1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SWOT Viettel (Reference)

37 11,2K 559
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 599 KB

Nội dung

Swot viettel

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU .1 A. Sự ra đời của Phân tích SWOT 2 B. Phân tích SWOT là gì? .4 C. Sử dụng Phân tích SWOT đối với VIETTEL .6 1. Điểm mạnh 6 2. Điểm yếu .17 3. Cơ hội 21 4. Thách thức 25 D.Chiến lược cho Viettel 28 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường viễn thông Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng, là vùng đất màu mỡ cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Hiện nay trên thị trường có khoảng 3 nhà cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn thị phần là Viettel, Mobifone và Vinafone. Trong số đó, Viettel là nhà cung cấp lớn với khoảng 42% thị phần. Viettel Telocom là một công ty trực thuộc tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.Viettel Telecom là một thành viên trong đại gia đình Viettel, bởi vậy, chúng tôi tự hào được truyền tải và thực hiện những giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của Viettel:  Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.  Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.  Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.  Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Phân tích mô hình SWOT là một công cụ rất hữu ích cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Đây là một trong năm bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trogn việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh ngiệp. A. Sự ra đời của Phân tích SWOT Phân tích mô hình SWOT là kết quả của cuộc điều tra khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại viện nghiên cứu Stanford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm: Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Stewart và Birger Lie.Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm với hơn 2 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. kết thúc công trình nghiên cứu, nhóm đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức điều hành doanh nghiệp hiệu quả và xác định ra “ chuổi loogic”- hạt nhân của hệ thống như sau: 1. Values (Giá trị); 2. Appraise (Đánh giá); 3. Motivation (Động cơ); 4. Search (Tìm kiếm); 5. Select (Lựa chọn); 6. Programme (Lập chương trình); 7. Act (Hành động); 8. Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3). Tuy nhiên sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng , không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt”, “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “những điều hài lòng” (satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “cơ hội” (opportunity), những điều “xấu” ở hiện tại là “sai lầm” (fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “nguy cơ” (Threat) công việc này được gọi là phân tích SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964 nhóm nghiên cứu quyết định đổi F thành W (weakness) và từ đó SOFT đã trở thành SWOT. 3 B. Phân tích SWOT là gì? Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu. Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có tthể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh . 4 SWOT là từ viết tắt của bốn từ: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:  Strengths: lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? nguồn lực nào mình cần mà có thể sử dụng? ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vẫn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không cần khiêm tốn. các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.  Weaknesses: có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy điểm yếu mà mình không thấy. vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.  Opportunities: cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số,…  Threats: những trở ngại đang gặp phải? các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm có gì thay đổi không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty không? Liệu có yếu điểm nào đang tồn tại đe dọa công ty không? 