1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN so sánh các dạng mô hình ngân hàng trung ương

22 8,3K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 535,47 KB

Nội dung

Nhưng tựuchung, NHTW ở các nước đều thực hiện các chức năng cơ bản: phát hành tiền, ngânhàng của các ngân hàng, cơ quan xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và là tổ chức cun

Trang 1

Bài tiểu luận

SO SÁNH CÁC DẠNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Tháng 09 – 2012

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 KHÁI QUÁT MÔ HÌNH NHTW TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ MÔ HÌNH NHTW TRỰC THUỘC QUỐC HỘI 4

1.1 NHTW trực thuộc Chính phủ 4

1.1.1 Khái quát 4

1.1.2 Mô hình 4

1.1.3 Ưu điểm và hạn chế 5

1.2 NHTW trực thuộc Quốc hội 5

1.2.1 Khái quát 5

1.2.2 Mô hình 6

1.2.3 Ưu điểm và hạn chế 6

2 SO SÁNH VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ (FED) 8

2.1 Vị trí, tính pháp lý 8

2.1.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 8

2.1.2 Cục dự trữ liên bang Hoa Kì (FED) 8

2.2 Tổ chức, điều hành 8

2.2.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 8

2.2.2 Cục dự trữ liên bang Hoa Kì (FED) 10

2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn 11

2.3.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 11

2.3.2 Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) 12

3 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NHTW Ở VIỆT NAM MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỞ THÀNH MỘT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI 14

3.1 Đánh giá mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ ở Việt Nam 14

3.1.1 Tác động tích cực 14

3.1.2 Hạn chế 15

3.2 Một số khuyến nghị để xây dựng địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam trở thành một ngân hàng nhà nước hiện đại 17

TỔNG KẾT 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ở bất kỳ quốc gia nào, Ngân hàng trung ương (NHTW) đều đóng vai trò đặcbiệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Bởi lẽ, nếu hệ thống ngânhàng được ví là huyết mạch thì NHTW có thể coi là trái tim của nền kinh tế Một nềnkinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một NHTW thực hiện tốt chức năng điềutiết hệ thống tiền tệ Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng cóthể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả nền kinh tế

NHTW đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng như việc kiểm soát và điều tiếtmức cung ứng tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của hệthống tài chính và tiền tệ trong nước Tuy nhiên mỗi quốc gia có lịch sử hình thành vàmột nền văn hóa riêng, tính đa dạng về văn hóa và lịch sử hình thành là nguyên nhânchính tạo ra sự khác nhau trong cách thức tổ chức đời sống và xã hội giữa các quốc giatrên thế giới Do vậy cơ cấu tổ chức NHTW, tổ chức chính quyền cũng như quan hệ tổchức NHTW với chính quyền, tổ chức nội bộ NHTW cũng khác nhau Nhưng tựuchung, NHTW ở các nước đều thực hiện các chức năng cơ bản: phát hành tiền, ngânhàng của các ngân hàng, cơ quan xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và là

tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ

Quan điểm về quan hệ giữa NHTW và chính quyền ở mỗi nước cũng khácnhau Có những sự khác nhau khá rõ ràng, thậm chí tới mức đối lập Người ta táchbạch được hai trường phái về quan hệ tổ chức giữa NHTW và chính quyền: Đó làNHTW trực thuộc Quốc hội và NHTW trực thuộc Chính phủ Hai mô hình NHTWnày có những đặc thù với các ưu, nhược điểm nhất định và hiện đang được áp dụngrộng rãi trên thế giới Trong phạm vi nghiên cứu, phân tích mô hình và so sánh vị trípháp lí của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) - tiêu biểu cho mô hình NHTW độclập với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam - đại diện cho mô hình NHTWtrực thuộc Chính phủ, chúng ta sẽ làm rõ những đặc điểm, những tồn đọng và địnhhướng phát triển cho cả hai mô hình NHTW này

Trang 4

1 KHÁI QUÁT MÔ HÌNH NHTW TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ MÔ HÌNH NHTW TRỰC THUỘC QUỐC HỘI

Lập luận ủng hộ mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ: Mô hình NHTW thuộcchính phủ hình thành trên cơ sở lý luận coi chính chính sách tín dụng – tiền tệ là một

bộ phận trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia Chính sách tiền tệ làmột bộ phận hữu cơ của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô nên để tối đa hóa hiệu lựctổng thể của chính sách vĩ mô thì chính sách tiền tệ, và do vậy NHTW, không thể tách

ra độc lập khỏi chính phủ Về mặt lý thuyết, chính sách tiền tệ và tài khóa cần đượcphối hợp một cách nhịp nhàng để đảm bảo hiệu quả vĩ mô cao nhất Một lập luận khác

lí giải liên quan đến thể chế chính trị, những lo ngại về việc NHTW khó hoàn thànhđược nhiệm vụ hoặc không xử lý được mâu thuẫn giữa chính sách tiền tệ và chính sáchtài khóa, băn khoăn liệu NHTW độc lập có làm giảm đi quyền lực của Chính phủ tronglĩnh vực Ngân hàng và chính sách tiền tệ, e ngại các cơ quan chức năng khác củaChính phủ cũng gây áp lực đòi độc lập

