Môi trường đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bảo vệ môi trường không chr là ý thức và trách nhiệm của riêng ai mà nó là của toàn xã hội. Xong bên cạnh đó đã có không ít những thờ ơ trước vấn đề bảo vệ môi trường bất chấp tất cả để làm những việc có lợi cho mình kể cả việc huỷ hoạ đến môi trường điều đó đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nói đến môi trường thì thực sự là một vấn đề lớn cần quan tâm, vì vậy với tầm hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu trong trường em chỉ xin được đề cập tới một phần nhỏ của vấn đề môi trường của thành phố hà nội mớiMặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu luận cũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu xót.Em rất mong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người quan tâm tới vấn đề này.Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp ở HÀ NỘI hiện nay:Nước ta thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 89%năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay.
Trang 1ĐỀ TÀI
Ô NHIỄMMÔI TRƯỜNG DO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐHÀ
NỘI HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bảo vệ môi trườngkhông chr là ý thức và trách nhiệm của riêng ai mà nó là của toàn xã hội Xong bêncạnh đó đã có không ít những thờ ơ trước vấn đề bảo vệ môi trường bất chấp tất cả đểlàm những việc có lợi cho mình kể cả việc huỷ hoạ đến môi trường - điều đó đã gây ranhững hậu quả vô cùng nghiêm trọng Nói đến môi trường thì thực sự là một vấn đềlớn cần quan tâm, vì vậy với tầm hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đanghọc tập và nghiên cứu trong trường em chỉ xin được đề cập tới một phần nhỏ của vấn
đề môi trường của thành phố hà nội mới
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu luậncũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiêncứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu xót.Em rấtmong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người quan tâmtới vấn đề này
Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp ở HÀ NỘI hiện nay:
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đôthị hoá Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng giatăng nhanh chóng Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quânkhoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thểtăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng
có thể gấp đôi mức hiện nay
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như HàNội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêmtrọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinhhoạt gây ra Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt độngvới tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất Theo kết quả tính toán, hoạt độngcủa các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu côngnghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000
Trang 2m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5(làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môitrường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địabàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhânthực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giaothông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ ChíMinh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel Như vậy đã thải vào không khí khoảng
1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấnCO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt Chính vì thế, tại nhiều khu vựctrong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao Tại Hà Nội, vào nhưng năm1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu côngnghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độbụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khucông nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần Cũng tại khu côngnghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trongkhông khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74
khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượngchất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó
có khoảng 700 tấn chất thải độc hại
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương đốiđồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả tronghiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch đến các giải pháp về côngnghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi,kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể
Tại Hà Nội, đang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát nước ở
Hà Nội trên hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực hiện các biện pháp
xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch tổng thể thoát nước của Hà Nộithì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25 mg/lít; cònnếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng gấp đôi so
Trang 3với thời kỳ 1992-1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kỳ 1997-1998, trong đó sông Lừ
sẽ bị ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD là 130 mg/l, khá nhất là sông Sét thì cũng là
54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A không quá 4 mg/l, với nướcloại B không quá 25 mg/l
Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường đối với khu công nghiệpMinh Khai – Vĩnh Tuy, di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị đông dân, áp dụngnguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Trường hợp tính lệ phí nước thải củamột xí nghiệp công nghiệp” Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng các nhà máy
xử lý chất thải công nghiệp v.v
Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi ngườicùng coi trọng và bảo vệ môi trường bằng y thức và hành động cụ thể của mỗi người.(Khoa học và đời sống, số 20, ngày 31/3/2003)
+Ô nhiễm không khí do lượng xe cộ tăng nhanh nhiều khu công nghiệp được xâydựng
+Đô thị hóa khiến môi trường Hà Nội ngày càng ô nhiễm
Theo các chuyên gia về môi trường, thủ đô Hà Nội ngày càng bị đe dọa nghiêmtrọng bởi ô nhiễm mà nguyên nhân chính là vì quá trình đô thị hóa chưa được quản lý
và kiểm soát một cách chặt chẽ
Môi trường của Hà Nội ngày càng xuống cấp.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Nghìn năm môi trường Hoa Lư – Thăng Long –
Hà Nội” diễn ra ngày 08/09 vừa qua, GS TS Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môitrường Xây dựng Việt Nam cho rằng, môi trường Hà Nội đang diễn biến theo chiều
Trang 4hướng xấu đi, đặc biệt là trong khoảng thời gian 1000 ngày tính đến Đại lễ 1000 nămThăng Long – Hà Nội
Môi trường không khí ở Hà Nội hiện nay bị ô nhiễm nặng, nồng độ bụi trungbình gấp 2 – 3 lần quy chuẩn cho phép
Ở các khu vực xây dựng hay sửa chữa đường sá thì nồng độ bụi gấp 5 – 7 lần,thậm chí có nơi trên 10 lần quy chuẩn cho phép Ô nhiễm không khí ở các đường phố,khi bị tắc nghẽn giao thông, có thể tăng lên gấp 2 – 3 lần so với mức độ ô nhiễm khibình thường
Về nước thải, hiện Hà Nội cũ mới xử lý được khoảng 5% nước thải sinh hoạt,còn 95% nước thải sinh hoạt đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng ra sông, hồ gây ônhiễm trầm trọng môi trường nước mặt Ở hầu hết các đô thị vệ tinh của Hà Nội đềuchưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt nào
Trong khi đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hà Nội phát sinhtrước năm 1995 chỉ khoảng 2000 tấn/ngày, nay tăng lên 4000 tấn/ngày Tỷ lệ thu gommới đạt khoảng 80 – 85%
“Hà Nội đã đặt ra kế hoạch thực hiện nhiều dự án môi trường nhằm cải thiện chấtlượng môi trường Hà Nội nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, cục bộ cónơi, có lúc bị ô nhiễm hơn.Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tìnhtrạng ô nhiễm tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung không ngừng xấu đi là donhiều quy định của pháp luật về quản lý đô thị nói chung, quản lý môi trường nói riêngchưa được thực hiện nghiêm minh Thí dụ các công tác thẩm định báo cáo đánh giá tácđộng môi trường đối với các dự án đầu tư (công trình và các khu đô thị mới) còn mangtính hình thức
Việc kiểm tra, kiểm soát môi trường sau đánh giá tác động môi trường hầu nhưkhông được tiến hành.Nhiều công trình cao tầng trong bốn quận nội thành cũ chưaxem xét đến sự quá sức chịu tải môi trường của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi tính trung bình của riêng TP Hà Nội gấp 4 lầntiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí CO cao hơn 2,5 lần, hơi xăng cao hơn 12,1 – 2000lần tiêu chuẩn cho phép Người dân sống quanh các điểm nóng giao thông có biểuhiện triệu chứng rõ tới sức khoẻ như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da vàthần kinh thực vật."
Trang 5Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc, nơi các xe chở vật liệu xây dựng qua lại rất nhiều
Hà Nội đang là đại công trường lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, đô thị hóadiễn ra mạnh mẽ Kéo theo đó là lượng phương tiện chuyển chở vật liệu xây dựng, đất
đá, cát, xi măng ngày càng gia tăng Thời gian thi công mỗi dự án, công trình thườngkéo dài, hơn nữa ý thức của nhà đầu tư trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường chưa cao
Trên các tuyến phố như Phạm Hùng, Láng-Hòa Lạc, Nguyễn Trãi các phươngtiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúngquy định, các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời khỏi bãi tậpkết làm rơi rớt ra đường Đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây tình trạng ô nhiễmkhông khí như hiện nay
Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009 hàm lượng bụi lơ lửng trong khôngkhí tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội đáng giật mình Có nơi hàm lượng bụi lơ lửngtrong không khí vượt quá 11 lần tiêu chuẩn cho phép(TCVN 5937 – 2005) như đườngNguyễn Trãi, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh Và phần lớn các địa điểm khác vượt quá
5 lần tiêu chuẩn cho phép
Bụi trở thành nỗi lo thường trực của người dân Hà Nội mỗi khi ra đường Lượngbụi ngày càng gia tăng trong không khí là nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp vàgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Trang 6Khói xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí.Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội tăng lênchóng mặt Trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 10%, xe máy xấp xỉ 15% Sự giatăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân làm gia tănglượng khí thải vào không khí, gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông càng trởnên trầm trọng.
