1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn Quảng Ninh

71 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 523,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết mới được thành lập đang phải vật lộn với những cuộc cạnh tranh đầy cam go thử thách để giành lấy vị trí làm cơ sở cho sự phát triển lớn mạnh. Muốn vậy doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mà trước hết thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn.Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thực sự là cuộc đấu trí giữa các doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nó là bài toán phải giải trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và rất khó khăn trong thời kỳ đầu thành lập. Đối với các doanh nghiệp thương mại việc quản lý vốn là vấn đề đặc biệt khó khăn và phức tạp.Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đã và đang được rất nhiều các ban ngành, chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Song cho đến nay kết quả thu được vẫn chỉ ở mức độ nhất định trên phạm vi chung, còn đối với các doanh nghiệp cụ thể thì đòi hỏi phải có đường đi nước bước riêng cụ thể cho mình.Qua quá trình học tập ở trường, tìm hiểu thực tế ở Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn em đã chọn đề tài nghiên cứu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn Quảng Ninh để làm khoá luận tốt nghiệp và với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói riêng và các công ty thương mại nói chung.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa vànhỏ hầu hết mới được thành lập đang phải vật lộn với những cuộc cạnhtranh đầy cam go thử thách để giành lấy vị trí làm cơ sở cho sự phát triểnlớn mạnh Muốn vậy doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mà trước hết thểhiện ở hiệu quả sử dụng vốn.

Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thực sự là cuộc đấu trí giữa cácdoanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường Nó là bài toán phải giảitrong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và rất khó khăn trong thời kỳđầu thành lập Đối với các doanh nghiệp thương mại việc quản lý vốn là vấn

đề đặc biệt khó khăn và phức tạp

Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đã

và đang được rất nhiều các ban ngành, chuyên gia quan tâm nghiên cứu.Song cho đến nay kết quả thu được vẫn chỉ ở mức độ nhất định trên phạm

vi chung, còn đối với các doanh nghiệp cụ thể thì đòi hỏi phải có đường đinước bước riêng cụ thể cho mình

Qua quá trình học tập ở trường, tìm hiểu thực tế ở Công ty TNHHThương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn em đã chọn đề tài nghiên cứu

Trang 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Vốn là gì

Vốn là một điều kiện tiên quyết để cho một doanh nghiệp ra đời có thểhoạt động Vấn đề đặt ra khi doanh của một doanh nghiệp đối với vốn làlàm thế nào Để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốncủa mình, doanh nghiệp phải nghiên cứu từng nguồn vốn của mình, chi phícủa từng nguồn vốn cụ thể để từ đó xác định cho mình phương pháp quản

lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể, và giai đoạn của doanh nghiệp Nhằmđạt được mục tiêu sử dụng nguồn vốn hợp lý nhất và sinh lợi tối đa chodoanh nghiệp

Vậy vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Có rất nhiều quan niệm khác nhau vềvốn Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt Mục tiêu củaquỹ này là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Đứng trên các giác độ khácnhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn

Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiệnđại cho rằng: Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn vàhàng hoá vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất Vốn bao gồm cácloại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vàohữu ích trong quá trình sản xuất sau đó

Theo quan điểm của Mark - Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất.

Trang 3

Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: “Vốn được phânchia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính” Như vậy, ông đãđồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.Trong đó:

Vốn hiện vật: Là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sảnxuất ra các hàng hoá khác

Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp

Ngoài ra còn nhiều các quan điểm khác nhau về vốn, tựu chung lạimọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều cần có các yếu tốđầu vào đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất và các yếu tố đầu vào nàyđược ứng trước bởi một khoản tiền Lượng tiền ứng trước này gọi là vốn

Vậy: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”.

Tuy nhiên tiền chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay

nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực

Thứ hai: Đối với bất kỳ dự án kinh doanh nào đó của doanh nghiệp thì

điều trước tiên Tiền phải được tích tụ và đạt đến một lượng nhất định đảmbảo cho dự án có thể hoạt động như vậy có nghĩa nếu doanh nghiệp cónhiều nguồn lực, và có kế hoạch khả thi cho dự án nhưng nguồn tiền khôngđạt được mức độ đủ cho dự án hoạt động hoạc tiền này được sử dụng chocác mục đích khác thì nó vẫn chưa được gọi là vốn Như vậy khi bắt đầukhởi sự một dự án thì điều kiện cần thiết là doanh nghiệp phải tính tới yếu

tố vốn và phương án sử dụng vốn phù hợp, và vốn này được đảm bảo sẽdùng cho dự án của nó

Thứ ba: Khi có đủ một lượng nhất định thì tiền phải được vận động

nhằm mục đích sinh lời Nếu một hoạt động, dự án được đảm bảo bởi mộtlượng tiền cần thiết nhưng nguồn tiền này phải được đưa vào sử dụng khi

đó tiền mới thực sự chuyển thành vốn

Trang 4

Từ những vấn đề trên ta thấy vốn có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: Vốn là dạng hàng hoá đặc biệt vì các lý do sau:

- Vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng

+ Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí vốn mà ta bỏ ra để có được

nó từ các nguồn khác nhau hay còn gọi là chi phí vốn

+ Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng vốn nó để đầu tưvào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hànghoá, chi phí lương nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý

- Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sửdụng và quyền sở hữu nó Dựa trên nguồn hình thành vốn ta có thể thấy.Khi huy động vốn chúng ta có quyền sử dụng tuy nhiên quyền sở hữu vẫnthuộc về chủ sở hữu của nó

Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Qua quá trình sử dụng còn

có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó đó là giá trị của thặng dư.Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳdoanh nghiệp nào Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản trị tàichính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trịthặng dư tối đa, bù đắp cho chi phí vốn và đạt được lợi nhuận cuối cùng làlớn nhất Thời gian sử dụng là tối ưu hay thời gian quay vòng vốn là nhanhnhất nhằm đem lại giá trị lớn nhất

Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có

đồng vốn vô chủ

Thứ ba: Vốn phải luôn luôn vận động sinh lời.

