Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng thì có những tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo quy định, có những trường hợp vô ý hoặc cố ý làm sai pháp luật gây ảnh hưở
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
Hiện nay, trước tình hình đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước, các công trình xây dựng từng bước được mọc lên làm cho bộ mặt đô
thị, nông thôn ngày càng khang trang hơn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
quy hoạch xây dựng thì có những tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo quy
định, có những trường hợp vô ý hoặc cố ý làm sai pháp luật gây ảnh hưởng đến trật
tự trong xây dựng, làm giảm quyền lực quản lý của Nhà nước
Vì vậy, việc quản lý xây dựng cơ bản, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng đã trở thành yêu cầu tất yếu hiện nay ở nước ta Để chấn chỉnh và
thiết lập lại được trật tự trong xây dựng và từng bước đưa lĩnh vực xây dựng đi vào
nền nếp theo đúng quy hoạch và từng bước hoàn thành nhiệm vụ Công nghiệp hóa
– Hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 Việc Xử lý vi phạm hành chính trong xây
dựng cơ bản có vai trò rất quan trọng trong việc lập lại trật tự sinh hoạt toàn dân
Phát huy tốt quản lý xây dựng cơ bản tại địa phương là góp phần tạo sự phát triển
bền vững cho xã hội và nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước trong lĩnh
vực xây dựng
Xuất phát từ vị trí và vai trò nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Công tác xử lý vi
phạm hành chính về xây dựng nhà ở nông thôn trên địa bàn huyện An Phú
hiện nay Thực trạng và giải pháp” làm Tiểu luận cuối khóa, trên cơ sở đánh giá
đúng thực trạng, đi sâu vào hệ thống, giải pháp nhằm mục đích góp phần nhỏ bé để
nâng chất lượng hoạt động công tác trong lĩnh vực xây dựng
Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa cho phù hợp với thực tiễn hiện nay Trong phạm vi tiểu luận này xin đề cập
đến lĩnh vực xây dựng nhà ở nông thôn Do thời gian nghiên cứu có hạn, tiểu luận
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô tận tình
đóng góp, giúp đỡ
Trang 2PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số vấn đề cơ bản về lĩnh vực xây dựng nhà ở
1.1.1 Khái quát chung về xây dựng nhà ở
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, năng lượng và các công trình khác
Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc
quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật là công trình
xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ là việc hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng
nhà ở trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của mình được thực hiện theo
một trong các hình thức sau đây:
- Tự xây dựng nhà ở;
- Thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở;
- Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn
Việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn, kiến trúc, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng đất theo quy định
của pháp luật, bảo đảm sự hình thành và phát triển nông thôn bền vững Đồng thời,
phải gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm vệ sinh môi
trường
Khi cần thiết xây dựng nhà ở thì đòi hỏi các hộ gia đình, cá nhân phải có
quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà ở nhưng không thuộc diện cấm cải tạo, cấm
xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng Việc xây dựng nhà ở phải
Trang 3trừ trường hợp không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của
pháp luật về xây dựng và bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
chung của đô thị
1.1.2 Sự cần thiết về xây dựng nhà ở
Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được của con
người, nó là nơi diễn ra mọi hoạt động của gia đình
Nhà ở nông thôn là một thành phần chủ yếu trong chức năng ở - một chức
năng chính trong cấu trúc không gian của điểm dân cư nông thôn Nhà ở nông thôn
có vai trò quan trọng trong việc hình thành không gian và tạo ra môi trường phát
triển bền vững cho điểm dân cư nông thôn Đã từ lâu vấn đề nhà ở nông thôn chưa
được chú trọng vì trong thực tế loại hình nhà ở chưa chịu sự quản lý của Nhà nước
(cấp phép) Đến nay thì vấn đề nhà ở trong điểm dân cư nông thôn đã được đề cập
trong các văn bản Luật như Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP và Định
hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Vì vậy việc cải
thiện và nâng cao chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn gắn với việc phát triển cơ sở
hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã
hội và điều kiện tự nhiên là hết sức cần thiết và phải được tiêu chuẩn hoá
1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt
động xây dựng
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây
dựng
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong hoạt động xây dựng
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng
Trang 4- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng
1.2 Những vấn đề cơ bản về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng nhà ở
1.2.1 Các hành vi vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động
xây dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công
sở do tổ chức, cá nhân thực hiện cố ý hoặc vô ý vi phạm mà chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng áp dụng là tất cả các cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức
nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành
vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 23/CP-NĐ-2009 của Chính
Phủ
1.2.2 Mục đích, nguyên tắc, hình thức xử lý vi phạm hành chính
* Mục đích của việc xử lý vi phạm hành chính:
Nhằm mang tính chất răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng để từng bước thiết lập lại trật tự xây dựng với
mục tiêu chính là điều chỉnh việc xây dựng đúng theo quy hoạch
* Nguyên tắc của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng:
Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình
chỉ ngay Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công
minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP
ngày 27 tháng 02 năm 2009 Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
* Hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng:
- Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt tiền thấp nhất từ 100.000đ
đến 500.000.000 đồng;
Trang 5+ Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm
hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do
hành vi vi phạm hành chính gây ra;
+ Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định
của pháp luật
1.2.3 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng
Các cá nhân chỉ được phép xử phạt hành chính trong phạm vi thẩm quyền,
trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có
thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt
Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ
quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các
nguyên tắc quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
* Thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện
- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
Trang 6Lập biên bản hành vi vi phạm
Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc lãnh vực quản lý của mình, người có
thẩm quyền thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản Nếu không thuộc thẩm
quyền xử phạt thì biên bản chuyển ngay đến người có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt
Biên bản được lập ít nhất là 02 bản, 01 giao cho tổ chức cá nhân vi phạm,
01 lưu hồ sơ xử phạt Biên bản được lập theo mẫu số 01 của Nghị định 23/2009
NĐ-CP
Thời hạn ra quyết định xử phạt, nạp và thu tiền phạt
Thời hạn ra quyết định xử phạt, nạp và thu tiền phạt là 10 ngày, kể từ khi
lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính Đối với các vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp, thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày
Quyết định xử phạt phải được gởi cho các tổ chức cá nhân bị xử phạt và cơ
quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt
Tổ chức cá nhân vi phạm trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày giao quyết
định xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên
lai thu tiền phạt
Tịch thu xử lý tang vật, phương tiện
Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được xử dụng để vi
phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản xử phạt và ra
quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo mẫu quy định
Khi ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có trách nhiệm bảo quản
hoặc giao cho người vi phạm tự quản lý chờ xử lý
Tang vật phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính phải được xử lý
theo quy định hiện hành
Chấp hành quyết định xử phạt
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định
xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt
Trang 7Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt
vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng
chế thi hành
1.3 Quan điểm của Đảng và Pháp luật của Nhà nước
1.3.1 Quan điểm của Đảng
Văn kiện Đại hội Đảng lần XI chỉ đạo rõ: Nâng cao chất lượng quy hoạch đô
thị và đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn Hình thành hệ
thống đô thị vừa và nhỏ theo hướng phân bố hợp lý trên các vùng, khắc phục tình
trạng tự phát trong phát triển đô thị Hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, tổ chức tốt hơn
các điểm dân cư nông thôn theo hướng sạch, đẹp, văn minh
1.3.2 Pháp luật của Nhà nước
Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cụ thể hóa bằng Luật số
16/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Xây dựng, Luật này quy định về hoạt động xây
dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt
động xây dựng
