Mặt khác, xuất phát từ thực trạng kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểmtoán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam đangcòn có các hạn chế nên tác giả đã chọn
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong chương 1, khoá luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản vềkiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính Đồng thời chương này cũngtiến hành phân tích bản chất, quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáotài chính trên góc độ của chuẩn mực kiểm toán, kế toán Việt Nam và quy trìnhchuẩn của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) Những vấn đề lý luận ởchương 1 là cơ sở để xem xét đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu tạicông ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam
Trong chương 2, khoá luận có đưa ra những đánh giá tổng quan về tình hìnhnghiên cứu quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính của cáccông trình năm trước đánh giá tổng quan tình hình và các ảnh hưởng của nhân tốmôi trường có tác động đến quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáotài chính tại công ty TNHH Kreston ACA Việt Nam Trên cơ sở lý luận đã có, khoáluận đi sau tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báocáo tài chính của công ty thông qua việc nghiên cứu công việc kiểm toán doanh thuđược các KTV của công ty thực hiện tại một đơn vị khách hàng Chương 2 chính là cơ
sở để khoá luận đưa ra các kết luận và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kreston ACA
Trong chương 3, trên cơ sở thực trạng đã nêu ra ở chương 2, khoá luận đi vàođánh giá và đưa ra các kết luận về những kết quả đạt được cũng như những mặt hạnchế, tồn tại trong quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty, từ đó đưa ra các đềxuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báocáo tài chính tại công ty TNHH Kreston ACA
Trang 2đề này để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Kết cấu của Khóa luận 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 4 1.1 Cơ sở lý luận của kiểm toán doanh thu tại các công ty kiểm toán độc lập 4
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến kiểm toán doanh thu 4
1.1.1.1 Báo cáo tài chính 4
1.1.1.2 Doanh thu 5
1.1.1.3 Phân loại doanh thu 5
1.1.1.4 Xác định doanh thu: 6
1.1.1.5 Điều kiện ghi nhận doanh thu: 6
1.1.2 Các yêu cầu đối với kiểm toán doanh thu trong BCTC 7
1.1.2.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu 7
1.1.2.2 Gian lận và sai sót 9
1.1.2.3 Trọng yếu và rủi ro 10
1.1.2.4 Phương pháp kiểm toán 12
1.1.2.5 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán doanh thu 12
1.1.2.6 Các yêu cầu đối với kiểm toán doanh thu 13
1.1.3 Các cơ sở dẫn liệu cần đáp ứng khi kiểm toán doanh thu 13
1.2 Nội dung nghiên cứu kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập 14
1.2.1 Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam (VSA) 14
1.2.1.1 Các chuẩn mực kế toán liên quan đến doanh thu 14
1.2.1.2 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến doanh thu 15
1.2.2 Quy trình kiểm toán doanh thu trên BCTC theo quy trình kiểm toán mẫu của VACPA 18
1.2.2.1 Mục tiêu 18
1.2.2.2 Thủ tục 18
Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI KRESTON ACA VIỆT NAM 20
Trang 4toán doanh thu trong kiểm toán BCTC 20
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam 20
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC được thực hiện bởi Kreston ACA Việt Nam 21
2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài 21
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong 23
2.2 Thực trạng về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Kreston ACA 24 2.2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kreston ACA Việt Nam 24
2.2.2 Thực trạng về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC do Kreston ACA thực hiện 26
2.2.2.1 Quy trình kiểm toán chung doanh thu trong kiểm toán BCTC do Kreston ACA thực hiện 26
2.2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 26
2.2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 27
2.2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 34
2.2.2.2 Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại công ty ABC do Kreston ACA Việt Nam thực hiện 36
2.2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 36
2.2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán 40
2.2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán doanh thu 46
Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TRÊN BCTC TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI KRESTON ACA……… 49
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 49
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 49
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân 51
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về quy trình kiểm toán doanh thu trên BCTC trong kiểm toán BCTC tại Kreston ACA 52
3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 52
3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng 54
3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán doanh thu bán hàng 59
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 60
3.3.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 60
Trang 5KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 6Báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán
Bộ Tài chính
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên
Mức độ trọng yếu trên Báo cáo tài chính
Trách nhiệm hữu hạn
Tài khoản
Mức độ trọng yếu đối với khoản mục doanh thu
Mức độ sai sót có thể chấp nhận được (Ngưỡng saisót có thể bỏ qua)
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập nhằm phản ánh tổng quát,toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp Tính trung thực, hợp lý của cácthông tin tài chính được phản ánh trên báo cáo tài chính là cơ sở đầu tiên đảm bảocho việc ra quyết định hợp lý của các đối tượng quan tâm Và dịch vụ kiểm toán báocáo tài chính đã ra đời như một nhu cầu tất yếu khách quan nhằm kiểm tra, xác nhậnmức độ trung thực, hợp lý tin cậy của các thông tin được trình bày và công bố trênbáo cáo tài chính với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập
Trong các loại hình kiểm toán báo cáo tài chính (theo chủ thể kiểm toán),kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của nền kinh tế thịtrường Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, số lượng của các công
ty kiểm toán ngày càng tăng, quy mô của từng công ty cũng không ngừng được mởrộng Do vậy, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính đã
và đang được nhiều đối tượng quan tâm nhất là trong điều kiện bước đầu hội nhậpnền kinh tế khu vực và thế giới
Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính, gồmBảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và Thuyếtminh báo cáo tài chính Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính vàthông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin không địnhh lượng, phảnánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình, kết quả lưu chuyển tiền tệ vàcác thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích,đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị Kiểm toán doanh thubán hàng thường là công việc quan trọng, phức tạp, chiếm nhiều thời gian trongkiểm toán báo cáo tài chính Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, doanh thubán hàng thường là khoản mục có giá trị lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quảhoạt động kinh, xác định nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doang nghiệp Những saisót trên khoản mục này thường dẫn đến sai sót trọng yếu về kết quả hoạt động kinhdoanh nên doanh thu bán hàng thường là khoản mục chứa nhiều rủi ro đối với kiểmtoán viên
Trang 8Do vậy, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp,việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung vàđặc biệt là hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng nói riêng là việc làmhết sức cần thiết đối với các công ty kiểm toán độc lập
Mặt khác, xuất phát từ thực trạng kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểmtoán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam đangcòn có các hạn chế nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toándoanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toánKreston ACA Việt Nam” là cần thiết để góp phần phát triển dịch vụ kiểm toán báocáo tài chính nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung trong tiến trình hội nhập khuvực và quốc tế
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toánKreston ACA Việt Nam Ðể thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung vào cácmục đích cụ thể sau:
- Hệ thống hóa về mặt lý luận đối với quy trình kiểm toán doanh thu bánhàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập
- Nêu thực trạng cũng như hệ thống và phân tích có cơ sở khoa học trình tự,thủ tục các bước tiến hành kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáotài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực hiện
- Trên cơ sở khảo sát thực tế, nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu bán hàng trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHHKiểm toán Việt Anh, luận văn đi vào phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toándoanh thu bán hàng, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểmtoán doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toánViệt Anh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Ðề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán
Trang 9hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính, không nghiên cứu các thủ tục và nguyên tắccần tuân thủ khi kiểm toán doanh thu bán hàng trong môi trường tin học
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào quy trình kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính (không nghiêncứu cho một cuộc kiểm toán doanh thu bán hàng độc lập, kết thúc không phải lậpbáo cáo kiểm toán) do Công ty Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực hiện, dựatrên cơ sở khảo sát tình hình kiểm toán báo cáo tài chính cùng với nghiên cứu quytrình kiểm toán doanh thu bán hàng tại một số khách hàng được thực hiện bởi Công
ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam
4 Kết cấu của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: cơ sở lý luận về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập.
