III. Kiểm tra chi tiết
2. Cách thức tính số mẫu và chọn mẫu:
2.2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty ABC là một khách hàng truyền thống của Kreston ACA. Trong đó báo cáo tài chính của ABC từ năm 2008 đến 2012 được IFC-ACA kiểm toán một lần vào tháng 3 năm 2012. Cũng như mọi năm công việc kiểm toán được diền hành vào đầu tháng 3 năm nay cuộc kiểm toán diễn ra từ 1/3 đến 5/3. Danh mục các tài liệu yêu cầu của Kreston ACAtừ công ty bao gồm: Các báo cáo tài chính năm 2012 của công ty; Sổ sách kế toán, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết, sổ đối ứng … của các tài khoản; Biên bản kiểm kê quĩ tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định; Sổ phụ ngân hàng; Biên bản đối chiếu công nợ. Các quyết định của hội đồng quản trị, các chính sách, quy chế của công ty, các hợp đồng kinh tế…; Các chứng từ và hoá đơn phát sinh trong kỳ và các chứng từ cần thiết khác…
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
ABC là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm tại miền trung, sản phẩm chủ yếu của công ty nước dừa cô đặc, Công ty được thành lập vào năm 2000, và bắt tay vào việc xây dựng nhà máy. Nhà máy chế biến Dứa xuất khẩu là dự án được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao cho Công ty cổ phần thực phẩm ABC làm chủ đầu tư theo Quyết định số: 3747/UB.CN ngày 05/12/2000 của UBND tỉnh. Đây là mô hình mới, là sự kết hợp giữa những nhà doanh nghiệp trẻ từ các tỉnh khác nhau cùng tham gia đầu tư xây dựng Đến nay sau một thời gian chưa lâu đi vào hoạt động với những nỗ lực không ngừng nhà máy sản xuất nước dứa cô đặc xuất khẩu đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, HACCP, chứng chỉ KOSHER, giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT năm 2003, giải thưởng CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM năm 2004…
Công ty ABC hiện nay đang có một kết quả kinh doanh không mấy khả quan, do giá nước dứa cô đặc tiêu thụ trên thị trường giảm, đồng thời giá dứa nguyên vật liệu đầu vào lại tăng cao dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh tại công ty ABC
Đơn vị: Đồng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
12.373.673.189 22.663.860.543
Giá vốn 15.440.897.480 25.205.891.312
Lợi nhuận gộp (3.067.224.291) (2.542.030.769)
Tổng số lỗ lũy kế tính đến thời điểm này của công ty là hơn 20 tỉ, nợ ngắn hạn lên đến 30 tỉ, vượt hơn so với tài sản ngắn hạn là hơn 10 tỉ. Khả năng hoạt động liên tục của công ty được cho là phải phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tương lai, từ khả năng huy động thêm vốn từ các cổ đông, các nhà đầu tư cùng với sự hỗ trợ về tài chính từ phía ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh nhà nước. Việc duy trì hoạt động của công ty trong tương lai là rất cần thiết vì nó liên quan đến đời sống của hàng trăm công nhân và các gia đình vùng nguyên liệu.
Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ
-Do Công ty ABC là một khách hàng lâu năm của Công ty kiểm toán Kreton ACA, do đó công tác tổ chức hệ thống Kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ của ABC đã được Kreston ACA hiểu biết một cách khá đầy đủ. Hiện nay ABC cũng áp dụng nghiêm túc các chuẩn mực được Bộ tài chính quy định trong việc hạch toán kế toán theo Quyết định Số 15/2006/QĐ-BTC. Các nghiệp vụ được ghi nhận là doanh thu trong điều kiện giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho khách hàng đồng thời khách hàng chấp nhận thanh toán cho đơn vị.
-Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty: Xem Phụ lục I – Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
-Bộ máy kế toán công ty được tổ chức hợp lý và tương đối hiệu quả. Kế toán trưởng Nguyễn Thùy Anh là người có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bộ máy kế toán của công ty còn có một nhân viên kế toán tổng hợp tại văn phòng công ty, một nhân viên kế toán tại chi nhánh Hà Nội và một phòng kế toán bao gồm 4 nhân viên tại nhà máy Dứa. Kế toán của công ty tại nhà máy mặc dù tuổi đời cũng như kinh nghiệm chưa nhiều nhưng do nhiều năm được sự tư vấn và hướng dẫn của kiểm toán viên trong việc tổ chức hạch toán kế toán nên công tác kế toán khá quy củ.
-Môi trường kiểm soát nội bộ: Tổng giám đốc là người tổ chức cũng như điều hành mọi hoạt động trong công ty; kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán với Tổng giám đốc. Do ABC là một công ty sản xuất kinh doanh
đơn thuần nên ít có những vấn đề phát sinh lớn, môi trường kiểm soát nội bộ được đánh giá là ở mức trung bình.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
-Tại Kreston ACA đánh giá tính trọng yếu để làm cơ sở đưa ra kết luận cũng như xác lập giới hạn của cuộc kiểm toán. Do ABC là một khách hàng quen thuộc của công ty, công tác kế toán được đánh giá tốt nhưng do ABC đang làm ăn thua lỗ nên Kiểm toán viên dùng tỉ lệ PM ở mức 0.75%.