Trang 5

- Đảm bảo sự giám sát thường xuyên của chính phủ và kịp thời can thiệp để đảmbảo hài hòa các lợi ích, hạn chế tình trạng “lạm dụng” vai trò, vị trí của mình và thiếu

- Làm NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình

- Sự can thiệp quá mức của chính phủ đối với NHTW

Trang 6

- Hoạt động phát hành tiền có thể bị lạm dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhànước.

1.2 NHTW trực thuộc Quốc hội

1.2.1 Khái quát

Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương không chịu sự quản lý của chính phủ mà là của quốc hội Quan hệ giữa ngân hàng trung ương và chính phủ là quan hệ hợp tác.

Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng mọivấn đề quan trọng hàng đầu tác động đến đời sống của nhân dân phải do Quốc hội /Nghị viện quyết định

Lập luận ủng hộ NHTW độc lập Chính phủ: lập luận quan trọng nhất ủng hộ sự

độc lập của NHTW là cần một sự độc lập giữa cơ quan in tiền (NHTW) và tiêu tiền(Bộ Tài chính) của nhà nước vì nếu NHTW chịu sự chi phối và phải chạy theo chínhsách của Bộ Tài chính thì chính sách tiền tệ sẽ có thể được sử dụng để hỗ trợ cho cácchính sách kinh tế của chính phủ với cái giá phải trả là lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ

mô Không những thế, có nhiều lý do nghi ngờ tính hiệu quả của chính phủ trong việcphân bổ nguồn lực, cụ thể là chính phủ không phải bao giờ cũng phân bổ nguồn lực tối

ưu vì thường chạy theo các lợi ích trước mắt, có tính ngắn hạn, và chịu nhiều áp lựccủa các nhóm lợi ích Trái lại, một NHTW có tầm nhìn dài hơn, chịu tác động ít hơn từcác nhóm lợi ích, và do vậy chính sách thường thận trọng và theo đuổi các mục tiêudài hạn hơn Bên cạnh đó, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa chính sách tài khóa vàtiền tệ thì một NHTW độc lập sẽ ở vào vị thế tốt hơn để giải quyết mâu thuẫn này theocách có lợi nhất cho tổng thể nền kinh tế vĩ mô – cụ thể là duy trì lạm phát thấp

1.2.2 Mô hình

Trang 7

Đại diện tiêu biểu cho mô hình này là: Hệ thống dự trữ liên bang Hoa kỳ (FED)

và Ngân hàng dự trữ Liên bang Đức trực thuộc Nghị viện, NHTW Thụy Sỹ, Anh,Pháp, Nhật Bản và gần đây là NHTW Châu Âu (ECB) Xu hướng tổ chức NHTW theo

mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển

1.2.3 Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm:

- NHTW toàn quyền quyết định việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ,chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực chi tiêu củangân sách hoặc các áp lực chính trị khác

- Đảm bảo tính độc lập nhất định đối với Chính phủ trong việc thực hiện chứcnăng nhiệm vụ của NHTW do Quốc hội giao

- Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từchính phủ hay cơ quan liên quan khác, độc lập trong việc thực thi chính sách nên tăngtính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ

- Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâmhụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính

- Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự

- Có trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch

Mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW và tỉ lệ lạm phát trung bình của

một số quốc gia trên thế giới (năm 1993).

Hạn chế:

- Mô hình này tạo nên sự thiếu đồng bộ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế,

xã hội của chính phủ và NHTW

Trang 8

- Khó có sự kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện và chính sáchtài khóa do chính phủ chi phối để quản lí vĩ mô một cách có hiệu quả.

- NHTW khó tránh được sự chi phối chính trị

Trang 9

2 SO SÁNH VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ (FED)

2.1 Vị trí, tính pháp lý

2.1.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngânhàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước,

có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạtđộng ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về pháthành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chínhphủ

(Theo điều 2 - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010)

2.1.2 Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)

- Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (gọi tắt là FED) là một tổ chức bao gồm một số cơ

sở tài chánh trọng yếu của nhà nước và tư nhân

- FED là ngân hàng trung ương của nước Mỹ, là một cơ quan độc lập với Chínhphủ, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội Hoa Kỳ và có nhiệm vụ phải điều trần định

kỳ trước Ủy ban tài chánh của Quốc hội Hoa Kỳ Trong vai trò của một NHTW, FED

là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang

- FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệlinh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn Trong quá trình tồn tại và phát triển cùngvới lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của

nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ

2.2 Tổ chức, điều hành

2.2.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (Theo điều 7 - Luật NHNNVN 2010)

Trang 10

- Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm

bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, vănphòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác

- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định

- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhànước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt nam

 Ngoài ra, Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để tưvấn cho Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc về nhiệm vụ, quyền hạncủa Chính phủ về chính sách tiền tệ Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tư vấnchính sách tiền tệ quốc gia do Chính phủ quy định

Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước (Theo điều 8 - Luật NHNNVN 2010)

Trang 11

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứngđầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ,trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nướctheo quy định;

+ Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước

2.2.2 Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)

Cấu trúc cơ bản gồm:

- Hội đồng thống đốc: là cơ quan đầu não của FED và đặt trụ sở tại Washington,

D.C, gồm 7 thành viên Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội nhưng phải gửi báocáo tới Quốc hội theo định kỳ Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành

và cụ thể hóa chính sách tiền tệ Nó cũng giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngânhàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung

Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được bổ nhiệm bởi Tổng thống Hoa Kỳ vàphê chuẩn bởi Quốc hội Các thành viên làm việc với nhiệm kỳ 14 năm và không đượctái nhiệm, nhằm hạn chế sự kiểm soát cá nhân của Tổng thống đối với FED và táchkhỏi những áp lực chính trị khác Các thành viên phải là những người đến từ các vùngkhác nhau, nhằm mục đích tránh việc các giới kinh doanh của một vùng có quá nhiềuđại diện Chủ tịch Hội đồng thống đốc được lựa chọn trong số 7 thành viên, làm việctrong nhiệm kì 4 năm và có thể được gia hạn Một khi chủ tịch mới được lựa chọn thìchủ tịch cũ phải rút khỏi

- Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC): gồm 7 thành viên của Hội đồng

thống đốc, chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang New York và các chủ tịch của 4 ngânhàng dự trữ liên bang khác Chủ tịch Hội đồng thống đốc đồng thời là chủ tịch củaFOMC

- Các ngân hàng dự trữ liên bang (FRB): về danh nghĩa sở hữu bởi các ngân

hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyểnnhượng) Theo Tòa án tối cao Mỹ, các FRB khu vực không phải là công cụ của chính

Trang 12

quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theoluật pháp ở địa phương Các ngân hàng thành viên bầu 6 thống đốc cho FRB vùng, 3người nữa do Hội đồng thống đốc bổ nhiệm 9 thống đốc này cùng bầu ra chủ tịchngân hàng (phải được Hội đồng thống đốc phê chuẩn).

- Các ngân hàng thương mại thành viên: tất cả các ngân hàng quốc gia (những

ngân hàng thương mại được thành lập bởi Viện kiểm soát tiền tệ) đều phải là thànhviên của Hệ thống dự trữ liên bang Các ngân hàng thương mại do các bang thành lậpkhông buộc phải là thành viên của hệ thống, nhưng có quyền chọn làm thành viên

- Hội đồng cố vấn liên bang: gồm 12 ngân hàng thành viên.

2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn

2.3.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong phạm vi cả nước Ngânhàng Nhà nước đã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của mình để điều chỉnh các

Trang 13

quan hệ trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhànước còn xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt độngngân hàng với tư cách là cơ quan của Chính phủ

Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Theo điều 4 –Luật NHNNVN 2010):

- Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các

tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước

- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định

và tổ chức thực hiện

- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ

- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin

về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật

- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp

vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ vàngân hàng theo quy định của pháp luật

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanhvàng

- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định củapháp luật

2.3.2 Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)

FED là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của Hoa Kỳ nói riêng

và của cả thế giới nói chung Hệ thống này đóng một vai trò “cảnh sát” đối với toàn bộdịch vụ tài chánh của nước Mỹ và đồng thời là một bộ phận đầu não đề ra những chínhsách tài chánh nhằm bảo đảm một sự tăng triển vừa phải của nền kinh tế, giảm tỉ lệthất nghiệp và duy trì lạm phát ở mức độ kiểm soát được Một số nhiệm vụ chính như:

- Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ vàtín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w