Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
835 KB
Nội dung
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Khoa Ngân hàng Đề tài thảo luận DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC Nhóm thực hiện: Hà Nội – tháng 3/2011 2 MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA HÀN QUỐC. 3 1.1. Sự phát triển của thị trường tiền tệ Hàn Quốc 3 1.1.1. Phân loại thị trường tiền tệ Hàn Quốc 3 1.1.2. Giá cả của thị trường tiền tệ 3 1.1.3. Khối lượng giao dịch 3 1.2. Vai trò của thị trường tiền tệ Hàn Quốc 5 1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho các chủ thể phi ngân hàng 5 1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại 5 1.2.3. Đối với ngân hàng trung ương 5 2. DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC (BOK) 5 2.1. Một số nét về cơ quan dự báo vốn khả dụng của BOK 5 2.2.Phương pháp dự báo của BOK 6 2.2.1. Dự báo cầu vốn khả dụng 6 2.2.1.1. Dự báo dự trữ bắt buộc 6 2.2.1.1. Dự báo dự trữ vượt mức 7 2.2.2. Dự báo cung vốn khả dụng 9 2.2.2.1. BOK quản lý tài sản ngoại tệ để dự báo 10 2.2.2.1.BOK dự báo thu chi ngân sách 12 2.2.2.2. Dự báo tiền ngoài hệ thống ngân hàng 15 2.2.2.3. Dự báo các khoản khác ròng 16 2.3. Hiệu quả của việc dự báo vốn khả dụng của BOK 16 2.4. Biện pháp can thiệp sau dự báo 17 2.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở 17 2.4.2. Chính sách tái cấp vốn 20 2.4.3. Chính sách dự trữ bắt buộc 21 2.4.4. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ 22 2.4.5. Một số biện pháp can thiệp của BOK giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) và giai đoạn hiện nay (2010-2011) 22 2.4.5.1. Giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 22 2.4.5.2. Xu hướng can thiệp giai đoạn hiện nay (2010-2011) 23 3. BÀI HỌC CHO DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG Ở VIỆT NAM 25 3 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA HÀN QUỐC 1.1. Sự phát triển của thị trường tiền tệ Hàn Quốc 1.1.1. Phân loại thị trường tiền tệ Hàn Quốc Thị trường tiền tệ Hàn Quốc bao gồm 6 thị trường bộ phận: thị trường liên ngân hàng (the call market), thị trường trái phiếu ổn định tiền tệ (MSB), thị trường chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (CD), thị trường các hợp đồng mua bán lại (RP), thị trường thương phiếu (CP), và thị trường trái phiếu công ty (CB). Khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường liên ngân hàng, thị trường MSB và thị trường CD. 1.1.2. Giá cả của thị trường tiền tệ Nhìn chung giá cả của thị trường tiền tệ Hàn Quốc được hình thành theo quan hệ cung – cầu, thể hiện ở các mức lãi suất của thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, BOK đã sử dụng các nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc… để tác động đến cung cầu vốn khả dụng, qua đó tác động tới lãi suất thị trường. CÁC MỨC LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG % 200 8 2009 2010 Tháng 6 Tháng 12 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Liên ngân hàng (qua đêm) 3.02 1.96 2.01 2.00 2.03 2.28 2.28 Chứng chỉ tiền gửi (91 ngày) 3.93 2.41 2.86 2.78 2.46 2.63 2.66 Thương phiếu (91 ngày) 6.49 2.80 3.09 2.92 2.73 2.83 2.84 Trái phiếu kho bạc 3.41 4.16 4.41 3.89 3.86 3.80 3.55 Trái phiếu công ty 7.72 5.43 5.53 4.58 4.83 4.72 4.41 Nguồn: Báo cáo chính sách tiền tệ - 9/2010 - BOK 1.1.3. Khối lượng giao dịch 4 Khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc hầu như chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường liên