5 C. Sử dụng Phân tích SWOT đối với VIETTEL 1. Điểm mạnh 1.1 Nguồn tài chính. Tuy tăng trưởng bùng nổ nhưng yếu tố tài chính của Viettel lại rất lành mạnh khi vốn chủ sở hữu của tập đoàn là khoảng 50.000 tỷ đồng( Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng) , trong đó chỉ có khoảng 6.000 tỷ đồng còn nợ từ việc mua thiết bị trả chậm. Hoạt động đầu tư của tập đoàn chủ yếu là từ nguồn vốn tự lực, ít phải vay ngân hàng. Như vậy Viettel là một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, ổn định. 1.2 Văn hóa công ty Ngay từ những ngày đầu thành lập, khi khái niệm văn hóa kinh doanh vẫn còn mới mẻ và xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam, Viettel đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó, chủ động đi thuê tư vấn về vấn đề này. 1.2.1. Triết lí kinh doanh Khi được phỏng vấn về việc xây dựng triết lí kinh doanh để phục vụ kinh doanh, ông Hùng cho biết: “Viettel xuất phát rất đơn giản, khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu cho Viettel, ban lãnh đạo chỉ láng máng cho rằng xây dựng thương hiệu nghĩa là đi tìm một cái tên, một logo cho công ty. Chúng tôi đã chọn một công ty tư vấn nước ngoài rất nổi tiếng trong lĩnh vực này, đó là JW Thomson (JWT) – công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam. Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT khi đó là 45.000 USD, sở dĩ bỏ ra một số tiền lớn như vậy là vì Ban giám đốc cho rằng chúng tôi đang đi làm câu chuyện của 100 năm, chứ không phải là một vài năm chóng vánh” 6 “Rồi chúng tôi cứ thế chờ đợi” – vị Phó TGĐ của Viettel cười, khoát tay vui vẻ nói: “Một ngày kia bên JWT họ mời chúng tôi đến họp, ở một nơi rất sang trọng với đồ uống và những món ăn ngon. Nhưng thay vì đưa cho chúng tôi cái thương hiệu mà chúng tôi đang chờ đợi, họ lại hỏi: Vậy triết lí king doanh của các ông là gì? Bạn biết không chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng và đó mới là lúc chúng tôi vỡ ra chữ cái đầu tiên rằng: Con người có triết lí sống, Doanh nghiệp cũng cần phải có triết lí Kinh doanh.” Như vậy con đườn Viettel đã đi là do thực tiễn mách bảo. Giờ đây Viettel đã xây dựng cho mình một Triết lí kinh doanh rất rõ ràng.: • Mục tiêu: Trở thành nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới. • Hệ thống giá trị: -Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. -Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. -Sẵn sàng hợp tác chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. -Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel. 1.2.2.Nội quy, quy tắc Viettel có môt hệ thống nội quy, quy tắc ứng xử trong công ty rất khoa học hợp lí, rõ ràng và cũng không kém phần nghiêm minh. Thật vậy, bộ quy 7 tắc ứng xử của viettel bao gồm những mục rất thiết thực không chỉ với nhân viên mà còn với các cấp lãnh đạo: -Người Viettel ứng xử tại nơi làm việc -Ứng xử của người Viettel trong công việc -Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel -Ứng xử của lãnh đạo Viettel -Ứng xử giữa người Viettel và khách hàng -Ứng xử giữa người Viettel và đối tác -Hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử 8 1.2.3. Logo Đơn giản nhưng cũng không kém phần ý nghĩa. - Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng. - Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông). - Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. 9 1.2.4 Tiêu chí tiếp cận kinh doanh Thành công của thương hiệu Viettel còn do hai nguyên nhân bao trùm khác. Đó là một chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”. Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu nhất cho một mạng di động trong bối cảnh thị trường di động VN cách đây 2 - 3 năm (S-Fone tuy ra trước đã không làm điều này). Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số . thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn. Trên đây là một số đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa doanh nghiệp Viettel.Từ đó ta thấy được Viettel đã và đang nỗ nực xây dựng được một nền tảng văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Nó chính là phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.Từ đó nó góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho Viettel. 1.3. Hình ảnh công ty - Với triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, trong năm 2009, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội cả về tổng số kinh phí cũng như hình thức các chương trình. - Thương hiệu Viettel hiện nay rất sáng, đầy thiện cảm trong con mắt của người tiêu dùng bởi triết lý kinh doanh bền vững, hướng tới cộng đồng xã hội. Nông dân, học sinh, sinh viên, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi 10 [...]... Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT) thì còn quá non trẻ - Về mạng Viettel, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel Vậy hoạt động được 6 năm , so với đối thủ cạnh tranh là Mobifone (1993)... hãy nói theo cách của ban, viettel đang càng mang tiếng nói Việt đến gần hơn với thế giới 12 Đầu tư quy mô nhất phải kể đến khi Viettel khai trương mạng Metfone cách đây tròn một năm Gần như ngay lập tức, Viettel Cambodia đã đứng số 1 về mạng lưới chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh, với 42% số lượng trạm BTS, 88% chiều dài cáp quang và đứng thứ 2 về số thuê bao Mới đây Viettel công bố mục tiêu đến... Với 10 năm gia nhập thị trường, Viettel Telecom đã có hơn 50 triệu khách hàng chiếm tới 42% thị phần di động của cả nước Với 1 đất nước có hơn 86 triệu dân mà có tới 7 công ty viễn thông mà viettel Telecom đã có thị phần tới 42% cho thấy Viettel Telecom là 1 công ty chủ chốt trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam 1.5.2 Thị trường quốc tế Gần đây thị trường mục tiêu của Viettel đang mở rộng hơn bao giờ... ADSL tại thị trường Campuchia” Từ ngày 1/6/2009, Viettel Cambodia đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp đa dịch vụ viễn thông tại Campuchia bao gồm thuê kênh, VoIP, Internet ADSL, di động, cố định -Kết luận: Viettel Telecom là 1 công ty chiếm thị phần tương đối lớn trong các thị trường mà công ty có mặt 1.6.Danh tiếng thương hiệu - Cuối năm 2006, Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất... Đặc biệt, Viettel đã khẳng định tên tuổi của mình trên bản đồ viễn thông thế giới với một loạt giải thưởng: Tháng 10/2008, tập đoàn truyền thông Terrapin (Anh), sở hữu tạp chí Total Telecom, đã bình chọn Viettel là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ giải thưởng Viễn thông thế giới (World Communication Awards – WCA); Tháng 12/2008, Viettel. .. bị thông tin quân sự Với một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, đối tác, và xã hội, Viettel đang ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm Từ đó có được điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn 1.4.Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Viettel bao gồm công ty mẹ và các công ty con, trong đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn Nhà nước có tư cách là công ty mẹ,... chiến lược của công ty đang là một bài toán khó cho các doanh nghiêp trong đó có Viettel Theo ICTnews Đa số các doanh nghiệp bưu chính đang gặp khó khăn xuất phát từ 17 việc đào tạo thiếu bài bản, chuyên nghiệp Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel, cho biết, trong việc đào tạo nhân viên Viettel đã từng thử qua rất nhiều phương thức, từ cách học tập trung tại tổng công ty đến cách... Một số tồn tại của Viettel trong công tác nhân sự như sau: - Tuyển dụng: Một số chi nhánh còn tuyển dụng, sa thải mâp mờ, không rõ ràng khiến người lao động hiểu nhầm (1)Theo Tamnhin.net, bị Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đơn phương chấm dứt lao động, anh Nguyễn Lê Bảo Huy (sinh 1982, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã đâm đơn khởi kiện khi cho rằng Viettel sa thải anh trái... theo dung lượng, khi quảng cáo đã không nói rõ Như vậy, công tác Marketing của Viettel còn kém chuyên nghiệp, gây phản cảm với người dùng Nếu còn tiếp tục chắc chắn Viettel sẽ mất đi nhiều khách hàng 2.5 Chất lượng sản phẩm Tuy được đầu tư nhiều công nghệ nhưng các dich vụ của Viettel còn tồn tại một số thiếu sót, sự cố như rớt mạng, tính tiền sai và... Viettel mới đưa ra dịch vụ 3G để cạnh tranh với vnpt và Vinaphone, được rất nhiều người mong đợi Nhưng do mới đưa vào hoạt động nên chất lượng không được như khách hàng mong muốn Chẳng hạn như tốc độ 3G còn chậm, không ổn định - Chất lượng thẻ cào: (4)Thời điểm cuối năm 2010, rất nhiều thuê bao trả trước của Viettel đã phải chật vật, mất thời gian đến cửa hàng Viettel . -Ứng xử của người Viettel trong công việc -Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel -Ứng xử của lãnh đạo Viettel -Ứng xử giữa người Viettel và khách hàng. Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Với

Ngày đăng: 01/04/2013, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w