Thứ tư: Vốn phải được tích lũy và tập trung đến một lượng nhất định

mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh Một lượngvốn không đủ sẽ không phát huy hiệu quả tối ưu thậm chí do không đủ theoyêu cầu nên mặc dù có giá trị nhưng sẽ không sản sinh hiệu quả nào

Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà cómột lượng vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp Trong bất kỳ

Trang 5

đơn vị nào, vốn đều vận động liên tục qua các giai đoạn khác nhau Sự vậnđộng của vốn xét trong một trật tự nhất định, kế tiếp nhau theo một trật tựxác định để tạo thành một chu kỳ tuần hoàn khép kín Từ một hình thái cụthể nhất định sau khi tuần huàn vốn sẽ biến đổi về mặt hình thái và cả vềgiá trị của nó Những thông tin về sự biến đổi này là rất cần thiết để tìm raphương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sảnxuất, kinh doanh và quá trình tái đầu tư – quá trình vận động lớn lên củavốn

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, ta phân loạivốn để theo dõi, sử dụng và có biện pháp quản lý tốt hơn

1.1.2 Phân loại vốn

Để thực hiện công việc thường xuyên của doanh nghiệp hoặc khi thựchiện một dự án mới, doanh nghiệp phải đầu tư cho các tài sản ban đầu củamình và tiếp tục tiêu hao một lượng tiếp theo để phục vụ cho quá trình sảnxuất, quản lý kinh doanh như nhà xưởng, nguyên vật liệu, công cụ, dụng

cụ, và lương trả cho cán bộ nhân viên, các chi phí quản lý, chi phí khác…nhờ đó mà các mục tiêu đặt ra của quá trình kinh doanh đạt được Quá trìnhnày gắn liền với chu trình kinh doanh sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp,quá trình này là liên tục vì vậy mà công tác sử dụng sao cho có hiệu quả vàgiảm thiểu lãng phí tại tất cả các khâu, các giai đoạn thì việc phân loại vốnphải được hết sức quan tâm đạt các mục tiêu đơn giản nhất, rõ ràng nhất vàtiện lợi cho công tác sử dụng, đánh giá và quản lý được thuận tiện phù hợpcho từng loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, giai đoạn kinhdoanh Trên góc độ khác nhau ta thương phân loại như sau:

1.1.2.1 Phân loại vốn dựa trên góc độ chu chuyển ta phân loại vốnthành vốn cố định và vốn lưu động:

Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ),

TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh

Trang 6

nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:

- Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinhdoanh của các doanh nghiệp Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, côngcụ

- Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấuhao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đãhoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu

Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và vốn lưu động.

Đây là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả hoạt động cũng nhưnăng lực tài chính trong ngắn hạn của một công ty Vốn lưu động của mộtcông ty được tính toán theo công thức sau:

Vốn lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn

Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị

có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá Nó

là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiềnlương Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệpsau khi đã bán hàng hoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức laođộng biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phínhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên,nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuấtkinh doanh đó Vốn lưu động cũng là chỉ số giúp cho các nhà đầu tư có cácnhận định về hiệu quả hoạt động của công ty Lượng tiền bị đọng tronghàng tồn kho hoặc lượng tiền mà khách hàng còn đang nợ đều không thể sửdụng để chi trả bất cứ khoản nợ nào của công ty cho dù đó vẫn là các tàisản thuộc quyền sở hữu của công ty Vì vậy nếu một công ty không hoạtđộng ở mức hiệu quả cao nhất (VD: thu hồi nợ chậm) thì điều này sẽ biểuhiện ra ngoài bằng một sự gia tăng trong vốn hoạt động Có thể nhận thấyđiều này rõ ràng hơn nếu so sánh vốn lưu động của công ty qua các thời kì,

Trang 7

việc thu hồi nợ chậm có thể là dấu hiệu cho thấy những nguy cơ tiềm ẩntrong hoạt động của công ty Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệpkhác nhau thì khác nhau Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưuđộng bao gồm: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức,trong đó:

- Vốn lưu động định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dựtrữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hoá để phục vụ cho hoạt động kinhdoanh

- Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động có thể phát sinhtrong quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mứcđược như tiền gửi ngân hàng, thanh toán tạm ứng Đối với doanh nghiệpsản xuất thì vốn lưu động bao gồm: Vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ,dụng cụ là đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Không những thế tỷ trọng, thành phần, cơ cấu của các loại vốn nàytrong các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau Nếu như trong doanhnghiệp thương mại tỷ trọng của loại vốn này chiếm chủ yếu trong nguồnvốn kinh doanh thì trong doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng vốn cố định lạichiếm chủ yếu Trong hai loại vốn này, vốn cố định có đặc điểm chuchuyển chậm hơn vốn lưu động Trong khi vốn cố định chu chuyển đượcmột vòng thì vốn lưu động đã chu chuyển được nhiều vòng

Việc phân chia theo cách thức này giúp cho các doanh nghiệp thấyđược tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn Từ đó, doanh nghiệp chọn cho mìnhmột cơ cấu vốn phù hợp

1.1.2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành:

Theo cách phân loại này, vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả

và vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữucủa chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các

Trang 8

cổ đông trong công ty cổ phần do doanh nghiệp sở hữu, được sử dụng 1cách lâu dài mà không phải cam kết thanh toán, gồm có vốn kinh doanh vàcác quỹ của doanh Có ba nguồn cơ bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp, đó là số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênhlệch đánh giá lại tài sản.:

- Vốn kinh doanh: Gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liêndoanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kếtquả sản xuất kinh doanh