ngân hàng, thị trường MSB và thị trường CP. KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (tính đến cuối kỳ) (đơn vị:nghìn tỷ won) 1) Khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày tháng cuối cùng của kỳ 2) Khối lượng trái phiếu ổn định tiền tệ BOK phát hành 3) Tính đến cuối tháng 9 năm 2010 Nguồn: Money and Banking Statistics, Flow of Funds, Bank of Korea Với hệ thống thanh toán BOK-Wire, khối lượng và giá trị giao dịch liên ngân hàng tăng lên rất nhanh, trung bình một ngày tổng giá trị thanh toán năm 2009 là 181 nghìn tỷ Won, trong khi nửa đầu 2010 đã đạt 179 nghìn tỷ đồng. Trong khi khối lượng giao dịch 2009 đạt 10.835 giao dịch còn nửa đầu 2010 là 12.707 giao dịch. 5 1990 1998 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Call 1) 3.7 16.0 12.9 34.6 28.6 27.9 22.2 27.6 30.8 MSB 2) 15.2 45.7 66.4 155.2 158.4 150.3 126.9 149.2 163.5 CD 6.8 15.7 14.2 63.9 79.8 112.8 116.6 113.3 44.5 RP 3.4 17.5 26.3 42.9 58.4 68.3 67.3 67.7 69.6 CP 12.7 62.3 44.7 31.8 45.7 78.4 89.6 74.2 73.4 3) CB 0.3 4.1 11.2 4.0 3.7 4.4 3.5 2.6 1.6 1.2. Vai trò của thị trường tiền tệ Hàn Quốc 1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho các chủ thể phi ngân hàng • Thị trường tiền tệ là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các loại lợi ích kinh tế khác nhau, của các thành viên là chủ thể kinh tế phi ngân hàng. • Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi tạm thừa đến nơi tạm thiếu vốn trong nền kinh tế. • Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, góp phần tăng trưởng kinh tế, khai thác triệt để nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế. 1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại sử dụng thị trường tền tệ để bù đắp chênh lệch giữa cung và cầu vốn khả dụng, và kinh doanh kiếm lời. 1.2.3. Đối với ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương thông qua thị trường để điều tiết lượng tiền trong lưu thông, lãi suất thị trường và tỷ giá nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. 2. DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC (BOK) 6 2.1. Một số nét về cơ quan dự báo vốn khả dụng của BOK Tại Hàn Quốc, cơ quan dự báo vốn khả dụng là một bộ phận thuộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Chịu trách nhiệm về việc tự báo vốn khả dụng là tổ Nghiên cứu tổng thể và dự báo. Việc dự báo này dựa trên các số liệu nghiên cứu được của các tổ thống kê về thị trường tiền tệ, tài chính, dòng chảy của các quỹ, cán cân thanh toán.v.v… Hàng quý, nhóm này chịu trách nhiệm công bố báo cáo về tình hình tài chính, tiền tệ, dự báo vốn khả dụng, lưu lượng của các quỹ… bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh. Dựa trên cơ sở dự báo của tổ Nghiên cứu tổng thể và dự báo, tổ Kế hoạch và điều phối chính sách tiền tệ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ để kịp thời điều chỉnh thị trường tiền tệ, qua đó đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ đã đề ra. 2.2. Phương pháp dự báo của BOK 2.2.1. Dự báo cầu vốn khả dụng 2.2.1.1. Dự báo dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là số tiền mà ngân hàng thương mại buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương. Mức dự trữ bắt buộc = tỷ lệ dự trữ bắt buộc * Số dư tiền gửi huy động Như vậy vào cuối mỗi kì dự trữ, BOK tính dự trữ của các ngân hàng trong kì dự trữ tiếp theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ (thuộc đối tượng tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc) với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Hệ thống dự trữ bắt buộc được áp dụng theo luật ngân hàng thông qua vào năm 1950. Cho tới giữa những năm 1960, chính sách dự trữ bắt buộc chỉ đơn thuần là để hỗ trợ cho phương thức kiểm soát trực tiếp hơn là một công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Tuy nhiên với mức điều chỉnh lãi suất theo mức thực vào tháng 9/1965, thì công cụ dự trữ bắt buộc mới được sử dựng như một công cụ của việc điều tiết vốn khả dụng. Vào thời gian này ở Hàn Quốc, khi áp lực mở rộng tiền dự trữ gia tăng do có nhiều nguồn vốn ngoại chảy vào và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, BOK quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ khoản 10-15% lên 18-35% trong suốt thời kì 1966-1967, và sau đó giảm xuống 12-185 vào cuối năm 1971. Sau đó, vì việc điều tiết vốn khả dụng được thực hiện phần lớn thông qua phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ với việc sử dụng tài khoản ổn định tiền tệ, nên tỷ 7 lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm 15- 255. Vào những năm 1980, khi mà có nhiều quan điểm cho rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng Hàn Quốc, BOK quyết định cắt giảm dự trữ bắt buộc xuống còn 4.5% năm 1984. Tuy nhiên, sau đó vào cuối những năm 80, Hàn Quốc đối đầu với “3 thấp”: giá dầu thô thấp, lãi suất thấp, đồng đôla thấp, nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng tiền tệ thông qua thị trường ngoại hối, BOK đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10% vào năm 1988. Từ tháng 5/1989 hệ thống dự trữ bắt buộc biên được đưa vào hoạt động, theo đó BOK áp đặt mức dự trữ bắt buộc bằng 30% trong sự tăng thêm của tiền gửi. Nhưng tới tháng 2/1990, BOK đã bãi bỏ hệ thống dự trữ bắt buộc biên này, thay vào đó BOK tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11,5% và duy trì trong một thời gian dài. Cũng bắt đầu trong thời gian này ở Hàn Quốc, khi quá trình tự do hóa lãi suất diễn ra mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ của chính sách tiền tệ chính thì vai trò của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc điều tiết vốn khả dụng giảm dần. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình quân ở Hàn Quốc hiện nay khoảng 3%. YÊU CẦU DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI TIỀN GỬI (Tính đến cuối tháng 11.2010) Loại tiền gửi Tỷ lệ DTBB Tiền gửi nội tệ Tiền gửi không kỳ hạn 7.0% Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và Chứng chỉ tiền gửi 2.0% Tiền gửi với mục đích đặc biệt 0.0% Tiền gửi ngoại tệ Tiền gửi của người cư trú Tiền gửi không kỳ hạn 7.0% Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và Chứng chỉ tiền gửi 2.0% Tiền gửi của người không cư trú 1.0% Nguồn: Bank of Korea Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của Hàn Quốc 8 Ngày mồng 1 ngày 15 ngày 30/31 Kì xác định dự trữ bắt buộc Kì duy trì dự trữ bắt buộc Ngày 7 ngày 22 2.2.1.2. Dự báo dự trữ vượt mức Về mặt lý thuyết, việc dự báo dự trữ vượt mức dựa trên cơ sở chủ yếu là những quy định có sẵn về dự trữ bắt buộc: độ dài chu kì, chi phí phát sinh khi thiếu dự trữ, quy định trả lãi cho dự trữ bắt buộc… và thực trạng hệ thông thanh toán của quốc gia. Trên thực tế, Ngân hàng trung ương Hàn quốc cũng dựa trên cơ sở trên để dự báo dự trữ vượt của hệ thống Ngân hàng. a. Dự báo dựa trên các quy định về dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc (từ 12/2006 đến 3/2008) Nguồn: http://ecos.bok.or.kr/reserve