Theo kết quả quan trắc năm 2008 lượng khí CO2, SO2, C6H6, CO và các khíthải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có tácđộng tiêu cực tới con người và môi trường
Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phânkhối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng Hầu hết là loại xe đãlưu hành trên 5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải Vừa qua việc kiểm soáttiêu chuẩn khí thải được thực hiện đối với xe máy vì là loại động cơ thải ra rất nhiềubụi, khí CO và Hydrocacbon
+Ô nhiễm không khí do tiếng ồn vấn đề qui hoạch đô thị
Tại các giờ cao điểm hoặc công trường xây dựng người dân bị quá tải bởi lượngtiếng ồn khó chịu, liên tục trong thời gian dài gây ra.Ô nhiễm tiếng ồn cũng đang dầntrở thành nguyên nhân đẩy tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trở nên trầmtrọng
"Tại điểm trung chuyển xe bus Long Biên, Cầu Giấy, đường Phạm Văn Đồng,Phạm Hùng… và nhiều điểm khác độ ồn đã vượt tiêu chuẩn trên 1,18 lần Và hầu hết
Trang 7các điểm khác đều vượt tiêu chuẩn 1- 1,15 lần cho phép." - Theo báo cáo củaGS.TS.Vũ Hoan tại hội thảo về "Hiện trạng môi trường và biện pháp bảo vệ môitrường của thành phố Hà Nội".
Hà Nội phải chịu đựng âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động cơ, tiếng ồn tạicác công trường xây dựng và hàng loạt tạp âm khác làm cho môi trường không khí trởnên chật chội ngột ngạt
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quanđến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng Theo thống kê củaSởTài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếpnhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sởcông nghiệp thải ra Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xácđịnh như là một nguồn phát thải lớn Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng,chất lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2,NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần cáctuyến đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc.Còn khu vực nội thành thì hầu hết tạicác khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khácnhau Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đođược cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần [6] Những khu vực đang thi công cáccông trình xây dựng, giao thông, đô thị mới,… nồng độ TSP đo được thường cao hơn
7 - 10 lần so với TCCP [7] Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăngkhoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4lần so với TCCP [9]
Ô nhiễm môi trường không khí do bụi:
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thànhphốHà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ” Kết quảquan trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thànhđều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần [8] Trong đó, địa bàn quận Đống Đa,Long Biên có nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m3, gấp 4 lần so với TCCP [8], tiếp đến làđịa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3 [1] Ngoài ra, các khu vực được coi là
ô nhiễm trọng điểm bụi trên địa bàn Hà Nội được xác định gồm: đường Nam ThăngLong, đường Nguyễn Tam Trinh, Đường 32 và hiện nay là các nút giao thông đang thicông như ngã Tư Sở, ngã Tư Bách Khoa, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối vớingười dân khi qua lại những khu vực này Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội
do công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm
Trang 8năm 1996 - 1997 thì ô nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp ThượngĐình: Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long, Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông vớiđường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1,7km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2
- 4 lần [7]; Tại khu công nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ônhiễm khoảng 2,5km, có nồng độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần [7].Trong những năm gần đây nồng độ và bán kính ảnh hưởng của bụi ở khu vực này đã
có xu hướng giảm dần.Dưới đây là bảng biến đổi nồng độ (PM10) trong năm tại khuvực Láng là khu vực ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, mà chủ yếubởi hoạt động giao thông gây nên
+Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại
Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởicác loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx… Đặc biệt, tại các khu vực có khu côngnghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch và các trục đường giao thông lớn
Chất lượng không khí Hà Nội hiện đang suy giảm một cách nhanh chóng
Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do 3 nguồn chính: Công nghiệp, giaothông và xây dựng, sinh hoạt
-Hoạt động sản xuất công nghiệp
Theo thống kê hiện nay ở Hà Nội có tới 400 cơ sở công nghiệp đang hoạtđộng.Trong đó, có khoảng 147 cơ sở công nghiệp có tiềm năng thải các chất thải gây
ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội [8] Các khí thải độc hại sinh ra từ các nhàmáy,xí nghiệp chủ yếu do quá trình chuyển hoá năng lượng (tiêu thụ than và xăng dầucác loại).Trong khi chất lượng nhiên liệu “chưa tốt” chứa nhiều tạp chất không tốt đốivới môi trường,cụ thể là hàm lượng Benzen trong xăng quá cao (5% so với 1%), hàmlượng lưu huỳnh trong Diezen cao 0,5-1% so với 0,05% [6].Lượng than tiêu thụ hàngnăm trung bình là 250.000 tấn, xăng dầu 230.000 tấn đã thải ra một lượng lớn bụi, khíSO2, CO và NO2 gây tác động xấu đến chất lượng không khí [7]
- Hoạt động giao thông đô thị và xây dựng
+Ô nhiễm không khí do giao thông đô thị Với mức độ tăng trưởng trung bìnhhàng năm về xe máy là 15% và ôtô là 10% năm 1996 thì thành phố có 600.000 xe máy
và 34.000 ô tô nhưng sau 10 năm thì lượng ô tô tăng lên gấp 4,4 lần (150.000), xe máytăng lên 2,6 lần (1,55 triệu) đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môitrường không khí chủ yếu trên các tuyến đường giao thông của Hà Nội Trong khi đó,
cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp (tiêu chuẩn luồng đường, tốc độ lưu thông, chấtlượng con đường,…), cường độ dòng xe lớn, đạt trên 1.800 - 3.600 xe/h, đường hẹp,nhiều giao điểm (ngã ba, ngã tư), ý thức người tham gia giao thông kém, Tất cả
Trang 9những yếu tố trên dẫn đến lượng khí độc hại như CO, SO2, NO2 và các hợp chất chứabụi, chì, khói được thải ra tăng, gây ô nhiễmmôi trường không khí tại các trục giaothông chính và các nút giao thông đặc biệt vào các giờ cao điểm.Bên cạnh đó, chấtlượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức người dân khi tham gia giao thông
là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm Hàng loạt các yếu tố như: quá cũ, hayquá thời gian sử dụng, hệ thống thải không đạt yêu cầu, lượng khí thải không đảm bảotiêu chuẩn thải…Theo con số thống kê tại bốn địa điểm là khu vực Đuôi Cá, đê sôngHồng, đường Láng - Hòa Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 95% số xe tải chở vậtliệu xây dựng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kín, không có nắpđậy, chở vật liệu quá thùng
Xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm không khí do xây dựng
Tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh và mạnh, thành phố như một
“công trường” lớn.Hiện nay trên địa bàn thành phố luôn có hơn 1.000 công trình xâydựng lớn nhỏ được thi công Trong đó có đến hàng chục dự án cải tạo, xây dựng cácnút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàngnăm,gây ô nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn Ngoài ra, mỗi tháng còn có khoảng 10.000m2 đường bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật.Thành phố hiện nay
có khoảng hơn 300 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng Mà phần lớn nhữngđiểm buôn bán không có đủ điều kiện kinh doanh bảo đảm vệ sinh môi trường, diệntích nhỏhẹp, không có hàng rào che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vậtliệu, vì vậy luôn phát tán bụi vào môi trường Tất cả những nguyên nhân trên khiếncho tình trạng ô nhiễm bụi ở Hà Nội vẫn ở mức cao
- Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ của cộng đồng
Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bịảnh
Trang 10hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như: khí thải từ gia đình dùng bếp than
tổ ong để đun nấu (bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50 60kg/tháng) cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môitrường không khí của Hà Nội Hoạt động của làng nghề (gốm Bát Tràng, TriềuKhúc…), các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư (đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ Hoạtđộng sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác rất lớn, lượng rác tồnđọng lâu ngày không được thu rọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với môi trường khôngkhí.Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và gẩim thiểu
-ô nhiễm m-ôi trường kh-ông khí của thành phố
Thành phố Hà Nội đang đứng trước những thách thức lớn về ô nhiễm môitrường không khí như: +Nội dung, thể chế, quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đềmôi trường vẫn đang trên đà hoàn thiện nên không thể tránh được những thiếu sót
Do đó cũng có những kẽ hở để có những hành vi nhằm lợi dụng và làm trái với nhữngquy định pháp luật ban hành Quá trình đô thị hoá diễn ra vẫn rất nhanh, mạnh vàkhông theo quy hoạch ởtầm vĩ mô là nguyên nhân làm cho ô nhiễm môi trường nóichung và môi trường không khí nói riêng và chưa có dấu hiệu giảm Nếu phát triểnkinh tế không gắn liền.với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là phát triển kinh tếkhông bền vững thì môi trường ở các khu đô thị nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng
sẽ càng ô nhiễm hơn Quá trình đô thị hoá đã kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan như:dân số, công ăn việc làm, nhu cầu người dân, hoạt động xây dựng cơ sở vật chất… có
xu hướng tăng.Nhận thức của người dân về môi trường và sự phát triển còn yếu.Ônhiễm không khí xảy ra cục bộ: tại các khu dân cư có cơ sở sản xuất hoạt động, cáccụm dân cư do sinh hoạt cá nhân và khu vực gần các trục giao thông Nồng độ bụi vàcác chất ô nhiễm (CO, CO2, SO2, NOx…) vẫn tăng chưa có dấu hiệu giảm Đặc biệt
là bụi tại các nút giao thông vẫn còn cao gấp 2 - 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép Mặc
dù tại nhiều nút đã được xây dựng cầu vượt nhưng do trong quá trình thực hiện khôngđồng bộ nên ô nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu giảm vẫn còn rất cao Nhiều bệnh có liênquan đến ô nhiễm môi trường không khí như các bệnh liên quan vềđường hô hấp, bệnhngoài da đặc biệt, tại các khu dân cư nằm trong vùng công nghiệp hay tuyến giaothông ngày một gia tăng
Nhân dịp kỉ niệm đại lê 1000 năm Thăng Long và diễn ra cuộc đại chỉnh trang đãbiến thủ đô Hà Nội trở thành công trường lớn nhất cả nước Cùng với đó là tình trạng ô
Trang 11nhiễm khói bụi lên tới đỉnh điểm.Chưa bao giờ Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễmkhông khí nghiêm trọng như hiện nay.
+Xây dựng quy hoạch đô thị hà nội ngập trong bui…
Không biết đến khi nào thủ đô Hà Nội mới trở nên trong lành hơn
Hàng loạt các chung cư, cao ốc, đô thị mới, đang được xây dựng khắp thành phố
Hà Nội Các dự án hạ ngầm dây cáp, lát lại vỉa hè đường phố, đổ nhựa lại mặt đường,nâng cấp tu bổ các công trình 1000, chỉnh trang bộ mặt đô thị lao vào giai đoạn nướcrút chạy đua cho kịp đại lễ
Những công trường đang thi công ở hà nội
Trong quá trình thực hiện đô thị hóa, hoàn thành nhiều dự án cải tạo, xây dựngmới đang được triển khai, thì ý thức giữ gìn về sinh môi trường của các nhà đầu tư,chủ công trình chưa cao Thời gian thi công kéo dài nên đây chính là nguồn bụi chủ
Trang 12yếu gây ra ô nhiễm bụi không khí hiện nay.