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định): Khi nhànước cho phép hoặc các thành viên quyết định, chênh lệch từ việc đánh giálại tài sản này có thể làm tăng hoặc giảm nguồn vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp

- Các quỹ của doanh nghiệp: Hình thành từ kết quả sản xuất kinhdoanh như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi…

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư xâydựng cơ bản (XDCB) và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân sáchnhà nước cấp, phát không hoàn lại sao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mụcđích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội )

Nợ phải trả: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn tự có

và coi như tự có thì doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn khá lớn

đi vay của ngân hàng Bên cạnh đó còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhaucủa các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng Tất cả các yếu tố nàyhình thành nên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Khoản nợ phát sinhtrong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả,phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay ngân hàng,

cá nhân, tổ chức mà doanh nghiệp huy động vốn, các khoản nợ phải trả chongười bán, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cho công nhân viên và cáckhoản phải trả khác…Bao gồm:

Trang 9

+ Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trảtrong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường Đó làcác khoản vay ngắn hạn, thuế phải nộp, lương, thưởng, phụ cấp cho ngườilao động, ….

+ Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm như

là trái phiếu, ký quỹ ký cược dài hạn, dự phòng, thuế thu nhập hoãn lại, vaycho đầu tư…

1.1.2.3 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng

để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định của mình Nguồn vốn này bao gồmvốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp Trong đó:

- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một

kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay

Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn dùng để tài trợ cho TSLĐtạm

thời của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng,người mua vừa trả tiền

Như vậy, ta có:

TS = TSLĐ + TSCĐ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu = Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên

Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thờigian về vốn mà mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản củamình một cách thích hợp, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời đểtài trợ cho tài sản cố định

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONGNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quảcao nhất trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất Không ngừng

Trang 10

nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sảnxuất nào nói chung và mối quan tâm của doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt

nó đang là vấn đề cấp bách mang tính thời sự đối với các doanh nghiệp nhànước Việt Nam hiện nay Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa là câu hỏi,vừa là thách thức đối với các DN hiện nay Sản xuất kinh doanh của bất kỳmột doanh nghiệp SXKD nào cũng có thể hiển thị bằng hàm số thể hiệnmối quan hệ giữa kết quả sản xuất với vốn và lao động

án SXKD tốt nhất cho doanh nghiệp mình

Vậy hiệu quả sử dụng vốn là gì ? Để hiểu được ta phải hiểu được hiệuquả là gì?

Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiệnmối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu raChi phí đầu vào

- Về mặt đinh lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm

vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi

Trang 11

phí bỏ ra Người ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phíđầu vào Hiệu quả càng lớn chênh lệch này càng cao.

- Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực,trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp, sự gắn

bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêucầu và mục tiêu chính trị - xã hội

Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh tế khác nhau, nhưng ở đây

em chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại doanh nghiệp.Như vậy, ta có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn như sau:

1.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn là gì?

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện dựatrên cơ sở kết hợp của các yếu tố nguồn vốn, công nghệ, phương thức vậnhành quả lý…Đó là nguồn lực của doanh nghiệp Theo quan điểm của kinh

tế học các nguồn lực này là giới hạn Điều này đặt ra các doanh nghiệp phải

có phương thức quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực sao cho cóhiệu quả nhất và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tốt nhất chodoanh ngiệp minh

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản

là kết quả của mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực,cách thức quản lý, vận hành các yếu tố đầu sao cho kế quả đầu ra là caonhất với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể Hiệu quả sảnxuất, kinh doanh cũng thể hiện việc áp dụng quy trình công nghệ, công táccải tiến công nghệ của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố quan tâm hàng đầu của bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào Và với chính sách điều hành ở tầm vĩ mô của chính phủ.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa là câu hỏi, vừa là thách thức đối với

Trang 12

các doanh nghiệp Sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nào cũng cóthể hiển thị bằng hàm số thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất vớivốn và lao động.

đo lường bằng bằng yếu tố định lượng, nó chịu chi phối bởi nhiều yếu tốphức tạp khác mà ta sẽ không đề cập trong phạm vi của chuyên đề, các kếtquả của mặt xã hội phải rất lâu mới nhận thấy được, thậm chí lợi ích về mặt

xã hội có lúc không thống nhất với lợi ích về mặt kinh tế của doanh nghiệp

- Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực,

từ điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, trình độ quản lý củadoanh nghiệp, mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống, sự gắn bó của việc giảiquyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêuchính trị - xã hội

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế

phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt

Trang 13

động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấpnhất.

Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp có liên quan tới tất cảcác yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh cho nên doanh nghiệp chỉ cóthể nâng cao hiệu quả trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trìnhkinh doanh có hiệu quả Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinhdoanh thì doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề như: tiết kiệm,đảm bảo huy động đầu tư, tái đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình và doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trongqúa trình sử dụng vốn của mình

1.2.1.2 Các chỉ tiêu thường dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn tạicác doanh nghiệp hiện nay

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có vốn,vốn đó do đóng góp, đi vay, liên doanh, liên kết hay huy động dưới mọihình thức thì việc sử dụng vốn đều phải trả “chi phí sử dụng vốn” hoặc cổtức cho các bên tham gia góp vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sáchnhà nước Vậy số vốn bao nhiêu là đủ, là hợp lý, trải qua quá trình sẽ lớnlên hay teo nhỏ lại là hiệu quả cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp ? Trong quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ do doanhnghiệp đưa ra có đáp ứng được yêu cầu của thị trường không, công táccạnh tranh giữa doanh nghiệp cùng sản phẩm và các sản phẩm cùng loại,sản phẩm thay thế, khả năng việc giải quyết nhu cầu của khách hàng duytrì và mở rộng thị trường ngày càng lớn thì đương nhiên là cần nhiều tiềnvốn để phát trtiển kinh doanh Do đó, công tác quản trị và điều hành cầnhợp lý, phân bổ vốn cho các thời điểm, các dự án, hoạt động phải thích hợpnếu không sẽ đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản

Trang 14

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta có thể dựa vàocác nhóm chỉ tiêu đo lường sau đây :

1.2.1.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua cácchỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Nó thể hiện mối quan hệ giữakết quả kinh doanh trong kỳ và số vốn kinh doanh bình quân Ta có thể sửdụng các chỉ tiêu sau:

Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp.

