Tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX (Trang 42)

Nguyễn Trãi, một nhà văn hóa lớn, một anh hùng của dân tộc thế kỉ XV, một nhà tƣ tƣởng kiệt xuất đã nêu ra những tƣ tƣởng sâu sắc về vai trò và sức mạnh của Dân. Ông viết bài Bình Ngô đại cáo hùng tráng với hai câu thơ mở đầu nói về tƣ tƣởng an dân.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trƣớc lo trừ bạo” [65, tr.77].

Tƣ tƣởng trọng dân, an dân, vì dân đã trở thành tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt cuộc đời chính trị của Nguyễn Trãi, là đỉnh cao tƣ duy chính trị nhân nghĩa của Việt Nam thế kỷ XV.

2.2.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi Yếu tố thời đại

Nguyễn Trãi sinh ra khi triều Trần đã suy thoái. Quyền lực nằm trong tay khống chế của Hồ Quí Ly. Nhìn ra khả năng có thể xoay chuyển tình thế đất nƣớc của Hồ Quí Ly, Nguyễn Trãi cùng cha đã ra làm quan cho triều Hồ năm

1400. Khi đó Ức Trai mới 20 tuổi. Bảy năm ngắn ngủi làm quan dƣới triều Hồ chƣa đủ để tài đức Ức Trai tỏa sáng. Chỉ khi tìm đến với Lê Lợi, với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, gắn với triều đình Lê sơ, Nguyễn Trãi mới chính thức khẳng định sự nghiệp của mình – cả sự nghiệp chính trị lẫn sự nghiệp văn học. Cho nên tìm hiểu thời đại Nguyễn Trãi chúng ta chủ yếu tập trung vào đầu thế kỷ XV – đau thƣơng nhƣng quật khởi anh hùng.

Nói lịch sử dân tộc trong đau thƣơng bởi vì đất nƣớc lúc này rơi vào thảm họa giặc ngoại xâm của quân Minh – đƣợc xem là thứ giặc bạo tàn nhất thời trung đại. Giặc Minh xâm lƣợc đất nƣớc ta với mục đích xóa sổ dân tộc Việt Nam, thực hiện đồng hóa dân tộc, thi hành những chính sách dã man, khiến nhân dân ta lầm than, cơ cực...

Tuy nhiên trong đau thƣơng dân tộc ta vùng lên quật khởi anh hùng qua những kỳ tích mà đỉnh cao là chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Đây đƣợc xem là cuộc khởi nghĩa gian khổ bậc nhất và cũng huy hoàng bậc nhất trong lịch sử thời trung đại. Chỉ trong vòng 10 năm, chúng ta đã quét sạch quân xâm lƣợc ra khỏi bờ cõi, đồng thời mở ra một giai đoạn mới cho dân tộc – giai đoạn độc lập và phát triển.

Nhƣ vậy, có thể thấy thời đại Nguyễn Trãi trƣớc hết là thời đại cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam. Ca ngợi thời đại này, dân gian có câu:

“Thời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.

Chính ở thời đại ấy, Nguyễn Trãi đã đủ tự tin, tự hào mà khẳng định vai trò sức mạnh của những “dân đen, con đỏ”, “nô bộc”, “kẻ cấy cầy”. Ông cũng lạc quan đi xây dựng lý tƣởng “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”, mong ƣớc đem lại hạnh phúc cho dân.

Yếu tố gia đình

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình lớn có truyền thống Nho học. Đây cũng là một yếu tố góp phần hình thành nên tƣ tƣởng thân dân ở Nguyễn Trãi.

Về bên nội, cha đẻ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh vốn là một ngƣời giỏi thơ văn và có tấm lòng “ái quốc ƣu dân” sâu nặng. Tuy chƣa đƣợc trọng dụng dƣới triều Trần nhƣng bảy năm làm quan ở triều Hồ cũng cho ông phần nào đƣợc thỏa chí làm việc cho dân cho nƣớc. Đặc biệt Nguyễn Phi Khanh đã có ảnh hƣởng lớn đến ngƣời con thiên tài của mình là Nguyễn Trãi – ngƣời đã làm nên sự nghiệp cứu dân cứu nƣớc vẻ vang, rạng ngời không chỉ cho dòng họ mà cho cả dân tộc.

Khi Quân Hồ bị Nhà Minh đánh bại, cha con Hồ Quí Ly và các triều thần bị bắt đƣa về Trung Quốc, trong số các triều thần bị bắt có Nguyễn Phi Khanh. Đƣợc tin cha bị giặc bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng đến chỗ quân Minh giam giữ tù binh để tìm cha, rồi hai anh em theo đoàn xe tù lên ải Nam Quan, với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù. Nguyễn Phi Khanh biết rằng ông đi chuyến này không bao giờ đƣợc trở về Tổ quốc nữa, cho nên nhân khi vắng ngƣời, ông bảo Nguyễn Trãi: “Con

là người có học, có tài nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?”.

