đến làm việc tại vùng, đồng thời phát huy vai trò đầu tàu nguồn nhân lực của nhân tài cho sự nghiệp phát triển vùng. Giải quyết vấn đề này theo chúng tôi:

Một là, phải làm cho mọi người dân, mà trước hết là đối tượng cán bộ đứng đầu trong cơ quan Đảng và bộ máy chính quyền địa phương, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong vùng nhận thức rõ sự cần thiết phải thu hút và sử dụng nhân tài có hiệu quả để từ đó có chính sách trọng dụng hợp lý, đồng thời đẩy lùi hiện tượng “cục bộ, bản vị” trong bố trí và sử dụng cán bộ.

Hai là, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho lao động có trình độ cao theo phương châm “trải chiếu hoa mời gọi nhân tài”. Cụ thể là:

• Thực hiện chế độ cấp học bổng tài năng và những hỗ trợ khác, như: cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm và các thiết bị hiện đại cho những học sinh, sinh viên có nhiều triển vọng tài năng. Miễn, giảm hoặc hoàn trả học phí cho những sinh viên khá, giỏi sau khi ra trường tình nguyện về công tác tại các địa phương của vùng.

• Ưu tiên tuyển dụng và bố trí những đối tượng là sinh viên giỏi, kỹ sư tài năng theo đúng ngành nghề chuyên môn đào tạo; cải tiến chế độ quản lý theo hướng tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và những điều kiện khác để họ được tiếp cận với các công nghệ, thiết bị, phương pháp hiện đại và tham gia vào các chương trình đào tạo tài năng, các hoạt động nghiên cứu, hội thảo, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

• Tăng các khoản phụ cấp để cải thiện và tiến tới nâng cao thu nhập cho những cán bộ có trình độ cao về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có chính sách cấp đất, bố trí nhà ở, phương tiện đi lại và các điều kiện khác để họ yên tâm với cuộc sống và công việc, từ đó phát huy tối đa sức sáng tạo và sự cống hiến tài năng của họ cho các địa phương trong vùng.

• Tôn vinh của xã hội đối với các tài năng ngang tầm với vai trò và sự cống hiến của họ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Ba là, tổ chức sắp xếp lại cán bộ theo phương châm “dụng nhân như dụng mộc”, coi trọng nhân tài nhưng không xem nhẹ yếu tố nhân cách, phẩm chất đạo đức, bằng cách:

• Rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chí năng lực và đạo đức.

• Bố trí lại cán bộ theo nguyên tắc bảo đảm những cương vị quan trọng phải thuộc về những cán bộ có tài, có đức thực sự, đồng thời thực hiện việc luân chuyển và điều động cán bộ theo định kỳ.

Kết luận chương III

Phát triển nguồn nhân lực là một phạm trù có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều phạm trù khác của đời sống xã hội. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực phải sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp. Dưới góc độ nghiên cứu tổng thể kết hợp với thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL, chúng tôi đề xuất năm nhóm giải pháp cơ bản:

Một là, phát triển giáo dục - đào tạo. Hai là, đẩy nhanh đào tạo nghề.

Ba là, gia tăng tốc độ giải quyết việc làm.

Bốn là, kiểm soát tỷ lệ tăng dân số và cải thiện điều kiện sống của người

lao động.

Năm là, phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài.

Mỗi nhóm giải pháp được chia làm nhiều giải pháp nhỏ. Trong đó, chúng tôi đề cao nhóm giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo, vì nó là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến phát triển trí lực, thể lực, nhân cách, thẩm mỹ; là tiền đề, hoặc có tác động lớn đến việc thực hiện các giải pháp khác.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với ngành giáo dục - đào tạo ĐBSCL và chính quyền các địa phương trong vùng

Một là, khẩn trương hình thành Hội đồng nghiên cứu, tư vấn giáo dục - đào tạo của vùng, với chức năng:

• Nghiên cứu và hoạch định chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của vùng.

• Tham mưu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của cả nước và cho chính quyền các địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương.

• Tư vấn về quản lý và phát triển giáo dục - đào tạo cho các nhà trường và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo trên địa bàn của vùng.

Hai là, chính quyền của các tỉnh, thành phố cần tăng cường phối hợp trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực - chiến lược trung tâm để thực hiện các chiến lược khác của từng địa phương và toàn vùng.

2. Đối với các cơ quan nhà nước cấp Trung Ương

Một là, đề nghị Quốc hội và Chính phủ tăng đầu tư cho ĐBSCL ngang tầm với một vùng kinh tế lớn, có tiềm lực đứng thứ ba cả nước. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa.

Hai là, đề nghị Chính phủ nghiên cứu sát nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tạo ra sự quản lý thống nhất trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Trong điều kiện chưa sát nhập, cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành trong các vấn đề: đầu tư, tuyển sinh, đào tạo, đào tạo lại và chế độ đối với giáo viên, học sinh, sinh viên.

Ba là, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Dạy nghề, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thông tin tăng ngân sách phân bổ cho ĐBSCL; giúp ĐBSCL hoàn chỉnh qui hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trạm xá, nhà văn hóa, trung tâm thể thao của toàn vùng, đồng thời hỗ trợ về kinh phí, nhân lực để nhanh chóng nâng cấp, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của những cơ sở này.

Bốn là, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng hoàn thiện đề án cải cách giáo dục phổ thông; thực hiện cải cách triệt để giáo dục đại học và dạy nghề, trước hết là nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học, giáo trình, phương pháp đánh giá kết quả, phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, cấp phát và quản lý văn bằng; thực hiện phân cấp nhiều hơn cho cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các địa phương, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, trước hết là các trường đại học cả về tài chính, cũng như nội dung, chương trình và công tác tuyển sinh, đồng thời đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục - đào tạo.

Hoàn thiện qui trình khảo sát, thiết kế, xây dựng trường học, phòng thí nghiệm và mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học trong nhà trường, khắc phục tình trạng thủ tục phức tạp, kéo dài, nhưng lại thiếu chặt chẽ. Hệ quả là gây lãng phí, dễ phát sinh tiêu cực và khó khăn trong việc qui trách nhiệm, làm mất lòng tin trong nhân dân như đã xảy ra trong thời gian qua.

Năm là, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan nhà nước trung ương, khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan

Một phần của tài liệu 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 (Trang 140)