Năm 1995: Đổi tên Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội tên giao dịch là Viettel ,được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức trở thành nhà cung
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu……… 02
Nội dung……… 03
I Mô tả về tập đoàn……… 03
1.Lịch sử……… 03
2.Tổng quan về tập đoàn………04
3.Sứ mệnh……… 05
4 Mục tiêu ………05
5 Nhiệm vụ……….05
6 Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm dịch vụ cung cấp………05
7 Cơ cấu tổ chức tập đoàn……… 06
II Mô hình SWOT ……… 06
III Phân tích đối thủ cạnh tranh……… 10
1.Đối thủ cạnh tranh trực tiếp………10
2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp……… 13
3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn……….14
IV Chiến lược marketing……… 16
1.Đối tượng khách hàng……… 16
2 Chiến lược marketing……… 16
V Tác nghiệp……… 21
1.Quản trị nhân lực……… 21
2.Quản trị tác nghiệp……… 25
VI Báo cáo tài chính……… 29
1.Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây……….29
2.Đánh giá khả năng thành công sau này………32
Kết Luân……… 33
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội thì bên cạnh những sản phẩm hữu hình, nhu cầu về dịch vụ của xã hội cũng không ngừng tăng lên Sự phát triển của dịch vụ không những có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội, mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế Cùng với cácloại hình dịch vụ khác, dịch vụ bưu chính viễn thông với tư cách là một loại hình dịch vụ đặc thù trong nền kinh tế đã và đang có được sự phát triển rất cao,cung cấpcác dịch vụ công nghệ thông tin cho mọi người, đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với sự cạnh tranh gay gắt từ trong cũng như ngoài ngành thì đã có rất nhiều sự gia nhập cũng như những “cuộc ra đi” lặng lẽ trên thị trường viễn thông VN Tuy nhiên chặng đường gian nan đó lại chính là “ lửa thử vàng” để Viettel –một tập đoàn thành lập muộn hơn, với khởi đầu là một công ty non trẻ nhưng đã nỗ lực không ngừng, chọn cho mình những con đường đi riêng, những triết lý riêng để có thể đứng vững và phát triển như ngày hôm nay Với số thị phần lớn nhất trong thị trường viễn thông, Viettel xứng đáng là tập đoàn mạnh nhất, cùng Vinafone và Mobifone “ thống trị” thị trường viễn thông VN hiện nay Và thực tế cũng đã chứng minhViettel đã và đang chiếm được đa số sự quan tâm của người dùng Ngoài ra với tư cách là một tập đoàn trực thuộc Bộ quốc phòng, Viettel mang trongmình những đặc trưng riêng về tổ chức cũng như lãnh đạo và triết lý kinh doanh
Là những người tin dùng dịch vụ viễn thông của Viettel, luôn muốn có những cái nhìn tổng quan hơn về tập đoàn này cũng như để rút ra bài học từ con đường vươn lên của Viettel nhóm 6 chúng em đã quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu về Tập đoàn viễn thông quân đội – Viettel” Với kiến thức và lieu biết còn hạn chế của mình, nhóm 6 chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét đánh giá từ thầy Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm trưởng
Tạ Thanh Xuân
NỘI DUNG
Trang 3I Mô tả về tập đoàn
1 Lịch sử
Bắt đầu từ một công ty non trẻ,để vươn lên trở thành một tập đoàn lớn mạnh như ngày hôm nay thì Viettel đã trải qua các mốc lịch sử quan trọng sau:
Năm 1989: Thành lập Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin Đây tiền thân của
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel)
Năm 1995: Đổi tên Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin thành Công ty Ðiện tử
Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) ,được cấp giấy phép kinh
doanh và chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam
Năm 2000: Viettel là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ
thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc
Ngày 15 tháng 10 năm 2004: mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt
động ,đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel
Ngày 2 tháng 3 năm 2005: Tổng Công ty Viễn thông quân đội theo quyết
định của Thủ tướng Phan Văn Khải và ngày 6 tháng 4, năm 2004, theo quyết
định 45/2005/BQP của Bộ Quốc Phòng thành lập Tổng Công ty Viễn thông
quân đội.
Ngày 05 tháng 4 năm 2007: Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)
trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập
Ngày 14/12/2009 : Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là
VIETTEL) được thành lập theo Quyết định số 2079/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Viễn thông Viettel và Công ty Truyền dẫn Viettel
Trang 4 Ngày 25/6/2010: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg về việc chuyển Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành công ty trách
978/QĐ-nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 30/3/2011: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
466/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Ngày 17/5/2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
753/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn
Loại hình: Doanh nghiệp quân đội nhà nước
Ngành nghề: Dịch vụ Bưu chính - Viễn thông (Cố định, Di động, Internet)
Tính từ thời điểm thành lập, tập đoàn Viễn thông Quân đội là tập đoàn đầu tiên của
Bộ Quốc phòng, tập đoàn thứ 2 của Ngành Viễn thông và CNTT, tập đoàn thứ 8 và
là tập đoàn trẻ nhất của Việt Nam Viettel hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, theo đó, Viettel sẽ là đơn vị đầu tiên hoạt động theo mô hình tập đoàn trực thuộc Bộ chủ quản Do cơ chế đặc thù trong Quân đội nên Tập đoàn Viettel sẽ không có Hội đồng quản trị mà Đảng ủy Tập đoàn sẽ thực hiện vai trò và chức năng giống như HĐQT như ở các tập đoàn hiện có Tập đoàn Viễn thông Quân đội
là tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu Tập đoàn sẽ kinh doanh
đa ngành nghề trong đó viễn thông và CNTT là ngành kinh doanh chính Ngoài ra, Viettel còn đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất phần cứng, phần mềm thiết bị điện tử, viễn thông, CNTT và thông tin quân sự
Trang 53 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Viettel là: "Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống, lấy thích ứng
nhanh làm sức mạnh cạnh tranh, không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm
và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng"
4.Mục tiêu
Mục tiêu kinh doanh của Viettel là: “Trở thành nhà khai thác dịch vụ Bưu chính –
Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới”.
5.Nhiệm vụ
Tập đoàn có nhiệm vụ: Đảm bảo thông tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được triển khai trên toàn quốc và vươn ra thị trường quốc tế
6 Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm dịch vụ chủ yếu
Viettel hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cụ thể:
Cung cấp dịch vụ Viễn thông
Truyễn dẫn
Bưu chính
Phân phối thiết bị đầu cuối
Đầu tư tài chính
Truyền thông
Đầu tư Bất động sản
Xuất nhập khẩu
Đầu tư nước ngoài
Riêng đối với ngành nghề kinh doanh chính là viễn thông, viettel cung cấp các dịch
vụ chủ yếu sau:
Trang 6 Dịch vụ di động (2G, 3G, và EDGE).
Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây
Internet băng rộng (ADSL, FTTH, Wimax)
Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)
Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ (Dcom 3G, Iphone, BlackBerry, Sumo )
7 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn
Ở thời điểm hiện tại, Viettel có cơ cấu tổ chức như sau: Gồm Tổng giám đốc đứng đầu và ngay dưới quyền là sáu Phó tổng giám đốc, đứng đầu sáu công ty thành viên của tập đoàn Và ông Hoàng Sơn là người đứng đầu Công ty viễn thông Viettel – công ty thành viên đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của tập đoàn
Tổng Giám đốc Ông: Nguyễn Mạnh Hùng
Phó Tổng Giám đốc Ông: Dương Văn Tính
Phó Tổng Giám đốc Ông: Hoàng Sơn
Phó Tổng Giám đốc Ông: Lê Đăng Dũng
Phó Tổng Giám đốc Ông: Tống Viết Trung
Phó Tổng Giám đốc Ông: Hoàng Công Vĩnh
II Phân tích tập đoàn trên mô hình SWOT
Trang 7Điểm mạnh Điểm yếu
→ Thứ nhất: Viettel giữ vai trò chủ đạo
trong lĩnh vực viễn thông, kế thừa bề dày
truyền thống lực lượng thông tin quân đội
với mạng lưới rộng khắp cả nước và được
chính phủ ưu tiên phát triển.Viettel có lợi
thế là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng
100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50
000 tỷ đồng Hoạt động đầu tư của tập đoàn
chủ yếu là từ nguồn vốn tự lực, ít phải vay
ngân hàng vì vậy nguồn lực tài chính dồi
dào, ổn định Hoạt động tài chính của
Viettel lành mạnh, minh bạch, hiệu quả
→Viettel có vùng phủ sóng mạnh nhất: đến
cuối năm 2010 viettet có hơn 50000 trạm
thu phát sóng, mỗi giờ hệ thống mạng của
viettel có thể phục vụ được khoảng 200
triêu cuộc gọi và hơn 500 triệu tin nhắn đi
và đến.Với số trạm này, Viettel đã đảm bảo
mỗi xã trêncả nước có ít nhất 1 trạm phát
sóng của Viettel Đồng thời hơn 32000 km
được kéo mới nâng tổng mạng cáp quang lê
hơn 200000km, Viettel đã thực hiện quang
hóa được 82% số xã,phường trên cả nước
→ Có thị phần lớn nhất với số lượng thuê
bao di động lớn nhất: Sau khi tiếp nhận
EVN Telecom, thị phần của Viettel khoảng
40% Và có đến 58 triệu thuê bao đang hoạt
động trên toàn cầu (5/2012) Theo báo cáo
của bộ thông tin và truyền thông, hết năm
2011 tổng số thuê bao điện thoại được đăng
ký và hoạt động trên toàn mạng hiện có là
130,5 triệu, trong đó di động chiếm 90,4%
Viettel đang là mạng di động có thị phần
thuê bao ở mức 36,72% (43,319,318 triệu),
cao nhất trong các nhà mạng
→ Là đơn vị có giá cước cạnh tranh nhất
theo các gói sản phẩm: những gói cước của
Viettel thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng
đối tượng khách hàng
→ Là đơn vị có gói cước mạng hấp dẫn
→ Do ra đời sau lại phát triển nhanh kể cả bằng các chính sách giá,gói sản phẩm hấp dẫn nên số thuê bao thường xuyên thay đổi theo các
chính sách giá Tỷ lệ thuê bao trả
sau của Viettel thấp hơn so với các hãng khác Năm 2010 tỷ lệ này của Viettel là 5% trong khi Vinaphone là7% và Mobiphone trên 10%
→Việc quản lý điều hành mang nhiều nét văn hóa quân đội do đó việc tự do kinh doanh, điều hành
theo thị trường là hạn chế Quản lý
mang nặng tính mệnh lệnh nên khả năng thích ứng linh hoạt không cao Điều hành quản trị bị tác động bởi nhiều yếu tố không vì kinh doanh như quốc phòng, an ninh …
→ Dù chất lượng dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng không ngừng được cải thiện nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng Khách hàng vẫn còn phàn nàn về hiện tượng bội thực tin nhắn rác, sóng 3G còn chập chờn
→ Ngoài ra dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ dẫn đến những khó khăn trong vận hành, quản lý,năng suất lao động chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
Trang 8nhất: những gói cước như Happy Zone,
Homephone không cước thuê bao, Sumo
sim hay “Cha và con” … đều là những gói
cước khác biệt mà không một doanh nghiệp
viễn thông nào có được
→ Có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật ổn
định, trình độ cao, chuyên nghiệp, trẻ hóa
và có kỷ luật
→ Chất lượng dịch vụ và chính sách chăm
sóc khách hàng ngày càng được cải thiện và
nâng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu liên lạc
và sử dụng dịch vụ của khách hàng, tạo
được lòng tin, xây dựng và phát triển được
một số lượng lớn khách hàng trung thành
trong nhiều năm qua
→ Ngoài ra Viettel còn xây dựng được văn
hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó, ý thức
kỷ luật cao, khả năng khắc phục khó khăn
và đề xuất những giải pháp sang tạo để hoàn
thành nhiệm vụ được giao
→ Ngành có cơ hội mở rộng kinh doanh do
kinh tế đang dần phục hồi, nhu cầu sử dụng
mạng di động và internet không dây vẫn ở
mức cao
→ Thu nhập người dân ngày càng cao, phân
khúc khách hàng cao cấp càng tăng
→ Nguồn lao động dồi dào với trình độ
ngày càng được nâng cao
→ Nhu cầu thông tin liên lạc không ngừng
tăng do yêu cầu công việc, nhu cầu giải trí,
quan tâm tới gia đình …
→ Chính sách của nhà nước về kinh tế
chính trị ổn định, rõ ràng
→ Thị trường mạng di động ngày một bão hòa, trong khi có quá nhiều nhà mạng ở Việt Nam đặc biệt là hainhà mạng lớn Vinafone và
Mobifone, dẫn tới doanh thu có thể giảm vì cạnh tranh ngày một gay gắt
→ Cạnh tranh ngành phải định hướng lại do sự phát triển của công nghệ dẫn tới xuất hiện sản phẩm thay thế đa dạng và đang có tốc độ phát triển mạnh như Zalo, line, viber,…
→Nhu cầu về sự đa dạng dịch vụ và các hình thức marketing ngày càng cao bởi lẽ người tiêu dùng nhạy cảm
Trang 9với giá cước và các chính sách khuyễn mãi Đó là hậu quả của việc khuyến mãi ồ ạt gây nghiện khuyến mãi cho khách hàng.
→ Vấn nạn sim rác dẫn đến thuê bao ảo, hao hụt tài nguyên đầu số hay tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo khiến cho khách hàng phản ứng tiêu cực do hệ thống quản lý còn lỏng lẻo của các dịch vụ gia tăng trên nềnSMS
Với những phân tích nói trên về tình hình môi trường kinh doanh và các hoạt động của công ty ta có thể thấy rõ những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, thách thức mà công ty phải đối mặt Điều đó đặt ra những yêu cầu:
Về cách thức quản lý nhân viên: đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, yêu nghề, tính kỷ luật cao là nền tảng để xây dựng tập đoàn vững mạnh
Hoạch định chiến lược đúng đắn: tập hợp mọi nguồn lực của công ty để khai thác các điểm mạnh , phát triển quy mô kinh doanh trên cơ sở ưu tiên chuyên môn hóa sản xuất và đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch vụ trong môitrường cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động như hiện nay Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện là thế mạnh như: điện thoại trong nước, điện thoại quốc tế, các dịch vụ thông tin di động, internet, bưu chính, tài chính, nhân lực Bên cạnh đó Viettel cần đa dạng hóa các sản phẩm nhằmtận dụng nguồn vốn lớn mạnh, đội ngũ nhân viên sẵn có, hệ thống kênh phânphối khắp các tỉnh thành
Mở rộng các đại lí, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, tăng cường hoạt động quảng cáo, đẩy mạnh chiến dịch khuyến mãi theo từng nhóm khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
Trang 10 Phân khúc thị trường để đưa ra gói cước phù hợp, hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng nhằm tạo niềm tin, gia tăng lượng khách hàng trung thành.
III Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ đối thủ của mình là ai trên thị trường.Bằng việc phân khúc khách hàng, sự tương đồng của sản phẩm, dịch vụ và giá cả có thể phân đối thủ canh tranh của Viettel làm 3 loại:
1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Với sự tăng nhanh của các thuê bao điện thoại di động thì mức độ cạnh tranh trong thị trường di động ngày càng trở nên khốc liệt.Thị trường di động hiện tai là sự cạnh tranh của 7 nhà mạng chính thức cung cấp dịch vụ là VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, E-Mobile, Vietnam Mobile, Beeline Sau đây là thị phần các nhà mạng năm 2013:
Trang 11Theo Sách Trắng CNTT-TT năm 2013 đã công bố, Viettel chiếm thị phần cao nhất
về dịch vụ điện thoại di động (40,05%), MobiFone giữ vị trí số 2 với 21,4%, theo
sát là VinaPhone với 19,88% Trong số các nhà mạng còn lại, Vietnamobile chiếm 10,74% thị phần, GMobile 3,93%, SFone chỉ chiếm có 0,01% Có thể thấy trong
một thời gian dài, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động thực vẫn
chỉ là cuộc cạnh tranh giữa ba “ông lớn” là: Viettel, Mobifone và Vinaphone - ba
nhà mạng cùng nhau chiếm giữ 95% thị phần thị trường viễn thông Sau đây là một
số điểm mạnh và điểm yếu của 2 nhà mạng Vinaphone và mobifone - 2 đối thủ
cạnh tranh đáng gờm nhất của Viettel:
Nhà cung cấp Điểm mạnh Điểm yếu
1.Mobifoe - Lợi thế là người đi trước nên có
chặng đường tiếp cận và gắn bó với khách hàng dài hơn so với viettel, đem lại cho họ lượng khách hàng trung thành lớn
- Công tác quảng cáo, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng thực hiện tốt và rất được chú trọng, đứng đầu trong các nhà mạng về dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Đây là doanh nghiệp thuần tuý kinh doanh vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận và dễ dàng thay đổi linh hoạt theo cơ chế thị trường trong khi Viettel mang nhiều nét văn hóa quân đội, cứng nhắc hơn và không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận
- Quy mô mạng lưới nhỏ hơn
và vùng phủ sóng hạn chế hơn (chỉ tập trung ở vùng đông dân
cư và các thành phố lớn)
- Hệ thống cửa hàng và đại lý
để bán và sửa chữa máy đầu cuối, phân phối dịch vụ và tiếp thị hẹp hơn
- Mạng truyền dẫn trung gian ít chủ động hơn Viettel
Trang 12- Quy mô mạng lưới và vùng phủ sóng hẹp hơn, ít dịch vụ giátrị gia tăng hơn.
- Mạng truyền dẫn phần lớn bị
lệ thuộc (thuê của VNPT)
Các nhà mạng nhỏ còn lại như: Vietnamobile, Beeline và Sfone , sẽ không thể nàotrở thành một thế lực tương đương với 3 “đại gia” còn lại.Mặc dù vậy thì các nhà
mạng này cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người tiêu dùng
S-Phone: với slogan “Nghe là thấy” thể hiện chiến lược tập trung vào chất lượng
cuộc gọi luôn cao, trung thực
Beeline thể hiện điều này với ý tưởng quảng cáo ấn tượng thông qua hình ảnh của
các chú gà con ngộ nghĩnh, kèm theo một thông điệp mang tính triết lý thú vị “live
on the bright side”, phản ảnh sự thân thiện, vui nhộn, trẻ trung, hiện đại và phương châm sống tích cực, rất gần gũi với giới trẻ
Qua việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu như trên, ta có thể khẳng định Mobifone và Vinafone sẽ là hai đối thủ vô cùng mạnh của viettel trong việc chiếm
giữ phần lớn thị phần, các nhà mạng nhỏ còn lại thì cũng đang vùng dậy, giành về
mình số ít thị phần còn lại.Nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp viettel tìm được chính sách tốt nhất trên con đường phát triển bền vững của mình