Nghị định của Chính Phủ số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định tại
khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 10; khoản 5 Điều 67; Điều 86; Điều 94 và khoản
2 Điều 120 của Luật Xây dựng
Tóm lại, việc xây dựng nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân,
đó là quyền của mọi tổ chức cá nhân đang sống tại Việt Nam Nhưng việc xây
dựng này phải được thực hiện đúng theo quy định và nó được cụ thể hóa bằng
pháp luật mà mọi tổ chức cá nhân phải tuân thủ nếu không thì bị xử lý vi phạm
hành chính
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN
PHÚ TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm tình hình chung của huyện
Là một huyện cù lao, An Phú thuộc vùng đầu nguồn sông Hậu, tiếp giáp với
Campuchia trên 42 km, diện tích tự nhiên 226,42 km2, dân số trên 179 ngàn người,
gồm 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer Huyện An Phú có 12 xã, 2 thị trấn
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Phú đã tập trung lảnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị trong điều kiện nền kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn,
kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, lại phải chịu ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế, của thiên tai dịch bệnh, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống
của nhân dân, song cán bộ và nhân dân huyện nhà đã đoàn kết vượt qua khó khăn,
ra sức phát huy tiềm năng thế mạnh, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng
bước ổn định và phát triển đời sống
2.2 Tình hình xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện
Do đặc điểm phân bố về giao thông và thuỷ lợi, tập quán sinh sống của
người dân địa phương Dân cư tập trung theo khu trung tâm hành chính, theo trục
giao thông, sông, rạch nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nước và giao thương
Phần lớn là nhà bán kiên cố khung gỗ Mật độ xây dựng không đều 30 – 50
% Bình quân: 12 – 15 m2/sàn/người Diện tích trung bình: 50 – 80 m2
/sàn; cao 150
m2/sàn tại các nhà vườn cây ăn trái
Nhà ở với kiến trúc đặc trưng: Dạng nhà sàn thấp, trên cột cách mặt đất
khoảng 1m, thoáng mát, có trang trí họa tiết, có hành lang rộng che nắng, nhà có
sân trước, bố trí cột cờ và cây hương trong khuôn viên
Do điều kiện kinh tế xã hội từng bước phát triển làm cho bộ mặt nông thôn
An Phú ngày càng nâng lên việc phát triển nhà ở từng bước được cải thiện và nâng
chất Cụ thể:
Trang 9- Số hộ có nhà tạm dột nát giảm đáng kể (năm 2010 là 4.142 hộ đến năm
2012 giảm còn 1.908 hộ
- Số hộ dân nông thôn có nhà ở đạt tiêu chuẩn nhà cấp IV được tăng lên
(năm 2010 có 17.568 hộ và đến năm 2012 tăng lên 23,199/43,589 chiếm 53,22%
Số hộ có nhà ở trên sông, rạch, nhà ở vi phạm lộ giới, nhà ở trong vùng sạt
lở, lũ quét phải di dời giảm (năm 2010 là 7.616 hộ nhưng đến nay còn
nhà trên sông kênh rạch, vi phạm lộ giới,vùng sạt lở (căn)
2.3 Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân trong xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng nhà ở trong thời gian qua
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Ý thức của người dân được từng bước nâng lên, cụ thể người dân tự giác
chấp hành quy định về xây dựng, tỉ lệ nhà được cấp phép trước xây dựng ngày
càng tăng Cụ thể số hộ được cấp phép xây dựng trong những năm gần đây được
thể hiện qua bảng, và biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Hiện trạng nhà ở trên địa bàn huyện
trong những năm gần đây
Trang 10năm 2011
năm 2012
năm 2013
số hộ (hộ)
Trật tự xây dựng từng bước đi vào nề nếp, đúng theo quy hoạch tạo vẻ mỹ
quan hơn trước
Tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các cơ
quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng cũng tăng thêm, từ đầu năm đến nay số vụ xử lý vi phạm
tăng gấp đôi so với những năm trước
Trong năm 2010, 2011 huyện lập kế hoạch kiểm tra (2 đợt/năm) để kiểm tra
tình hình xây dựng ở các xã, thị trấn Phát hiện lần lượt 34, 52 trường hợp vi phạm
trong lĩnh vực xây dựng Qua đó, xử lý lập biên bản cho cam kết khắc phục trả lại
hiện trạng đối với những trường hợp vi phạm ở mức độ nhẹ, tiến hành lập biên bản
vi phạm và xử lý vi phạm hành chính đối với 5 hộ năm 2010 và 6 hộ vào năm
Biểu đồ 2: Số hộ đăng ký giấy phép xây dựng
Trang 11Năm 2012, tình hình xây dựng trên địa bàn huyện có chiều hướng gia tăng
nên Ủy ban nhân dân huyện lập kế hoạch kiểm tra (4đợt/năm) để kịp thời chấn
chỉnh việc sai phạm trong lĩnh vực xây dựng Qua đó, phát hiện 84 trường hợp vi
phạm và tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 6 trường hợp và mức này tăng
lên 10 trường hợp vào 6 tháng đầu năm 2013
Số trường hợp bị phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm hành chính được thể
hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2: Tình hình kiểm tra và xử lý vi phạm trên địa bàn huyện
Số trường hợp vi phạm (hộ)
Biểu đồ 3: Số hộ bị phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng