Các khái niệm cơ bản Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tayngười bá
Trang 1TÓM LƯỢC
Qua những kiến thức thu thập được trên ghế nhà trường cùng với những vấn đềphát hiện được trong quá trình thực tập, khóa luận của em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Kếtoán bán thép tại công ty TNHH Thép Thái Nguyên” Khóa luận đã khái quát được nghiệp
vụ bán hàng, chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ranhững kiến nghị nhằm hoạn thiện hơn công tác bán hàng cụ thể là nhóm hàng thép tạicông ty
Khóa luận tìm hiểu về các vấn đề cơ sở luận về kế toán bán hàng trong doanhnghiệp thương mại Luôn bám sát theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toánhiện hành (Ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC) để làm nền tảng cho việcnghiên thực tiễn nội dung, phương pháp kế toán bán hàng tại công ty TNHH Thép TháiNguyên
Về mặt thực tế, khóa luận làm rõ hơn các vấn đề về nghiệp vụ bán hàng tại công tythông qua việc thu thập, phân tích các thông tin khóa luận Để từ đó đánh giá những ưu,nhược điểm về tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán mà công ty áp dụng, hệ thốngchứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán cũng như việc ứng dụng phầnmềm kế toán Với những điểm hạn chế trong công tác bán hàng, khóa luận có đưa ra một
số kiến nghị để hoàn thiện hơn về vấn đề này của công ty
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, mặc dù đã rất cố gắng song vì khả năng, kinhnghiệm của bản thân còn hạn chế, kiến thức đã học và thực tế còn có một khoảng cáchnên bài khóa luận còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy côcũng như các anh chị tại phòng kế toán của công ty TNHH Thép Thái Nguyên để em cóthể hiểu và hoàn thiện hơn những kiến thức đã học trên ghế nhà trường
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo cũng như những kinh nghiệm quýbáu mà anh chị ở phòng kế toán công ty TNHH Thép Thái Nguyên đã truyền đạt lại Bên
cạnh đó em cũng xin cảm ơn cô giáo PGS.TS Trần Thị Hồng Mai đã hướng dẫn tận tình
để em có thể hoàn thành bài khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phụ lục 1.1 Trình tự hạch toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chungPhụ lục 1.2 Trình tự hạch toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cáiPhụ lục 1.3 Trình tự hạch toán ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổPhụ lục 1.4 Trình tự hạch toán ghi sổ theo hình thức máy vi tính
Phụ lục 2.3 Bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra trong kỳ
Phụ lục 2.5, 2.6 Báo có của ngân hàng
Phụ lục 2.7 Sổ chi tiết hàng hóa
Trang 5GV Giá vốn
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các doanh nghiệp thương mại, quá trình mua bán hàng hóa là hoạt động chủyếu của các doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuấtkinh doanh, có vị trí đặc biệt quan trọng, luôn được coi là nhiệm vụ, là mục tiêu trọng yếuquyết định tồn tại hay không tồn tại, phát triển hay không phát triển của doanh nghiệp, và
để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch để thưc hiện tốt khâu bán hàng, đảmbảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn, tiếp tục mở rộng quy trìnhkinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp còn thựchiện vai trò quan trọng giúp nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ tạo tiền đề cân đối giữa tiền
và hàng trong lưu thông
Kế toán bán hàng là một phần hành quan trọng trong hệ thống kế toán, vai tròtrong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua hệ thốngthông tin trung thực, chính xác đầy đủ, toàn diện, kịp thời
Kế toán bán hàng cung cấp thông tin kinh tế cho các bộ phận liên quan, để đưa ranhững biện pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh, giúp Ban giám đốc nắm được thựctrạng tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp mình
Thực tế, việc hiểu rõ nội dung và các chế độ kế toán để có thể xây dựng kế hoạchchính xác trong doanh nghiệp không đơn giản Công ty TNHH thép Thái Nguyên đã gặpphải một số khó khăn, hạn chế trong công tác kế toán bán thép, hoặc việc sử dụng chứng
từ cũng chưa thực sự hiệu quả Xuất phát từ vai trò của nghiệp vụ, những bất cập về lý
luận, thực tế tại doanh nghiệp về kế toán bán hàng nên em đã lựa chọn đề tài “Kế toán bán thép tại công ty TNHH thép Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng
theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành,làm nền tảng cho việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng
Trang 7Về thực tiễn: Xem xét, tìm hiểu việc thực hiện kế toán bán hàng nói riêng và côngtác kế toán bán hàng nói riêng và công tác kế toán nói chung tại công ty TNHH thép TháiNguyên.Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán bán hàng tại công ty, đưa rakết luận về thực trạng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bánhàng tại công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung, phương pháp bán hàng để giải quyết các vấn đề thực tế kế toánbán hàng vật liệu thép tại công ty thép Thái Nguyên