Trang 132.Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trực tiếp ,viettel còn chịu áp lực không nhỏ của các đối thủ gián tiếp,nhất là khi thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì sự xuât hiện của các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều và đa dạng hơn
Chúng ta có thể kể đến như Line , Betalk , zalo,viber…, những ứng dụng gọi điện nhắn tin miễn phí dành cho các thiết bị di động này đang trở thành những sản phẩm thay thế cho dich vụ di động Viettel cũng như một số nhà mang di động khác Dưới đây là vài nét về các ứng dụng này:
Zalo: Zalo là một cái tên đi đầu trong việc cung cấp ứng dụng nhắn tin, gọi điện
miễn phí cho tất cả mọi người.Mặc dù mới được phát hành đầu năm 2013, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn,sô lượng người dùng đã tăng nhanh một cách khủng khiếp Ứng dụng Zalo hiện đang được giới trẻ ưa thích với hơn 10.000.000 người đang sử dụng.Thay vì phải sử dụng di động theo kiểu thông thường, người dùng Zalo có thể nhắn tin và thực hiện các cuộc gọi thông qua mạng 3G/Wifi.Những cuộc gọi trên Zalo có đường truyền khá tốt, tốc độ gửi tin nhắn nhanh, có thể gửi tin nhắn âm thanh, gửi các biểu tượng icon đầy cảm xúc với emoticon.Những hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thương và sống động.Ngoài ra có thể kể đến 1 vài tính năng nhưchia sẻ cảm nghĩ (status) bằng âm thanh, trổ tài với tính năng vẽ tay…Đây là một trong những ứng dụng gây cản trở rất lớn đối với doanh thu của viettel trong hiện tại và tương lai
Line: cùng những tính năng tương tự zalo…với line, người dùng còn có thể gửi
File dung lượng lớn: dễ dàng sử dụng tính năng này để gửi các file hình ảnh, âm thanh tới người khác mà hoàn toàn miễn phí – điều mà dịch vụ di động viettel chưalàm được
Beetalk: là một ứng dụng kết bạn miễn phí dành cho điện thoại.Mới chỉ có mặt tại
VN nhưng hiện tại Beetalkđang đứng trong top ứng dụng được tải nhiều nhất trên GooglePlay hay AppStore.Ngoài kho icon ngộ nghĩnh, dễ thương, mới đây Beetalk
Trang 14cho ra mắt tính năng độc nhất vô nhị có tên "Kết Đôi" Ưu điểm độc đáo mà chỉ Beetalk mới có đó là tính năng "Thì Thầm" Khi bật chế độ “Thì Thầm”, bạn có thểtùy chỉnh thời gian hiển thị tin nhắn từ 1 đến 15 giây và tin nhắn sẽ biến mất hoàn toàn sau khi người nhận đã đọc,rất riêng tư và bí mật.
3 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
3.1.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong nước
Hiện nay xu thế truyền thông đang lấn sang sân viễn thông với việc truy cập mạng cáp truyền hình(với ưu thế băng thông rộng).Vơí sự phát triển của công nghệ,các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông đang trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau.Việc truy cập internet qua cáp truyền hình có thể đạt tốc
độ 54Mbps và tải lên đến 10Mbps.Đồng thời thông qua hệ thống đường truyền này,ngoài truyền hình và internet,khách hàng có thê tiếp cận nhiều công cụ tiện ích khác như game online,xem tivi trên maý vi tính,xem truyền hình và phim theo yêu cầu.Tại Việt Nam,có môt số đối thủ tiềm ẩn như FPTelecom, tập đoàn viễn thông
đa phương tiện VTC, công ty cổ phần viễn thông Đông Dương, trong đó FPT telecom được coi là đôí thủ tiềm năng nhất của Viettel.Viettel coi FPT là hiện tượng của Việt Nam, mặc dù Viettel rất khác FPT Vậy lý do nào mà FPT telecom lại được Viettel đánh giá cao như vậy?