Xe chở chất thái rắn, phế thải xây dựng trên đường Phạm Hùng Đây là nguyênnhân gây tình trạng ô nhiễm ở đây
Các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không được chechắn theo đúng quy định, làm rơi vãi vật liệu trên đường Xe chở cát, sỏi, vật liệu xâydựng không được rửa sạch trước khi rời khỏi bãi tập kết rơi rớt xuống đường và hàngloạt các công trình xây dựng cùng thi công đã gây bụi, mất mỹ quan cho đường phố.Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm, hàm lượng bụi lơ lửng tại Hà Nội đãvượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 9537- 2005) chiếm trên 72% Cụ thể khu vực đườngNguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Văn Linh vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10,8lần Và rất nhiều khu vực khác mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
Trang 13Đường phố ngập trong khói và bụi.
Trung bình mỗi năm Hà Nội phải tiếp nhận 80.000 tấn khói bụi, 9.000 tấn khíSO2, 1.9000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2 Dự báo, đến năm 2011 nồng độ cácloại khí trên sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 11 lần trên một số nút giaothông của thành phố Hà Nội như: nút giao thông Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, đường
Nguy cơ cạn kiệt nước ở đô thị.
Một trong những hệ luỵ của sự phát triển đô thị quá nhanh đang dẫn tới việckhủng hoảng thiếu nguồn cung cấp nước sạch cho cư dân đô thị Theo cảnh báo củangành tài nguyên và môi trường, hoạt động bòn rút nguồn nước ngầm trong các đô thị
đã đến mức báo động
Nước ngầm đang cạn kiệt
Các đô thị ngày một phát triển và tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số, các
Trang 14chung cư, cao ốc văn phòng, khu chế xuất đang làm nhu cầu sử dụng nước khôngngừng tăng Và chính các đô thị đang từng ngày thọc sâu hút cạn kiệt nguồn nướcngầm từ lòng đất.
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vàitrăm đến hàng triệu mét khối/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các
đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm
Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị Chỉtính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000m3 (khoảng 300 triệu métkhối /năm); TPHCM khai tháckhoảng 500.000m3 (khoảng 200 triệu mét khối /năm).Các đô thị khu vực đồng bằng Nam Bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 métkhối /ngày (110 triệu mét khối /năm)
Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn như HàNội, TPHCM, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu nguồn nướcngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn Mực nước của các tầngchứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian
Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistoxen hạ thấp với tốc độ0,4m/năm; TPHCM là 0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm Sự nhiễm bẩn nguồn nướcngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TPHCM ; lún sụtnền đất ở Hà Nội, TPHCM, vùng Hoài Đức (HN), Cam Lộ (Quảng Trị)
Tại khu vực miền núi phía bắc, các hoạt động công nghiệp đang ảnh hưởng nặng
nề đến nguồn nước ngầm Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếngkhoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng Tại Quảng Ninh, HảiPhòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quánhanh trên cùng một địa tầng Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễmmặn và mực nước tụt sâu 1-2m
Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng 10 25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm Qua khảo sát, phần lớn các nguồn nướcnày đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều lần
-Để có nước phục vụ sinh hoạt, buộc các đô thị phải sử dụng nguồn nước ngầm Đã
có những đô thị trên thế giới phải lấy nuớc ngầm xa hàng trăm cây số bởi hệ thống nướcngầm trong và ven đô thị của họ đã cạn kiệt Đó không phải là bài học mới, nhưngkhông hề cũ trong bối cảnh phát triển đô thị quá nhanh, thiếu quy hoạch ở Việt Nam
Ở các nước phát triển, nước ngầm đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và đượcbảo vệ nghiêm ngặt.Khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ phát triển các đô thị làviệc làm cần thiết.Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các đô thị cùng với sự khai
