Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010

MỤC LỤC

Phát triển nguồn nhân lực

“Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn… để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân loại. Do vậy, một cách đầy đủ và khái quát hơn, theo chúng tôi: phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ là quá trình tạo ra sự biến đổi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng.

Những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng

Có nghĩa là phát triển con người không chỉ xem xét dưới góc độ là nguồn lực đóng góp cho sự phát triển xã hội, mà còn là sự thỏa mãn các nhu cầu để con người sớm có điều kiện phát triển toàn diện. Đây chính là cơ sở giúp chúng ta lý giải vì sao nhiều quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) tương đối cao (chẳng hạn như Việt Nam), nhưng lại được xếp vào những nước đang phát triển hay chậm phát trieồn.

Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng

Vấn đề này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố: điều kiện tự nhiên, giống nòi, thu nhập và cách thức phân bố chi tiêu, môi trường và điều kiện làm việc, chế độ nghỉ ngơi, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao). Đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, quá trình này chịu ảnh hưởng của các nhân tố: văn hóa và phong cách của người sản xuất nhỏ tiểu nông, hệ quả còn sót lại của cơ chế quản lý tập trung, đặc biệt là mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập.

Sự cần thiết khách quan phải phát triển nguồn nhân lực

    Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động càng tiến bộ càng đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo đức… Đó là mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa chất lượng nguồn nhân lực (kết quả của phát triển nguồn nhân lực) với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Muốn vậy, phải phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt ở nông thôn, bởi vì, nếu không có lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo thì không thể đưa khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, không thể nâng cao năng suất lao động xã hội; và tất nhiên, vì yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực, mà không rút được lực lượng lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp để bổ sung cho khu vực công nghiệp và dịch vụ.

    Bảng 1.1   Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua 6 mặt đánh giá
    Bảng 1.1 Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua 6 mặt đánh giá

    Những bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trong khu vực và thế giới

    Veà kinh teá

    Đó là vùng kinh tế không chỉ có nông nghiệp và thủy sản xuất khẩu lớn nhất của cả nước, mà còn là vùng có lợi thế để phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; phát triển các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và giao lưu kinh tế với các quốc gia trên lưu vực sông Mêkông nói riêng, với ASEAN và thế giới nói chung. Tuy nhiên, nếu so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thì đời sống văn hóa, xã hội của ĐBSCL còn có một khoảng cách nhất định, đó là kết cấu hạ tầng, kỹ thuật chưa phát triển, nhận thức của người dân chưa cao, đời sống kinh tế còn nghèo, do đó điều kiện để phát triển và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa, tinh thần của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn.

    Bảng 2.1   ĐBSCL trong nền kinh tế cả nước
    Bảng 2.1 ĐBSCL trong nền kinh tế cả nước

    Về con người

    Về tính cách, công cuộc khai khẩn vùng đất mới đã tạo cho người dân ĐBSCL tính dũng cảm, tự chủ, không lùi bước trước trở ngại thiên nhiên, hiếu khách, giao du rộng rãi… Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như môi trường sông nước, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chậm phát triển, mà người dân ở đây, một mặt chưa chú ý nhiều đến việc cải thiện điều kiện sống (đặc biệt là nhà ở); mặt khác, sự quan tâm đầu tư cho con em học hành, tìm nghề, lập nghiệp còn rất hạn chế so với các vùng khác trong cả nước, vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực của vuứng. Tóm lại, toàn bộ sự phân tích trên cho thấy, để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng, xứng đáng là vùng kinh tế lớn của cả nước, ĐBSCL cần nhanh chóng có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi toàn vùng ngay từ bây giờ, nếu không muốn nói là muộn.