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Công ty TNHH Thép Thái Nguyên Địa chỉ: Phòng 32, B9, Tổ
23, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Về thời gian: từ ngày 04/03/2013 đến ngày 03/05/2013
- Về số liệu phân tích được lấy của năm 2013
4 Phương pháp thực hiện
4.1 Thu thập dữ liệu
Dữ liệu của bài khóa luận được thu thập bằng phương pháp quan sát, phương phápphỏng vấn các nhân viên kế toán, bên cạnh đó là nghiên cứu các chứng từ, sổ tổng hợp, sổchi tiết của Công ty TNHH thép Thái Nguyên
Ngoài ra còn tham khảo một số tài liệu: Giáo trình tài chính doanh nghiệp thươngmại - Đại học Thương Mại; Giáo trình Kế toán tài chính II - ThS Trần Thị Dung Đại họccông nghiệp; Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Thống kê; hệ thống chuẩn mực kế toánViệt Nam – NXB Thống Kê
4.2 Phân tích dữ liệu
Dựa vào các dữ liệu thu thập được, phân loại và chọn lọc các dữ liệu có ích đượcdùng làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích những tồn tại, đánh giá ảnh hưởng củanhững tồn tại đó để đưa ra các đề xuất kiến nghị mang tính khả thi hơn
Trang 85 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận của em được chia làm 3 chương:Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán bán thép tại công ty TNHH Thép Thái Nguyên
Chương II: Thực trạng về kế toán bán thép tại công ty TNHH Thép Thái Nguyên
Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán thép tại công ty TNHH Thép TháiNguyên
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tayngười bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền
từ người mua
(Kế toán Tài chính Doanh nghiệp Thương mại – Trường Đại học Thương mại)
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toánphát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu
(Giáo trình kế toán Tài chính 2 – Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thuđược từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa,cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phị thu và phí thu thêm ngoài giábán (nếu có)
(Kế toán Tài chính Doanh nghiệp Thương mại – Trường Đại học Thương mại)
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho kháchhàng mua hàng với khối lượng lớn
(Giáo trình kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương mại)
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trờ cho khách hàng do hàng kém phẩm chất, saiquy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
(Giáo trình kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương mại)
Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bịkhách hàng trả lại và từ chối thanh toán
(Giáo trình kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương mại)
Trang 10Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do ngườimua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
(Giáo trình kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương mại)
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp thương mại chính là trị giá mua của hàng hóacộng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho trong kỳ
(Giáo trình kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương mại)
1.1.2 Đặc điểm của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.1.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm đáp ứng những sản phẩm, hàng hóa hữuích cho nhu cầu xã hội Thực hiện hoạt động tiêu thụ, đơn vị bán sẽ xuất giao hàng chođơn vị mua, đơn vị mua hàng có trách nhiệm phải thanh toán cho đơn vị bán số tieenfmuahàng theo giá mà hai bên đã thỏa thuận
1.1.2.2 Các phương thức bán hàng
Phương thức bán buôn hàng hóa
Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các DNsản xuất…để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra Đặc điểm của hànghóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thong, chưa đi vào lĩnh vực tiêudung, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện Hàng hóathường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn
• Phương thức bán buôn qua kho:
Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàngbán được xuất ra từ kho bảo quản của DN Trong phương thức này có hai hình thức
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Khách hàng cửngười mang giấy ủy nhiệm đến kho của DN trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về Sau khigiao nhạn hàng hóa, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bênbán đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhận nợ
- Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán xuất kho gửi hàng cho ngườimua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài, Chi phí vận chuyển gửi hàng
Trang 11bán có thể do bên mua hay bên bán chịu Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của DNđến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sởhữu hàng hóa mới được chuyển giao từ người bán sang người mua.
• Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng
Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhàcung cấp không đem về nhập kho của DN mà giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho
KH Phương thức này có thể thực hiện theo 2 hình thức sau:
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giao tayba): DNTM bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếpcho KH của mình tại địa điểm do 2 bên thỏa thuận Sau khi giao hàng hóa cho khách hàngthì đại diện bên mua sẽ ký nhận vào chứng từ bán hàng và quyền sở hữu hàng hóa đãđược chuyển giao cho khách hàng, hàng hóa được xác định là tiêu thụ
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: DNTM sau khi mua hàng,nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàngđến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận, Hàng hóa chuyển bán trong trườnghợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của DNTM Khi nhận được tiền của bên mua thanh toánhoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa đượcxác định là tiêu thụ
Phương thức bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổchức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ Bánhàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thong và đi vàolĩnh vực tiêu dùng Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện bán lẻ thường bánđơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ Phương thức bán lẻ thường có các hình thức sau
• Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó việc thutiền ở người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhânviên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách rồi viết hóa đơn, tích kê giao cho khách
Trang 12hàng để họ đến nhận hàng ở quầy hàng do mậu dịch viên bán hàng giao Hết ca hoặc ngàybán hàng thì mậu dịch viên căn cứ vào hóa đơn, tích kê giao hàng cho khách và kết quảkiểm kê hàng tồn quầy, xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, tỏng ca là cơ sở choviệc lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.
• Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của
khách hàng và giao hàng cho khách Cuối ngày hoặc ca bán hàng thì mậu dịch viên phảikiểm kê hàng hóa tồn quầy, xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày để lập báocáo bán hàng đồng thời lập giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ
Phương thức bán đại lý
Là phương thức bán hàng mà trong đó DNTM giao hàng cho cơ sở nhận bán đại
lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanhtoán tiền hàng cho CNTM và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý Số hàngchuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các DNTM, đến khi nào cơ
sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mớihoàn thành
Phương thức bán hàng trả góp
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua thanh toán lần đầu tại thờiđiểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phảichịu một tỷ lệ lãi suất nhất định
1.1.2.3 Các phương thức thanh toán
• Phương thức thanh toán trực tiếp
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ ngườimua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa bị chuyển giao Thanh toán trựctiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa (nếu bán theophương thức hàng đổi hàng) Ở hình thức này sự vận động của hàng hóa gắn liền với sựvận động của tiền tệ)
Trang 13• Phương thức thanh toán trả chậm
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao saumột khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hìnhthành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợ phải thu cần được hạch toán quản lýchi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán Ở hình thức này
sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian và thời gian
1.1.3 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Nghiệp vụ bán hàng tiêu thụ hàng hóa liên quan đến từng khách hàng, từng phươngthức thanh toán và từng mặt hàng nhất định Do đó, công tác quản lý nghiệp vụ bán hàngđòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như quản lý doanh thu, tình hình thay đổi trách nhiệm vậtchất ở khâu bán, tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công
nợ về các khoản phải thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ quản
lý nghiệp vụ bán hàng cần tuân theo các yêu cầu sau
• Về quản lý doanh thu
Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình thanhtoán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh hiện tượngmất mát, thất thoát vốn Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm đối vớitừng đơn vị, từng thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán trong và ngoài nước
Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng
Tính toán xác định từng loại hoạt động của doanh nghiệp
Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo việc xácđịnh kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đốivới Nhà nước đầy đủ, kịp thời
• Quản lý giá vốn
Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình xuất – nhập – tồn kho trêncác chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị
Trang 14Quản lý chặt chẽ giá vốn của thành phẩm đem tiêu thụ, giám sát chặt chẽ cáckhoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý củacác số liệu, đồng thời phân bổ cho hàng tiêu thụ, đảm bảo cho việc xác định thiêu thụđược chính xác, hợp lý.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, kế toán nói chung và kế toán bánhàng nói riêng đãgiúp cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước đánh giá mức độ hoànthành kế hoạch về chi phí và lợi nhuận, từ đó khắc phục được những thiếu sót và hạn chếtrong công tác quản lý Việc tổ chức, sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình bánhàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng, đồng thời tạo nên sự thốngnhất trong hệ thống kế toán chung của doanh nghiệp Nhằm phát huy vai trò của kế toántrong công tác quản lý, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hóa dịch vụ mua vào, bán
ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hóa
và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phíkhác nhằm xác định kết quả bán hàng
Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bánhàng đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước
Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểmtra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1 Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 01
Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vàothời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu được hoặc thực tế chi tiền hoặctương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Trang 15Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được phản ánh theo giá gốc Giá gốc của tài sản
được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lýcủa tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.Giá gốc của tài sản không được thayđổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có iênquan đến việc tạo ra doanh thu đó.Chi phí tương ứng với doanh thu gồm: chi phí của kìtạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đếndoanh thu kỳ đó
Nguyên tắc thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
- Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khảnăng phát sinh chi phí
1.2.1.2 Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02
Việc tính giá hàng tồn kho áp dụng một trong các phương pháp sau: phương phápthực tế đích danh, phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO), pháp pháp nhập sau –xuất trước (LIFO), phương pháp đơn giá bình quân
1.2.1.3 Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14
Trang 16Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngayt hì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trongtương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thuđược trong tương lai.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự vềbản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu
• Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chi phí giao dịch bán hàng thỏa mãn đông thời
5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành (theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC)
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng
• Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT – 3LL)
Khi doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuếbán hàng, doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng theo hóa đơn GTGT (liên 2) Trênhóa đơn GTGT ghi rõ các chỉ tiêu như giá hàng hóa (chưa thuế GTGT), các khoản phụthu và phí tính thêm ngoài hàng hóa (nếu có), thuế suất GTGT và số thuế GTGT, tổng giáthanh toán
• Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số 02 GTTT – 3LL)
Trang 17Khi doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trênGTGT hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ cung cấp cho kháchhàng hóa đơn bán hàng hoặc kiêm phiếu xuất kho (liên 2).
• Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT)
• Thẻ quầy hàng ( Mẫu số 02 – BH)
• Giấy báo có của ngân hàng
• Phiếu thu tiền mặt (Mẫu số 01 – TT)
• Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
• TK 131: Phải thu của khách hàng
• TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
• TK 512: Doanh thu nội bộ
• TK 521: Chiết khấu thương mại
• TK 532: Giảm giá hàng bán
• TK 531: Hàng bán bị trả lại
• TK 632: Giá vốn hàng bán
Ngoài ra còn sử dụng một số TK: TK 111 Tiền mặt, TK 112 Tiền gởi ngân hàng,
TK 138 Phải thu khác, TK 338 Phải trả, phải nộp khác, TK 333 Thuế và các khoản phảinộp nhà nước, TK 635 Chi phí tài chính
1.2.2.2.2 Trình tự hạch toán
Kế toán bán buôn hàng hóa
Kế toán bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách
Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán, kế toán ghi tăng TK157: trị giá hàng hóathực tế xuất kho gửi bán; ghi giảm TK 156: hàng hóa xuất kho
Trang 18Nếu hàng hóa có bao bì đi kèm tính riêng, kế toán ghi tăng TK 138, ghi giảm TK153: trị giá thực tế xuất kho của bao bì.
