0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Vận dụng quan điểm “Lấy dân làm gốc” trong sự nghiệp đổi mớ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 78 -78 )

nƣớc hiện nay

Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta do Đảng lãnh đạo vô cùng vĩ đại, nhƣng cũng rất phức tạp, khó khăn. Sự nghiệp đó đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Động

lực tiến hành sự nghiệp đó là quần chúng, Đảng là ngƣời tổ chức, lãnh đạo. Do đó, Đảng càng phải thấm nhuần sâu sắc tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, và làm cho nhân dân thấy rõ đƣợc trách nhiệm to lớn của mình trong sự nghiệp đổi mới xã hội ngày nay.

Từ khi tiến hành lãnh đạo sự nghiệp đổi mới xã hội tới nay, Đảng ta luôn quán triệt, củng cố và phát triển quan điểm “lấy dân làm gốc” thông qua các kỳ

Đại hội của Đảng và lãnh đạo phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng nhân

dân trong sự nghiệp đổi mới xã hội hiện nay. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân thắng lợi bƣớc đầu của sự nghiệp đổi mới xã hội nƣớc ta theo định hƣớng chủ nghĩa xã hội.

2.4.3.1. Quan điểm “lấy dân làm gốc” đƣợc quán triệt qua các kỳ Đại hội Đảng

Đại hội Đảng VI đã tổng kết và nêu lên bốn bài học lớn qua 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong đó có bài học “lấy dân làm gốc”: Trong toàn bộ hoạt động của mình, đảng viên phải quán triệt tƣ tƣởng dân làm gốc, xây dựng và phát triển quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Quán triệt tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” của Đại hội Đảng VI, đến hội nghị Trung ƣơng 8 (khoá VI) ra nghị quyết 8B (27/3/1990) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.

Đại hội Đảng VIII (1996) rút ra bài học: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đƣờng lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hƣởng ứng đƣờng lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vƣợt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt đƣợc những thành tựu hôm nay” [58, tr.43].

Tại Đại hội Đảng IX, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” [59, tr.33)].

Đại hội Đảng X là Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững. Trên cơ sở quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, Đại hội đã nhấn mạnh vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Đảng yêu cầu phải động viên cao độ sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của đồng bào trong nƣớc và hơn 3 triệu ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, của mọi lĩnh vực hoạt động trên đất nƣớc ta; giải phóng mọi tiềm năng, phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế; phát huy hết sức mạnh của truyền thống, của lịch sử ngàn năm văn hiến, của ý chí độc lập tự chủ, tự cƣờng, của lòng tự hào, tự tôn dân tộc quyết “đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” nhƣ Hồ Chí Minh đã dạy để xoá đi cái nghèo nàn, lạc hậu, cùng nhau xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Tiếp tục đƣờng lối đã xác định trong các Đại hội trƣớc, cũng trên cơ sở quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, Đại hội Đảng XI khẳng định: mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con ngƣời; coi con ngƣời là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Phải bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân và các điều kiện để mọi ngƣời đƣợc phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nƣớc. Phát huy lợi thế dân số và con ngƣời Việt Nam, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi ngƣời dân, thực hiện công bằng xã hội.

2.4.3.2. Phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới xã hội hiện nay

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng đã đề ra phƣơng hƣớng nội dung cơ bản cho sự nghiệp đổi mới toàn bộ xã hội. Một trong những bài học quan trọng đƣợc rút ra là: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Trong sự nghiệp đổi mới xã hội hiện nay, điều kiện quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là Đảng lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo lịch sử của nhân dân lao động. Đảng phải có đƣờng lối đổi mới phù hợp với nguyện vọng của dân, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của nhân dân, nhằm phát huy tinh thần tích cực của quần chúng, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó tăng cƣờng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.

Muốn phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhằm củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân, trƣớc hết Đảng phải lãnh đạo từng bƣớc ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân. Nƣớc ta hiện nay đang trên con đƣờng phát triển, đạt đƣợc nhiều thành tựu về mọi mặt. Để ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, Đảng phải lãnh đạo đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011 với chủ đề: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”.