Hv =

V D

Trong đó:

Hv - Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp

D - Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ

V - Toàn bộ vốn sử dụng bình quân trong kỳ

Vốn của doanh nghiệp gồm: Vốn cố định và vốn lưu động, từ đó ta cócác chỉ tiêu cụ thể sau:

Trang 15

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ:

HVLD = D

VLD

Trong đó:

HVLD : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động bình quân trong kỳ:

VLĐ : Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết: Doanh thu từ một đồngtiền vốn trải qua một chu kỳ kinh doanh, hoặc một lượng vốn nhất định sửdụng bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu Dựa trên côngthức này ta có thể thấy muốn hiệu quả sử dụng đạt hiệu quả cao ta phảithay đổi tử hoặc mẫu số Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp càng cao, đồng thời chỉ tiêu này còn cho biết doanhnghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải giảm thiểu số vốn cầnthiết bằng cách quản lý chặt chẽ và tiết kiệm về nguồn vốn hiện có củamình, sử dụng các phương án kinh doanh để đạt được doanh thu lớn nhất,tuy nhiên về mặt thực tế doanh thu có thể cao nhưng lợi nhuận chưa chắc

đã cao vì vậy chỉ tiêu này chưa phản ánh hoàn toàn bản chất vấn đề, từ đó

ta có nhóm chỉ tiêu tiếp theo

1.2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn kinh doanh

Trang 16

LNST : Tổng lợi nhuận sau thuế của một chu kỳ kinh doanh.

Vkd: Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

TLNVLĐ: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

VLĐ : Tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ

Các chỉ tiêu này cho với một đồng vốn trải qua một chu kỳ kinh doanhcủa doanh nghiệp thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, đối với doanhnghiệp hoặc nhà đầu tư các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận là hết sức quantrọng

1.2.1.5 Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ, nó đươc xác định nhưsau:

Trang 17

C = D

VLD

Trong đó:

C - Số vòng quay vốn lưu động

D - Doanh thu thuần trong kỳ

VLD - Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Vốn lưu động bình quân tháng, quý, năm được tính như sau:

+ Vốn LĐBQ tháng = (VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng)/2

+ Vốn LĐBQ quý, năm = (VLĐ1/2 + VLĐ2 + +VLĐn-1+ VLĐn/2)/(n-1).Trong đó: VLĐ1, VLĐn : Vốn lưu động hiện có vào đầu tháng

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động khôngngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ -sản xuất - tiêu thụ ) Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽgóp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

N = CTTrong đó:

N: Thời gian luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động

T: Thời gian phân tích

Chỉ tiêu này thể hiện thời gian cần thiết cho vốn lưu động quay đượcmột vòng Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luânchuyển càng lớn và ngược lại

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Trang 18

H = VLD

D

Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốntiết kiệm được càng nhiều Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có một vòngvốn luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Nó thể hiện trong quá trình sử dụng vốn lưu động do sự thay đổi tốc

độ quay của nó Có hai cách xác định:

Trong đó:

M-+ - Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ

VLĐ1 - Vốn lưu động bình quân kỳ này

D1 - Doanh thu thuần bình quân kỳ này

C0 - Số vòng quay vốn lưu động kỳ trước

Trang 19

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán:

- Tình hình thanh toán: là thực trạng biến thiên các khoản phải thu,

phải trả, nguyên nhân tăng giảm của các khoản nợ đến hạn chưa đòi đượchoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ đến hạn chưa đòi được

- Khả năng thanh toán: Là khả năng có thể thanh toán của doanh

nghiệp đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp đến hạn phải trả trong kỳNhóm chỉ tiêu này bao gồm các hệ số về

Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trảTổng tài sản

Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ– Dự trữNợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu độngNợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiềnNợ đến hạn

Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên đây, để đánh giá được chính xác hơn, trong quá trình phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta còn phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, nghĩa là phải tính vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng cao, thì doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ nhanh có nghĩa vốn bị chiếm dụng giảm Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu có thể quá cao Điều này xảy ra khi phương thức thanh toán với khách hàng quá nghiêm khắc, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ, làm giảm doanh thu Trong cơ chế hiện nay, mua bán gối đầu trở thành một tất yếu khách quan và đôi khi khách hàng rất muốn thời hạn trả tiền được kéo dài thêm Công thức tính vòng quay hàng tồn kho được tính như sau.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Số dư bình quân khoản phải thu

Số dư bình quân các khoản phải thu, đơn giản nhất là lấy: số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ/2 Đôi khi số dư cuối kỳ các khoản phải thu cũng được sử dụng thay thế cho số

dư bình quân để tính vòng quay cho tiện lợi Điều này sẽ được chấp nhận nếu kết quả không có sự chênh lệch lớn.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho =

Trị giá vốn hàng bánTrị giá vốn bình quân hàng tồn

kho

Trang 20

Chỉ tiêu này phản ánh hàng tồn kho trước khi bán ra và số lần hàng tồnkho bình quân bán ra trong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thểhiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại Ngoài ra hệ số còn thể hiện tốc

độ luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp Tốc độ luân chuyển hàng hoánhanh thì cùng một mức doanh thu, doanh nghiệp đầu tư vốn hàng tồn khothấp hơn, hoặc cùng số vốn doanh thu sẽ đạt mức cao hơn Trong quá trìnhphân tích, đánh giá cần xem xét một cách cụ thể những yếu tố khác có liênquan, như phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho Nếu doanh nghiệp