    Bảng 2.3   Dân số phân theo nhóm tuổi ở ĐBSCL
    Bảng 2.3 Dân số phân theo nhóm tuổi ở ĐBSCL

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL

    Hệ thống giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập

    Đó là: Sở Công nghiệp quản lý các trường công nhân kỹ thuật (ở các tỉnh An Giang, Long An, Minh Hải, Tiền Giang…); Trung ương quản lý các trường: công nhân cơ giới, cơ khí, công nghiệp, kỹ thuật giao thông vận tải và công nhân bưu điện; Sở Giao thông vận tải quản lý các trường Giao thông vận tải (ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang…); Sở Văn hóa thông tin quản lý trường Nghiệp vụ văn hóa thông tin (ở tỉnh Minh Hải); Sở Giáo dục và đào tạo quản lý trường công nhân kỹ thuật (ở tỉnh Bến Tre, Cần Thơ…). Đó là cho phép các trường mở rộng quy mô và phát triển nhiều loại hình giáo dục - đào tạo, nhưng lại thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, thanh tra, đánh giá chương trình, nội dung và chất lượng đào tạo, nhất là đối với các trường dân lập, tư thục…; là chậm phát hiện và thiếu nghiêm túc trong xử lý, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong ngành (dạy thêm tràn lan, thi cử, mua bằng, bán điểm…).

    Bảng 2.24  Số trường học và học sinh, sinh viên ở các bậc học của ĐBSCL
    Bảng 2.24 Số trường học và học sinh, sinh viên ở các bậc học của ĐBSCL

    Đời sống kinh tế của người lao động còn nhiều khó khăn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn hóa, tinh thần cải thiện chậm và hoạt động chưa hiệu quả

    Hệ quả của tình trạng “vừa ôm đồm, vừa buông lỏng” đã làm hạn chế việc phát huy tính năng động, sáng tạo, cũng như tinh thần, trách nhiệm của mỗi địa phương, mỗi ngành, nhà trường và cán bộ, giáo viên trong vùng, mà kết quả cuối cùng là chất lượng giáo dục - đào tạo không những không được nâng cao, lại còn giảm sút. Về các dịch vụ hỗ trợ đời sống văn hóa, tinh thần, những năm gần đây, cấp ủy và chính quyền địa phương các tỉnh trong vùng đã quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, như: đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác văn hóa thông tin; xây dựng nếp sống văn hóa; khôi phục và duy trì các lễ hội truyền thống; phát động các phong trào thể dục, thể thao toàn dân và tổ chức hội diễn văn nghệ v.v… Vì vậy, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn, tiếp cận với nhiều kênh thông tin hấp dẫn hơn.

    Bảng  2.34   Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của WB ở thành thị và nông thôn ĐBSCL
    Bảng 2.34 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của WB ở thành thị và nông thôn ĐBSCL

    Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL diễn ra chậm đã và đang cản trở quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của toàn vùng

    Nguyên nhân chính là do đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao quá ít, hệ thống các viện, trung tâm nghiên cứu đóng trên địa bàn vùng còn rất mỏng và thiếu hiện đại, số lượng các trường đại học không nhiều và chất lượng chưa cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô và trang thiết bị thiếu đồng bộ. Riêng công nghiệp cơ khí, ngoài các doanh nghiệp nhà nước thuộc các tỉnh An Giang, Long An, Tiền Giang có ưu thế trong chế tạo máy xay xát, sấy lúa, gặt; Đồng Tháp, Cần Thơ có ưu thế trong chế tạo một số phụ tùng máy kéo; Bến Tre trong chế tạo máy ép mía cải tiến, chế biến xơ dừa và Vĩnh Long trong chế tạo máy đập lúa liên hợp, máy làm đất…, thì tiềm lực của nó phụ thuộc vào khu vực ngoài nhà nước.

    Bảng 2.45   Tình hình giao thông, điện, nước ở nông thôn ĐBSCL
    Bảng 2.45 Tình hình giao thông, điện, nước ở nông thôn ĐBSCL

    Chế độ đãi ngộ, chính sách khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài chưa hợp lý dẫn đến tình trạng ĐBSCL không những không thu

    Về chính sách thu hút nhân tài, thực tế đã có nhiều địa phương trong nước quan tâm và đã thu được thành công (Bình Dương, Bình phước, Đà Nẵng, Hưng Yên…) thông qua chính sách vận động và dành các ưu đãi cho những người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm tình nguyện về phục vụ lâu dài cho địa phương dưới các hình thức như: trả lương cao, hỗ trợ một khoản tiền ban đầu, cấp đất, cấp nhà, tạo điều kiện bố trí sắp xếp công việc cho thân nhân… Thế nhưng, điều này mới chỉ được vận dụng bước đầu ở một số tỉnh của ĐBSCL (Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau và gần đây nhất là Hậu Giang). Giải quyết yêu cầu này, bên cạnh những thuận lợi, đó là vùng kinh tế lớn của cả nước, có nhiều tiềm năng và thế mạnh mới được khai thác bước đầu; là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô dân số và lao động lớn (chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng), tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm tương đối cao; cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ và quá trình hội nhập đang tạo ra những điều kiện cho sự phát triển nguồn nhân lực của vùng; thì ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức lớn.

    Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL

    Nhóm giải pháp 1: Phát triển giáo dục - đào tạo

    Ba là, mở rộng qui mụ và hiện đại húa cỏc cụng ty cung cấp thiết bị trườứng học của vùng, trên cơ sở lấy công ty thiết bị trường học Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang làm trung tâm; phát triển hệ thống phân phối thiết bị, sách giáo khoa đến các huyện, thị nhằm đáp ứng nhu cầu về thiết bị, phương tiện, sách giáo khoa cho việc dạy và học của các trường, giáo viên và học sinh trong toàn vùng; đảm bảo các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đều có phòng thí nghiệm và thư viện. Ba là, bên cạnh đầu tư của Nhà nước, từ nguồn học phí và sự hỗ trợ của các địa phương, các trường đại học, cao đẳng nhất thiết phải nâng cao hơn nữa khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác như: thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân trong nước, với các trường đại học, chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế; các nguồn viện trợ từ Việt kiều và nước ngoài, vốn vay ưu đãi của nhà nước.v.v…, để xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị cho việc dạy và học; tổ chức các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm.

    Sơ đồ 3.1   Mô hình hệ thống kết hợp Giáo dục - Đào tạo với Doanh nghiệp
    Sơ đồ 3.1 Mô hình hệ thống kết hợp Giáo dục - Đào tạo với Doanh nghiệp

    Nhóm giải pháp 2: Đẩy nhanh đào tạo nghề

    Bốn là, chú trọng đào tạo những nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của từng địa phương (gốm sứ ở Vĩnh Long; thổ cẩm, tơ lụa, chiếu ở Long An, sáo dừa ở Bến Tre v.v…); các ngành nghề chế biến nông sản phẩm mà nguyên liệu đầu vào là thế mạnh của từng địa phương, nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật tại chỗ làm nòng cốt để tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Ba là, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên thông qua việc tổ chức bồi dưỡng cho những giáo viên chưa đạt chuẩn, hoặc những giáo viên có nhu cầu nâng cao trình độ nghiệp vụ dưới các hình thức: mở lớp đào tạo tập trung tại trung tâm, gửi đến đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp, hoặc ra nước ngoài tu nghiệp; tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm đào tạo nghề cho giáo viên ở các trường nghề trong và ngoài vùng; tăng cường hoạt động liên kết và trao đổi giáo viên với các trường dạy nghề uy tín trong khu vực và trên thế giới.

    Sơ đồ 3.3:  Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành
    Sơ đồ 3.3: Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành

    Nhóm giải pháp 3: Gia tăng tốc độ giải quyết việc làm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện để

    - Bên cạnh thực hiện đa dạng hóa các phương thức nuôi trồng thủy sản (xen canh, luân canh, chuyên canh, thâm canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái) trên mọi diện tích mặt nước (ngọt, lợ, mặn), cần khẩn trương qui hoạch đồng bộ và bảo đảm giống tốt, thức ăn, cơ sở chế biến để hình thành và mở rộng các vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh theo kiểu công nghiệp, trong đó, ưu tiên cho các loài thủy sản có giá trị cao và phù hợp với mặt nước, khí hậu của từng địa phương như: nuôi tôm, cá bống tượng ở Cà Mau, Bạc Liêu; cá ba sa, cá tra ở An Giang, Đồng Tháp; ba ba, cá lóc ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang…. Hai là, thành lập cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý về thị trường lao động thực hiện chức năng nghiên cứu pháp luật và thể chế về thị trường lao động để định hướng phát triển thị trường lao động, tham mưu cho hoạt động đào tạo, điều phối cung - cầu lao động trên thị trường giữa các địa phương trong vùng nhằm khắc phục tình trạng mọi chức năng quản lý nhà nước về lao động đều thuộc về sở Lao động - Thương binh và xã hội của các tỉnh và phòng Lao động - Thương binh xã hội của các huyện như hieọn nay.

