Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 (Trang 67 - 70)

Từ kết quả phân tích nêu trên, xét một cách toàn diện về thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL, chúng tôi có những nhận định sau:

* Mặt mạnh

Về số lượng, ĐBSCL có nguồn nhân lực dồi dào. Đó là có khoảng 10 triệu lao động trong độ tuổi (chiếm gần 62% dân số) và tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm khá cao (2,92% năm 2003).

Vchất lượng

Một là, nguồn nhân lực của vùng trẻ về tuổi đời và tuổi nghề.

Hai là, phần lớn người lao động có truyền thống yêu nước, có tư chất khá thông

minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Theo chúng tôi, đây là nhân tố nội lực quan trọng có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực khi được đầu tư hợp lý.

Ba là, trình độ văn hóa, chuyên môn và kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực

đang dần được nâng cao, cơ cấu nguồn nhân lực được cải thiện từng bước phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của vùng. Đây là dấu hiệu khởi đầu biểu hiện những chuyển biến về chất lượng nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo.

* Mặt tồn tại

Hiện tại lực lượng công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi của vùng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt, đầu ngành, đang thiếu trầm trọng và có nguy cơ bị hụt hẫng trong những năm tới.

Về chất lượng

Một là, nhìn chung nguồn nhân lực của ĐBSCL còn yếu về thể lực, thấp về chất

lượng, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là khả năng vận dụng thực tiễn.

Hai là, cơ cấu lao động còn bất hợp lý trên nhiều mặt, cả về phân bố lực lượng,

ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo và bố trí sử dụng. Có thể xem đây là tồn tại lớn nhất dẫn đến hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn nhân lực hiện nay và cũng là trở ngại hàng đầu cho việc phát triển nguồn nhân lực của vùng.

Ba là, một bộ phận không nhỏ trong lực lượng lao động có biểu hiện dao động

về tư tưởng chính trị, suy thóai về đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần học hỏi, cầu tiến, tinh thần hợp tác làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích hưởng thụ.

Về hiệu quả sử dụng

Hệ số sử dụng thời gian lao động còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao và đang có chiều hướng gia tăng nếu không có những chiến lược và giải pháp phát triển nguồn nhân lực kịp thời và hợp lý.

* Thuận lợi

Một là, ĐBSCL là vùng kinh tế có nhiều tiềm năng và thế mạnh, đó là quy mô

lớn về kinh tế, dân số và lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đạt mức khá cao đang tạo ra sức cầu và sức cung lớn cho thị trường lao động của vùng.

Hai là, môi trường pháp lý, kinh tế đang được hoàn thiện, đầu tư cho giáo dục và

đào tạo gia tăng, là vùng kinh tế lớn nên tất yếu ĐBSCL sẽ được Nhà nước dồn sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong những năm tới. Vì thế sẽ tạo ra điều kiện để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng.

Ba là, vị trí địa lý thuận lợi tạo cho ĐBSCL khả năng mở rộng quan hệ giao lưu,

học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ bên ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy sản của vùng. Đặc biệt, sự năng động của Tp. HCM sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực, bên cạnh phát triển kinh tế, thương mại, là phát triển nguồn nhân lực đối với những khu vực liền kề như ĐBSCL.

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL diễn ra trong bối cảnh toàn cầu

hóa và khu vực hóa, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã thu được những thành tựu vượt bậc; các quốc gia đi trước đã đúc rút những kinh nghiệm quý báu. Đó là những tiền đề quan trọng cho phép ĐBSCL nhanh chóng tiếp cận, chuyển giao, kế thừa và học hỏi những tri thức tiến bộ của nhân loại phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực của vùng.

* Thách thức

Một là, quy mô dân số và nhân lực lớn, tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng

năm tương đối cao, bên cạnh tạo ra sức cung lớn về nguồn nhân lực, thì cũng làm gia tăng áp lực giải quyết việc làm và tình trạng nghèo đói cho người dân trong vùng.

Hai là, phần lớn lực lượng lao động tập trung ở nông thôn và trong lĩnh vực nông

nghiệp, nên tư duy còn nặng về sản xuất nhỏ, bảo thủ, điều này đã hạn chế khả năng tiếp nhận, xử lý, áp dụng những kỹ năng mới và phương pháp lao động công nghiệp.

Ba là, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển, mức độ đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, bộ mặt nông thôn của ĐBSCL chậm được thay đổi. Theo chúng tôi, đây là bất lợi lớn trong việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ĐBSCL.

Bốn là, nằm giữa khu vực kinh tế năng động, nên ĐBSCL phải chịu áp lực cạnh

tranh gay gắt không chỉ trong nước, mà cả nước ngoài. Sự phát triển nhanh của Tp. HCM trong những năm sắp tới sẽ tạo ra lực hút về đầu tư và nguồn nhân lực. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL, đặc biệt là chính sách thu hút nhân tài, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực có trình độ cao.

Một phần của tài liệu 420 Phát triển nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)