Sự kế thừa và phát triển những hạt nhân hợp lý trong truyền thống

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX (Trang 74)

tƣ tƣởng thân dân của Đảng ta hiện nay

2.4.2.1. Từ quan niệm thần dân truyền thống tới quan niệm công dân hiện đại

Tƣ tƣởng “Dân là gốc” của dân tộc ta đƣợc Bác Hồ kính yêu, đƣợc Đảng nhận thức và nâng lên một tầm cao mới: sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. Hồ Chí Minh đã kế thừa tƣ tƣởng thân dân của các bậc tiền bối trong lịch sử và phát triển thêm những tƣ tƣởng về Dân phù hợp với thời đại. Tƣ tƣởng của Ngƣời là nền tảng, là đại diện cho Đảng ta. Do vậy tƣ tƣởng “nƣớc lấy dân làm gốc” của Ngƣời cũng chính là quan điểm của Đảng ta.

Quan niệm về dân ở thời Lý – Trần thống nhất ở quan điểm rất cơ bản, đậm tính nhân văn, nhân đạo. Quan niệm dân là “đồng bào”, những ngƣời cùng dòng máu ruột thịt, gắn bó chặt chẽ với chính quyền. Nhƣ vua Trần Minh Tông đã nói rằng:

“Sinh dân nhất thị ngã bào đồng, Tứ hải hà tâm sử khốn cùng”.

(Hết thảy sinh dân đều là ngƣời ruột thịt của ta Nỡ lòng nào để cho bốn bể khốn cùng).

(Hành cung ở Nghệ An)

Có thể thấy, xem dân là “đồng bào” là một bƣớc tiến lớn trong tƣ tƣởng về dân của Việt Nam. Tƣ tƣởng ấy không hoàn toàn dựa trên tƣ tƣởng của Nho giáo tiên Tần mà vốn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thuyết cái bọc trăm trứng về sự hình thành của dân tộc. Tƣ tƣởng ấy tiến bộ hơn rất nhiều so với quan niệm Nho giáo rằng, nhân dân dù có đƣợc coi trọng nhƣng họ cũng chỉ là những ngƣời bị trị, bị sai khiến, có nghĩa vụ lao động để nuôi sống xã hội. Nhƣ vậy, trong lĩnh vực tƣ tƣởng thời Lý – Trần, phạm trù dân không chỉ bao hàm địa chủ, quý tộc, thƣơng nhân mà còn bao hàm cả những ngƣời nông nô, nô tỳ, những ngƣời nông dân làng xã, là những ngƣời cùng một nòi giống con Lạc cháu Hồng.

Đến thời nhà Lê, mà tiêu biểu là tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, quan niệm về dân đƣợc phát triển về nội dung: sĩ – nông – công – thƣơng. Khi Nguyễn Trãi nêu lên tƣ tƣởng ơn dân rất mới đối với thời đại bấy giờ “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cầy” thì ở đây “kẻ cấy cầy” chính là nhân dân lao động, là nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cƣ trong một nƣớc nông nghiệp. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi một lòng vì nƣớc, vì dân. Ông đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp vì dân vì nƣớc, nguyện ƣớc về một xã hội lý tƣởng mà ở đó ngƣời dân không còn phải chịu cảnh lầm than, đau khổ. Tuy nhiên, quan niệm về dân của Nguyễn Trãi vẫn là thần dân, dân của vua, thuộc sở hữu của nhà vua.

Năm thế kỷ sau, trong quan niệm của các nhà Nho duy tân mà tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, quan niệm về dân đƣợc nâng lên một tầm cao mới: quốc dân, dân của nƣớc, “dân là chủ đất nƣớc”.

Đặc biệt trong thế kỷ, lịch sử dân tộc ta đã sinh ra một vị lãnh tụ vĩ đại mà cả đời Ngƣời cũng một lòng vì nƣớc vì dân – chủ tịch Hồ Chí Minh. Tƣ tƣởng về Dân của Hồ Chí Minh hình thành từ rất sớm, có sự kế thừa những tƣ tƣởng nhân ái cao đẹp của truyền thống đạo đức văn hóa dân tộc, của cả triết lý Đông – Tây, có sự phát triển rất mới mẻ phù hợp với sự nghiệp cách mạng trong thời đại mới. Trong di sản Hồ Chí Minh, nhiều lần chúng ta bắt gặp các cụm từ “dân là gốc”; “nƣớc lấy dân làm gốc”; “dân là chủ, dân làm chủ”, “Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ƣơng đều do dân cử ra”; “công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”; “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”; “nói tóm lại, quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân”; v.v... Những cách diễn đạt về “dân” của Hồ Chí Minh tựu trung có thể nhìn nhận theo các lát cắt sau đây: Một là, toàn dân, tất cả công dân Việt Nam, cử tri. Trong Hiến pháp 1946, khi nói tới chính thể nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ghi rõ “tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Hai là, các nghị viên (nay gọi là đại biểu Quốc hội). Ở lát cắt này, nhân dân là nghị viên trong Nghị viện (nay gọi

là Quốc hội) là những ngƣời đƣợc cử tri bầu, thay mặt toàn thể nhân dân giải quyết những vấn đề chung cho toàn quốc.

Có thể nói, khái niệm Dân của Hồ Chí Minh mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ rệt, và nó đồng nghĩa với các khái niệm: nhân dân, dân chúng, quần chúng, đồng bào. Do đó, “Dân” ở đây chính là “công dân”. Với Hồ Chí Minh, cùng với việc thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhân dân, quần chúng nhân dân đƣợc thừa nhận là chủ đất nƣớc, đƣợc quyền bầu cử ra những ngƣời đại diện cho mình để quản lý đất nƣớc, là công dân với đầy đủ quyền đối với thể chế chính trị do mình bầu ra.

Đến thời đại ngày nay, cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, hăng hái tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, thực hiện mục tiêu: đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp do Đại hội Đảng IX đề ra, tình hình đất nƣớc lúc này đã có rất nhiều đổi khác. Đảng khẳng định sự nghiệp cách mạng muốn thắng lợi phải dựa vào dân chúng, trong đó Đảng chủ trƣơng lấy liên minh công – nông – trí làm nền tảng cơ bản của sự phát triển của xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc. Các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đều dựa trên nhận thức của ngƣời dân là công dân và cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

2.4.2.2. Từ chính sách ban ơn huệ cho dân, khoan thƣ sức dân truyền thống tới chính sách thực hiện dân chủ, phát huy sức mạnh nội lực của ngƣời công dân hiện đại

Dƣới thời phong kiến, với quan niệm dân là “đồng bào”, là những ngƣời có cùng một nòi giống con Lạc cháu Hồng, các nhà tƣ tƣởng, đã nhìn nhận dân nhƣ một lực lƣợng xã hội cần thiết và chủ yếu có vai trò to lớn trong những cuộc chiến tranh giữ nƣớc và duy trì trật tự xã hội. Cho nên, các vị vua quan có tƣ tƣởng thân dân luôn coi việc quan tâm đến đời sống và nguyện vọng của nhân dân là nhiệm vụ cần thiết trong đạo trị nƣớc. Sự quan tâm của nhà vua và đội ngũ quan lại trong triều với nhân dân đƣợc thể hiện qua những chính sách nhƣ ban ơn huệ cho dân, khoan thƣ sức dân, giáo hóa dân chúng....

Tuy nhiên, tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” dƣới thời phong kiến là một tƣ tƣởng hết sức tiến bộ, song không tránh khỏi những hạn chế nhất định, “Dân là gốc” chỉ giới hạn trong phạm vi chật hẹp, đã thấy sức mạnh lật đổ của dân, nhƣng nếu lật đổ triều đại này, thì đƣợc thay bằng một triều đại khác, vẫn là lập lại trật tự xã hội cũ và dân vẫn chỉ là “thần dân”.