    Nhóm giải pháp 4: Kiểm soát tỉ lệ tăng dân số và cải thiện điều kiện sống của người lao động nhằm giảm bớt áp lực giải quyết việc làm, từ đó hạn chế gia

    Trước mắt, nhanh chóng phủ kín và nâng cấp các cơ sở y tế, bệnh viện, nhà văn hóa ở cấp xã, trung tâm văn hóa và nhà thi đấu ở cấp huyện; xây dựng sân vận động hiện đại có thể tổ chức giải bóng đá quốc gia ở mỗi tỉnh; ưu tiên đầu tư để hiện đại hóa các bệnh viện đã có, nâng cấp bệnh viện đa khoa Cần Thơ trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả vùng và tiến tới là một bệnh viện hiện đại của khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của nhân dân trong vùng; tăng cường đưa bác sỹ về tuyến xã để 100% trạm y tế xã có bác sỹ trước năm 2010. • Khuyến khích nông dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, trong đó ưu tiên cho những cây, con có giá trị kinh tế cao…, trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và gắn với đặc thù của từng địa phương; nâng cao kỹ thuật canh tác, nuôi trồng để có năng suất và chất lượng cao thông qua việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật và tăng cường chuyển giao công nghệ đến hộ nông dân;.

    Nhóm giải pháp 5: Phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài nhằm không những giữ được nhân tài của vùng, mà còn lôi kéo nhân tài từ

    Trong điều kiện hiện nay, khi các trường chuyên của vùng còn hạn chế về số lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực của đội ngũ giáo viên; cả vùng chưa có trường đại học chất lượng cao; số viện nghiên cứu, số công ty có điều kiện nghiên cứu còn rất ít, thì ĐBSCL cần có chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong và ngoài nước để một bộ phận học sinh, sinh viên, cán bộ của vùng có điều kiện tiếp cận, học tập và nghiên cứu. • Ưu tiên tuyển dụng và bố trí những đối tượng là sinh viên giỏi, kỹ sư tài năng theo đúng ngành nghề chuyên môn đào tạo; cải tiến chế độ quản lý theo hướng tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và những điều kiện khác để họ được tiếp cận với các công nghệ, thiết bị, phương pháp hiện đại và tham gia vào các chương trình đào tạo tài năng, các hoạt động nghiên cứu, hội thảo, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

    KIEÁN NGHề

    Đối với các cơ quan nhà nước cấp Trung Ương

    Bốn là, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng hoàn thiện đề án cải cách giáo dục phổ thông; thực hiện cải cách triệt để giáo dục đại học và dạy nghề, trước hết là nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học, giáo trình, phương pháp đánh giá kết quả, phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, cấp phát và quản lý văn bằng; thực hiện phân cấp nhiều hơn cho cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các địa phương, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, trước hết là các trường đại học cả về tài chính, cũng như nội dung, chương trình và công tác tuyển sinh, đồng thời đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục - đào tạo. Sáu là, đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủy sản, Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước cùng phối hợp nghiên cứu và hỗ trợ ĐBSCL trong việc hoạch định chiến lược đầu tư; có chính sách và tạo điều kiện đưa các dự án đầu tư về ĐBSCL, trong đó ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các dự án vốn ngân sách cấp, vốn ODA.

    KẾT LUẬN

    Với những kết quả trên, tác giả hy vọng Luận án sẽ được vận dụng vào việc hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL, là tài liệu tham khảo cho nhiều bạn đọc và là tư liệu để các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Buứi Thũ Thanh (2003), “Job Training - A Measure to Enhance the Human Resource quality in the Mekong Delta”, Economic Development Review, No.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

      Nhằm giúp chúng tôi đánh giá chính xác thực trạng nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đề ra các giải pháp phù hợp để phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL, Kính xin Quý vị vui lòng giành chút ít thời gian trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi sau đây. Theo Quý vị, các hoạt động xã hội (cứu trợ thiên tai, giúp người già neo đơn, trẻ em nghèo hiếu học, xây nhà tình thương, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng….) có được thực hiện tốt ở địa phương của quý vị không?.