1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SOẠN BÀI ÔN THI MÔN TRIẾT LỚP CAO CẤP CHÍNH TRỊ

39 4,3K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 296 KB

Nội dung

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.. Tư tưởng, nhận thức của con người không thể phát triển, nếu kh

Trang 1

SOẠN BÀI ÔN THI MÔN TRIẾT LỚP CAO CẤP CHÍNH TRỊ

1 PHẦN MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI CÁC Đ/C TỰ NGHIÊN CỨU ĐỂ HOÀN THIỆN (VÀ VÍ DỤ NẾU CÓ).

2 CÁC Đ/C HOÀN THIỆN VÀ TỰ IN TÀI LIỆU ĐỂ VÀO LÀM BÀI THI.

1 Trong "Bút ký triết học", V.I Lê nin viết: "Phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập" (V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, t 29, tr 379)

Đồng chí hãy giải thích luận điểm trên và nêu ý nghĩa của vấn đề này trong quá trình hội nhập quốc tế đối với nước ta hiện nay./.

Bài làm

- Mở bài

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, là một khái niệm để chỉ

sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập Mặt đối lập là những bộ phận, nhữngyếu tố, những thuộc tính có đặc điểm, hoặccó khuynh hướng vận động ngược chiều nhautồn tại trong cùng 1 sự vật hay hệ thống sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vậnđộng và biến đổi của sự vật Ví dụ: điện tích âm và điện tích dương trong 1 nguyên tử;đồng hoá và dị hoá trong 1 cơ thể động vật; chân lý và sai lầm trong nhận thức

Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫnbiện chứng Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tựnhiên, xã hội và tư duy Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn tronghiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức

Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến, nên mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu thuẫn, mà có nhiều mâu thuẫn Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, có vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật

Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia để làm tiền đề Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn “đấu tranh” với nhau Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa

Trang 2

dạng, tùy thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tùy điềukiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển Phát triển là một sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Như vậy, mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập Sự thống nhất gắn liền với sự vận động và phát triển Điều đó có nghĩa là: “Sự thống nhất ( ) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”

Quá trình hình thành và phát triển của một mâu thuẫn là: Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt; sau đó phát triển lên thành hai mặt đối lập; khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì giữa chúng có

sự chuyển hóa - mâu thuẫn được giải quyết Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và lại một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế Chẳng hạn, bất kỳ một sinh vật nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự tác động qua lại giữa đồng hóa và dị hóa Sự tiến hóa của các giống loài không thể có được, nếu không có sự tác động qua lại giữa di truyền và biến dị

Tư tưởng, nhận thức của con người không thể phát triển, nếu không

có sự cọ sát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật

Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa), thì không có sự phát triển Chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Do sự đa dạng của thế giới, nên các hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau và cũng có thể chuyểnhóa lên hình thức cao hơn

Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của hai mặt đối lập, trong đó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối; còn đấu tranh của các mặt đối lập

là tuyệt đối Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và

Trang 3

phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật

đa dạng, phức tạp, gián đoạn Tuy nhiên, trên thực tế có sự đồng nhất một cách sai lầm đấu tranh với va chạm, đụng độ, rối loạn, mất ổn định, bè phái mất đoàn kết, nên người

ta ác cảm, không có cảm tình với đấu tranh V I Lênin khẳng định: “Không thể đồng nhất sự đấu tranh với các hiện tượng bè phái mất đoàn kết, vì các hiện tượng này không tạo ra sự phát triển” Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều làthể thống nhất của các mặt đối lập, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyểnhóa giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên muốn nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật Muốn phát hiện ra mâu thuẫn và tìm

ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó.Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng Đồng thời, cũng phải xem xét các mâu thuẫn cụ thể với vai trò, vị trí và mối quan hệ của nó Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển

và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể Việc giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập và với những điều kiện chín muồi Để thúc đẩy sự phát triển, phải tìm hiểu mọi cách để giảiquyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫnphải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn Phải tìm ra phương thức, phương tiện

và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn Hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi sự vật là quátrình giải quyết mâu thuẫn của nó Muốn vậy, phải xác định đúng trạng thái chín muồi củamâu thuẫn Mâu thuẫn chỉ được giải quyết chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi.Cho nên, chúng ta không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủđiều kiện; cũng như không thể giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát, phải có khảnăng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.Mẫu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh (dưới hình thức cụ thể rất khácnhau) Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau Điều đó tùythuộc vào bản chức của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể Phải có biện pháp giải

Trang 4

cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Ý nghĩa của vấn đề trên trong quá trình hội nhập quốc tế đối với nước ta hiện nay thể hiện ở những nội dung sau đây:

Đại hội XI của Đảng (2011) đánh dấu bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với sự khẳng định Chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Theo đó, Đảng ta xác định, quá trình hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể Cần kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước

Bởi vì, quá trình hội nhập quốc tế ở VIỆT NAM trước hết là đáp ứng lợi ích pháttriển của đất nước; mặt khác thông qua đó phát huy vai trò của nước ta trong quá trìnhhợp tác và phát triển khu vực và thế giới, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhândân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Để hội nhập quốc tếmột cách hiệu quả, Đảng ta xác định rõ nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữvững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìnbản sắc văn hoá dân tộc Trong phát triển quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, Đảng tanêu rõ 4 nguyên tắc cụ thể: Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạdùng vũ lực Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoàbình Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi

Giải quyết mâu thuẫn trong việc sử dụng và phát huy các nguồn lực

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nước ta hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồichiếm 57,3% người, vấn đề lao động việc làm đã từng bước được giải quyết theo hướngtuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưanền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử Tuynhiên, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thị trường lao động ViệtNam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp Bởi số lao động có tay nghề, cóchất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động

ở khu vực nông thôn và thành thị là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh

tế chung của cả nước Trong khi đó, lượng lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việclàm là rất lớn Nhưng mục đích chính của những lao động này lên thành phố không phải

để học nghề, học việc mà tham gia vào các công việc mang tính chất thời vụ, buôn bánhoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề Nguồn lao động dồi dào,

Trang 5

tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng, nhưng các doanhnghiệp vẫn trong tình trạng thiếu lao động.

Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng vàchất lượng Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này đó chính là do hoạt động khaithác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lýyếu kém của các cấp chính quyền địa phương

Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tựnhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông côngnghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao Tình trạng

ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta

và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong nhữngvùng thiếu nước trầm trọng Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú nhưng đang dầncạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí Tài nguyên đất thì cũng đanggặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ chocông nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng

Giải quyết mâu thuẫn trong việc phát triển kinh tế thị trường với định hướng XHCN Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuấttiên tiến và khoa học quản lý hiện đại có sự lưu chuyển tự do nhanh chóng, cho nên cácnước đều có khả năng tiếp cận, sử dụng với mức độ khác nhau Cùng với dòng chảykhổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và khoa họcquản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi của các lànsóng tăng trưởng hiện đại Việc Việt Nam gia nhập các định chế, tổ chức kinh tế, tàichính khu vực cũng như toàn cầu, nhất là WTO tạo cơ hội tiếp cận thị trường hàng hoá

và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và cácngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo quy định Nước ta có điều kiện mở rộng thịtrường xuất khẩu, từng bước mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia Vớimột nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điềunày càng có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng của nước ta

Ngoài những mâu thuẫn trên, đất nước chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như:

Trước hết, thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ chỗ nước ta là một

nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bấtcập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch

vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sáchkinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnhtranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều

đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn

Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác,

nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầutư chủ yếu do các nước phát triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và

Trang 6

sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu Dựa vào sức mạnh kinh tế

và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế,các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới khi tham gia IMF, WB,WTO Tự do hoá thương mại và tự do hoá kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới,thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như điều kiện tiên quyết đối với các nước đangphát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế Trên thực tế, đây là hoạt động lũng đoạn của

tư bản độc quyền quốc tế Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điềutiết vĩ mô nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiênphần bất lợi lớn thuộc về tuyệt đại đa số các nước đang phát triển trong đó có nước ta

Thứ ba, trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt

ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởngkinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Sở dĩ vậy là

vì lợi ích của toàn cầu hoá được phân phối một cách không đồng đều, những nước có nềnkinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn Trong phạm vi mỗi quốc gia cũng vậy, một

bộ phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầuhoá; nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ Sức ép toàndiện khi nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nông nghiệp lànơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội, đồng thời chúng ta còn sự hạnchế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính sách Trongtình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó lường, làm cho sựphân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triểncủa đất nước

Thứ tư, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ an ninh quốc

gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trên lĩnh vực an ninhquốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn, bên cạnh các hiểm hoạmang tính truyền thống, đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống (an ninh môi trường,dịch bệnh, khủng bố ); cục diện an ninh luôn thay đổi; công cụ, biện pháp, hình thức, cơchế bảo đảm an ninh cũng cần phải đổi mới thường xuyên Vấn đề gắn an ninh, quốcphòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại trở thành nhiệm vụ vừa cơ bảnvừa cấp bách hiện nay của nước ta Hội nhập quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tínhtuỳ thuộc giữa các nước sẽ tăng lên Sự biến động trên thị trường, cũng như tình hìnhchính chính trị khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến thị trường và đời sống chính trịtrong nước Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có nănglực dự báo và phân tích tình hình quốc tế, đồng thời cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nềnkinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biếnđộng trên thị trường thế giới, giữ vững an ninh kinh tế và ổn định chính trị- xã hội

Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị cácgiá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là các giá trịvăn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc Chưa bao giờvăn hoá nhân loại lại đứng trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên toàn cầuhoá hiện nay: vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo văn hoá rất

nghiêm trọng

Trang 7

Thứ năm, trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang đối

diện trước thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước Đã xuất hiệnnhững mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc gia;lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của toàn vẹn lãnhthổ quốc gia; lấy các thiết chế quốc tế làm mô hình siêu nhà nước đứng trên các nhà nướcquốc gia, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền phương Tây trong quan hệ quốc tế, đưa

ra thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" của các thế lực chống đối

trên nhiều lĩnh vực

Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan

xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau Cơ hội và thách thức chỉtrở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ quan cótính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điềuhành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của toàn dân tộc Thực

tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác

và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc

tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tấtyếu đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay Những thành tựu quantrọng giành được trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là

cơ sở để đất nước ta vững bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạngkém phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến

lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tình hình thế giới đang chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, quá trình toàncầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với nước ta Cácthế lực chống đối ra sức thông qua hoạt động đối ngoại để can thiệp vào công việc nội bộcủa ta Trước tình hình và nhiệm vụ đối ngoại của giai đoạn mới, cần tiếp tục đổi mới,nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi cơquan, tổ chức và mỗi người dân

Thứ nhất, chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, coitrọng phát triển quan hệ có chiều sâu với nhân dân các nước láng giềng và các nước có vịtrí quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta; củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống,tăng cường quan hệ với các lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới; đồngthời, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân và nhân sĩ nước ngoài, tranh thủ tình cảm

và sự ủng hộ của họ đối với Việt Nam, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực củatừng đối tác

Thứ hai, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - côngnghệ, bảo vệ môi trường… Chủ động làm tốt công tác vận động các nguồn lực và nângcao hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế, các TCPCPNN, phù hợp với quy định củapháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của tổ chức

và lợi ích quốc gia, dân tộc

Trang 8

Thứ ba, chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại,làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đấtnước và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và công cuộcđổi mới của nước ta Đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của các tầng lớpnhân dân ta về chính sách đối ngoại của Việt Nam, về tình hình thế giới và các vấn đềtoàn cầu

Thứ tư, phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào nhândân thế giới, nhằm góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vào cuộcđấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phù hợp với khảnăng, điều kiện và lợi ích của nước ta

Thứ năm, tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, dự báo, tham mưu kịp thời cholãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, góp phần đề xuất xây dựng chủ trương,chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này

Thứ sáu, kiện toàn củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ, lực lượng làm côngtác đối ngoại ở các tổ chức, cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân dân các cấp; ràsoát, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách có bản lĩnh chính trị vữngvàng, nắm vững nghiệp vụ đối ngoại, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác đốingoại trong giai đoạn mới; tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và cơ chế đảm bảocho các hoạt động đối ngoại

Thứ bảy, đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động đối ngoại; thực hiện phân cấp phâncông quản lý; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đảng, Nhà nước với Mặt trận

Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức nhân dân, cá nhân tham gia các hoạt động đối ngoạinhân dân; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhândân về hoạt động đối ngoại; đẩy mạnh việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối ngoại.Thứ tám, làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng

về Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệhữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước

- Kết bài

Trang 9

2 V.I.Lênin viết: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải

quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác Mà mù quáng vấp phải

những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của

mình đến chỗ những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M 1979, T.15, tr.437).

Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa phạm trù cái riêng và

phạm trù cái chung, đồng chí hãy giải thích luận điểm nêu trên và liên hệ với thực tế quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay./.

Cái đơn nhất không chỉ là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cái riêng,

mà còn là tiêu chuẩn để phân biệt nó với cái chung, cái phổ biến

Cái chung chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những mối quan hệgiống nhau được lặp lại ở trong nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình hay nhóm các sự vậthiện tượng Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì cái chung là cái bản chất, cái tấtyếu, cái qui luật Ví dụ: bất cứ một dạng vật chất cụ thể nào cũng có những thuộc tínhchung như tính khách quan, vận động, không gian, thời gian, phản ánh … Như vậy, cáichung bao giờ cũng được đặt trong cái riêng, cái chung là cái chung của những cái riêng,không thể có cái chung nằm ngoài cái riêng, độc lập với cái riêng Điều đó cho thấy cáichung chỉ là một mặt, một thuộc tính hay quan hệ nào đó của sự vật, nó tồn tại với tínhcách là thực thể độc lập trong nhiều sự vật hiện tượng

Cái chung có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù Cái phổ biến là cái chungcủa tất cả các sự vật hiện tượng trong một lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu Cái đặc thù làmột phạm trù dùng để chỉ cái chung của một nhóm sự vật hiện tượng trong một lĩnh vực

mà chúng ta nghiên cứu

Trong những hoàn cảnh khác nhau, cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất

và ngược lại Ví dụ: trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường, khoán sản phẩm chỉ làcái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp; nhưng từ sau Đại hội Đảng VI thì kinh tế

Trang 10

thị trường lại dần trở thành cái chung, còn kinh tế tập trung bao cấp thành cái đơn nhất,chỉ còn tồn tại trong một số ngành như an ninh quốc phòng