Ngay cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có quan niệm tiến bộ hơn coi “dân là quốc dân” (dân của nƣớc, không phải dân của vua), có vai trò quyết định đến sự còn – mất của đất nƣớc cũng chƣa nhận thức đầy đủ về ngƣời dân nhƣ ngƣời công dân, là ngƣời chủ của đất nƣớc trên phƣơng diện chính trị. Nhà Nho duy Tân chỉ mới chủ trƣơng xây dựng con ngƣời mới, xây dựng tƣ tƣởng mới cho nhân dân bằng chính sách “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp tính nhân văn của chủ nghĩa cộng sản với tinh hoa truyền thống “lấy dân làm gốc” của dân tộc, đƣa nhân dân lên vị trí làm chủ tiến trình cách mạng, xây dựng nhà nƣớc “dân chủ nhân dân”.

Chính vì “dân là gốc của nƣớc” cho nên dân là quí nhất, là quan trọng hơn hết. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lƣợng đoàn kết của toàn dân”. Trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân” [74, tr.276].

Đây là quan điểm nhân dân tổng quát, có tính triết lý sâu xa, thể hiện một thế giới quan khoa học, một quan niệm nhân sinh đúng đắn đầy ý nghĩa nhân văn cao cả. “Dân là gốc của nƣớc” nên phải chăm sóc đến gốc vì “Gốc có vững cây mới bền”, dân có giàu nƣớc mới mạnh.

Đảng ta không chỉ dừng lại ở việc tin tƣởng và dựa vào sức mạnh của dân trong kháng chiến. Chúng ta đã đi vào xây dựng nhà nƣớc Việt Nam theo định

hƣớng xã hội chủ nghĩa với phƣơng châm: Nhà nước của dân, do dân và vì

dân, mà Đảng đã nhiều lần nói rõ: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là

dân, vì dân là chủ” [74, tr.410 - 698]. Tƣ tƣởng dân chủ – dân là chủ của đất

mẻ, chƣa từng có trong tƣ tƣởng truyền thống của dân tộc ta, cũng chƣa từng có trong tƣ tƣởng Nho giáo. “Dân là chủ chứ không phải là nô dân, thần dân, thứ dân” nhƣ trong tƣ tƣởng cũ của Nguyễn Trãi; “cũng không phải công dân nhƣ trong xã hội tƣ bản vì công dân ở đấy không bao giờ là ngƣời chủ”.

Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân là chủ vì dân có quyền lực chính trị – tức là có khả năng thực tế quyết định, định đoạt, điều hành những tổ chức, những công việc do mình làm chủ. Nhiều ngƣời lầm tƣởng rằng quyền lực chính trị là ở các tổ chức nhà nƣớc do những cán bộ có chức quyền nắm giữ. Thực ra đó là quyền lực đƣợc nhân dân giao phó, ủy thác. Những ngƣời đó chỉ là những ngƣời đƣợc nhận và sử dụng quyền lực của nhân dân mà thôi. Họ phục vụ lợi ích của nhân dân. Khi những ngƣời đó thôi giữ chức vụ đại diện cho quyền lực nhân dân thì họ cũng hết quyền. Chính vì quyền lực là của dân nên mới có thể cử ra chính quyền từ xã đến trung ƣơng, và mới có thể tổ chức nên đoàn thể từ Trung ƣơng đến xã. Và cũng vì thế mà Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân là chủ thì chính phủ phải là đầy tớ của dân. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” [74, tr.60]. Đó chính là một bƣớc phát triển về vai trò của Dân.

Hơn 80 năm qua, chính nhờ đƣờng lối chính trị đƣợc lòng dân, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, cho nên Đảng và nhân dân ta đã kết thành một khối vững chắc, là cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)