áp dụng phương thức bán hàng vận chuyển thẳng hoặc bán hàng tay banhiều thì hệ số vòng quay hàng tồn kho cao, hoặc nếu DN duy trì ở mứcthấp cũng làm cho vòng quay hàng tồn kho cao nhưng sẽ làm cho khốilượng hàng tiêu thụ bị hạn chế

Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:

Hệ số nợ vốn cổ phần =  Nợ phải trả

 Vốn chủ sở hữu

Hệ số cơ cấu nguồn vốn =  Vốn chủ sở hữu

 Nguồn vốnCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠICÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NAM SƠN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT VÀDỊCH VỤ NAM SƠN

Trang 21

2.1.1 Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn là một đơn

vị kinh tế độc lập, được thành lập theo quyết định số 944 QĐ/UB ngày10/08/1996 do Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long cấp giấy phép số 22A

8001053 Doanh nghiệp có tên giao dịch là: Công ty TNHH Thương Mại,Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn đặt trụ sở tại số 134 Lê Thánh Tông, thànhphố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và kho hàng đặt tại số 10 phố Cảng Mới,thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Một số thông tin cần thiết về Doanh nghiệp:

- Tên giao dịch: công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch VụNam Sơn

… phân phối cho toàn bộ thị trường tỉnh Quảng Ninh

Trong những ngày đầu mới thành lập, hoạt động chủ yếu của Tổhợp là cung cấp và phân phối cho các đại lý, các chợ, các siêu thị chủ yếutại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh Với ý thức được rằng nhu cầu củathị trường về tiêu dùng hàng hoá ngày càng cao, công ty TNHH ThươngMại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn luôn luôn ý thức trong việc nâng cao chấtlượng hàng hoá dịch vụ đảm bảo uy tín với khách hàng, gắn liền với tiêu thụ nên

số lượng hàng bán ra ngày càng tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước Trongnhững ngày đầu, thị trường tiêu thụ của công ty mới chỉ là trong Thành phố HạLong thị nay thị trường tiêu thụ của công ty đã mở rộng ra các huyện khác trongtỉnh như Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên, Tiên Yên, Vân Đồn …

Trang 22

Do nắm bắt được thị trường, công ty đã tạo được uy tín trong khách hàngnên mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng Trong thời gianđầu công ty kinh doanh dưới hình thức là mua và bán lại sản phẩm với một số loạithực phẩm và phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy Còn một số khách hàng

ở xa thì thuê xe chuyên trở Với tinh thần luôn luôn vươn cao, công ty đã khôngngừng mở rộng đầu tư thêm trang thiết bị vận chuyển Đến nay, công ty đã có 10đầu xe tải trên 2 tấn để vận chuyển hàng hoá đến các tỉnh khác Với uy tín đã tạo

ra, công ty đã tạo niềm tin cho các nhà cung cấp sản phẩm nên công ty được cáccông ty cung cấp sản phẩm ký kết hợp đồng với công ty và chọn công ty TNHHThương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn làm nhà phân phối chính thức.Đến thời điểm này công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ NamSơn đang làm nhà phân phối sản phẩm cho rất nhiều nhà cung cấp có thương hiệu

và uy tín lớn như Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty TNHHFriesland Campina Ha Nam, Công ty Cổ phần bánh kẹo Bibica, Công ty KimberlyClark Việt Nam, Công ty Cổ phần Trung Nguyên, Công ty TNHH Liwayway,Công ty Cổ phần Rượu Đà Lạt

Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn thực hiện tốt mục đích đã đặt ra đó là:

- Tăng cường tích tụ vốn, mở rộng kinh doanh

- Sử dụng tối đa và phát huy hết khả năng lao động của công ty nhằm giữ uytín và quan hệ với các bạn hàng mới, mở rộng thị trường

Với mục đích đã đặt ra, doanh số bán hàng năm của công ty thường tăng sovới năm trước Hàng năm công ty đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động.Hiện nay công ty có số lượng công nhân viên là trên 90 người, trong đó nhân viênquản lý là 25 người Hầu hết đã qua các trường đào tạo về chuyên môn Với đàphát triển hiện nay công ty sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm lao động mở rộng sản suấtkinh doanh đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phù hợp chiến lược phát triểncông ty

2.1.2 Đặc điểm và nhiệm vụ hoạt động của Doanh nghiệp

Trang 23

Kinh doanh thương mại và các loại hình thương mại.

Kinh doanh, liên kết với các công ty, nhà máy để phục vụ cho nhu cầungày càng cao của thị trường

2.1.3 - Chức năng và quyền hạn của Doanh nghiệp

2.1.3.1 Chức năng của Doanh nghiệp

Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn chuyênphân phối các sản phẩm tiêu dùng như: Hoá mỹ phẩm (Bột giặt, nước xả,kem đánh răng, mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, nước tẩy rửa …), Thực phẩm(Nước mắm, bột nêm, trà, sữa, dầu ăn, rượu, bánh kẹo các loại …), các đồdùng thiết yếu khác (Giấy ăn, băng vệ sinh …)

2.1.3.2 Quyền hạn của doanh nghiệp

Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn là nhàphân phối chính thức cho các nhà cung cấp sản phẩm uy tín nên công ty cóquyền hạn là kinh doanh các mặt hàng thuộc doanh mục các mặt hàng củanhà cung cấp, bán đúng giá của các sản phẩm mà nhà cung cấp ấn định,thực hiện các chương trình về sản phẩm của nhà cung cấp Khi thực hiệnđược đầy đủ các điều kiện của nhà cung cấp thì công ty được nhận các

