Thách thức

Một phần của tài liệu SWOT Viettel (Reference) (Trang 25 - 37)

C. Sử dụng Phân tích SWOT đối với VIETTEL

4. Thách thức

4.1. Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật kinh doanh nói chung còn thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ, cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh viễn thông còn lỏng lẻo, chưa thống nhất.

4.2. đặc điểm thị trường và nội lực doanh nghiệp

Đặc điểm của thị trường viễn thông Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn với mức tăng trưởng luôn duy trì từ 60%- 70% mỗi năm... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Nhiều hãng nước ngoài đã không giấu giếm dự định và tham vọng mua lại cổ phần của các mạng MobiFone và VinaPhone khi những mạng này được cổ phần hóa và đưa ra sàn giao dịch chứng khoán! Chính vì vậy, nếu không có những đường lối và chiến lược phát triển đúng đắn, mang tầm vĩ mô thì các doanh nghiệp thông tin viễn thông của việt Nam trong đó có Viettel sẽ gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển.Nguyên nhân chủ yêu của vấn đề này là do đại đa số các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đều có khả năng tài chính dồi dào, kinh nghiệm cao, sẵn sàng dùng các chính sách hạ giá cước, ưu thế công nghệ cao để chèn ép các đối thủ nhỏ hơn.

Ngoài ra, ước vọng tự sản xuất các trang thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, khí tài quân sự trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều, nghiên cứu cơ bản còn hạn hẹp, chưa có các ngành hỗ trợ cho sản xuất công nghệ cao… cũng là mâu thuẫn cần được giải quyết.

Giai đoạn 5 năm tới (2010-2015), là một chặng đường mới đầy thách thức trong sự phát triển của Viettel. Với mục tiêu doanh thu từ 200.000- 240.000 tỷ đồng vào năm 2015: với mục tiêu viễn thông nước ngoài lớn hơn trong nước, Viettel sẽ trở thành một công ty quốc tế. Thách thức lớn nhất đối với Viettel là phát triển và quản lý một tập đoàn với quy mô lớn, bao gồm nhiều công ty, bộ máy trải rộng tới tuyến thôn, xã, đầu tư và kinh doanh viễn thông phát triển ra ngoài biên giới Việt Nam tới các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ.Viettel đã vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu do đó một thách thức trong thời điểm hiện tại là tinh thần chấp nhận gian khổ, hy sinh có thể bị mất dần đi; các kỹ năng về chăm sóc giữ khách hàng, phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền Internet còn yếu, mà đó lại là những kỹ năng chính trong giai đoạn mới. Bên cạnh đo những cách làm, những bài học thành công của hôm qua có thể không còn dùng được nữa. Nó đòi hỏi Viettel phải tự đổi mới chính mình, tự đặt mình vào những thử thách mới. Là một doanh nghiệp đứng đầu trong các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam, vị trí số một cũng mang

đến cho Viettel các căn bệnh như lãng phí và chi phí cao; chủ quan coi thường

đối tác, đối thủ; quan liêu, vô trách nhiệm; không còn năng động, ngại gian khổ, muốn hưởng thụ; mục tiêu không rõ ràng, hết thách thức…Nhưng Viettel có một niềm tin mãnh liệt rằng những giá trị mà Viettel đã đúc kết được trong hơn 20 năm qua, qua văn hóa Công ty, 8 giá trị cốt lõi, 8 phương châm hành động, những giá trị về “Tự lực, tự cường, năng động sáng tạo; Hành động quyết liệt, tư duy đột phá và tinh thần chấp nhận gian khổ, coi khó khăn là lý do tồn tại, là động lực phát triển” sẽ tiếp tục đồng hành cùng Viettel.

4.3. đối thủ cạnh tranh

Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như MOBIEPHONE, VINAPHONE, SPHONE, BEELINE…cộng với số lượng tăng nhanh các nhà phân phối của Viettel cũng

trở thành một thách thức lớn trong quản lý cũng như định hướng phát triển của hãng trong thời gian tới.