Cái chung còn phân thành cái chung cơ bản và cái chung không cơ bản Cái chung cơbản là cái chung thuộc về bản chất của sự vật Cái chung không cơ bản là cái chung nằmngoài bản chất sự vật Cái chung cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của sự vật hiệntượng, còn cái chung không cơ bản ít nhiều ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của

sự vật hiện tượng, đối với con người cái chung cơ bản thường là cái chung về lợi ích, đặcbiệt là lợi ích vật chất; những cái chung không cơ bản thuộc về hình thức bên ngoài nhưmàu da, mẫu tóc,…

Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:

Thứ nhất: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: "Cái chung chỉ tồn tại trong cái

riêng, thông qua cái riêng" Điều đó có nghĩa là: "Cái chung" thực sự tồn tại, nhưng chỉtồn tại trong "cái riêng" chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng

Thứ hai "Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung" Điều đó có

nghĩa là "cái riêng" tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập đó không có nghĩa là cáiriêng" hòan toàn cô lập với cái khác Ngược lại, bất cứ cái riêng nào bao giỡ cũng tồn tạitrong một môi trường hoàn cảnh nhất định, tương tác với môi trường và hoàn cảnh ấy, đềutham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật hiện tượng khác xungquanh

Thứ ba: mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung còn thể hiện ở chỗ: cái chung là bộ

phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung điều đó có nghĩa là:bên cạnh cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những cái đơn nhất, nhữngcái chỉ vốn có ở nó và không được lặp lại ở bất cứ vật nào khác

Thứ tư: trong những điều kiện nhất định, "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái

chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất" Điều đó có nghĩa là:những cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng trở nên hòan thiện, tiến tớihoàn toàn chiến thắng cái cũ và trở thành "cái chung" Ngược lại, cái cũ mất dần và từ chỗ

là "cái chung" trở thành "cái đơn nhất"

Liên hệ luận điểm trên với thực tế quá trình CNH, HĐH của nước ta hiện nay

Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cáichung trong cái riêng chứ không thể ngoài cái riêng Để phát hiện cái chung, cần xuấtphát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng, qúa trình riêng lể cụ thể chứ khôngthể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người

Nghiên cứu, học tập mô hình công nghiệp hóa của các nước thành công đi trước vậndụng vào Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm, sự phong phú, đa dạng của từng địa phương, ngành để chọnđiểm đột phá trong quá trình công nghiệp hóa

Trang 11

Bất cứ cái chung nào cũng tồn tại dưới dạng đã bị cải tiến, do đó, một kết luận đượcrút ra từ sự khái quát khi áp dụng vào từng trường hợp riêng phải được cá biệt hóa, khôngđược áp dụng một cách máy móc, nguyên xi cái chung; tuyệt đối hóa cái chung sẽ rơi vàosai lầm theo hưởng tả khuynh, giáo điều Ngược lại xem thường cái chung, chỉ chú ý đếncái đơn nhất, tuyệt đối hóa cái đơn nhất thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữukhuynh, xét lại.

Không áp dụng nguyên si mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc giakhác, địa phương khác vào quốc gia, địa phương mình khi chưa có sự nghiên cứu kỹlưỡng và cải biên phù hợp Song cần tránh tuyệt đối hóa những đặc điểm riêng của địaphương mà phớt lờ xu hướng chung

Cái riêng thống nhất chặt chẽ với cái chung, nên khi giải quyết những vấn đề riêngkhông thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung - những vấn đề lý luận liên quađến những vấn đề riêng đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện, kinhnghiệm chủ nghĩa Lênin dặn: "Người nào bắt tay vào giải quyết các vấn đề riêng trướckhi giải quyết các vấn đề chung thì trên mỗi bước đi sẽ không sao tránh khỏi những vấpváp, những vấn đề chung một cách không tự giác Mà mù quáng vấp phải những vấn đề

đó trong từng trường hợp riêng thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ vônguyên tắc"

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải vì lợi ích chung, đi vào những lĩnh vực, nhữngngành đột phá, có thế mạnh, có khả năng kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế,

xã hội khác…

Áp dụng các mô hình cần nghiên cứu kỹ, không áp đặt kinh nghiệm chủ quan, có thểdẫn tới bệnh kinh nghiệm…

Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất

có thể trở thành cái chung và ngược lại nên trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiệnthuận lợi cho cái đơn nhất biến thành cái chung, nếu cái đơn nhất ấy có lợi; ngược lại,biến cái chung thành cái đơn nhất nếu sự tồn tại của cái chung không còn là điều ta mongmuốn

Tạo điều kiện phát huy cái mới, phát huy sáng tạo trong các hoạt động

Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng có ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động của con người Theo Lênin, trong cuộc sống con người “bị rối lên” bởi cái riêng và

cái chung; và “người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết các vấn đềchung thì kẻ đó trên mỗi bước đi sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung

đó một cách không tự giác mà mù quáng vấp phải những vấn đề chung đó trong từngtrường hợp riêng thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ những sự dao động tồi

tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc

Vì sao như vậy?