Chương 2: Thực rạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ACA Việt Nam.
Chương 3: các kết luận và đề xuất về quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ACA Việt Nam.
Trang 10Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1 Cơ sở lý luận của kiểm toán doanh thu tại các công ty kiểm toán độc lập 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến kiểm toán doanh thu
1.1.1.1 Báo cáo tài chính
Theo VAS 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” – Ban hành và công bố theoQuyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BộTài chính; mục đích của BCTC: “BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tìnhhình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp Mục đích của BCTC làcung cấp các thông tin về tình hình tài chính tình hình kinh doanh và các luồng tiềncủa một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụngtrong việc đưa ra các quyết định kinh tế BCTC phải cung cấp những thông tin củamột doanh nghiệp về:
Cũng theo Chuẩn mực này, hệ thống BCTC của doanh nghiệp bao gồm:a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Như vậy, BCTC phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình tài chính
Trang 11nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào.Những thông tin này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người sử dụng đó là các cơquan nhà nước cơ liên quan, các nhà đầu tư… Do vậy, lập và trình bày BCTC mộtcách trung thực, hợp lý là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp
1.1.1.2 Doanh thu
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì:
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
Thuật ngữ Doanh thu được sử dụng chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh
tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ không phải lànguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ khôngđược coi là doanh thu (Ví dụ: Đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị gửu đại lý, thìdoanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng đại lý được hưởng và hạchtoán vào tài khoản 511 của bên đại lý) Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sởhữu làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng không phải là doanh thu
1.1.1.3 Phân loại doanh thu
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm: doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính vàthu nhập khác
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền đã thu đượchoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản ph
m, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phíthu thêm ngoài (nếu có)
- Doanh thu nội bộ: là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc sẽ thu được do bánhàng hóa, sản ph m, cung cấp dịch vụ tiêu dùng nội bộ giữa các đơn vị trực thuộctrong cùng một doanh nghiệp
- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản tiền lãi từ hoạt độngcho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp; cổ tức và lợi nhuận được chia;thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; chênh lệch
Trang 12do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượngvốn và các khoản thu nhập từ các hoạt động tài chính khác
- Thu nhập khác: là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyênnhư nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợpđồng, nhận quà tặng, quà biếu…
1.1.1.4 Xác định doanh thu:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” việc
xác định doanh thu phải tuân theo các quy định sau:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽthu được Doanh thu được xác định bằng giá trị hợplý của các khoản đã thu đượchoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
và giá trị hàng bán bị trả lại
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xét bằng các quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctheo tỉ lệ lãi suất hiện hành, giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thểnhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
- Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy các thứ tương đương vềbản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanhthu và không được ghi nhận là doanh thu
- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính
- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theotừng loại doanh thu nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ chính xác kết quả kinhdoanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lạithì được hạch toán riêng biệt Các khoản giảm trừ doanh thu được trừ vào doanh thughi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinhdoanh của kỳ kế toán
Trang 131.1.1.5 Điều kiện ghi nhận doanh thu:
a/ Doanh thu bán hàng: Theo chuẩn mực KTVN số 14 thì doanh thu bán hàngđược ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quỳên
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
b/ Doanh thu từ các dịch vụ:Kết quả của giao dịch các dịch vụ được xác địnhkhi thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch các dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thànhgiao dịch các dịch vụ đó
Trường hợp giao dịch về các dịch vụ thực hiện trong kỳ kế toán thì việc xácđịnh doanh thu của dịch vụ trong từng thời kỳ được thực hiện theo phương pháp tỉ
lệ hoàn thành, theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toánđược xét theo tỉ lệ phần công việc đã hoàn thành
Như vậy khi hạch toán ghi nhận doanh thu phải xác định xem doanh thu từnghiệp vụ bán hàng đó có thoả mãn những quy định về xác định và điều kiện ghinhận doanh thu hay không Chỉ khi những quy định và những điều kiện ghi nhậndoanh thu được thoả mãn thì doanh thu mới được ghi nhận
1.1.2 Các yêu cầu đối với kiểm toán doanh thu trong BCTC
1.1.2.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu
Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi
phối kiểm toán BCTC” , đoạn 11 xác định: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp
cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên
cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận ) ,có tuân thủ
Trang 14pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?”
Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị kiểm toán thấy được nhữngtồn tại , sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin của đơn vị Đốivới khoản mục doanh thu trên BCTC ,mục tiêu kiểm toán thường được hướng tớiđược thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán doanh thu
Mục tiêu kiểm toán
chung
Mục tiêu kiểm toán doanh thu
Mục tiêu hợp lý chung Doanh thu bán hàng đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý
Tính hiện hữu Doanh thu được ghi nhận thực tế đã phát sinh
Tính trọn vẹn Doanh thu bán hàng được ghi sổ đầy đủ
Quyền và nghĩa vụ Hàng hóa tiêu thụ thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Chính xác số học Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ tổng hợp
chi tiết thích hợp, tính tóan và cộng dồn chính xác Phân loại và trình bày Doanh thu bán hàng được phân loại đúng đắn
Định giá Doanh thu bán hàng được định giá đúng đắn
Kịp thời Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ
Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng số tìên ghi trênkhoản mục doanh thu trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý vàthông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ vớiviệc lựa chọn các mục tiêu chung khác Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lýchung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác bao gồm:
Mục tiêu hiện hữu: Doanh thu được ghi nhận là thực sự đã phát sinh và đã
hoàn thành tương ứng với số tiền mà khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển bán cho khách hàng là có thật, khôngtồn tại các khoản doanh thu ghi nhận mà khách hàng không tồn tại hoặc có tồn tạinhưng chưa chấp nhận mua hàng
Mục tiêu trọn vẹn: Mọi nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đều đã
được ghi sổ, doanh nghiệp không bỏ ngoài sổ bất kỳ một khoản doanh thu nào khi
nó đã thỏa mãn các tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã bán thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp không phải là hàng hóa ký gửi đại lý, tài sản nhận hộ, giữ hộ Đồng thời
Trang 15doanh thu ghi nhận cũng phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp tương ứng với tráchnhiệm vật chất mà doanh nghiệp phải thực hiện với khách hàng.
Mục tiêu chính xác số học: Các nghiệp ghi vào sổ tổng hợp, chi tiết thích
hợp và khớp đúng số tổng hợp Doanh thu, giảm giá, chiết khấu thương mại, hàngbán bị trả lại đều được tính toán chính xác dựa trên số lượng và đơn giá cụ thể củatừng nghiệp vụ bán hàng
Mục tiêu phân loại và trình bày: Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại
thích hợp, sử dụng các TK chi tiết để hạch toán doanh thu, phân loại đúng doanh thutiêu thụ ra bên ngoài và doanh thu nội bộ, giữa giảm giá và chiết khấu thương mại
Các mục tiêu trong kiểm toán khoản mục doanh thu phải được cụ thể hóatheo công việc tương ứng với mỗi mục tiêu của kiểm toán nội bộ nói riêng và hệthống kiểm soát nội bộ nói chung
1.1.2.2 Gian lận và sai sót
a) Gian lận
Theo VSA 240 “Gian lận và sai sót” ban hành theo quyết định số143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính địnhnghĩa: Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính domột hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặcbên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến BCTC Gian lận có thể biểu hiện dưới cácdạng như:
- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến BCTC;
- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch BCTC;
- Biển thủ tài sản;
- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làmsai lệch BCTC;
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kếtoán, chính sách tài chính;
- Cố ý tính toán sai về số học
b) Sai sót:
Sai sót là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến BCTC, như:
Trang 16- Lỗi tính toán về mặt số học hoặc ghi chép sai;
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế;
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán,chính sách tài chính nhưng không cố ý
Như vậy, gian lận và sai sót đều là sai phạm Tuy nhiên về mặt bản chất, gianlận và sai sót có nhiều điểm khác nhau Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm,xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi Còn sai sót là lỗi không cố ý, thường đượchiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực nên gây ra sai phạm Gianlận và sai sót đều làm lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế tình hình tài chính củadoanh nghiệp Xét về tính trọng yếu của sai phạm, hành vi gian lận luôn luôn đượccoi là nghiêm trọng, còn đối với sai sót thì phải tùy thuộc vào quy mô và tính chấtcủa sai phạm
1.1.2.3 Trọng yếu và rủi ro
a) Trọng yếu
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin(một số liệu kế toán) trong BCTC Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếuthiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến cácquyết định của người sử dụng BCTC Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng
và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung củathông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phươngdiện định lượng và định tính
Trọng yếu là khái niệm về độ lớn hay là bản chất của gian lận (kể các bỏ sótcác thông tin tài chính kế toán) hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm mà trong một bối cảnh
cụ thể nếu dựa vào các thông tin đó để xét đoán thì sẽ đưa ra các kết luận sai lầm
Trọng yếu khi xét đoán là đứng trên quan điểm của người sử dụng thông tin
b) Rủi ro kiểm toán (Audit Risk – AR)
Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa
ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những saisót trọng yếu (Theo VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”)
Trang 17Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện.
- Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk – IR)
Rủi ro tiềm tàng (IR) là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hay tínhgộp, mặc dù có hay không có HTKSNB (Theo VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểmsoát nội bộ”)
Mức độ IR phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểmtoán, loại hình kinh doanh và cả năng lực của nhân viên của khách thể kiểm toán.KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát IR mà chỉ có thể đánh giá chúng
- Rủi ro kiểm soát (Control Risk – CR)
Rủi ro kiểm soát (CR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán vàHTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời (TheoVSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”)
Rủi ro kiểm soát tồn tại do những hạn chế có hữu của HTKSNB Khi kiểmtoán, KTV chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán, trên
cơ sở kết quả đánh giá HTKSNB, KTV ước tính rủi ro kiểm soát
- Rủi ro phát hiện (Detection Risk – DR)
Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trìnhkiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được (Theo VSA 400
“Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”)
Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV và công ty kiểm toánphải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằmquản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện Rủi ro phát hiện liên quan đến tráchnhiệm của KTV và công ty kiểm toán Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào việc lập vàthực hiện kế hoạch kiểm toán và năng lực nghề nghiệp của KTV
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: quan hệ giữa các loại rủi ro được thể hiện qua
mô hình:
AR = IR x CR x DR
Trang 18Với mô hình này, KTV có thể sử dụng để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trêncác loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán (AR) ở mức thấpnhư mong muốn.