Công tác đầu tư mặc dù được quan tâm nhưng thiếu sự đồng bộ đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác điều hành mạng lưới. Sự khủng hoảng kinh tế giảm nhu cầu sử dụng các dịch của Công ty. Một số rủi ro khác ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty như: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…

4.4. rào cản văn hóa

Hiện nay, Viettel đã là một doanh nghiệp viễn thông có tiềm lực lớn về tài chính, nguồn nhân lực và kinh nghiệm, không còn là “cậu bé mới lớn” như thời kỳ mới đặt chân vào làng di động. Thế nhưng, việc trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra thế giới bằng công nghệ cao không phải Viettel không gặp những khó khăn, mà trước hết là thách thức về cạnh tranh. Hiện tại, ở Campuchia có đến 9 mạng viễn thông đang hoạt động, trong đó đa số là những mạng 100% vốn nước ngoài. Bước chân và thị trường này đồng nghĩa với Viettel phải cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới như Vodafone, Milicom… Theo đánh giá của một số chuyên gia, đây là thách thức không hề nhỏ.

Vấn đề khác biệt văn hoá và cách làm việc tại thị trường luôn là thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải. Khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhân sự địa phương, giữa công ty và khách hàng địa phương. Ví dụ,tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc,

nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh.

Ở Lào và Campuchia dù có sự khác biệt về cách làm việc hay ngôn ngữ, nhưng bản chất vẫn là văn hoá châu Á. Nhưng với thị trường châu Mỹ như Haiti, và châu Phi như Mozambique trong thời gian tới, sự khác biệt còn lớn hơn, rõ nét hơn rất nhiều. Những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ nêu trên sẽ là một rong những thách thức cơ bản mà Viettel cần phải vượt qua khi quyết định ra nhập thị trường quốc tế.

D.Chiến lược cho Viettel

Tổng hợp lại điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Viettel, ta thu được bảng sau

ĐIỂM MẠNH

-Tài chính dồi dào ổn định và tự lực (S1)

-Hình ảnh và văn hóa công ty đẹp, tạo thiện cảm khách hàng (S2) -Thị phần khá rộng, đà tăng trưởng

mạnh (S3)

-Tự chủ trong quyết định, cơ cấu mềm dẻo linh hoạt mà chắc chắn (S4)

- Danh tiếng thương hiệu mạnh( S5) -Nhân viên trẻ năng động (S6)

CƠ HỘI

- Nhu cầu viễn thông lớn , còn nhiều khoảng trống thị trường, nhiều tiềm

năng trong tương lai (O1) - Chính sách thuận lợi (O2) - Công nghệ thông tin phát triển như

vũ bão (O3)

ĐIỂM YẾU

- Thời gian hoạt động ngắn=> còn trẻ so với ông lớn vina và mobile (W1)

THÁCH THỨC

Pháp luật lỏng lẻo=> thách thức chỗ nào

- Chưa khai thác hết tiềm năng ngành(W2)

- Dịch vụ (cung cấp sp và khách hàng) còn yếu, nhất là so với

MobileFone (W3)

- Trong quản lí nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề (W4)

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và hiện tại (T1)

- Công nghệ rất dễ bị lỗi thời (T2) - Các rào cản văn hóa khi muốn mở

rộng thị trường (T3)

Với một công ty, chiến lược đưa ra cho ma trận SWOT luôn là phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để đạt được mục tiêu đề ra. Sau đây ta sẽ lập chiến lược chi tiết cho từng ô vuông trong ma trận SWOT

1. Điểm mạnh-cơ hội

Khi điểm mạnh và cơ hội cùng hội tụ, thì đương nhiên là quá sức thuận lợi, và chiến lược phù hợp nhất là “thừa thế xông lên”. Cụ thể :

1.1 Tận dụng O1 dựa theo các điểm mạnh S1, S3, S5

Với nguồn lực tài chính ổn định như cuả Vt, Vt có thể đầu tư vào mở rộng và phát triển thị phần bền vững. Vd : đầu tư vào lắp đặt thêm các trạm thu phát sóng tại các vùng khuyết thiếu và mở rộng địa bàn kinh doanh ( Lào, Cambodia) chú trọng đầu tư công nghệ để giữ và phát triển thị phần trong nước. Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng xoay xở nguồn vốn như Vt, Vt nên tận dụng điểm này. Tuy nhiên cần chú ý tránh mở rộng tràn lan hoặc quá nhanh dễ gây ra sai lầm chiến lược quả mít. Và cần đặc biệt quan tâm đến thị phần đã giành được. Tránh tập trung quá mức vào thị phần mới sẽ đánh mất thị trường quen thuộc.