PM = 0.75% × Doanh thu trong kỳ = 92.802.549 đồng ( 12.373.673.189 đồng).
Theo trên thì mức sai số có thể chấp nhận được trên báo cáo tài chính của công ty ABC năm 2012 là 92.802.549 đồng. Nếu có sự sai số lớn hơn số liệu trên thì kiểm toán viên cần phải xem xét và đưa ra kiến nghị điều chỉnh đối với khoản mục doanh thu trong Báo cáo tài chính của khách hàng. Dựa trên số PM được xác định như trên, mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu được phân bổ theo công thức:
TE = 20% PM = 18.560.510 đồng
Đây là giới hạn sai sót có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu, và Kreston ACA xây dựng công thức tính giá trị mà nếu sai số phát sinh lớn hơn con số đó thì kiểm toán viên phải tiến hành điều chỉnh.
Threshold = 25% TE = 4.640.127 đồng
Threshold bằng 4.640.127 VNĐ có nghĩa là kiểm toán viên phải điều chỉnh nếu sai số lớn hơn con số này cho phù hợp với nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. Nếu sai số nhỏ hơn con số này thì kiểm toán có thể đưa vào thư quản lý mà không cần điều chỉnh để giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toán.
Rủi ro kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty ABC chủ yếu là việc ghi nhận hàng bán bị trả lại do tình hình kinh doanh của công ty không tốt. Có thể Công ty ABC sẽ cố tình ghi tăng doanh thu để giúp công ty không lún sâu vào tình trạng khó khăn. Việc Công ty vẫn hoạt động mặc dù thua lỗ là do các nhà đầu tư vẫn rót vốn do việc phá sản của công ty sẽ liên quan tới đời sống của hàng trăm lao động và vùng nguyên liệu đã gây dựng trong bao năm qua có thể không còn duy trì.
Do đặc thù kinh doanh của ABC là sản xuất đơn thuần và đây là khách hàng lâu năm, có kinh nghiệm trong việc kiểm toán nên Ban giám đốc sắp xếp những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này Trưởng nhóm kiểm toán viên Trịnh Quốc Huy đảm nhiệm. Trưởng đoàn sẽ phân công cho từng thành viên trong đoàn nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm báo cáo với Kreston ACA. Các thành viên sẽ phụ trách và kiểm soát các khoản mục của mình sau đó sẽ đối chiếu và so sánh với nhau nếu có những vấn đề nảy sinh. Do tính chất quan trọng của khoản mục doanh thu nên trưởng đoàn Trịnh Quốc Huy sẽ phụ trách khoản mục doanh thu.
Bảng 2.4: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu tại công ty ABC
Mục tiêu kiểm toán
1. Đảm bảo các khoản ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp tuân theo đúng các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
2. Các khoản thu nhập phải được phân loại cụ thể, chi tiết theo đối tượng,… Số liệu phải chính xác.
3. Các khoản hàng bán bị trả lại phải được xử lý hợp lý, tuân theo đúng theo quy định.
4. Các nghiệp vụ doanh thu được phản ánh đúng kỳ kế toán. Phạm vi
Kiểm toán
Toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng và ghi nhận doanh thu, tại nhà máy, xí nghiệp và chi nhánh tại Hà Nội
Thủ tục kiểm toán
1. Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, doanh thu bán vật tư, doanh thu khác… Phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng, doanh thu hàng bán qua đại lý, hàng khuyến mại giảm giá.
2. Xác định số liệu kế hoạch, số liệu ước tính và so sánh với số liệu thực tế, nếu có sai số nhiều thì phải tìm hiểu đưa ra giải thích cụ thể.
3. Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu có đồng thời với việc ghi nhận giá vốn không, kiểm tra hóa đơn gốc, phiết xuất kho, hợp đồng kinh tế, giấy ủy thác, so sánh giá bán trên hóa đơn với giá bán quy định tại thời điểm. Kiểm tra quyển hóa đơn gốc xem xét xem tính liên tục của các hóa đơn.
4. Kiểm tra hàng bán bị trả lại, quy định chính sách của công ty về vấn đề này. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu
với sổ cái và báo cáo của đơn vị. Tính toán giá trị hàng bán bị trả lại dựa trên các dữ liệu độc lập, kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, đặc biệt là những nghiệp vụ có giá trị lớn, tỷ lện hàng bán bị trả lại trên 10%.
5. Kiểm tra việc trình bày doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm tra việc phân loại giữa doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng.
6. Đảm bảo các nghiệp vụ được hạch toán đúng kỳ, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh vào 5 ngày cuối năm và 5 ngày đầu năm mới của năm tài chính.
7. Kiểm tra các khoản doanh thu liên quan đến ngoại tệ, tỷ giá hạch toán, các hợp đồng kinh tế, phiếu ủy thác xuất khẩu.
Kết luận
Đánh giá về hoạt động ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp, điều chỉnh nếu có những sai phạm, tư vấn cho khách hàng để hoàn thiện công tác kế toán.