Trang 24

chương trình của công ty cho các nhà cung cấp, nhận hoa hồng đượchưởng… Bên cạnh đó, công ty có quyền từ chối kinh doanh các mặt hàngkhông thuộc doanh mục các sản phẩm đã ký kết giữa công ty với các công

ty, các mặt hàng nằm trong diện bị nhà nước cấm Ngoài ra, công ty đượckinh doanh các mặt hàng khác nằm trong doanh mục các sản phẩm không

bị nhà nước cấm của các công ty khác nhằm thu lãi

2.1.4 Điều kiện cở sở vật chất

Công ty kinh doanh thực phẩm là một công ty thương mại nên cơ sởvật chất của công ty không cần nhiều Điều cần thiết nhất của công ty là cóđầy đủ phương tiện vận chuyển nhằm cung cấp hàng hoá cho khách hàngmột cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất Từ ngày mới thành lậpcông ty vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng xe máy của nhân viên và cómột đầu xe để vận chuyển hàng hoá cho các đơn đặt hàng ở xa Khi thịtrường của công ty mở rộng, nhận được lợi thế của mình công ty đã trang

bị thêm phương tiện vận chuyển cho công ty Vào năm 1998 công ty muathêm 1 đầu xe tải, đến năm 2000 khi nhận thêm là nhà phân phối cho công

ty sữa Hà Lan công ty đã mua thêm 1 đầu xe tải và vào năm 2003 công tymua thêm 1 đầu xe nữa Như vậy hiện nay công ty đã có 3 đầu xe tải vậnchuyển hàng, các đầu xe đều có trọng tải trên 3 tấn

Để phục vụ cho việc bảo quản hàng hoá, công ty đã đầu tư thuê dàihạn một nhà kho rông 1000m2 để chứa hàng hoá Do nhu cầu của thị trườngnên cao công ty thuê thêm một nhà kho nũa rộng 500m2 để làm kho chohàng của Ulinever Trong năm nay công ty đã đầu tư thêm một số thiết bịvăn phòng mới cho phòng kế toán nhằm thực hiện nhanh chóng việc lưuthông hàng hoá

Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, tổng tài sản của công ty khôngngừng tăng cao Cuối năm 2006 tổng tài sản của công ty là 5.809.652.099đồng, đến cuối năm 2007 tổng tài sản của công ty là 8.416.472.220 đồng và

Trang 25

đến cuối năm 2008 tổng tài sản của công ty là 8.380.934.320 đồng Và chođến nay tổng tài sản của công ty lên tới 9.134.560.200 đồng Do tính chất làmột công ty dịch vụ, thương mại nên trong tổng tài sản của công ty thìTSLĐlà chiếm tỷ trọng rất lớn và trong tài sản lưu động, vốn lưu động thịhàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao Ví dụ trong năm 2006, TSLĐcủa công

ty chiếm 84,606% trong đó hàng tồn kho chiếm 79,664% tương ứng với6.676.551.082 đồng Đến năm 2007, Tổng tài sản của công ty nên tới9.134.560.200 đồng chiếm tỷ trọng là 80,056% Sở dĩ có việc giảm tỷ trọngTSLĐnăm 2007 vì trong năm 2007, công ty đã đầu tư thêm 1 đầu xe ôtômới nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá Việc các đầu

xe được đầu tư mới đã làm tăng doanh thu của công ty nên rất cao, đã làmtăng lợi nhuận của công ty lên rất nhiều

Như vậy với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của công ty, Công ty đã

có khả năng cung cấp tốt nhất nhu cầu hàng hoá cho người tiêu dùng, đápứng được yêu cầu của nhà phân phối trong việc phân phối hàng hoá Với xuhướng hiện nay của các tổng công ty là thu hẹp các nhà phân phối và thựchiện mỗi tỉnh thành phố chỉ đặt một nhà phân phối độc quyền, công tyTNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn đã cố gắng nâng cấp và

đã trúng thầu trở thành nhà cung cấp chính thức và duy nhất của Tổng công

ty Unilever Việt Nam tại Quảng Ninh tính từ ngày 1/6/2008 Để đạt đượcđiều này, Công ty đã đầu tư thuê dài hạn một kho bãi để làm kho chứa hàngcủa Unilever và hiện đang mở rộng mạng lưới của công ty xuống các huyệntrong tỉnh Công ty dự kiến, thành lập một số văn phòng đại diện của mìnhxuống các huyện và dự kiến đầu tư một số đầu xe mới để phục vụ cho việcvận chuyển, lưu thông hàng hoá trong tình

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn là một nhàphân phối cho các công ty, tổng công ty lớn trong cả nước Do vậy lực

Trang 26

lượng lao động của công ty là tương đối lớn Tổng số lao động hiện nay củacông ty là 90 người trong đó ở bộ phận quản lý hiện nay là 25 người và bộphận bán hàng là 75 người Với nhu cầu ngày càng cao, số lao động trong

bộ phận quản lý có trình độ đại học làg 12 người, trình độ cao đẳng là 8người và trình độ trung cấp là 5 người Trong hệ thống nhân viên bán hàng

75 người, có 3 nhân viên giám sát các ngành hàng là trình độ đại học, họchịu trách nhiệm quản lý giám sát các mặt hàng của mỗi nhà cung cấp, tổchức phân phối hàng hoá và đặt hàng Còn các nhân viên bán hàng thì cótrình độ phổ thông và nhận lương theo doanh số bán Với số lao động hiện

có, công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn được tổchức theo cơ cấu quản lý trực tiếp các phòng ban được thể hiện qua sơ đồsau:

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Trang 27

Chức năng, nhiệm vụ cuả các phòng ban:

Giám đốc: Là người đứng đầu và là người nắm quyền cao nhất trongcông ty Giám đốc là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty,chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh, có trách nhiệm trong phâncông công việc cho các bộ phận Giám đốc là người đại diện cho công tytrước pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quan, trướcpháp luật về hoạt động kinh doanh của mình

Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, thay thế giám đốckhi giám đốc đi vắng Phó giám đốc chỉ được giải quyết các công việctrong phần nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc vềphần công việc được giao

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính, Kế toán Thường trựcPhòng

Bộ phận Kinh doanh, Xúc tiến bán hàng

Bộ phận Điều hành kho, xe

GIÁM ĐỐC

Trang 28

Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược và sáchlược kinh doanh của công ty, nắm tình hình tiêu thụ và phân phối của công

ty về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả và nghiên cứu phát triển thịtrường, tìm ra phương hướng đầu tư cho các mặt hàng

Bộ phận nghiên cứu thị trường và đặt hàng: Bộ phận này sẽ xemxét các mặt hàng mới mà nhà cung cấp đưa xuống công ty Trên cơ sở đótiến hành nghiên cứu thăm do ý kiến để tìm ra các thị trương tiềm năng chocông ty Khi đã tìm kiếm được các thị trường tiềm năng, bộ phận này tiếnhành lập kế hoạch trình nên giám đốc để quyết định đầu tư hay không Khi

có quyết định đầu tư, bộ phận này có nhiệm vụ lập các hợp đồng kinh tế vềviệc cung cấp vật tư giữa công ty và nhà cung cấp

Bộ phận Kinh doanh và xúc tiến bán hàng: Sau khi hàng đượcnhập về công ty Bộ phận xúc tiến bán hàng tiến hành chào bán các mặthàng mới nhập tới khách hàng

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty, phân tich, đánh giá qua việc ghi chép nhằm đưa ra cácthông tin hữu ích cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định tài chính,kinh tế, có trách nhiệm về công tác tổ chức của đơn vị mình, xác định kếtquả kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Trên

cơ sở tổng hợp các số liệu, phòng kế toán xem xét số liệu các mặt hàng về

cả số lượng và giá cả Phòng kế toán cung cấp số lượng hàng của các loạihàng hoá để có kế hoạch đặt hàng Ngoài ra phòng kế toán tiến hành cânđối các luồng tài chính của công ty, cân đối giữa vốn và nguồn vốn, kiểmtra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủđộng trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của công ty

Phòng thường trực: Thực hiện các công việc do cấp trên giao cho

Bộ phận bảo vệ và bốc xếp: Bộ phận này thực hiện công tác bảo vệcông ty nhằm bảo vệ của cải của công ty Ngoài ra, bộ phận này còn có

Trang 29

nhiệm vụ bốc dỡ hàng khi có hàng về và bốc xếp hàng lên xe chuyển hànghàng ngày.

Bộ phận điều hành xe, kho: Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý đội

xe trở hàng nhằm vận chuyển hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệmnhất Bộ phận này phải đảm bảo vận chuyển hàng tới khách hàng một cáchnhàh nhất Ngoài ra, bộ phận này còn có trách nhiệm điều chuyển hànggiữa các kho với nhau nhằm bảo quản hàng hoá một cách tốt nhất và quản

2.1.6.2 Những thuận lợi

Với xu thế phát triển của nền kinh tế và những kho khăn đang đặt ra,cán bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm một lòng hoàn thành tốtmục tiêu đã đề ra

Theo xu hướng của các công ty lớn là giảm thiểu các nhà phân phối trong các tỉnh thành, Tổng công ty Unilever Việt Nam đã thực hiện chính sách giảm các nhà phân phối và để ở mỗi tỉnh một nhà phân phối Với uy tín đã có đã trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm của Nhà cung cấpUlinever

Công ty được sự uy tín của các ngân hàng về việc thanh toán các khoản

nợ đúng hạn nên công ty có thể dễ dàng vay vốn ngắn hạn của các ngânhàng một cách dễ dàng nhằm kịp thời đáp ứng được nguồn tài chính khi

Trang 30

cần Đồng thời, công ty có thể huy động nguồn tài chính dài hạn để mởrộng sản xuất.

Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008-2010

10 Lợi nhuận sau thuế 81,737,734 105,732,224 189,036,410

(Nguồn PKT công ty TNHH thương mại, dịch vụ Nam Sơn)

Từ bảng trên ta thấy doanh thu năm 2010 tăng hơn rất nhiều so vớinăm 2008, và năm 2009, cùng với đó lợi nhuận cũng tăng lên Điều này,chứng tỏ công ty đang có chiều hướng phát triển lớn mạnh, điều đó đượcthể hiện thông qua các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế

2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NAM SƠN

2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp năm 2009 so với năm

2010 thông qua bảng cân đối kế toán

Trang 31

Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp năm 2010

1 Tiền mặt tại quỹ 23.374.164 0,279 42.490.665 0,488 19.116.501 81,785

2 Tiền gửi ngân hàng 68.629.541 0,819 71.495.283 0,822 2.865.742 4,176

3 Phải thu của khách hàng 250.851.501 2,993 169.394.685 1,947 (81.456.816) (32,472)

4 Các khoản phải thu khác 31.115.582 0,371 56.082.900 0,645 24.967.318 80,241

5 Thuế VAT được khấu trừ 40.246.170 0,480 41.370.106 0,475 1.123.936 2,793

II TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.290.166.280 15,394 1.426.289.760 16,392 136.123.480 10,551

1 Tài sản cố định 153.167.883 1,828 289.291.363 3,325 136.123.480 88,872

2 Các khoản đầu tư TC dài hạn 1.136.998.397 13,566 1.136.998.397 13,068

Tổng tài sản 8.380.934.320 100 8.700.934.320 100 320.000.000 3,818

(Nguồn PKT công ty TNHH thương mại, dịch vụ Nam Sơn)