Khi mở rộng và lấp đầy thị trường, hình ảnh và danh tiếng sẽ là rất quan trọng, khách hàng luôn ưa thích những sản phẩm có thương hiệu và gắn với hình ảnh công ty đẹp. Vt có điều đó, cần phải tích cực phát huy nhằm củng cố lòng trung thành của khách hàng lâu năm, đồng thời lôi kéo khách hàng mới. Riêng với việc Vt muốn mở rộng kinh doanh sang Lào, việc thể hiện hình ảnh và thương hiệu càng quan trọng. Nó tạo ra ấn tượng ban đầu của khách hàng đối với công ty, quyết định phần nhiều đến sự thành công của tập đoàn sau này => cần đặc biệt chú trọng.

1.2. Phát huy S4, S3 để tận dụng O2

Thật sự một chính sách thuận lợi là một cơ hội tốt cho việc phát triển kinh doanh. Để tận dụng tốt cơ hội này, Vt nên phát huy khả năng tự ra quyết định và cơ cấu chặt chẽ nhưng linh hoạt của bản thân. Trong môi trường kinh tế thị trường, sự thay đổi của nền kinh tế vĩ mô là vô cùng khó đoán. Điều này đòi hỏi phải ra quyết định nhanh nhạy và đúng đắn, Vt được tự ra quyết định sẽ đảm bảo được yếu tố nhanh=> nên phát huy điều này để tận dụng. Ngoài ra, do chính sách thông thoáng nên với việc phát huy tính linh hoạt của cơ cấu, Vt sẽ dễ dàng thực hiện các cải tổ làm không gặp cản trở của pháp luật nhằm phù hợp với thời cuộc.

Ngoài ra, một chính sách thuận lợi như thế là một cơ hội tốt cho vt trong kinh doanh. Vt nên tranh thủ cơ hội này thuận theo đà phát triển của mình để mở rộng hơn nữa thị phần của mình. Toyota Việt Nam 1 phần do không có được chính sách thuận lợi (thuế tiêu thụ đặc biệt) nên dù có thị trường lớn mà vẫn phải cắt giảm kinh doanh. Nhưng phát huy thế nào và tận dụng thế nào? Vt có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, đề xuất các ý kiến xin phép nhà nước nhằm giúp hoạt động kinh doanh của mình. Phát huy đà phát triển của mình trong khi kinh doanh viễn thông còn được khuyến khích là một ý tưởng nên hướng đến.

1.3. Cơ hội O3 - phát huy S6

Ai nhận ra công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tính ra khoảng 3 năm là 1 chiếc smart phone trở thành đồ cổ. Nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng đây chính là cơ hội để cho một công ty đào sâu vào thị trường, nhất là về chất. Cơ hội này căn bản có thể đem đến sự phát triển bùng nổ mà vẫn chắc chắn, nhưng vẫn còn ít công ty thực hiện do các nhà mạng thường mới chỉ chú trọng dịch vụ chứ ít để ý kĩ thuật. Nhiều nhà mạng thuê làm ngoài các khâu kĩ thuật. Nhưng điều này sẽ giảm giá trị gia tăng của công ty rất nhiều. Chính vì vậy, cần tận dụng việc phát triển mạnh của công nghệ thông tin để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn. Ai phù hợp nhất để tiếp cận sự thay đổi của cntt? Giới trẻ và những kĩ sư tin học. Vt có thế mạnh về đội ngũ nhân viên trẻ, và năng động, cần sử dụng được thế mạnh này. Ngoài ra, vt cũng nên tuyển dụng thêm đội ngũ kĩ sư trẻ nhằm củng cố vấn đề kĩ thuật cho công ty. Cụ thể, vt nên có những chính sách thúc đẩy nhân viên tìm tòi như các chính sách lương thưởng, các khóa đào tạo, các khóa học ngắn hạn, đặc biệt có thể tổ chức những chuyến thăm quan kết hợp học tập cho nhân viên tại những nước, công ty nổi tiếng về công nghệ. Bồi dưỡng đội công nghệ thông tin của bản thân.