Trang 15thác vô tội vạ đang nảy sinh nhiều nguy cơ tác động xấu đến nguồn tài nguyên nướcdưới đất.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đó là tình trạng khai thác vượt quá trữ lượng tiềmnăng, gây cạn kiệt nguồn nước; khai thác không theo quy hoạch hoặc thiếu đánh giánguồn nước; chưa xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nguồn nước ngầm khi xây dựng cácquy hoạch về sử dụng đất, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị
Đặc biệt, công tác thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải tại nhiều đô thị còn rất
sơ khai, dẫn đến tình trạng nguồn nước bẩn, các chất gây nguy hại thấm sâu làm ônhiễm nguồn nước
Tuy nhiên, những chính sách pháp luật để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầmchưa đủ mạnh để cùng các cơ quan chức năng bảo vệ được nguồn tài nguyên, phục vụđời sống thiết yếu của các đô thị trong hiện tại và tương lai
Tại Hà Nội, nhiều giếng khoan cũ bị suy giảm lưu lượng, Cty kinh doanh nướcsạch hằng năm phải khoan thêm nhiều giếng khác thay thế Kết quả quan trắc trong 15năm qua cho thấy, diện tích vùng có cốt cao, mực nước 0m tăng lên 1,5 lần, vùng cốtcao mực nước -8m tăng 3 lần, vùng cốt cao mực nước -14m tăng lên 5 lần Mực nước
ở các lỗ khoan vùng nội đô giảm liên tục với tốc độ bình quân 0,4m/năm
Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm asen vàvật chất hữu cơ, các hợp chất nitơ Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ asentrong nguồn nước ngầm tăng cao không chỉ ở Hà Nội mà còn có ở các nơi khác như
Hà Nam, TPHCM… Các thành phần hóa học khác như NH4, NO2 cũng có sự biếnđộng rõ rệt
+Ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt và dân số tăng nhanh.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bịcác hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộcsống các sinh vật trong tự nhiên
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ởcác sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phầncủa nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộcsống các sinh vật trong tự nhiên.Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phảiphòng tránh từ đầu
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay conngười vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xínghiệp Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi
Trang 16làm ô nhiễm nguồn nước ngầm Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vàokhông khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trongnước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thải thẳng nước bẩn chưa qua xử lí vào nhữngcon sông làm cho nước bị ô nhiễm nặng nề Đến nỗi tôm, cá phải chết trắng mặt nước.Không trung bị ô nhiễm bởi các chất phát thải dạng khí và cả bụi bẩn nữa Khôngkhí bẩn làm nước mưa ô nhiễm, nhất là nước mưa bị mang tính axit vì khi CO2;
- Nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp chảy ra sông ngòi làm bẩn nguồnnước ăn và tưới tiêu Nguồn nước dùng để ăn uống thì nhiễm bẩn trực tiếp, còn dùng
để tưới tiêu thì ngấm vào cây cối, lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia xúc, gây hạigián tiếp cho con người;
- Một phần khác nguồn nước thải ô nhiễm độc hại có thể ngấm trực tiép qua đấtxuống các mạch nước ngầm làm bẩn nước dùng của chúng ta Nguy hại hơn, việc sửdụng giếng khoan bừa bãi, và việc các lỗ khoan giếng nước sau khi dùng hay sau khithăm dò không xử lý đúng phương pháp làm cho nước thải dễ dàng ngấm trực tiếp đếncác túi nước ngầm trong đất, làm cho tình trạng nhiễm độc nước trầm trọng và lây landiện rộng, cực kỳ khó khắc phục và gây hậu họa khôn lường
Tất cả các nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự kém hiểu và ý thức với môitrường của con người, chúng ta đang tự mình giết mình mà không hay
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với cácmức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990)
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủyếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng Việc sử dụng nông dược và phânbón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nướcthải khác nhau.Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màuđen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số Khu công nghiệp Việt Trì xảmỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy,dệt xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể Khu côngnghiệp Biên Hòa và
TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất
cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đôthị Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ côngnghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta