2.4.1.1. Quan điểm duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ trong lịch sử
Mục tiêu tổng quát của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nƣớc hiện nay là: xây dựng nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, vấn đề tiên quyết về mặt tƣ tƣởng, lý luận là phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng ta đƣợc xuất phát từ tƣ tƣởng “Nƣớc lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ trong lịch sử.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vai trò của quần chúng nhân dân là đúng đắn, khoa học và phù hợp với thực tiễn lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đƣợc biểu hiện ở ba nội dung:
+ Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lƣợng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con ngƣời muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng đƣợc thông qua sản xuất. Lực lƣợng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học công nghệ hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, chất lƣợng nguồn nhân lực là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách
mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lƣợng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, nhân dân lao động là lực lƣợng tham gia đông đảo. Lý luận cách mạng có vai trò cực kỳ quan trọng, nhƣ Lênin nói: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”. Nhƣng lý luận cách mạng tự bản thân nó không thực hiện đƣợc sự cải tạo xã hội, không phải là thực tiễn cách mạng, vì nó không phải là lực lƣợng vật chất. “Lực lƣợng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lƣợng vật chất; nhƣng lý luận cũng
sẽ trở thành lực lƣợng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [66,
tr.25]. Ở đây ta thấy quần chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng là đã chuyển hóa lý luận cách mạng thành hiện thực cách mạng. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
+ Thứ ba, quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo ra những giá trị văn hóa
tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh
thần chỉ có thể trƣờng tồn khi đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động
tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí sáng tạo của mình.
Mặc dù khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo chân chính ra lịch sử, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, song chủ nghĩa Mác – Lênin không hề phủ nhận mà vẫn coi trọng và đánh giá đúng đắn vai trò của cá nhân – những vĩ nhân trong lịch sử.
Sự xuất hiện những cá nhân, những con ngƣời kiệt xuất là một đòi hỏi khách quan của lịch sử, có tính tất yếu mà xã hội nhất định phải đáp ứng. Cá nhân đó là ai, có thể là ngƣời này hoặc ngƣời khác, có tính ngẫu nhiên, và tài năng đức độ của những ngƣời đó có thể hơn kém nhau, nhƣng nhất định cá nhân đó phải xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu của lịch sử. Ăngghen đã khẳng định: “tự nhiên là hoàn toàn ngẫu nhiên mà một vĩ nhân nào đó xuất hiện vào một thời điểm nhất định nào đó, trong một nƣớc nhất định nào đó. Nhƣng nếu chúng ta phế bỏ ngƣời đó đi thì lại xuất hiện sự đòi hỏi có một ngƣời khác thay thế, và ngƣời thay thế này sẽ xuất hiện thích hợp ít hay nhiều, nhƣng cuối cùng thì cũng xuất hiện”.
Những vĩ nhân, cá nhân kiệt xuất có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển
của xã hội, phản ánh đƣợc thực trạng, yêu cầu và xu hƣớng vận động, phát triển của xã hội, đề ra đƣợc đƣờng lối và mục tiêu hoạt động đúng đắn, biêt tập hợp, tổ chức và động viên lực lƣợng quần chúng thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
Song cá nhân dù mạnh mẽ, tài ba lỗi lạc nhƣ thế nào cũng không thể tự
mình làm ra lịch sử mà vẫn bị qui định bởi những qui luật và những điều kiện lịch sử nhất định.
Plêkhanốp nêu ra hai điều kiện để một cá nhân có thể vận dụng đƣợc tài năng của mình, gây đƣợc ảnh hƣởng sâu sắc đối với tiến trình những sự biến. Trƣớc hết phải là nhờ tài năng của mình, ngƣời ấy đáp ứng đƣợc nhu cầu xã
hội của thời đại hơn những ngƣời khác: hiển nhiên là Napôlêôn không thể trở
thành hoàng đế nếu ông không có tài quân sự mà lại có tài âm nhạc của một Bêtôven. Sau nữa, chế độ xã hội hiện hành không cản trở con đường của cá nhân có năng lực cần thiết và có ích cho thời cơ nhất định ấy. Nếu chế độ cũ kéo dài ở Pháp 75 năm nữa thì Napoleon cho đến chết cũng chỉ là viên tướng hay viên đại tá mà thôi.