Khi số hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, căn cứ vào giấy tờ liên quan mà ghivào các tài khoản tương ứng
Bên bán khi chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán, kế toán lập hóa đơn GTGT,dựa vào các chứng từ đi kèm khác (giấy báo có, thông báo, ) kế toán ghi tăng TK 511:doanh thu chưa có thuế GTGT, ghi tăng TK 3331: số VAT đầu vào phải nộp; ghi tăng TKtiền TK 111, 112, 131
Đồng thời ghi tăng bên Nợ TK 632 giá vốn hàng xuất kho gửi bán, ghi giảm trị giáhàng bên Có TK 157: trị giá hàng gửi bán
Trường hợp có bao bì đi kèm riêng, căn cứ vào phiếu thu, xuất kho mà kế toán ghigiảm TK138, ghi giảm TK 3331: số VAT đầu ra phải nộp, ghi tăng TK tiền (TK 111, 112,131 ) Trường hợp doanh nghiệp chi hộ cho bên mua sẽ ghi tăng TK tiền (TK 111,112 ), ghi giảm TK 138
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng
• Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba
Căn cứ hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán ghităng TK 511: doanh thu bán hàng chưa có thuế, ghi tăng TK 3331: thuế GTGT đầu raphải nộp, ghi tăng TK tiền, phải thu (TK 111, 112, 131 )
Đồng thời ghi tăng TK 632: trị giá hàng mua bán ngay, ghi tăng TK 133, ghi giảm
TK tiền (TK 111, 112 ) hay ghi tăng TK 331: phải trả người cung cấp
Trường hợp có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán căn cứ vào phiếu thu ghi tăng
TK tiền, phải thu (TK 111, 112, 131 ), ghi tăng TK 333: thuế đầu vào được khấu trừ.Đồng thời ghi giảm khoản tiền (111, 112 ) hoặc ghi tăng phải trả nhà cung cấp (TK 331),tăng khoản thuế đầu ra (TK 3331)
• Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Khi doanh nghiệp mua hàng và chuyển đi bán, dựa vào hóa đơn GTGT hoặc hóađơn bán hàng của nhà cung cấp, và các hóa đơn chứng từ đi kèm với số hàng gửi bán kế
Trang 19toán ghi tăng TK 157 trị giá hàng mua gửi bán, ghi tăng TK 133 thuế đầu vào và giảmkhoản trả tương ứng.
Khi bên mua thông báo chấp nhận thanh toán số hàng trên thì kế toán ghi tăng TK511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế, tăng TK 3331 và ghi tăng TK tiền, tài khoản phảithu (TK 111, 112, 131 )
Căn cứ vào bên mua chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán, phiếu xuất kho gửi bán
kế toán ghi tăng TK 632: giá vốn hàng bán, ghi giảm TK 157: hàng gửi bán
Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn
• Chiết khấu thanh toán
Khi thanh toán có phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng do thanhtoán tiền sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, phù hợp chính sách thanh toán mà doanhnghiệp đã quy định thì kế toán ghi Nợ TK 635: Chi phí tài chính theo số chiết khấu chokhách hàng, ghi Có TK 111: tiền mặt, TK112: tiền gửi ngân hàng hoặc TK 131: phải thucủa khách hàng theo tổng số phải thu
• Chiết khấu thương mại
Khi bán buôn có phát sinh chiết khấu thương mại giảm trừ cho khách hàng thì kếtoán ghi Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại theo số chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ
TK 3331: thuế GTGT phải nộp tính trên khoản chiết khấu, đồng thời ghi Có TK 111: Tiềnmặt, TK 112: Tiền gửi ngân hàng hoặc TK 131: Phải thu khách hàng theo tổng số giảm trừ
• Hàng bán bị trả lại
Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi
Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại theo giá bán hàng bị trả lại, ghi Nợ TK 3331: ThuếGTGT phải nộp tính trên giá trị hàng bán bị trả lại, ghi Có TK 111: Tiền mặt, TK 112:
Trang 20Tiền gửi ngân hàng, TK 131: Phải thu khách hàng theo giá thanh toán của hàng bán bị trảlại Khi đơn vị chuyển về nhập kho, kế toán ghi Nợ TK 156: Hàng hóa, ghi Có TK 632:Giá vốn hàng bán theo giá trị thực của hàng bán bị trả lại