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài Chính

Cơ cấu tài sản: Qua bảng phân tích tình hình tài sản của công ty ta nhận

thấy TSLĐvà đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn cụ thể trongnăm 2009 chiếm 84.606% và trong năm 2010 chiếm 83.608 % Đây là mộtđiều hết sức đúng đắn vì Công ty TNHH Thương Mại, Sản Xuất và Dịch VụNam Sơn là một công ty thương mại Ngồn vốn của công ty đa phần dùngcho việc nhập hàng và phân phối hàng hoán TSLĐcủa công ty chiếm tỷtrọng lớn là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao cụ thể năm 2009 chiếm79,664% còn năm 2010 chiếm 76,932% Công ty là một công ty thương mạilên lượng hàng tồn kho là rất lớn trong đó 100% là hàng hoá

+Tài sản lưu động: Qua bảng phân tích ta nhận thấy TSLĐcủa công ty

cuối năm 2010 đã tăng so với đầu năm một lượng là 183.876.520 đồng

tương ứng với 2,593% Sở dĩ có việc tăng này là do:

Công ty có lượng tiền mặt tại quỹ và ở ngân hàng tương đối cao Lượngtiền mặt tại quỹ năm 20100 so với năm 2009 tăng lên 19.116.501 đồngtương úng với 81,785% Không những vậy, trong năm 2010 với chiến lược

mở rộng thị trường tiêu thụ, lượng hàng nhập về tương đối cao điều nàykhiến cho số thuế giá trị gia tăng cuối năm còn được khấu trừ còn cao

Hàng tồn kho: Trong công ty tăng cao so với năm 2009 một lượng tuyệt

đối là 217.259.839 đồng tương ứng với một số tương đối là 3,254% Kết quả

là tổng TSLĐcủa công ty tăng cao Hàng hoá tồn kho, ứ đọng chưa sử lý,dẫn đến kém phẩm chất, quá hạn sử dụng, chưa có biện pháp xử lý kịp thờinhất là vật tư ứ đọng từ thời dài do chính sách kinh doanh chưa hợp lý, đánhgiá sai như cầu thị trường, không còn phù hợp, lượng tiêu thụ giảm trong khilượng nhập về vẫn giữ nguyên Gánh nặng chi phí bảo quản, cất giữ tăngthêm làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên khó khăn Điềunày đặt ra yêu cầu giải quyết của phương án kinh doanh, tiếp thị sản phẩm vàviệc tuân thủ nguyên tắc trong khâu kho vận, phân phối hàng hóa

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài Chính Các khoản phải thu: Thời điểm 31/12/201 là 225.477.585 so với thờiđểm đầu năm là 281.967.083 đã giảm 56.489.498 Sở dĩ có việc giảm này là

do công ty chú trọng hơn tới việc thu nợ, giảm thiểu số vốn bị khách hàngchiếm dụng, tăng cường bán hàng Bước đi này đã giải quyết được nhiều khókhăn của công ty Điều này khiến cho tổng số tiền tăng lên rất nhiều, tuynhiên nếu tăng cường chính sách thu nợ nhanh, giảm lượng nợ khách hàng

có thể sẽ bị ảnh hưởng tới sức cạnh tranh so với các công ty đang hoạt độngcùng lĩnh vực trên thị trường

+Tài sản cố định: Năm 2010 công ty đầu tư thêm xe tải nhỏ để phục vụviệc vận chuyển hàng hóa cho thị trường mới được mở rộng ở các vùng sâu,vùng xa Điều này khiến cho tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công

ty tăng cao so với đầu năm một lượng là 136.123.480 đồng tương ứng với10,511%

2.2.2 Khái quát chung về nguồn vốn của công ty

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài Chính

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công y TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ Nam Sơn

Đơn vị tính: Đồng

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài Chính

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốnvay, vốn chiếm dụng của nhà cung cấp thể hiện dưới dạng hàng hóa nhậpvào chưa tới hạn thanh toán, hoặc quá hạn thanh toán nhưng chưa thanhtoán

Vốn chủ sở hữu: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm là704.680.871 đồng, trong đó đầu năm là 792.538.671 đồng, như vậy lànguồn chủ sở hữu bị giảm do lợi nhuận chưa phân phối Nguồn vốn chủ sởhữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lựchoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài Nhưvậy, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quá nhỏ (8,06%), chứng tỏkhả năng tự chủ về tài chính là quá thấp so với chỉ tiêu của toàn ngành

Về nợ phải trả: Trong phân nguồn vốn của công ty thì phần nợ phải

trả chiếm tỷ trọng rất lớn Cụ thể trong năm 2008 chiếm 90,59% và trongnăm 2009 chiếm 90,54%, năm 2010 là 91,9% Công ty TNHH ThươngMại, Sản Xuất và Dịch Vụ Nam Sơn là một công ty dịch vụ, thương mại.Trong đó phần thương mại, từ việc làm nhà cug cấp, tổng đại lý cho cáchãng là chủ yếu nên tổng nợ phải trả chiếm một con số rất lớn mà trong đóchủ yếu là vay ngắn hạn cụ thể trong năm 2008 chiếm 74.48% và trongnăm 2009 chiếm 73.32%, trong năm 2010 chiếm 71.56% Như vậy, Nguồnvốn để công ty hoạt động chủ yếu là vốn đi vay, vốn chiếm dụng của nhàcung cấp Xét trên cơ cấu vốn thể hiện mặt tích cực và tiêu cực Đối vớimột công ty thương mại thì việc đi vay để đầu tư có thể là cho công ty tănglượng vốn kinh doanh, có khả năng sử dụng tối đa nguồn lực, vốn chủ sởhữu tuy ít nhưng sẽ đảm bảo được các dự án lớn, tuy nhiên việc quản lývốn và sẽ phải trả chi phí vốn, như vậy tăng cao giá thành sản phẩm Đểđảm bảo hoạt động công ty đã có những chiến lược phương pháp quản lýnguồn vốn, thanh toán nợ đúng hạn để giữ uy tín Tổng số nợ phải trả cuối

Ngày đăng: 16/03/2015, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w