Nhƣ vậy quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. Quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo ra lịch sử, cá nhân giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự sáng tạo lịch sử của quần chúng. Trên khía cạnh này, tƣ tƣởng thân dân, lấy dân làm gốc của Triết học Trung Hoa cổ đại và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam có nhiều điểm gần gũi.
2.4.1.2. Tƣ tƣởng “nƣớc lấy dân làm gốc” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Tƣ tƣởng “nƣớc lấy dân làm gốc” của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác – Lênin, là sự kế thừa những giá trị triết học phƣơng Đông, phƣơng Tây và truyền thống tƣ tƣởng Việt Nam. Tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” cũng chính là khẳng định vai trò của nhân dân quyết định sự phát triển của cách mạng, của lịch sử.
Trong cảnh mất nƣớc, nhân dân lầm than, bị thống trị bóc lột tàn bạo dƣới ách thực dân, phong kiến, Hồ Chí Minh hẳn hiểu rõ nỗi đau của một dân tộc thuộc địa, thấm sâu tình yêu thƣơng với đồng bào, đất nƣớc. Biết bao cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhƣng đều thất bại. Biết bao những anh hùng đã dũng cảm đứng lên kêu gọi nhân dân đánh giặc. Chính bởi thế mà, trong Ngƣời tinh thần cộng đồng, tinh thần đoàn kết càng trở nên sâu sắc. Và những truyền thống ấy đã đi sâu vào lối sống, vào tình cảm của Ngƣời, góp phần đặt nền móng cho tƣ tƣởng thân dân.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, tƣ tƣởng Nho giáo về lòng nhân ái đã ăn sâu vào Ngƣời từ tấm bé, hình thành nên ở Hồ Chí Minh một trật tự gia phong, một kỷ cƣơng xã hội, một tinh thần thƣợng quốc. Tƣ tƣởng Nho giáo đã có ảnh hƣởng hết sức trọng yếu trong quá trình hình thành nên tƣ tƣởng thân dân của Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những yếu tố kể trên, không thể không nói đến ảnh hƣởng mạnh mẽ của Chủ nghĩa Mác – Lênin đến quan điểm của Hồ Chủ tịch. Ngƣời tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin nhƣ là ánh sáng diệu kỳ cho tƣ tƣởng và hành động nhằm thực hiện chủ nghĩa nhân đạo của mình. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phƣơng pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, lối nhìn biện chứng về quan hệ giữa quần chúng và cá nhân trong lịch sử là cơ sở lý luận cho quan điểm lấy “dân làm gốc” trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Lãnh hội đƣợc những tinh hoa tƣ tƣởng dân tộc và nhân loại, ngay từ buổi đầu cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đƣợc vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Ngƣời còn luôn luôn tôn trọng, tin tƣởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tƣ tƣởng thân dân. Những khía cạnh triết học ở tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” của Ngƣời đƣợc thể hiện trong nội dung cụ thể sau:
Tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh suốt đời phục vụ đất nước,
phục vụ nhân dân.
Suốt cả cuộc đời từ khi sinh thời tới lúc đi xa Bác Hồ luôn hết lòng vì dân, vì nƣớc. Ngƣời lớn lên trong cảnh nƣớc mất, nhà tan, đồng bào sống cảnh lầm than nô lệ dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, từ bối cảnh lịch sử đó mà hoài bão khát vọng cứu nƣớc cứu dân của Bác đƣợc hun đúc và phát triển. Trong quá trình đi tìm đƣờng cứu nƣớc, Bác đã ý thức đƣợc sức mạnh của cách mạng là ở quần chúng bị áp bức. Đó chính là tƣ tƣởng “dân” là “gốc” của nƣớc. Ngƣời
luôn luôn chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, luôn căn dặn cán bộ Đảng viên phải thấm nhuần quan điểm mình là ngƣời “đầy tớ” trung thành của dân. Bác để lại lời di chúc cho Đảng: “cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” của Bác Hồ đã đƣợc thể hiện nhất quấn trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ngƣời.
Niềm tin sâu sắc, mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào khả năng cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân.
Có thể nói, nội dung tƣ tƣởng “nƣớc lấy dân làm gốc” của chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc biểu hiện tập trung ở niềm tin của Ngƣời vào khả năng và sức mạnh cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân lao động.
Chính từ việc ý thức sâu sắc đƣợc sức mạnh của dân, chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi chuẩn bị tƣ tƣởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng, đã dạy rằng: “muốn cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng (công – nông) làm gốc” [72, tr.516]. Bác đã từng dạy:
“Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm đƣợc
Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” [73, tr.516] Do vậy, Đảng và nhà nƣớc ta với tƣ cách ngƣời đại diện cho dân, trƣớc tiên là phải luôn luôn quán triệt quan điểm sức mạnh của cách mạng là ở nơi dân – đó là sức mạnh vô cùng, là sự sáng tạo của lịch sử dân tộc. Đất nƣớc ta khi chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà, Bác vẫn luôn nhắc nhở Đảng và cán bộ phải luôn ghi nhớ rằng:
“Dễ mƣời lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Từ việc ý thức sâu sắc đƣợc sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân mà Bác Hồ luôn quan niệm rằng phải tin tƣởng vào khả năng và lực lƣợng của dân. Đó chính là cái “gốc” của nƣớc, của cách mạng Việt Nam. Do vậy Bác dạy cách làm cách mạng Đảng phải: “Dựa vào lực lƣợng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân” [74, tr.77]
Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp có kể lại ấn tƣợng sâu sắc về tƣ tƣởng coi trọng dân của Bác, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa “Lúc giao công tác cho tôi, Bác nói bây giờ vũ trang khởi nghĩa mà mình không có súng thì phải tìm súng cho
nhiều, nhƣng người trước súng sau, có dân ắt có súng”. Còn đánh giặc phải có
hậu phƣơng. Vậy hậu phƣơng ta ở đâu? Theo ý Bác là trong lòng dân, có dân thì vừa có lực lƣợng vừa có hậu phƣơng. Câu nói ngắn gọn song là cả một chủ trƣơng, một cƣơng lĩnh. [74, tr.77]
Và một trong nhiều câu nói của Bác lúc ấy mà Đại tƣớng còn nhớ đến bây giờ là: “Phải dựa vào dân, có dân sẽ có tất cả”.
Thật vậy, khi Đảng mới giành đƣợc chính quyền, đất nƣớc đứng trên vô vàn khó khăn: thù trong, giặc ngoài, nguồn tài lực cạn kiệt, trong điều kiện khó khăn của vận mệnh đất nƣớc, ngàn cân treo sợi tóc, Bác vẫn tin tƣởng tuyệt đối ở dân. Ngƣời đƣa ra sáng kiến “tuần lễ vàng”. Kết quả là: Đảng và nhà nƣớc giành đƣợc sự ủng hộ to lớn của nhân dân; hai mƣơi triệu đồng và 370 kg vàng, do nhân dân ủng hộ nền tài chính của chính phủ mới.
Xuất phát từ tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” trong thực tiễn tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng, giáo dục cho Đảng ta truyền thống quán triệt sâu sắc quan điểm tin tƣởng vào sức mạnh, vào khả năng của quần chúng nhân dân lao động. Đó chính là bí quyết thành công của cách mạng Việt Nam do Bác và Đảng lãnh đạo.
Hồ Chí Minh luôn chú trọng giáo dục tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, quan tâm đến lợi ích nhân dân của cán bộ, Đảng viên.
Trong cuộc đời cách mạng và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh luôn tuân thủ quan điểm phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trƣớc dân, tinh thần phục vụ nhân dân, vì lợi ích của dân. Chúng ta thấy điều này thể