Chính lời dặn của cha và truyền thống yêu nƣớc của dòng họ đã hình thành tƣ tƣởng ái ƣu, trung hiếu, hết lòng vì dân vì nƣớc ở Nguyễn Trãi.

Bên ngoại Nguyễn Trãi là dòng họ quý tộc Trần. Ông ngoại của ông chính là Trần Nguyên Đán – một tôn thất nhà Trần, cháu bốn đời của Chiêu Minh đại vƣơng Trần Quang Khải – con trai thứ của Trần Thái Tông, ngƣời sáng lập nhà Trần. Và tới triều vua Trần Duệ Tông ông đã làm tới chức tể tƣớng. Trần Nguyên Đán có con gái lớn là Trần Thị Thái. Vì rất yêu quí tài năng của Nguyễn Phi Khanh, ông đã gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh. Trần Nguyên Đán vốn dòng tôn thất nên đƣợc làm quan từ sớm, lại góp công dẹp giặc Dƣơng Nhật Lễ, khôi phục đế nghiệp nhà Trần nên đƣợc trao cho chức Tƣ đồ phụ chính, ban tƣớc Chƣơng Túc Quốc thƣợng hầu. Khi vua cả tin nghe theo Hồ Quí Ly, ông can gián không đƣợc, bèn từ chức về ở ẩn tại Côn Sơn, đƣợc 5 năm thì mất.

Trần Nguyên Đán là một vị quan hết lòng yêu nƣớc thƣơng dân, đặc biệt trong hoàn cảnh triều Trần suy vi.

Nhƣ vậy cả bên nội và bên ngoại Nguyễn Trãi đều là những dòng họ lớn có truyền thống yêu nƣớc thƣơng dân sâu sắc. Và đây chính là điểm có ảnh hƣởng sâu đậm nhất trong tƣ tƣởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.

Yếu tố cá nhân

Nguyễn Trãi chịu ảnh hƣởng rất lớn từ ngƣời cha của mình là Nguyễn Phi Khanh nhất là ở phƣơng diện yêu nƣớc thƣơng dân.

Khác với thân phụ của mình, Nguyễn Trãi đƣợc sinh ra và sống trong thời kỳ mà về mặt tƣ tƣởng xã hội có bƣớc phát triển mạnh mẽ, nhân tài đua nhau ra cống hiến cho triều đình. Nguyễn Trãi chính là một trong những ngƣời chủ chốt làm nên thời đại rất đỗi hào hùng ở thế kỉ XV. Với Nguyễn Trãi, nói bao nhiêu cũng chƣa đủ sức cuộn trào của tấm lòng “ƣu quốc ái dân”,

“Bui một tấc lòng trung với nƣớc

Ngày đêm cuồn cuộn nƣớc triều dâng”.

(Thuật hứng, bài 5) [65, tr.412].

Nhớ lời cha căn dặn, ông luôn cháy bỏng một khát vọng đƣợc đem tài “giúp nƣớc giúp dân”. Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi hăng hái đi xây dựng lý tƣởng “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn” nhƣng thực tế cuộc đời ông luôn ở thế “cô trung”. Dẫu vậy, Ức Trai đã xem dân là mục đích, là niềm ƣu ái thứ nhất nên ông cũng tự xem mình là cây trúc, cây tùng cứng cỏi giữa cõi trần để ngăn chặn cái xấu cái ác.

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong giai đoạn xã hội Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng của Nho giáo. Hơn nữa, ông lại là con của nhà Nho, cháu ngoại của một vị đại thần dƣới triều đình phong kiến, cho nên ông không thể không chịu ảnh hƣởng của Nho giáo. Sự ảnh hƣởng của Nho giáo đã tác động trực tiếp và trở thành cơ sở cho tƣ tƣởng về Dân của ông. Nhƣng phải thấy một điều rằng, dù bị ảnh hƣởng của Nho giáo và Nguyễn Trãi là một nhà Nho song tƣ tƣởng

của ông không phải là sự lặp lại của Nho giáo mà là sự kế thừa và nâng cao tƣ tƣởng về dân và thân dân với cách nhìn mới mẻ và tiến bộ.

2.2.2. Nội dung tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi

Tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ Nho giáo và đƣợc trau dồi qua cuộc sống thực tế. Chính vì Nguyễn Trãi đã từng sống cuộc đời nghèo khó với cha ở làng Nhị Khê sau khi Trần Nguyên Đán chết. Sau khi nhà Trần mất, ông đã sống 10 năm gần dân ở thành Đông Quan khi bị quân Minh giam lỏng ở đây. Ông đã gần gũi nhân dân và sống trong nhân dân trong thời gian nếm mật nằm gai với nghĩa quân Lam Sơn. Những quãng đời đó đã giúp ông thông cảm với nguyện vọng của dân và nhìn thấy sức mạnh to lớn của dân. Tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi vô cùng tha thiết, sâu sắc và có nhiều nét độc đáo, rất gần gũi với chúng ta.

Có thể xem xét tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi biểu hiện trên những phƣơng diện sau: Niềm thƣơng cảm đối với dân và sự lên án tội ác của kẻ thù; Khẳng định vai trò của dân; Vẻ đẹp của ngƣời dân; Mong ƣớc hạnh phúc cho ngƣời dân.

Niềm thương cảm đối với dân và sự lên án tội ác của kẻ thù

Sự quan tâm hàng đầu của Nguyễn Trãi chính là vận mệnh dân tộc và cuộc sống thực tại của ngƣời dân ở thế kỉ XV. Từ nỗi đau khổ vì mất cha, mất nƣớc, niềm thƣơng cảm với nhân dân trƣớc cảnh giặc xâm lƣợc, trƣớc sự suy thoái của những kẻ đƣơng quyền, của tầng lớp quí tộc. Nguyễn Trãi đã thẳng thắn tố cáo tội ác của giặc gây đau khổ cho ngƣời dân, cũng nhƣ lên án mọi biểu hiện đi ngƣợc lại nguyện vọng của ngƣời dân.

Hơn ai hết Nguyễn Trãi thấu hiểu nỗi đau khổ cùng cực của ngƣời dân trƣớc cảnh giặc phƣơng Bắc hoành hành, đó là nỗi kinh hoàng với ngƣời dân đất Việt. Là ngƣời yêu nƣớc, thƣơng dân thông hiểu thời thế và lòng ngƣời, Nguyễn Trãi càng bội phần đau xót.

“Cửu trùng chẩn niệm cập hà manh” (Chín trùng thƣơng xót dân phƣơng xa)

Nguyễn Trãi đƣa ra bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép vạch mặt, lên án quân xâm lƣợc tàn bạo trong Bình Ngô đại cáo:

“Giặc Minh thừa dịp làm hại dân ta, Đảng ngụy gian ác, mƣu mô bán nƣớc. Thui dân đen trên lò bạo ngƣợc,

Hãm con đỏ dƣới hố tai ƣơng.

Dối trời lừa ngƣời, kế gian đủ muôn nghìn khóe, Cậy binh gây hấn, ác chứa gần hai chục năm.

Bại nghĩa thƣơng nhân, trời đất tƣởng chừng muốn dứt...”

(Bình Ngô đại cáo) [65, tr.77]

Nhƣ vậy, lên án tố cáo tội ác của quân xâm lƣợc chính là thể hiện lòng yêu nƣớc thƣơng dân, cũng là một biểu hiện sâu sắc của tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi đã nêu cao chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn:

“Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Do quan niệm Dân và Nƣớc không tách rời, nên đối với Nguyễn Trãi, đạo làm con, đạo làm tôi chính là đạo vì dân vì nƣớc. Đứng trƣớc cảnh đất nƣớc bị giặc xâm lƣợc, Nguyễn Trãi không chỉ đau khổ vì muôn dân phải chịu cảnh lầm than, rên xiết, mà còn đau khổ vì mình chƣa làm tròn bổn phận cho Dân.

Nguyễn Trãi đã đem tài trí, tâm huyết dốc sức cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn làm nên chiến thắng vang dội vào năm 1427, “mở nền thái bình muôn thuở” cho đất nƣớc.

Thế nhƣng khi đất nƣớc yên bình không còn bóng giặc ngoại xâm thì con ngƣời tài đức vẹn toàn ấy lại phải đối diện với những cảnh đau lòng. Từ những nghịch cảnh đau lòng mà Nguyễn Trãi trải nghiệm dƣới triều Lê sơ, khiến ông vô cùng đau khổ. Sự suy thoái của những kẻ đƣơng quyền, của tầng lớp quí tộc, những kẻ tham lam thấy lợi là vong nghĩa vong ân, chà đạp lên cuộc sống của ngƣời dân. Đất nƣớc thoát khỏi ách cai trị của giặc ngoại xâm nhƣng ngƣời dân vẫn khốn khổ vì sự bóc lột, tham lam của tầng lớp thống trị. Đó là nỗi đau xót

vô hạn của Ức Trai – một ngƣời luôn muốn chấn hƣng đất nƣớc, muốn triều đình có đƣợc chính sách trị quốc an dân, chống tham quan, đem lại hạnh phúc cho dân chúng, những ngƣời đã không tiếc máu xƣơng trong cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc, góp phần vào sự thiết lập nên triều đại mới.