2. Điểm mạnh- thách thức

Những điểm mạnh nào sẽ giúp vt vượt qua thách thức?

2.1. Sử dụng S2, S3, S5 để vượt qua T1

Thực ra đối mặt với cạnh tranh là một thách thức luôn tồn tại với mỗi doanh nghiệp. Phân tích sơ qua tình hình hiện tại, có thể thấy thị trường viễn thông đang dần bão hòa. Điều này có nghĩa là bây giờ người tiêu dùng là chủ. Nghĩa là các nhà mạng sẽ cần cạnh tranh gay gắt để giữ chân và lôi kéo thêm khách hàng. Vt không nằm ngoài sự cạnh tranh này- Sự cạnh tranh mà thành công nằm ở sự khác biệt. Vt nên phát huy S5 làm lợi thế cạnh tranh so với những nhà mạng mới gia nhập, một thị trường bão hòa cũng là cái lợi khi định

vị ban đầu của khách hàng với Viettel đã là cố định – Viettel là nhà mạng hàng top.

Điểm thứ 2, với lợi thế là nhà mạng lớn do thị phần lớn và tăng trưởng nhanh (S3) sẽ khiến vt có vị trí chiếu trên so với nhiều đối thủ nhỏ hơn. Đặc biệt là những đối thủ chân ướt chân ráo mới gia nhập. Vt cần củng cố thế mạnh này, nhất là khi đây là lại là một trong các tiêu chí để khách hàng so sánh và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Một điểm nữa cần lưu ý tới, đó chính là việc đẩy mạnh định vị trong tâm trí khách hàng thế mạnh S2. Có thể, thế mạnh này không là chủ chốt nhất của Vt, nhưng là độc đáo nhất của họ. Các nhà nghiên cứu marketing đã chỉ rõ mức độ quan trọng của tâm lí khách hàng trong kinh doanh hiện nay. Hẳn các bạn đều biết phản ứng tẩy chay mạnh mẽ của người tiêu dùng làm vedan lao đao. Chính vì vậy, một công ty “đẹp” không chỉ nhận được sự ưu ái hơn của khách hàng, so với đối thủ cạnh tranh mà còn là một cách quảng bá hiệu quả cho hình ảnh của công ty.

2.2. Vượt qua T2 bằng thế mạnh S1 và S6

Để đối mặt với vấn đề công nghệ dễ bị lỗi thời, chỉ có 2 phương pháp: đẩy nhanh thích nghi với công nghệ mới và đầu tư cho công nghệ. Tiềm lực tài chính lớn cho phép vt đầu tư vào vấn đề kĩ thuật. Và đội ngũ nhân viên trẻ sẽ giúp Vt thúc đẩy tiếp cận công nghệ mới, tránh đi tụt với thời đại. Vt nên đầu tư hơn nữa cho chất lượng nguồn nhân lực, nhân viên trẻ luôn có tinh thần học hỏi cao. Ngoài ra nên tận dụng thế mạnh về tài chính để đầu tư phát triển công nghệ cho công ty để tránh tụt sau thời đại

2.3. T3- Phát huy S4

Khi thâm nhập một thị trường mới, vấn đề đầu tiên sẽ là rào cản văn hóa. Với ý định thâm nhập thị trường Lào và Cambodia của mình, Vt sẽ phải đối mặt với một thách thức khá lớn là rào cản văn hóa. Để vượt qua được thách thức này, tự thay đổi bản thân là con đường không thể tránh khỏi. May

mắn là Vt có cơ chế tổ chức chặt chẽ nhưng khá linh hoạt (S4). Cần sử dụng sự linh hoạt này vào thay đổi tổ chức phù hợp.

3. Điểm yếu – cơ hội

3.1. Khắc phục W1, W2, W3 để tận dụng O1.

Thị trường còn nhiều tiềm năng là cơ hội lớn để mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu SWOT Viettel (Reference) (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w