Điểm mạnh Điểm yếu
- FPT là thương hiệu mạnh, có uy tín
trong và ngoài nước FPT Telecom
được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ
Internet có chính sách dịch vụ tốt nhất
tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo,
Chất lượng dịch vụ cao, dịch vụ CSKH
ngay tại địa chỉ khách hàng
- Cơ sở hạ tầng mạng còn hạn chế Hiệntại mới chỉ triển khai tập trung tại thành phố và một số huyện lân cận: Việt Yên, Hiệp Hòa, trong khi các đối thủ Viettel
đã cung cấp tại thành phố và tất cả các huyện trên địa bàn Tỉnh
- Đối thủ có thể triển khai lắp đặt Internet kết hợp mạng điện thoại cố định
Trang 15FPT thì không
- Đường dây nóng, trụ sở để phục vụ khách hàng còn hạn chế
Tại các thị trường quốc tế mà Vittel đang tìm cách chiếm lĩnh thì môt số hãng viễn thông lớn đang có ý định đầu tư,họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của viettel trongtương lai.Hiện tại viettel đang triển kinh doanh tại Campuchia , Lào , MozambiqueHaiti và peru.Khởi đầu là việc khai trương hai nhà mạng di động,ở Campuchia (nhà mạng Mefone vào t2.2009) và ở Lào (mạng Unitel vào T10.2009).Khi ra nướcngoài ,Viettel sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông nước ngoài lớn, có năng lực tài chính mạnh và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.Đây là một thách thức cho Viettel
Qua đây có thể thấy đối thủ của Viettel rất đáng gờm, viettel cần nắm bắt rõ tình hình của các đối thủ, tận dụng các tiềm lực sẵn có cũng như có những kế hoạch cải tiến (như cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn ).Có những dịch vụ mới mẻ để có thể cạnh tranh được với những sản phẩm thay thế, giữ chân được khách hàng trong tương lai.Bên cạnh đó cũng phaỉ luôn chú ý đến các đối thủ tiềm năng để có thể tìm ra được chiến lược tranh hiệu quả nhất, giữ vững vị trí số 1 trên thị trường viễnthông Việt Nam và vươn ra thị trường thế giới
IV Chiến lược marketing
1 Đối tượng khách hàng của Viettel
Trang 16Số lượng khách hàng của công ty viễn thông viettel là rất lớn và vẫn trong xu hướng ngày càng tăng lên Từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp,
từ công nhân viên chức, nông dân, đến học sinh sinh viên Một số nhóm đối tượng cụ thể là :
Theo thu nhập gồm: nhóm người có thu nhập cao, có khả năng chi trả cao vànhóm người thu nhập trung bình,thấp
Theo độ tuổi gồm: Lứa tuổi từ 12 tuổi đến 80 tuổi
Theo ngành nghề gồm: Công nhân viên chức đến học sinh sinh viên, nông dân, lính đảo
2.Chiến lược marketing của Viettel
Viettel sử dụng 4 chiến lược marketing chủ yếu, bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến Ở mỗi chiến lược sẽ bao gồm những gói cước, ưu đãi dành riêng cho từng nhóm đối tượng cụ thể
2.1.Chiến lược sản phẩm của Viettel
Viettel chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu chung cho tất cả các sản phẩm của công ty Đồng thời, phát triển đa dạng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu riêng thể hiện rõ bản chất của từng sản phẩm Hiện Viettel đang có các gói cước trả trước cụ thể như:
Tomato Buôn làng: Tên bộ tính năng: “TOMATO BUÔN LÀNG” – biểu
tượng của sự sum vầy và yên bình Buôn làng hướng đến hình ảnh của sự đoàn kết, của tính cộng đồng; nơi đó sự sẻ chia xuất phát từ những thấu hiểu sâu sắc lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu người dùng nhất là dân tộc vùng sâu vùng
xa
7Colors: Với thông điệp “Let’s fly”, bộ hòa mạng 7Colors của Viettel được
thiết kế dựa trên những thấu hiểu sâu sắc về tính cách, sở thích của những bạn học sinh dưới 14 tuổi