of comercial and specialized bank Khó khăn chủ yếu trong nghiệp vụ này là số ngày trùng nhau của kỳ xác định và kỳ duy trì dự trữ bắt buộc. Điều này làm cho công tác dự báo dự trữ bắt buộc cũng như dự báo dự trữ vượt trở nên thiếu chính xác. Ở Hàn Quốc, thời gian này là 7 ngày. Tuy nhiên so với một số quốc gia khác thì đây chưa phải là quãng thời gian dài nhất. 9 Yêu cầu dự trữ bắt buộc của Hàn Quốc và một số nước OECD* Quốc gia Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Kỳ xác định Kỳ duy trì Trùng Lãi suất Phạt CH Séc 0% & 2% 1 ngày 4-5 tuần 4-5 tuần 0 200% Hungari 0% & 5% 1 ngày 1tháng 1 tháng 0 300% Nhật Bản 0.05-1.3% 1 tháng 1tháng ½ tháng 0 3.75% Hàn Quốc 1 – 5% ½ tháng ½ tháng 7 ngày 0 1% *OECD: tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Nguồn: http://citeseerx.ist.psu.edu/ Như vậy ta có thể thấy được so với các quốc gia khác thì kỳ xác định và kỳ duy trì dự trữ bắt buộc của Hàn Quốc là khá hợp lý, số ngày trùng nhau không là quá nhiều( trường hợp của CH Séc và Hungari), từ đó khả năng dự báo chính xác nhu cầu dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt cao hơn. Nhận xét : Hàn Quốc so với các quốc gia khác có kỳ duy trì ngắn hơn, lãi suất phạt thấp, không trả lãi cho dự trữ bắt buộc, vì vậy cầu dự trữ vượt mức nhỏ hơn. b. Thực trạng hệ thống thanh toán Hệ thống thanh toán tại Hàn Quốc được đánh giá là không kém hơn so với những quốc gia châu Âu hoặc Mỹ, và họ còn duy trì khá tốt. Hệ thống thanh toán tại Hàn Quốc bao gồm BOK-Wire, một hệ thống RTGS cho giá trị thanh toán lớn, và 11 hệ thống thanh toán bán lẻ : • Hệ thống Thanh toán bù trừ séc (CCS) • Hệ thống Ngân hàng Giro (BGS) • Hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng (IFT) • Liên ngân hàng CD/Hệ thống ATM • Chuyển tiền điện tử tại các điểm của hệ thống bán hàng (EFTPOS) • Hệ thống ngân hàng điện tử (EBS) • Các hệ thống dịch vụ Quản lý Tiền mặt (CMS) • Hệ thống BANKLINE: Đối với mạng lưới các hệ thống ngân hàng địa phương • Các hệ thống tiền điện tử • Hệ thông thanh toán thương mại E Gateway • Hệ thống thanh toán B2B 10 [...]... Dự báo cung vốn khả dụng Trên thực tế hiện tại đang có hai phương pháp được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng để dự báo cung vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác Đó là phương pháp dựa trên Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương và phương pháp dựa trên cơ sở tiếp cận bảng cân đối của các tổ chức tín dụng Tuy vậy, hầu hết các Ngân hàng trung ương đều đang sử dụng. .. nhiệm vụ này, hoạt động dự báo và kết quả dự báo vốn khả dụng là vô cùng quan trọng Thông qua việc dự báo chính xác lượng cung, cầu vốn khả dụng, BOK tính toán được mức độ thiếu hụt hay dư thừa của các ngân hàng Từ đó bằng các nghiệp vụ của mình, BOK rút bớt hoặc tiếp thêm vốn khả dụng cho thị trường, làm cho dự trữ trên tài khoản của các ngân hàng tại BOK thay đổi Đồng thời các ngân hàng cố gắng xử lý... định…) và vốn, các quỹ trên bảng cân đối của ngân hàng trung ương Về ngắn hạn các khoản khác ròng biến đổi không đáng kể, thậm chí có một số khoản không ảnh hưởng đến vốn khả dụng của TCTD như: các khoản định giá lại 17 giá trị tài sản, có khoản có thể biết trước được như khoản mục về lãi của ngân hàng trung ương Đây là thuận lợi lớn nhất đối với công tác dự báo của Ngân hàng Trung ương các nước Dự báo mục... những ưu điểm này, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng đang sử dụng phương pháp này Khi cầu dự trữ của các ngân