2.2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với doanh thu
Hệ thống kiểm soát của công ty ABC Hoạt động hiệu quả và phù hợp với thực tế kinh doanh tại Công ty. Bản thân công ty ABC trong năm cũng không có biến động về nhân sự ở bộ phận lãnh đạo và bộ phận kế toán do công ty làm ăn không tốt nên việc tuyển thêm nhân viên không được tiến hành, dựa trên cơ sở này kiểm toán viên đã không tiến hành các thủ tục để tìm hiểu sự tồn tại của các hoạt động kiểm soát liên quan đến hoạt động ghi nhận doanh thu nữa, mà tập trung vào việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
Kiểm toán viên tập trung xem xét thêm về các chính sách của công ty về hàng bán bị trả lại vì khoản mục này tiềm ẩn nhiều rủi rỏ và thực tế trong kỳ hàng bán bị trả lại tăng đột biến từ 60.455.734 đồng năm 2011 lên đến 210.171.283 đồng năm 2012, tức là tăng đến 348 %. Kiểm toán viên tiếu hành kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hàng bán bị trả lại tăng cao, và kiểm toán viên cũng kết hợp xem xét việc tổ chức xử lý hàng bán bị trả lại trong kỳ.
Do công ty ABC hiện nay đang làm ăn thua lỗ. Các đơn đặt hàng xuất khẩu ngày càng giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mặc dù đã phàn nào được khắc phục nhưng các đơn đặt hàng vẫn không đến với công ty. Trong khi đó vẫn phải đảm bảo các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công cuộc sống cho hàng trăm lao động và vùng nguyên liệu đây thực sự là một gánh nặng của công ty. So sánh với số doanh thu các năm trước có thể thấy được những khó khăn mà công ty đang gặp phải, doanh thu tụt giảm gần một nửa.
Bảng 2.5: So sánh doanh thu công ty ABC qua các năm
Năm Doanh thu Chênh lệch %
2011 22.663.860.543 … …
2012 12.373.673.189 -10,290,187,354 -45%
Nguyên nhân việc kết quả kinh doanh công ty ABC lỗ liên tục là do cuộc khủng hoảng tài chính làm nền kinh tế thế giới chao đảo khiến các đơn đạt hàng ngày càng ít mà công ty còn phải bán rẻ các sản phẩm của mình khiến doanh thu thậm chí không thể bù nắp nối giá vốn hàng bán. Mặc dù nhận thức rõ được điều này nhưng theo lý giải của Ban giám đốc thì công ty cần luân chuyển vốn để tiết tục sản xuất vì việc tồn tại của công ty là đảm bảo khả năng sinh sống cho cả một vùng nguyên liệu mà Công ty xây dựng những năm trước. Được sự ủng hộ của tỉnh ủy để giúp dân cư an cư lập nghiệp nên công ty vẫn cần phải quay vòng sản xuất. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu vẫn là xuất khẩu ra nước ngoài nhưng do khủng hoảng khiễn nhu cầu giảm sút nghiêm trọng, mặc dù công ty đã cố gắng thâm nhập thị trường trong nước tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Bảng 2.6: So sánh tỷ lệ doanh thu bán hàng trên giá vốn hàng bán
Năm Doanh thu Giá vốn Dthu/Gíavốn
2011 22.663.860.543 25.205.891.312 90%
2012 12.373.673.189 15.440.897.480 80%
Qua phỏng vấn kế toán trưởng, Kiểm toán viên phát hiện ABC đã ghi nhận doanh thu ở cả chi nhánh tại Hà Nội, cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính đã cộng với doanh thu của nhà máy, như vậy đã vi phạm nguyên tắc ghi nhận doanh thu, doanh thu đã bị ghi trùng. Công ty ABC có thể cố tình ghi gộp vì công ty đang lỗ, ghi như vậy có thể nâng cao được chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu trên giá vốn. Khoản này kiểm toán viên sẽ điều chỉnh để phù hợp với chế độ hiện hành, ngoài ra cũng sẽ được đưa
thêm vào thư quản lý để giúp công ty hạn chế được tình trạng này trong những năm tiếp theo.
Thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu
Do kiểm toán viên phụ trách khoản mục doanh thu đánh giá là rủi ro kiểm toán khoản mục này có thể nằm ở việc ghi chép không chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan trong kỳ, đặc biệt là về sự chính xác số học và tính đúng kỳ của các nghiệp vụ nên kiểm toán viên sẽ dành nhiều thời gian hơn để tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Biểu 2.2: Kiểm tra chi tiết doanh thu (Phần 1)
Nội dung: Kiểm tra doanh ghi nhận doanh thu trong năm tới các hóa đơn GTGT đầu ra.
Mục tiêu: Đảm báo các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trung thực hợp lý
Ngày Ct Số hiệu Tên khách hàng Số tiền {a} {b} {c}
06/02/201
2 HD
009110