Trang 12

Mặc dù, cái chung là một bộ phận của cái riêng, nằm trong cái riêng và không bao quát hết cái riêng hay chỉ bao quát gần đúng những cái riêng Tuy nhiên, cái chung căn

bản lại sâu sắc hơn cái riêng, chi phối cái riêng Vì vậy, việc nhận thức cái chung là nhucầu thiết yếu của con người Nắm được cái chung con người có thể nắm được bản chấtcủa sự vật, có thể tìm ra quy luật vận động của chúng, từ đó hình thành những phươngpháp để nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài Nhưng vì cái chung nằm trong cái riêngnên muốn nhận thức cái chung phải nắm được cái riêng, cái cụ thể, phải nghiên cứu phântích cái riêng một cách khách quan, tránh quan liêu xa rời thực tế

Kế thừa có chọn lọc những kiến thức văn minh nhân loại, những kinh nghiệm rút ra

từ lịch sử tiến hành CNH-HĐH và thực tiễn ở Việt Nam Hội nghị ban chấp hành TW lầnthứ bảy khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đăxác định ''CNH-HĐH là quá tŕnh chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xă hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chínhsang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phươngpháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và sự tiến bộ khoa học côngnghệ nhằm tạo ra năng suất lao động XH cao

Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

có sự điều tiết của nhà nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mở cửanền kinh tế và phát triển quan hệ quốc tế là tất yếu, tuy nhiên công nghiệp hóa phải nhằmmục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượngsản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốcphòng, an ninh, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: "sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém pháttriển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng

để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm2020"

ĐH XI xác định: những nội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt là đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông

thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Phát triển nhanhhơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Phát triển kinh tế vùng; Phát triển kinh tế biển

Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốtthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là sự nghiệpcủa toàn dân, nhưng phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự quản lý củaNhà nước xã hội chủ nghĩa, thì sự nghiệp đó mới có thể hoàn thành tốt đẹp được

- Kết bài

Trang 13

3 Trên cơ sở lý luận về mâu thuẫn của triết học mácxít và thực tiễn quá trình

đổi mới ở Việt Nam, đồng chí hãy nêu và phân tích một số mâu thuẫn biện chứng đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay và chỉ ra phương hướng để giải quyết./.

BÀI LÀM

- Mở bài

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và biến đổi nên muốn nhận thức và cải tạo

sự vật thì điều quan trọng là phải nắm được những mâu thuẫn biện chứng của nó Đối vớinước ta xét cả điều kiện trong nước và quốc tế, khác quan và chủ quan thì mâu thuẫn cơbản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH đó là “mâu thuẫn giữa 1 bên là xu hướng tựphát TBCN của cơ cấu KT nhiều thành phần có sự tác động của các thế lực thù địch trong

và ngoài nước với 1 bên là xu hướng XHCN đang hình thành và thể hiện từng bước trongquá trình đi lên từ 1 cơ sở KTXH còn ở trình độ thấp” Bên cạnh đó còn có vô số mâuthuẫn biện chứng cùng tồn tại là động lực cho sự phát triển của đất nước, cũng như quátrình đi lên CNXH ở nước ta

Để làm sáng tỏ vấn đề này bằng lý luận triết học mácxít chúng ta cùng nhau tìm hiểucác khái niệm: “mặt đối lập” “sự thống nhất” và “đấu tranh của các mặt đối lập” cùngmâu thuẫn biện chứng tồn tại trong các mặt đối lập

Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những yếu tố có xu hướng biến đổi trái

ngược nhau trong cùng một sự vật hay hệ thống sự vật Bất kỳ sự vật, hiện tượng nàocũng được tạo thành từ nhiều bộ phận với những thuộc tính khác nhau Trong số các yếu

tố, thuộc tính cấu thành sự vật đó không chỉ có sự khác nhau mà còn có những mặt đối lậpnhau Chẳng hạn, trong nguyên tử không chỉ có hạt mang điện tích dương mà còn có hạtmang điện tích âm Trong cơ thể động vật, bên cạnh yếu tố di truyền lại có những yếu tốgây biến dị Những mặt đối lập như vậy tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng,trên tất cả các các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập đó liên hệ với nhau,tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng của sự vật, hiện tượng

Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, quy định lẫn nhau,

mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình Theo nghĩa rộngthì sự thống nhất của các mặt đối lập được hiểu là sự cùng tồn tại của hai mặt đối lập Cácmặt đối lập đòi hỏi có nhau, là tiền đề tồn tại của nhau, nếu không có mặt đối lập này thìcũng không có mặt đối lập kia Theo nghĩa hẹp thì sự thống nhất của các mặt đối lập là sựđồng nhất, phù hợp, tác động ngang nhau của các mặt đối lập Sự đồng nhất là trạng thái

mà những yếu tố chung, giống nhau của cả hai mặt đối lập giữ vai trò chi phối Do có sựđồng nhất đó mà trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó các mặt đốilập có thể chuyển hóa lẫn nhau

Sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập phản ánh trạng thái vận động của mâuthuẫn ở một giai đoạn diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập

Trang 14

Sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tạicủa bất kỳ sự vật, hiện tượng nào (VD: điện tích âm và điện tích dương là hai mặt đối lậptạo thành nguyên tử Nếu không có sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa hai mặt đốilập này thì nguyên tử cũng không tồn tại)

Sự đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ

định lẫn nhau giữa các mặt đó Ðấu tranh không chỉ là sự xung đột, đụng độ, thủ tiêu lẫnnhau của các mặt đối lập Sự đa dạng, phong phú về hình thức đấu tranh của các mặt đốilập tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, mối quan hệ giữa các mặt đối lập; phụ thuộc vàolĩnh vực tồn tại cũng như điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đó V I.Lênin cho rằng: Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như

sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối

Mâu thuẫn biện chứng là mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt

đối lập trong cùng một sự vật, hiện tượng (ví dụ: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa tư bản là mâu thuẫn biện chứng, vì cùng là những bộ phận của thế giới, cùng chịu

sự tác động, chi phối của các quy luật khách quan, cùng hợp tác để giải quyết những vấn

đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, vấn đề thiên tai, dịch bệnh, sự bùng nổ dân số,…), mặtkhác mâu thuẫn tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập tác động qua lại, đấutranh với nhau, sự đấu tranh ấy là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫnnhau giữa các mặt đó (ví dụ: đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô thời kỳ chiếm hữu nô lệ; giữanông dân và địa chủ phong kiến thời kỳ phong kiến; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tưbản thời kỳ tư bản, …) Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau,đồng nhất với nhau; cho nên, sự thống nhất của những mặt đối lập còn bao hàm sự đồngnhất của những mặt đó Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong quá trình diễn ramâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hóa thành mặt đối lập kianếu xét về một vài đặc trưng nào đó (ví dụ: sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bảnnhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản nhưng lại tạo cơ sở vật chất, làm tiền đề cho

sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội)

Triết học Mác – Lê nin khẳng định tính mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận độngphát triển, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hai xu hướng trái ngượcnhau tạo thành mâu thuẫn, hay nói cách khác, mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả sự thốngnhất lẫn sự đấu tranh của các mặt đối lập Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là những

sự khác nhau căn bản nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau, khi xung đột ngày cànggay gắt thì mâu thuẫn càng sâu sắc, đạt đến đỉnh điểm thì mâu thuẫn giải quyết nhờ đó sựvật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, các mặt đối lập được triển khai, mâu thuẫn mới của cácmặt đối lập mới, cứ như thế, vận động phát triển không ngừng

Mâu thuẫn trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy vô cùng phong phú và đadạng, căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên

Trang 15

ngoài; căn cứ vào ý nghĩa sự tồn tại và phát triển có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫnkhông cơ bản; căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật

có mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập chiacác mâu thuẫn xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩaphương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hành động thực tiễn Mâu thuẫn lànguồn gốc, là động lực của sự phát triển, cho nên muốn tạo ra sự phát triển phải thườngxuyên phát hiện mâu thuẫn, không được lẩn tránh, che dấu mâu thuẫn; mặt khác, mâuthuẫn chỉ có thể giải quyết khi đã có đủ điều kiện, nghĩa là mâu thuẫn phải đến mức sâusắc, đấu tranh gay gắt đến đỉnh điểm, cho nên không được giải quyết mâu thuẫn khi chưa

có đủ điều kiện cần thiết, hơn nữa có nhiều loại mâu thuẫn nên khi giải quyết phải lựachọn những hình thức, biện pháp khác nhau cho phù hợp, không được áp dụng một cáchtùy tiện, máy móc

Ðảng ta luôn xác định trên phạm vi thế giới đang tồn tại bốn loại mâu thuẫn cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của thời đại, đó là: Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã

hội và chủ nghĩa tư bản; Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân trong cácnước tư bản chủ nghĩa; Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc; Mâu thuẫngiữa các nước tư bản với các nước tư bản

Trên cơ sở lý luận về mâu thuẫn của triết học Mácxit và thực tiễn quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay có thể thấy 1 số mâu thuẫn biện chứng đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay như sau: Mâu thuẫn tự phát đi lên CNTB và xu hướng tự giác đi

lên XHCN; Mâu thuẫn giữa nền KT độc lập tự chủ với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế;Mâu thuẫn giàu nghèo; Mâu thuẫn giữa mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường;Mâu thuẫn giữa sự phát triển KT thành thị và nông thôn, mâu thuẫn giữa miền xuôi vàmiền ngược… Cụ thể là:

1/ Mâu thuẫn tự phát đi lên CNTB và xu hướng tự giác đi lên XHCN là mâu thuẫngiữa một bên là xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,

có sự tác động của các thế lực phản động trong và ngoài nước với một bên là xu hướng xãhội chủ nghĩa đang hình thành và thể hiện từng bước trong quá trình đi lên từ một cơ sởkinh tế - xã hội còn ở trình độ thấp Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nêu “để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo conđường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế -

xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó,trước hết là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Thực chất đóchính là mâu thuẫn giữa hai con đường, hai xu hướng phát triển “xu hướng tự phát tư bảnchủ nghĩa và xu hướng tự giác xã hội chủ nghĩa” Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng củanhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí

Trang 16

Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân taxây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dânlàm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sảnxuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộngđồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sảnlãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới Đây là một quá trìnhcách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biếnđổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm giải quyết mâu thuẫn haicon đường, hai xu hướng phát triển “xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và xu hướng tựgiác xã hội chủ nghĩa Để giải quyết mâu thuẫn này cần thực hiện tốt các vấn đề như đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã

hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

2/ Mâu thuẫn giữa nền KT độc lập tự chủ với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế: chúng

ta thực hiện đường lối hội nhập quốc tế, đó là điều cần thiết để phát triển đất nước, đưanước ta sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm

2020 Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn thách thức,trong đó có cả những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập để xâmhại độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hòng xóa bỏ chế độ XHCN nước ta.Thực hiện độc lập tự chủ là “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòabình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, đối tác tin cậy vàthành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì mộtnước VN XHCN giàu mạnh” Do vậy, quá trình hội nhập của nước ta phải có bước đi, lộtrình thích hợp; phải chủ động hợp tác, khôn khéo trong đối sách, không để bị động; luôncảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch

3/ Mâu thuẫn giàu nghèo: với một nước nông nghiệp như nước ta, thực hiện nềnkinh tế thị trường, việc phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi Nền kinh tếnước ta là nền kinh tế nhiều thành phần tương ứng với nhiều hình thức sở hữu, vì vậy,trong quá trình phân phối theo lao động, tất yếu có một số người sẽ có thu nhập lớn dođóng góp vốn, trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật sản xuất cho nên một người sẽ giàulên nhanh chóng, trong khi đó đa số người có thu nhập thấp hơn, dẫn đến khoảng cáchgiàu nghèo ngày càng tăng Để giải quyết mâu thuẫn này, Đảng, Nhà nước cần đề ra và tổchức thực hiện tốt các chính sách xã hội như cho vay ưu đãi đối với người nghèo, xóa đói

Trang 17

giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đẩy mạnh dạy nghề cho người lao động,huấn luyện họ có tác phong lao động thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế nước ta

4/ Mâu thuẫn giữa mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường:

Mặt tích cực: cơ chế thị trường có khả năng tự điều tiết sx xh, tức là tự động phân

bố các nguồn tài nguyên sx vào các khu vực, các ngành Kt mà không có bất cứ sự điềutiết trung tâm nào Cơ chế thị trường tự độ kích thích sự phát triển sx, tăng trưởng KT cảchiều rộng và chiều sâu Tăng cường chuyên môn hoá sx, trong giai đoạn đầu của sự pháttriển KTTT đã phân hoá những người sx thành những người sx và những người quản lý.Khi phát triển hơn, nền KTTT tiếp tục phân hoá và chuyên môn hoá các nhà kinh doanhvào các ngành, các lĩnh vực cụ thể mà họ có ưu thế nhất người tiêu dùng quyết định việc

sử dụng loại hàng hoá gì, khối lượng bao nhiêu, sx = phương thức nào, được quyết địnhbởi sự cạnh tranh giữa những người sx

Bên cạnh những ưu điểm, nên KTTT cũng chứa đựng rất nhiều khuyết tật và đặcbiệt có những mục tiêu XH mà cơ chế thị trường có hoạt động tốt nhất cũng không thể đạtđược Mục đích của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, do đó họ có thể lạm dụngtài nguyên XH, vì vậy XH phải chịu 1 khoản phụ phí do khai thác khó khăn hơn Có thểgây ô nhiễm không khí và nguồn nước mà XH phải gánh chịu Gây ra sự bất bình đẳnglớn của XH Sự phân hoá giàu nghèo là khó tránh khỏi và khoảng cách giữa những ngườigiàu, người nghèo càng tăng Gây mất cân bằng nền KT Vấn đề lạm phát, thất nghiệp vàchu kỳ kinh doanh luôn là những căn bệnh kinh niên khó kha91c phục

Do những mâu thuẫn tích cực và tiêu cực của nền KTTT dẫn đến đòi hỏi phải cóvai trò quan trọng của nhà nước Nhà nước cần có những chính sách để điều tiết nền KTcho phù hợp với định hướng XHCN, thực hiện công bằng XH

5/ Mâu thuẫn giữa sự phát triển KT thành thị và nông thôn, mâu thuẫn giữa miềnxuôi và miền ngược: muốn phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, phải giải quyếtđược mâu thuẫn chủ yếu hiện nay là khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càngtăng thêm Muốn giảm khoảng cách này, phải tiến hành đô thị hóa và công nghiệp hóanông thôn Thời gian qua, Nhà nước tập trung vào đô thị hóa và công nghiệp hóa thànhthị, bỏ quên nông thôn, để nông dân tự làm lấy một cách tự phát Do đó, phải xác địnhchiến lược và xây dựng quy hoạch đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn Bao gồmviệc xây dựng các thị trấn, thị tứ ở nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ nôngthôn, xây dựng thị trường nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nôngthôn

- Kết bài

Trang 18

4 Trong "Bút ký triết học", V.I Lê nin viết: "Phát triển là một cuộc đấu tranh

giữa các mặt đối lập Có điều không thể đồng nhất sự đấu tranh với các hiện tượng

bè phái mất đoàn kết, vì các hiện tượng này không tạo ra sự phát triển" (V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, t 29, tr 379).

Đồng chí hãy phân tích cơ sở triết học của luận điểm trên và nêu ý nghĩa của vấn đề này đối với việc “thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng” trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay /.

BÀI LÀM

- Mở bài

Quy luật mâu thuẫn (Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) là 1trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Nó là hạt nhân của phép biệnchứng duy vật, đề cập đến vấn đề quan trọng nhất của phép biện chứng là nguồn gốc của

sự phát triển và là cơ sở để tìm hiểu các quy luật và phạm trù cơ bản khác của phép biệnchứng

Mặt đối lập là những yếu tố, những thuộc tính, những bộ phận có đặc điểm, hoặc cókhuynh hướng vận động ngược chiều nhau tồn tại trong cùng 1 sự vật hay hệ thống sự vật,tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự kết hợp với nhau, nương tựa vào nhau, làmđiều kiện và tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lậpkia; là sự đồng nhất, phù hợp, tác động ngang nhau, chuyển hoá lẫn nhau

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, sự bài trừ, phủ định lẫn nhau,

sự triển khai của các mặt đối lập Đấu tranh không chỉ là sự xung đột, đụng độ, thu tiêulẫn nhau của các mặt đối lập Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệtđối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối (Lênin)

Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Chính sự liên hệ,tác động, đấu tranh giữa các mặt, thuộc tính, khuynh hướng đối lập nhau đã làm cho sựvật vận động và biến đổi Đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra từ thấp lên cao, qua nhiềugiai đoạn Khi đạt đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển hoá của các mặt đốilập Kết quả là sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và tạo nên 1 sự thống nhất của các mặtđối lập mới Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có cuộcđấu tranh giữa chúng và do vậy cũng không có mâu thuẫn nói chung Sự vận động và pháttriển của sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Sự thốngnhất của các mặt đối lập tạo nên tính ổn định tương đối, tạm thời của sự vật Còn “đấutranh” của các mặt đối lập có xu hướng làm mất sự ổn định của sự vật, làm cho nó vận

Trang 19

động và biến đổi Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định vàtính thay đổi sự vật.

Mâu thuẫn tồn tại hết sức đa dạng, phong phú trong cả tự nhiên, XH và tư duy Tínhphức tạp, muôn vẻ của mâu thuẫn được quy định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởiđiều kiện mà trong đó mẫu thuẫn được triển khai, bởi trình độ tổ chức của hệ thống màtrong đó mâu thuẫn đang tồn tại

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, người ta phân loại các mâuthuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài (VD: mâu thuẫn giai cấp giữagia cấp chủ nô và nô lệ là mâu thuận bên trong của XH chiếm hữu nô lệ; mâu thuẫn giữaCNXH và CNTB là mâu thuẫn bên ngoài) Trong 2 loại mâu thuẫn trên, mâu thuẫn bêntrong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật.Mâu thuẫn bên ngoài có thể tác động vào mâu thuẫn bên trong theo những hướng khácnhau tạo thành nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển

Vì vậy, trong công cuộc đổi mới hiện nay, đảng ta xác định việc khai thác hết nhữngtiềm năng to lớn của đất nước, phát huy nguồn nội lực nội sinh của dân tộc có ý nghĩaquyết định nhất Bên cạnh đó, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đốingoại, tranh thủ những nguồn lực từ bên ngoài cũng giữ vai trò quan trọng không thể xemthường

Dựa trên ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, các mâu thuẫnđược chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trongmột giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫnthứ yếu

Căn cứ vào tính chất của các lợi ích đối lập, người ta chia mâu thuẫn XH thành mâuthuẫn đối khánh (có lợi ích cơ bản đối lập nhau) và mâu thuẫn không đối kháng (có sự đốilập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời) VD: mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫngiữa chủ nô và nô lê, giữa địa chủ và nông dân, tư sản và vô sản Mâu thuẫn không đốikháng là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nông dân, giữa các bộ phận công nhân với nhautrong nước

Có thể thấy mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướngtạo thành mâu thuẫn Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là động lực bên trongcủa sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới

Từ cơ sở triết học của luận điểm trên chúng ta thấy ý nghĩa của vấn đề này đối với việc “thực hiện chế độ tự phên bình và phê bình trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay như sau:

Ngày đăng: 14/03/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w