Nếu đơn vị chưa chuyển về nhập kho kế toán ghi Nợ TK 157: Hàng gửi bán, ghi
Có TK 632: Giá vốn hàng bán theo giá trị thực của hàng bán bị trả lại
• Kế toán hàng thừa thiếu trong quá trình bán:
Khi phát sinh hàng thiếu trong quá trình gửi bán chưa rõ nguyên nhân, kế toán chỉphản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán, kế toán ghi nợ TK 1381:Hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân, đồng thời ghi giảm TK 157: Hàng gửi bán theo trịgiá hàng hóa thiếu
Khi phát sinh thừa hàng trong quá trình gửi bán chưa xác đinh được nguyên nhân,
kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo hóa đơn bên mua chấp nhận thanh toán, ghi Nợ TK157: Hàng gửi bán, ghi Có TK 3381: Hàng thừa chưa xác định nguyên nhân theo giá trịhàng thừa
Kế toán bán lẻ hàng hóa
Hàng ngày nhân viên bán hàng sẽ báo cáo tình hình bán hàng cho phòng kế toán,căn cứ vào bảng kê bán hàng của mậu dịch viên và giấy nộp tiền kế toán ghi Có TK 511:Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp và ghi
Nợ TK tương ứng
Trong trường hợp nhân viên bán hàng nộp tiền thiếu, kế toán sẽ phản ánh trên TK
1388 số tiền mà nhân viên bán hàng phải bồi thường, ghi tăng doanh thu, các khoản tiền,các khoản phải thu và số thuế đầu ra tương ứng.Còn trường hợp nộp tiền thừa so với sốtiền cần nộp thì doanh thi được phản ánh bằng số ghi trên hóa đơn, số tiền thừa phản ánhvào TK 711: thu nhập khác Sau khi phản ánh doanh thu, kế toán ghi nhận giá vốn, ghi Nợ
TK 632 và ghi Có TK 156: Hàng hóa xuất kho
Kế toán nghiệp vụ bán đại lý:
• Đối với đơn vị giao đại lý:
Khi xuất hàng giao cho đơn vị nhận đại lý, kế toán ghi Nợ TK 157: Hàng gửi bán,ghi Có TK 156: Hàng hóa
Trang 21Khi hàng gửi bán được bán, kế toán phản ánh doanh thu, giá vốn tương tự nghiệp
vụ bán buôn
Kế toán phản ánh số tiền phải trả cho bên nhận đại lý, ghi Nợ TK 642: chi phí bánhàng theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TK 333: Thuế GTGT đầu ra,ghi Có TK 111,TK 112 theo tổng giá thanh toán
• Đối với bên nhận đại lý
Khi nhận được hàng hóa do bên cơ sở giao đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bảngiao nhận ghi Nợ TK 003: Hàng hóa nhận bán hộ
Khi hàng hóa bán được căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và các chứng
từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền phải trả bên giao đại lý, ghi Nợ TK 111, TK112hoặc TK 131 đồng thời ghi Có TK 331; Phải trả người bán Khi tính hoa hồng đại lý, kếtoán ghi Nợ TK 111, TK112, ghi Có TK 5113: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtheo số hoa hồng đại lý chưa thuế GTGT, ghi Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp
Kế toán bán trả chậm, trả góp
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT,ghi Nợ TK 131: Phải thu khách hàng số tiền còn phải thu, ghi Nợ TK 111, TK 112 số tiềntrả lần đầu, ghi Có TK 511 theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi Có TK 3331, ghi
Có TK 3387: Doanh thu chưa được thực hiện, ghi Có TK515: Doanh thu tài chính theo sốlãi từng kỳ
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hạchtoán tương tự trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng không sửdụng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ và TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Các khoảnthuế đầu vào khi phát sinh các khoản chi phí thì hạch toán vào chi phí đó, các khoản thuếGTGT đầu ra hạch toán vào doanh thu bán hàng
1.2.2.3 Sổ kế toán
Hình thức nhật ký chung
Đặc trưng: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật
ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian gian phát sinh và định