hàng đã được xác định, BOK dự báo cung dự trữ của các ngân hàng, chú trọng đến các yếu tố tự sinh tạo ra cung dự trữ Trong quá trình dự báo cung dự trữ, BOK tính đến thời hạn phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ, các khoản cho vay tái chiết khấu và thanh toán của BOK, sự can thiệp...Dựa trên cơ sở một hệ thống thanh toán có tổ chức, hoạt động thống nhất như vậy nên công tác dự báo nhu cầu dự trữ vượt mức của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng được hỗ trợ rất lớn Tóm lại: Với nền tảng các quy định hợp lý về dự trữ bắt buộc, hệ thống thanh toán hoạt động có hiệu quả nên Ngân hàng trung ương Hàn Quốc có đầy đủ các điều kiện cơ bản để tiến hành công tác dự báo dự trữ vượt... lễ Trung thu) và Lễ Seol ( Tết nguyên đán) Vào thời điểm này, nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế tăng mạnh, tức là cầu tiền mặt cho lưu thông tăng mạnh Từ những dữ liệu lịch sử của các năm trước mà Ngân hàng trung ương Hàn Quốc phải dự báo được lượng vốn khả dụng thiếu hụt của hệ thống ngân hàng từ đó có kế hoạch thực hiện các nghiệp vụ nhằm bơm thêm tiền, tăng cung vốn khả dụng cho toàn bộ hệ thống ngân. .. sách dự trữ bắt buộc Ngân hàng Hàn Quốc có thể áp đặt các yêu cầu dự trữ trên nợ tiền gửi của các tổ chức ngân hàng hệ thống này ban đầu được giới thiệu để bảo vệ người gửi tiền, nhưng ngày nay nó được sử dụng để kiểm soát các quỹ có sẵn của các ngân hàng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc BOK ấn định các yêu cầu dự trữ trên số dư nợ tiền gửi của các ngân hàng Hệ thống này ban đầu được sử dụng. .. dự toán ngân sách trước ngày cuối cùng của năm ngân sách hiện hành, đảm bảo dự toán lập cho năm ngân sách sắp tới được phê chuẩn và có hiệu lực thi hành trước khi năm ngân sách mới bắt đầu Lập dự toán ngân sách Hàn Quốc ban hành Hướng dẫn lập dự toán ngân sách từ tháng thứ 3 hàng năm Hàn Quốc quy định một cơ quan cấp bộ chủ trì việc chuẩn bị và soạn lập dự toán ngân sách đó là Bộ Kế hoạch và Ngân sách... từng Bộ thực hiện chi ngân sách, họ phải biết số tiền của ngân sách hàng quý và hàng tháng được cấp kinh phí cho việc sử dụng các bộ tương ứng Các quy trình ngân sách và kho bạc được điều hành bởi các cơ quan riêng biệt Cục Kho bạc (BOT) của MOFE chuẩn bị kế hoạch kinh phí hàng tháng Cục kho bạc gửi lịch trình tài trợ hàng tháng cho từng Bộ để từng bộ chi tiêu và Ngân hàng Hàn Quốc Mỗi chi bộ các vấn... các cán bộ của Vụ các thị trường tài chính thường xuyên gọi điện thoại cho 16 các Vụ chức năng có liên quan của BOK cũng như các đơn vị bên ngoài, như Bộ tài chính và kinh tế cho đến các cơ quan thu thuế ở địa phương 2.2.2.3 Dự báo tiền ngoài hệ thống ngân hàng BOK cũng dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư nhân – đây là một chỉ số quan trọng phản ánh cung vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng – dựa trên . tệ. 2. DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC (BOK) 6 2.1. Một số nét về cơ quan dự báo vốn khả dụng của BOK Tại Hàn Quốc, cơ quan dự báo vốn khả dụng là một bộ phận thuộc Ngân hàng. Hàn Quốc 5 1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho các chủ thể phi ngân hàng 5 1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại 5 1.2.3. Đối với ngân hàng trung ương 5 2. DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC (BOK) 5 2.1. Một số nét về cơ quan dự báo vốn khả dụng của BOK 5 2.2.Phương pháp dự báo của BOK 6 2.2.1. Dự báo cầu vốn khả dụng 6 2.2.1.1. Dự báo dự trữ bắt buộc