1.1.2.4 Phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức, thủ pháp được sử dụngtrong công tác kiểm toán nhằm thực hiện mục đích kiểm toán đã đề ra (Giáo trìnhKiểm toán căn bản – Đại học Thương Mại)
Phương pháp kiểm toán bao gồm hai loại: phương pháp kiểm toán cơ bản vàphương pháp kiểm toán tuân thủ
- Phương pháp kiểm toán cơ bản: là phương pháp được thiết kế, sử dụngnhằm mục đích thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của các
dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý Đặc trưng của phương pháp này là mọi kiểm nghiệmcủa KTV đều dựa vào số liệu do hệ thống kế toán cung cấp Do vậy phương pháp kiểmtoán cơ bản còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu
- Phương pháp kiểm toán tuân thủ: là những nhiệm vụ kiểm toán được thiếtlập để thu thập các bằng chứng nhằm đảm bảo hợp lý rằng HTKSNB mà KTV địnhdựa vào để kiểm toán là HTKSNB có hiệu lực Đặc trưng của phương pháp này là
cá thử nghiệm và kiểm tra đều dựa vào quy chế kiểm soát trong HTKSNB củadoanh nghiệp
1.1.2.5 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán doanh thu
a) Doanh thu phản ánh trên sổ sách ,báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tếTrường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vàodoanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy địnhhoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách báo cáo kế toán cao hơn so với doanhthu trên các chứng từ kế toán Chẳng hạn
- Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc cungcấp dịch vụ cho người mua
- Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụnhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ nhưng chưa hoàn thành và người muachưa chấp nhận thanh toán
Trang 19- Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phảnánh trên chứng từ kế toán
b) Doanh thu phản ánh trên sổ sách kế toán , báo cáo kế toán thấp hơn so vớidoanh thu thực tế
Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa hạch toán vàodoanh thu hết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy địnhhoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách , báo cáo kế toán thấp hơn so với doanhthu trên các chứng từ kế toán, chẳng han:
Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng ,khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán nhưngđơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác
- Các khoản thu hoạt động tài chính đã thu được nhưng đơn vị chưa hạchtoán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác
- Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệu phảnánh trên chứng từ kế toán
1.1.2.6 Các yêu cầu đối với kiểm toán doanh thu.
Việc kiểm toán doanh thu phải đạt được những yêu cầu sau:
- Thu nhập bằng chứng chứng minh việc hoạch toán doanh thu và hệ thốngkiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đã đảm bảo cho việc hạch toán doanh thu làtrung thực, hợp lý và đúng quy định của Nhà nước
- Thu thập đủ bằng chứng chứng minh mọi nghiệp vụ phát sinh về doanhthu đã hạch toán phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán
- Thu thập đủ bằng chứng chứng minh mọi nghiệp vụ phát sinh về doanh thu đãhạch toán và được phân loại chính xác, đã được tính toán đúng đắn và có thực
1.1.3 Các cơ sở dẫn liệu cần đáp ứng khi kiểm toán doanh thu
- Hiện hữu: các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được phản
ánh trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm lập báo cáo Doanh thu được ghinhận thực sự đã phát sinh và hoàn thành tương ứng với số tiền khách hàng thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển bán chokhách hàng là có thật, không tồn tại các khoản doanh thu đã ghi nhận nhưng khôngtồn tại trong thực tế hoặc tồn tại nhưng khách hàng chưa chấp nhận mua hàng
Trang 20- Quyền và nghĩa vụ: hàng hóa đã bán thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
không phải là hàng hóa ký gửi đại lý, tài sản nhận hộ, giữ hộ
- Phát sinh: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận trên sổ
sách kế toán, phản ánh trên BCTC là thực tế phát sinh và được phê chuẩn đầy đủ
- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ và ghi nhận doanh thu phátsinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên sổ sách kế toán, không bỏ sót bất
kỳ khoản doanh thu nào khi đã thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu
- Đánh giá: các khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được
hạch toán trên sổ sách đều được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toánhiện hành, được tính toán đúng đắn, không có sai sót
- Chính xác: doanh thu phải được ghi nhận đúng kỳ theo nguyên tắc cơ sở
dồn tích, phân loại theo đúng khoản mục, chính xác về mặt số học
- Trình bày và công bố: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ đã
được tính toán, tổng hợp đầy đủ, chính xác và trình bày trên BCTC phù hợp với quyđịnh, nhất quán với số liệu trên sổ sách kế toán
1.2 Nội dung nghiên cứu kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập
1.2.1 Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam (VSA)
1.2.1.1 Các chuẩn mực kế toán liên quan đến doanh thu.
Trong hệ thống 26 chuẩn mực kế toán có một số chuẩn mực liên quan đếndoanh thu như sau:
Chuẩn mực chung (VAS 01):
- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thugồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phảitrả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
- doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu
Trang 21bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuậnđược chia
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoàicác hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thutiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,
Chuẩn mực số 14 (VAS 14) doanh thu và thu nhập khác: chuẩn mực số 14
ban hành theo quyết đinh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ tài chính, và cố hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 quy định việc hạchtoán cũng như ghi nhận các khoản doanh thu và thu nhập khác:
- Điều kiện ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
doanh thu bán hàng được ghi nhận phải đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
- Điều kiện ghi nhận các khoản doanh thu cung cấp dịch vụ: các khoản doanh thu
do cung cấp hàng hóa và dịch vụ khi được ghi nhận phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó
1.2.1.2 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến doanh thu.
Theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) khi kiểm toán cáckhoản doanh thu trên báo cáo tài chính có các chuẩn mực liên quan như sau:
a Giai đoạn lập kế hoạch: Đây là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 210: “Hợp đồng kiểm toán” quy định những nguyên tắc vànội dung cơ bản của các thỏa thuận giữa công ty kiểm toán với khách hàng
Trang 22* Mục đích: Theo VSA 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán” đã nêu: “Kiểm toánviên và Công ty Kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toánđược tiến hành một cách có hiệu quả”
* Tìm hiểu thông tin khách hàng: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số
310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, đoạn hai đã dẫn: “Để thực hiện Kiểm toánBáo cáo tài chính, Kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hìnhkinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễnhoạt động của các đơn vị được Kiểm toán mà theo Kiểm toán viên thì có ảnh hưởngtrọng yếu đến Báo cáo tài chính, đếnviệc kiểm tra của Kiểm toán viên hoặc đến Báocáo Kiểm toán”
* Thực hiện thủ tục phân tích: Định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam số 520 – “Quy trình phân tích”: “Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các
tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mốiquan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn sovới giá trị đã dự kiến”
* Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận: Để thựchiện tốt bước này, KTV cần nắm rõ VSA 315 – “Xác định và đánh giá rủi ro” vàVSA 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”
b Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
* Đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống KSNB: Căn cứ vào chuẩn mực số
320 - “Tính trọng yếu trong kiểm toán” về nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan tớitrách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán khi xác định tính trọng yếu trong kiểmtoán BCTC và mối quan hệ giữa tính trọng yếu với rủi ro kiểm toán của doanhnghiệp Bên cạnh đó, KTV cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ VSA 315 – “Xác định vàđánh giá rủi ro” và VSA 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”
* Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản:
Theo VSA 500 – “Bằng chứng kiểm toán” thì khi thu thập bằng chứng kiểmtoán, kiểm toán nợ phải thu phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu (Hiện hữu và quyền;Đầy đủ; Đánh giá và chính xác; Trình bày và công bố) nhằm thực hiện mục tiêukiểm toán
Trang 23KTV sẽ tiến hành thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát:
- Thử nghiệm cơ bản:
Theo VSA 520 – “Quy trình phân tích”, quy trình phân tích được định nghĩa
là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những
xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tinliên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến
- Kiểm tra phân tích: KTV cần nắm vững và tuân thủ chặt chẽ VSA 315 –
“Xác định và đánh giá rủi ro” và VSA 530 – “Lấy mẫu kiểm toán”
c Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
* Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: Theo Chuẩn mực số 18 – “Các khoản dựphòng, tài sản và nợ tiềm tàng” – Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam,
* Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
Chuẩn mực kiểm toán số 560 – “Các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC”:Chuẩn mực này giúp KTV đưa ra được những quyết định đúng đắn trong trườnghợp có sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC mà có liên quan tới khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Xem xét giả định hoạt động liên tục
Theo Chuẩn mực kế toán 01, Chuẩn mực chung” Báo cáo tài chính phải đượclập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạtđộng kinh doanh bình thường trong tương lai gần Trường hợp thực tế khác với giảđịnh hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phảigiải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
* Thu thập “Giải trình của giám đốc”
Chuẩn mực kiểm toán VSA 580 – “Giải trình của giám đốc” đã quy định:
“KTV phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vịđược kiểm toán” Giải trình của giám đốc là sự thừa nhận trách nhiệm của ban giámđốc đối với BCTC của đơn vị và việc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu kế toáncùng các tài liệu cần thiết khác cho KTV
* Lập báo cáo kiểm toán
Sau khi tiến hành các công việc cần thiết, KTV sẽ lập báo cáo kiểm toán.KTV cần tuân thủ theo VSA 230 - “Hồ sơ kiểm toán” Và tùy vào từng trường hợp,
Trang 24thực tiễn từng cuộc kiểm toán, KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiếnchấp nhận từng phần (VSA 705- “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểmtoán về BCTC”) hay ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần(VSA 700 – “Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”)
1.2.2 Quy trình kiểm toán doanh thu trên BCTC theo quy trình kiểm toán mẫu của VACPA
1.2.2.1 Mục tiêu
Đảm bảo rằng các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là cóthực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với cácchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
b) Thủ tục phân tích
- So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ cáckhoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trước, thuthập giải trình cho những biến động bất thường
- Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt độnggiữa năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biến động bất thường
c)Kiểm tra chi tiết
- Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đãcung cấp theo các tháng trong năm, đối chiếu Sổ Cái
- Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng, hoặc từng loạihàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác như: Báo cáo tổng hợp doanh thu bánhàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lượng, giá trị và giải thíchchênh lệch lớn (nếu có)
Trang 25- Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ bán hàngliên quan Đối với doanh thu bằng ngoại tệ, cần kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng
để quy đổi
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm,đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế
- Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu:
+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của các
lô hàng được bán trước một số ngày và sau một số ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán
để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ
+ Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bánphát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghinhận trong năm
- Kiểm tra tính trình bày về doanh thu trên BCTC
Trang 26Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI KRESTON ACA VIỆT NAM
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam
Hệ thống kiểm toán ở Việt Nam – một trong những công cụ quản lý kinh kế– tài chính hữu hiệu, sản phẩm của nền kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc
tế đã được hình thành và có những bước phát triển đáng ghi nhận Hệ thống kiểmtoán bao gồm 3 phân hệ cấu thành là Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập vàKiểm toán nội bộ Các phân hệ có vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động khác nhaunhưng cùng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh tế – tàichính Hoạt động Kiểm toán độc lập được hình thành từ năm 1991, Kiểm toán Nhànước từ năm 1994 và Kiểm toán nội bộ từ năm 1997 Từ đó đến nay, các phân hệkiểm toán đã dần khẳng định được vị trí, vai trò và có những đóng góp tích cực đốivới quá trình quản lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lựctài chính và tài sản trong xã hội; góp phần làm lành mạnh các quan hệ tài chính –tiền tệ; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thiện các yếu tố của nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam Tuy nhiên, từ 01/01/2012, theo cam kết với Tổ chứcthương mại Thế giới (WTO), Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ kiểm toán.Theo đó, thị trường kiểm toán Việt Nam sẽ “mở” hơn trước đây với việc cho phépcác hãng kiểm toán nước ngoài được mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam Hộinhập và mở cửa thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán là cơ hội để các công tykiểm toán tiếp cận các chuẩn mực, phương pháp và kinh nghiệm kiểm toán Nhưngcùng với đó, các hãng kiểm toán nước ngoài sẽ tìm kiếm thị trường trong nước Cáccông ty kiểm toán Việt Nam không chỉ bị cạnh tranh về thị phần mà còn đứng trướcnguy cơ bị chảy máu chất xám Mà đối với loại hình dịch vụ xác nhận niềm tin nhưkiểm toán, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thương hiệu và thành