Con ngƣời có khí phách cứng cỏi ấy không thể chấp nhận lối sống giả dối, luồn cúi. Bởi nhƣ vậy là phạm vào lẽ sống cao đẹp, là phụ lại tấm lòng của Dân. Với Ức Trai, bất luận trong hoàn cảnh nào thì tấm lòng ƣu quốc ái dân, lòng trung hiếu vẫn đặt lên đầu tiên:

“Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”.

(Thuật hứng, bài 24) [65, tr.419].

Là một ngƣời có tài, có tâm, có trí và đầy bản lĩnh, lại đƣợc kế thừa truyền thống yêu nƣớc, thƣơng dân từ ông ngoại và cha, phƣơng châm sống của

Nguyễn Trãi là: Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược.

Nguyễn Trãi quan niệm vì thƣơng xót dân mà phải trừng phạt kẻ bạo tàn có tội. Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vẫn một lòng thƣơng dân, Nguyễn Trãi dốc tâm, dốc sức xây dựng, chấn hƣng đất nƣớc. Và công việc “trừ bạo” lúc này không phải là đối với thế lực xâm lƣợc mà chính là bọn quan tham, bọn cơ hội làm nát triều đình. Ông đứng hẳn về phía những ngƣời ở địa vị thấp trong xã hội mà cảnh báo chúng:

“Làm ngƣời mựa cậy chi quyền thế, Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe”.

(Trần tình, bài 8) [65, tr.410]. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi bắt gặp tƣ tƣởng lạc quan trong dân gian:

“Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa đi quét lá đa. Bao giờ dân nổi can qua,

Chính vì vậy trong bất cứ tình cảnh nào, Nguyễn Trãi vẫn giữ tấm lòng vì dân, vì nƣớc. Tấm lòng ấy đƣợc biểu hiện ở việc làm, hành động, công trạng và cả trong những quan niệm, tƣ tƣởng.

Nguyễn Trãi đã khuyên vua Lê Thái Tông vào năm 1437 khi bàn về nhạc: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lƣu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là

văn của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng thƣơng yêu và chăm nuôi muôn dân

khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không còn có một tiếng oán sầu. Đó tức là giữ cái gốc của nhạc”. Chính trị tốt phải đem lại đời sống an lạc, thái bình cho nhân dân. Đấy là mong muốn và cũng là hoài bão của cả đời Nguyễn Trãi.

Khẳng định vai trò của người dân

Việc nhìn nhận và khẳng định vai trò của ngƣời dân không chỉ biểu

hiện cái Tâm, cái Tài mà còn biểu hiện cái Tầm của Nguyễn Trãi. Bởi lẽ

trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam trƣớc Nguyễn Trãi các nhà tƣ tƣởng chủ yếu bộc lộ niềm thƣơng cảm, trắc ẩn trƣớc nỗi khổ của ngƣời dân. Ít ai thấy đƣợc và khẳng định vai trò của ngƣời dân đối với sự an nguy của triều đại, của xã tắc nhƣ Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi vĩ đại, thiên tài ở chỗ từ trong đau khổ, từ trong những thăng trầm của dân tộc, ông đã phát hiện ra sức mạnh vĩ đại và vẻ đẹp diệu kỳ ở những

“dân đen con đỏ”, “nô bộc”, những “kẻ cấy cầy”…Để rồi bằng tình yêu thƣơng,

niềm trân trọng, ông khẳng định những sáng tạo của ngƣời dân cũng nhƣ sức mạnh của họ đối với lịch sử, với đất nƣớc.

Vẻ đẹp của người dân

Sống giữa bể triều quan muôn vàn sóng gió, khi mà những trung thần lại bị ghen ghét, hãm hại, lũ gian thần thì giƣơng giƣơng tự đắc, sống lƣời biếng, tham lam, tàn ác, Ức Trai càng thấm thía một điều: chỉ những ngƣời dân lao động mới có cuộc sống chân thật, tình ngƣời. Họ không chức nọ quyền kia, không huyênh hoang tự phụ. Họ đang ngày đêm âm thầm sáng tạo ra những giá trị vật chất cũng nhƣ giá trị tinh thần để làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống. Có

điều kiện gần gũi với ngƣời dân, Nguyễn Trãi đã phát hiện ra vẻ đẹp bình dị mà rất đỗi lớn lao của họ từ trong lao động, trong sinh hoạt đời thƣờng. Đó là sự trân trọng cuộc sống thôn quê dân dã.

“Bữa ăn dẫu có dƣa muối, Áo mặc nài chi gấm là”.

(Ngôn chí, bài 3) [65, tr.396].

Hay là cuộc sống lao động bình yên: “Một cày một cuốc thú nhà quê Áng cúc lan chen vãi đậu kê”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)