Tiếp tục quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Đây là việc làm có ý nghĩa chính trị xã hội lớn, chống các hiện tƣợng tiêu cực và Nhà nƣớc phải có những chính sách cụ thể nhƣ: tự do tìm việc làm, thực hiện chế độ lao động hợp đồng, ban bố luật về nghĩa vụ lao động... Nhƣ vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm, ổn định đời sống.

Chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của nhân dân là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu trong chính sách xã hội của Đảng. Chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của nhân dân có ý nghĩa lớn không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân. Nó vừa có ý nghĩa trƣớc mắt, vừa mang tính chất lâu dài và là thể hiện bản chất nhân văn của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện vấn đề trên, Đảng và Nhà nƣớc phải có hàng loạt những chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nƣớc ta nhƣ: khôi phục, nâng cấp hệ thống y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông đi lại, chăm sóc sức khoẻ ban đầu kết hợp với kế hoạch dân số, điều đáng quan tâm nữa là bảo vệ quyền lợi và các phúc lợi xã hội khác cho những ngƣời nghỉ hƣu và các đối tƣợng khác đƣợc hƣởng chính sách đó.

Bên cạnh nhiệm vụ phải đảm bảo ổn định, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, Đảng còn phải lãnh đạo từng bƣớc nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa có đặc trƣng dân tộc và hiện đại. Có thể nói, nâng cao dân trí là cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trƣớc hết Đảng và nhà nƣớc phải có chính sách cụ thể để xoá mù chữ cho nhân dân. Một xã hội tiến bộ, văn minh không thể để tỷ lệ mù chữ cao đƣợc. Để xoá mù chữ cho nhân dân, Đảng và Nhà nƣớc phải đầu tƣ thích đáng và có kế hoạch giáo dục cụ thể. Đồng thời việc giáo dục quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc cho nhân dân có tầm quan trọng lớn để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng chỉ đƣợc hiện thực hoá khi quần chúng nhân dân quán triệt và thực hiện trên thực tế. Giáo dục cho nhân dân triệt để thực hiện đƣờng lối chính sách có ý nghĩa lớn, nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đối với xã hội, đối với quản lý nhà nƣớc trên mọi phƣơng diện. Đây là quá trình làm cho mối quan hệ giữa Đảng và dân không ngừng đƣợc củng cố, phát triển. Cũng thông qua đó mà dân tin vào Đảng và sự lãnh đạo của Đảng.

Bài học “nƣớc lấy dân làm gốc” đƣợc Đảng ta quán triệt và hiện thực hoá nó trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII: đó là quan điểm chăm lo phát triển nguồn nhân lực con ngƣời, thực hiện công bằng xã hội. Cƣơng lĩnh

của Đảng ta chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con ngƣời là động lực to lớn phát huy tiềm năng, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Để phát huy vai trò của nhân dân hiện nay, Đảng phải có đƣờng lối lãnh đạo chăm lo đến lợi ích của nhân dân lao động. Lợi ích của công dân trong chủ nghĩa xã hội bao gồm: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội. Hệ thống lợi ích đó thống nhất chặt chẽ với nhau không loại trừ nhau. Đảng chăm lo đến lợi ích của quần chúng nhân dân không chỉ là cơ sở củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân, mà còn là phƣơng tiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Để phát huy mạnh mẽ vai trò quần chúng nhân dân, để củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân, Đảng phải lãnh đạo thực hiện dân chủ hoá các quan hệ xã hội. Tức là phải lãnh đạo xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Có thể nói dân chủ là công cụ, là phƣơng tiện để phát huy tính tích cực, sáng tạo xã hội của nhân dân lao động. Đảng phải lãnh đạo dân chủ hóa các quan hệ xã hội hiện nay nhằm phát huy tinh thần nhiệt tình cách mạng, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng. Tạo điều kiện cho nhân dân

tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội với tƣ cách là chủ nhân của xã hội.

Thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội hiện nay ở nƣớc ta, Đảng phải có kế hoạch giáo dục về dân chủ cho nhân dân, tổ chức cho công dân học dân chủ và thực hiện dân chủ, làm cho quan niệm về dân chủ đi vào nhận thức và hành động của quần chúng. Các tổ chức Đảng và chính quyền từ cơ sở đến Trung ƣơng khi định ra một chính sách, một chủ trƣơng mới nào cần phải lấy ý kiến tham gia quần chúng, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân. Phát huy vai trò của cơ quan thanh tra nhân dân, giám sát việc thực hiện quyền dân chủ của quần chúng. Dân chủ hoá đời sống xã hội có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Nó phát huy tinh thần phấn khởi của quần chúng trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Dân chủ hoá đời sống xã hội là thể hiện bản chất nhân dân của chế độ xã hộ ta, vì quyền con ngƣời và vì hạnh phúc của nhân dân lao động.

Đảng lãnh đạo thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội vừa là nhằm phát huy vai trò của quần chúng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc vừa thể hiện trên thực tế Đảng thấm nhuần sâu sắc tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” của Bác Hồ và đang vận dụng quan điểm “lấy dân làm gốc” rất có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 2:

Tƣ tƣởng “Thân dân” đã đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tiêu biểu nhất là tƣ tƣởng của Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi - những bậc danh nhân đại tài của dân tộc. Trần Quốc Tuấn cho rằng việc khoan thƣ sức dân, tranh thủ sự đồng lòng của dân là kế sâu rễ bền gốc, phƣơng châm chiến lƣợc lâu dài để phát triển quốc gia độc lập. Ông coi trọng sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc giữ nƣớc, đây là một tƣ tƣởng hết sức tiến bộ mà ở thời đại đó rất ít ngƣời có thể nhận ra vì các triều đại phong kiến xƣa kia chỉ coi dân là “thảo dân” mà thôi. Tới Nguyễn Trãi, tƣ tƣởng thân dân của ông đã đạt tới đỉnh cao phát triển tƣ tƣởng thân dân trong thời phong kiến Việt Nam. Là một nhà Nho ông hiểu rõ tƣ tƣởng của Mạnh Tử về vai trò của dân trong một triều đại: Dân vi bản, quân vi khinh, xã tắc thứ chi. Khi đất nƣớc bị xâm lƣợc ông chỉ đau đáu một điều làm sao để cứu dân cứu nƣớc, bình ngô sách của ông đƣợc xây dựng trên cơ sở của tƣ tƣởng thân dân, theo ông cứu nƣớc phải cứu dân, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Khi đất nƣớc đƣợc thái bình thịnh trị thì mọi việc ông làm nhằm mục đích đền ơn dân, làm cho dân giàu, nƣớc

mạnh. Đây là tƣ tƣởng tiến bộ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó phản ánh sự

phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam khi lợi ích của giai cấp thống trị còn gắn với lợi ích quốc gia dân tộc và không đối kháng gay gắt với lợi ích của dân chúng. Tuy nhiên tƣ tƣởng này vẫn bị hạn chế bởi thế giới quan của giai cấp địa chủ phong kiến, ngƣời dân lao động chƣa đƣợc nhìn nhận đánh giá đầy đủ, họ chỉ đƣợc coi là thứ dân, dân đen, là bậc tiểu nhân.

Đến đầu thế kỷ XX, các nhà Nho duy tân đã kế thừa những quan điểm về dân của các bậc tiền bối trong lịch sử và phát triển tƣ tƣởng về dân lên một bƣớc

mới trong bối cảnh lịch sử mới. Đó là một bƣớc ngoặt phát triển của tƣ tƣởng chính trị so với giai đoạn phong kiến. Nhận thức đƣợc vai trò của quần chúng nhân dân, các nhà Nho yêu nƣớc thời kỳ này đã chú trọng đến vai trò của văn hoá tƣ tƣởng, đến công cuộc đổi mới tƣ duy cho nhân dân, xây dựng con ngƣời mới. Tiêu biểu cho quan niệm tiến bộ về dân trong giai đoạn này là hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Phan Bội Châu đề cao vai trò làm chủ đất nƣớc của nhân dân. Và để nhân dân phát huy đƣợc quyền làm chủ của mình, nắm giữ đƣợc vận mệnh của đất nƣớc thì theo ông phải xây dựng con ngƣời, xây dựng tƣ tƣởng mới cho nhân dân. Biện pháp hiệu quả theo Phan Bội Châu là “tự tân”. Quan niệm về dân đồng nhất với quốc dân thể hiện sự chuyển biến tích cực mới mẻ trong tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 78 -78 )

×