Trang 27khách quan và đòi hỏi rất cao ở tính kỷ luật, ở sự tôn trọng quy định, quy tắc và thủtục cũng như đạo đức nghề nghiệp của KTV Hiện tượng vi phạm hoặc không thựchiện đầy đủ các quy định về hoạt động kiểm toán vẫn diễn ra Không ít trường hợpdịch vụ do kiểm toán cung cấp có chất lượng thấp, vẫn còn mang nặng tính kinh tế
và tính đối phó
Xét sâu hơn về hoạt động Kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp kiểm toánđộc lập đã phát triển nhanh chóng cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trườngngày càng mở rộng hơn Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các công tykiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trọng việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ,chính sách quản lý kinh tế – tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân Đốivới thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC bên cạnhnhững thành tích đã đạt được, công tác kiểm toán còn có những tồn tại trong việcthực hiện thủ tục phân tích Cụ thể, thủ tục phân tích là một trong những thủ tụckiểm toán giúp cho KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng, hiệu quảđồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán Tuy nhiên, thực tế hiện nay chothấy KTV áp dụng thủ tục này mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc, không pháthuy hết tác dụng của chúng trong việc tìm kiếm gian lận sai sót trong BCTC cũngnhư khoản mục doanh thu
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC được thực hiện bởi Kreston ACA Việt Nam
2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài
Quy trình kiểm toán doanh thu cũng như quy trình kiểm toán BCTC nóichung do Kreston ACA thực hiện chịu ảnh hưởng từ những nhân tố như tình hìnhphát triển của nền kinh tế Việt Nam, hành lang pháp lý, các Chuẩn mực, Chế độ kếtoán cũng như Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
Từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nền kinh tế Việt Nam
có nhiều biến chuyển kéo theo đó là cơ hội phát triển cũng như đặt ra nhiều tháchthức cho ngành kiểm toán nước nhà Nền kinh tế Việt Nam biến động và chịu nhiềuảnh hưởng của nền kinh tế thế giới Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tếViệt Nam đang rơi vào tình trạng đình trệ, lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, có doanh nghiệp khai khống
Trang 28doanh thu nhằm thổi phồng lợi nhuận, làm đẹp BCTC với mục đích thu hút nhà đầutư; cũng có nhiều trường hợp các khoản doanh thu, phải thu bị giấu đi nhằm giảmlợi nhuận với mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp… Trong điều kiện kinh tếbiến động, nhân lực và vật lực của một cuộc kiểm toán cũng khác so với trong điềukiện bình thường Khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để kinh doanh thì phí trảcho KTV sẽ không tăng, thậm chí còn giảm đi so với năm trước Trong khi đó rủi rokiểm toán tăng cao nên chất lượng KTV cũng như thời gian của cuộc kiểm toán phảităng lên, KTV phải tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo sự chính xáccủa các thông tin tài chính Đây là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp kiểm toánnói chung và đối với Kreston ACA nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Về mặt hàng lang pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán đối vớidoanh nghiệp trong thời gian qua đã liên tục được phát triển và hoàn thiện, nhằmtiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế.Việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đóng góp một phần quantrọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cường tính minhbạch của thông tin tài chính, điều nào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm toáncủa các công ty kiểm toán Cùng với việc hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật
về kế toán, việc phát triển hệ thống kiểm toán độc lập là điều kiện cần thiết để đảmbảo tính tuân thủ đối với các quy định về kế toán, tính công khai, minh bạch của cácBCTC Tuy nhiên, hiện nay các văn bản pháp quy quy định về kiểm toán độc lập thìvẫn còn khá mới mẻ (Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày29/03/2011 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012); các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Namvẫn chưa được xây dựng tiến gần đến chuẩn mực quốc tế vì thế nhiều công ty kiểmtoán độc lập vẫn phải vận dụng các Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán quốc tế dùrằng biết có nhiều điểm không phù hợp với khung cảnh nền kinh tế Việt Nam đangtrong giai đoạn chuyển đổi Cũng chính vì vậy mà quan điểm của các KTV với quanđiểm của cơ quan thuế vẫn còn nhiều mâu thuẫn
Ngoài ra, Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức nghềnghiệp góp phần quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán và đang thúc đẩy sự pháttriển của tổ chức nghề nghiệp theo hướng chuyên nghiệp Hội Kế toán và Kiểm toán
Trang 29Nam (VACPA) được thành lập năm 2005 là một Hội thành viên tích cực và quantrọng của VAA đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ kế toán, kiểm toán Tuy nhiên, về số lượng đội ngũ cán bộ và chức doanh KTVcòn thiếu trầm trọng so với nhu cầu công việc hiện nay Về chất lượng đội ngũ KTVphần lớn chưa được bồi dưỡng cơ bản và bài bản về chuyên môn nghiệp vụ và cáckiến thức liên quan do đó vẫn chưa đáp ứng đực yêu cầu kiến thức về kiểm toán.Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán của KTV cũng như uy tíncủa công ty kiểm toán nói chung
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của nền kinh tế hay hành langpháp lý, hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán, mà quy trình kiểm toán doanhthu hay quy trình kiểm toán BCTC của Kreston ACA còn chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ các nhân tố như các chính sách, chế độ của công ty hay quy mô, cơ cấu, trình độcủa KTV và trợ lý kiểm toán của công ty
- Chính sách, chế độ công ty:
+ Mỗi công ty kiểm toán đều có những thuận lợi và khó khăn riêng Tại
Kreston ACA cũng như vậy, thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là hạn chế, do vậyviệc kiểm tra chi tiết và phân tích một cách tỉ mỉ tất cả các phần hành là điều khó cóthể thực hiện
+ Quy định về việc phải hoàn thiện giấy tờ làm việc trong thời gian kiểm toán
tại khách hàng trong khi thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là hạn chế là nguyênnhân thứ hai khiến cho KTV khó lòng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các thủ tụckiểm toán cho các phần hành mang tính rủi ro thấp
- Quy mô, cơ cấu, trình độ của KTV, trợ lí kiểm toán
+ Kreston ACA đang sở hữu một nguồn nhân lực thực sự chất lượng, đây
chính là yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu cũng như thành công của Kreston ACAngày nay, các nhân viên của công ty luôn làm khá tốt nhiệm vụ được giao, do vậyviệc kiểm toán BCTC tại các khách hàng thường diễn ra rất thuận lợi và được sự tin
tưởng của khách hàng Tuy nhiên hiện nay, Kreston ACA đang có hàng trăm khách
hàng doanh nghiệp, trong đó có 3 Tổng công ty, 2 dự án với quy mô phân bố gầnnhư tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, do đó, với số lượng nhân viên như hiện nay
Trang 30là chưa thực sự đáp ứng được về số lượng, vì vậy nên dẫn tới việc một nhóm kiểmtoán phải thực hiện nhiều cuộc kiểm toán tại các khách hàng khác nhau trong thờigian ngắn Đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng của một số cuộc kiểm toánBáo cáo tài chính chưa thực sự được đảm bảo.
Sau gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, Kreston ACA đã thiếtlập một Chương trình Kiểm toán mẫu (File kiểm toán mẫu) chung, File kiểm toánmẫu được cập nhật định kỳ đảm bảo cập nhật thường xuyên sự thay đổi của chế độ,
chính sách kế toán Bên cạnh đó việc soát xét báo cáo kiểm toán và file kiểm toán
tương đối nghiêm ngặt và tổ chức lưu trữ hồ sơ được thực hiện tốt… Bên cạnh đó,chương trình kiểm toán của Kreston ACA còn một số tồn tại sau: File kiểm toánmẫu được thiết lập chung cho mọi cuộc kiểm toán dẫn đến tình trạng dập khuôn
máy móc là không tránh khỏi
2.2 Thực trạng về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Kreston ACA
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kreston ACA Việt Nam
*Các thông tin chung về Công ty:
-Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm Toán KRESTON ACA Việt Nam
-Trụ sở chính: Tầng 21 tòa nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, HoànKiếm, Hà Nội
-Văn phòng tại Hà Nội: P1401-Nhà 17T5, Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy,
*Chức năng, nhiệm vụ:
Trang 31Cung cấp các dịch vụ về Kiểm toán và Tư vấn, góp phần làm minh bạch Báocáo tài chính của các công ty khách hàng, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
*Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ kiểm toán, Dịch vụ tư vấn, Dịch vụ tư
vấn tài chính doanh nghiệp, Dịch vụ tư vấn Thuế
*Quá trình hình thành và phát triển:
Giai đoạn 1: Kể từ ngày 24/08/2001 Công ty được thành lập với tên giao
dịch chính thức là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACA Group theogiấy phép kinh doanh số 0102003347 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấpngày 24/08/2001 và cấp lại lần 2 vào ngày 30/11/2005
Giai đoạn 2: Từ ngày 15/08/2006 Công ty tham gia và trở thành thành viên
đại diện duy nhất tại Việt Nam của hãng kiểm toán quốc tế Kreston Intrenational.Kể
từ giai đoạn này,Công ty tiếp nhận được những phương pháp kĩ thuật tiên tiến,đạttiêu chuẩn quốc tế và sự hợp tác có hiệu quả của các chuyên gia hàng đầu thế giớiđang làm việc cho hãng Kreston International để từng bước nâng cao chất lượngdịch vụ cung cấp cho khách hàng.Đây chính là giai đoạn Công ty mở rộng qui môhoạt động,lĩnh vực hoạt động một cách có hiêu quả
Giai đoạn 3: Từ ngày 11/11/2011 nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh
tranh,Công ty đã tiến hành hợp nhất với công ty Kiểm toán IFC và đổi tên thànhCông ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ( IFC-ACAGroup)
Giai đoạn 4: Từ ngày 06/09/2011 Công ty đã đổi tên thành Công ty TNHH
Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam (gọi tắt là Kreston ACA)
*Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
-Đối tượng khách hàng: Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp thươngmại, dịch vụ, sản xuất có vốn kinh doanh trong nước và khối doanh nghiệp FDI.Nhìn chung đối tượng khách hàng của công ty là khá rộng
-Chiến lược kinh doanh: Công ty luôn lấy chất lượng làm đầu, đặt uy tín vàchuẩn mực nghề nghiệp lên hàng đầu Chính vì vậy mà thương hiệu Kreston ACAđang ngày càng chiếm lĩnh thị trường kiểm toán
-Loại hình kinh doanh: Công ty hoạt động nhiều nhất trong lĩnh vực cung cấpdịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính Đây là thị trường chính của công ty, chiếm tỉtrọng doanh thu lớn nhất
Trang 33Kreston ACA cung cấp các dịch vụ:
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ tư vấn-ACA Consulting
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp-ACA FAS
Dịch vụ tư vấn Thuế-ACA TAX
2.2.2 Thực trạng về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC do Kreston ACA thực hiện
2.2.2.1 Quy trình kiểm toán chung doanh thu trong kiểm toán BCTC do Kreston ACA thực hiện
2.2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở:
Mọi thành viên trong nhóm kiểm toán đặc biệt là trưởng nhóm kiểm toánphải có trách nhiệm thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh củakhách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liênquan để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán đồng thời lên kế hoạch cho cuộckiểm toán Đối với những khách hàng lâu năm thì việc thu thập thông tin cơ sở vềkhách hàng sẽ nằm ở tài liệu kiểm toán năm ngoái còn với những khách hàng mớiviệc thu thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn Trong giai đoạn này, Kiểm toán viênđưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, đánh giá khả năng có những sai sót trọngyếu và thực hiện các thủ tục phân tích cần thiết Đối với kiểm toán doanh thu, kiểmtoán viên cần tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanhthu của doanh nghiệp, phương pháp hạch toán của kế toán
Bên cạnh đó kiểm toán viên cũng cần thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lýcủa khách hàng bao gồm các trông tin trong những tài liệu như: Giấy phép thành lập
và điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản các cuộc họp
cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, biên bản thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành hay trong vài năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng …Việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý cóảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trang 34Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:
Từ những thông tin đã thu thập ở trên trưởng nhóm kiểm toán và chủ nhiệmkiểm toán sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán thích hợp
Đánh giá tính trọng yếu: kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu để ước
tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của Báo cáo tài chính Đây chính là côngviệc giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thậpcho cuộc kiểm toán Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu càng thấp nghĩa làmức sai sót có thể chấp nhận được cũng phải thấp điều này có nghĩa là số lượngbằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ càng nhiều
Tại Kreston ACAmức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức PMnằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì
PM vào khoảng 0.5 đến 1% Con số cụ thể sẽ do kiểm toán viên quyết định dựa trêntình hình đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng
Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên sẽ phải đánh giá ba loại rủi ro trong giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Một là rủi ro cố hữu: Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro cố hữu thông qua
việc xem xét đến tính trung thực của Ban giám đốc, bản chất kinh doanh của kháchhàng, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên,kết quả kiểm toán năm ngoái…
Hai là rủi ro kiểm soát: Từ những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp Nếu hệthống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lạinếu hệ thông kiểm soát của khách hàng không tốt thì rủi ro kiểm toán sẽ ở mức cao
Ba là rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận trọng yếu mà
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được.Việc làm giảm rủi ro phát hiện phụ thuộc phần lớn vào trình độ của kiểm toán viên là
2.2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu
Kiểm toán viên sẽ kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệpbằng cách phỏng vấn kế toán trưởng từ đó đưa ra nhận định về hệ thông kiểm soát
Trang 35đánh giá là tương đối tốt thì kiểm toán viên sẽ hạn chế đi các thủ tục kiểm tra chitiết mà tập trung vào việc tiến hành các thủ tục phân tích về hệ thống kiểm soát nội
bộ, tức là các thủ tục để tìm hiểu và đánh giá về việc có hay không việc thực hiệnđầy đủ các thủ tục kiểm soát của công ty từ lúc bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đến lúckết thúc và ghi nhận doanh thu Ngược lại nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp được đánh giá là không tốt thì kiểm toán viên sẽ tăng cường các thủ tụckiểm tra chi tiết
Tại Kreston ACA khi kiểm toán doanh thu các thử nghiệm kiểm soát kiểmtoán viên cần thực hiện là:
Bước 1: Xem xét các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhậndoanh thu có được áp dụng hợp lý nhất quán không
Kiểm tra việc trình bày doanh thu bằng cách xét xem các khoản mục sau có
được phân loại, hạch toán và trình bày hợp lý không?
1 Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan
2 Doanh thu bán thành phẩm
3 Doanh thu bán nguyên liệu
4 Doanh thu bán phế liệu
Bước 3: Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xemliệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của kiểm toán viên vềcác chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chínhsách và thủ tục này hay không?
Trang 36Thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục doanh thu
Bảng 2.1: Chương trình kiểm toán
thưc hiện
Tham chiếu
1 Đối chiếu số liệu trên BCTC với số liệu trên các sổ kế toán tổng
hợp và sổ chi tiết
Phân tích:
- So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng và
trong một kỳ với nhau Từ đó xác định nguyên nhân biến động
của doanh thu như tăng sản lượng hàng hóa bán ra, do điều
chỉnh giá hay thay đổi cơ cấu sản lượng hàng bán…
- Tính tỷ lệ lãi gộp/doanh thu của những mặt hàng, loại hình
dịch vụ chủ yếu và so sách theo tháng, quý, với năm trước.Từ
đó, phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng, tìm ra những
khoản doanh thu không bị bỏ sót hoặc quên không ghi sổ
- So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với DT
thuần giữa kỳ này với kỳ trước, đánh giá khả năng sinh lời của
DT qua các kỳ
- Tổng hợp các quan hệ tài khoản đối ứng để tìm ra các đối ứng
bất thường doanh thu
- Phân tích DT theo từng tháng, từng quý với Giá vốn, thuế
GTGT…theo từng mặt hàng, từ đó tìm các tỷ lệ bất thường
- So sánh doanh số bị trả lại và được ghi giảm giá bằng một số
tỷ lệ so với tổng doanh thu với các năm trước
III Kiểm tra chi tiết
1 Kiểm tra chọn mẫu: Căn cứ vào việc phân tích doanh thu, KTV
tìm các điểm bất hợp lý từ đó kiểm tra chi tiết:
Kiểm tra tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ doanh thu:
Trang 37nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt
hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, lệnh bán hàng, phiếu
xuất, hóa đơn…kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh
toán
2 Kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ doanh thu: Kiểm tra số
lượng, đơn giá và tính toán trên hóa đơn, kiểm tra việc quy đổi
đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán; đối
chiếu số liệu trên hóa đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh
thu
3 Kiểm tra việc phân loại doanh thu: Phân biệt doanh thu bán chịu,
doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng
đổi hàng…phân biệt doanh thu bán hàng với các khoản thu nhập
khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế
suất khác nhau, loại sản phẩm khác nhau;
Kiểm tra tính hợp lý của từng loại doanh thu nói trên so với quy
định của VBPL hiện hành
4 Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: Kiểm tra
chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau
thời điểm khóa sổ(5 đến 10 ngày) để xem xét ngày tháng ghi
trên sổ nhật ký bán hàng, vận đơn với ngày tháng trên nhật ký
bán hàng và sổ chi tiết;
Kiểm tra tính cộng dồn: Cộng lại số phát sinh trên sổ nhật ký
bán hàng, sổ chi tiết của một số tháng hoặc cả năm tùy theo khối
lượng nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp; cộng lại số phát
sinh lũy kế của các tài khoản doanh thu
5 Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu:
Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại: có
thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu:
Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán với các quy chế quản lý
của doanh nghiệp, xem xét xem các chứng từ này có được duyệt
hay không?
Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người
Trang 38mua ghi rõ số lượng, đơn giá, và giá trị hàng bán bị trả lại, xác
định lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số hàng bị
trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng đã bị trả lại
Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy
định hiện hành không?
6 Đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác có liên quan
Chú ý kiểm tra số dư chi tiết các khoản công nợ để phát hiện các
khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn treo
công nợ