1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án

30 867 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 211,5 KB

Nội dung

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: Theo báo cáo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tư tưởng HCM được Đảng ta xácđịnh khái quát như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là 1 hệ thống quan điểm toàn

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1 (4 điểm) Đồng chí hãy trình bày nguồn gốc lý luận và thực tiễn đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:

Theo báo cáo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tư tưởng HCM được Đảng ta xácđịnh khái quát như sau:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là 1 hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề

cơ bản cách mạng VN, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn vàquý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân tagiành thắng lợi

Nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Nguồn gốc lý luận:

1.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực tự cường

- Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ

- Dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo

- Duy trì và tồn tại trong cơ sở kinh tế, nó hiện thân vào tổ chức, văn hóa của làng xãChính chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam là cội nguồn, là điểm xuất phát, là độnglực lên đường cứu nước và là bộ lọc các học thuyết để HCM lựa chọn và tiếp nhận tinh hoa vănhóa nhân loại mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa Mác – Lênin

1.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại

- Tinh hoa văn hóa phương đông: kế thừa, phát triển tinh hoa 3 học thuyết lớn ởphương đông

+ Nho giáo (kế thừa tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội; Xây dựng xã hộitheo thuyết chính danh, theo lễ, theo Tam cương ngũ thường; Tư tưởng tu thân.v.v )

+ Đạo phật (Kế thừa tư tưởng vị tha, yêu thương con người, chống điều ác; đề caoquyền bình đẳng của con người và chân lý; sống gắn bó với đất nước )

+ Đạo lão (Kế thừa, phát triển tư tưởng gắn bó với thiên nhiên, hoà đồng với thiênnhiên, thoát mọi ràng buộc danh lợi của Lão Tử)

- Tinh hoa văn hóa phương tây: Tìm hiểu kinh nghiệm cách mạng thế giới ; kế thừa tưtưởng nhân quyền, dân quyền; tự do, bình đẳng, bác ái Đó là những tư tưởng cơ bản của chủnghĩa dân tộc và nhân văn trong cách mạng tư sản Mỹ và Pháp

Nguyễn Ái Quốc thành người cộng sản trên cơ sở thâu thái, thấm nhuần tinh hoa khotàng kiến thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây

1.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin

Trang 2

Đó là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển mới về chất của tư tưởng Hồ ChíMinh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với tất cả những người yêu nước nổi tiếngnhất đương thời.

- Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã giải quyết về cơ bảnvấn đề khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng Giải đáp được câuhỏi của lịch sử đặt ra

- Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở phương pháp luận, thế giới quan, kim chỉ nam hànhđộng trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Sự ra đời và phong trào đấu tranh của giai cấp mới là giai cấp công nhân Việt Nam.Đây là nguồn gốc thực tiễn xã hội cực kỳ quan trọng cho sự ra đời của tư tưởn Hồ ChíMinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có những phẩm chất của một thiên tài cách mạng:

- Có vốn trí tuệ siêu việt, thông minh từ nhỏ trong học tập, ứng đối thơ văn

- Có hoài bão lớn, dám đi khắp thế giới tìm đường cứu dân, cứu nước bằng 2 bàn taytrắng tự kiếm sống, học hỏi và hoạt động cách mạng

- Có vốn học thức văn hoá sâu rộng Đông Tây kim cổ bởi khổ công nghiên cứu, họctập, có thể đọc, giao tiếp thông thạo bằng nhiều thứ tiếng

- Có tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng

- Là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại

- Có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường

- Có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác và kỳdiệu

- Có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, mộttrái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng khổ nhất, sẵn sàng chịu đựng

hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào

Trang 3

Tóm lại, tư tưởng HCM có cội nguồn thực tiễn, lý luận phong phú và được hình thành

từ sự kết hợp giữa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhânloại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lênin (nhân tố khách quan) thông qua phẩm chất cácnhân với năng lực hoạt động trí tuệ và thực tiễn cao của Người (chủ quan) Vì vậy, tư tưởngHCM vừa là sản phẩm của thời đại lịch sửa là độc lập dân tộc và CNXH và vừa phản ánh lýtưởng, mục tiêu của thời đại là độc lập, tự do, hạnh phúc cho mọi dân tộc và con người trênhành tinh chúng ta

Câu 1 (6 điểm) Đồng chí hãy phân tích khái niệm, đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh; nêu rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và việc học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với mỗi cán bộ, Đảng viên.

1 Khái niệm TT HCM:

Theo báo cáo Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, tư tưởng HCM được Đảng

ta xác định khái quát như sau:

“ Tư tường HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, là kết quả của sự vận động và phát triển chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta thành thắng lợi”

*) Nội dung chủ yếu trong khái niệm TT HCM:

- Tư tường HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN:

- Là TT cách mạng và khoa học để giải phóng dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng con người VN

2 Đặc điểm TT HCM:

2.1 TT HCM có quá trình phát triển lâu dài và là hệ thống mở;

2.2 TT HCM nổi bật là TT chính trị;

2.3 TT HCM thống nhất biện chứng với phương pháp, phong cách HCM

Kết Luận: Với tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người được thiết kế trên cơ sở những giá trị văn hóa và yêu cầu chung của dân tộc và nhân loại, phù hợp với sự tiến hóa, TT HCM là ngọn cờ thắng lợi của CM nước ta

3 Vai trò của TT HCM trong sự nghiệp đổi mới và việc học tập làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

3.1 Khẳng định của Đảng ta trong suốt các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, từ Đại hội lần

VI đến Đại hội lần XI đều lấy Chủ Nghĩa Mác – Lênin làm và TT HCM làm nền tảng vàkim chỉ lam cho hành động để xây dựng và phát triển đất nước

3.2 Việc học tập làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM đối với mỗi cán bộ,đảng viên như thế nào trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Kết luận: Tự các bác nhé!

Trang 4

Câu 2 (4 điểm) Đồng chí hãy trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc?

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

1 Vấn đề dân tộc thuộc địa

a Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa

Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc

b Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa

Cách tiếp cận từ quyền con người.

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyềnsống, quyền sung sướng và quyền tự do”

2 Chủ nghĩa dân tộc - một động lực lớn của đất nước.

Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêunước chân chính của các dân tộc thuộc địa Đó là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trướcbất cứ thế lực ngoại xâm nào

3.Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

a Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau

b Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội

c Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp

d Giữ vững độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộckhác

II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.

a Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa

Cách mạng ở thuộc địa trước hết là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chứchưa phải xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung

Yêu cầu bức thiết của nhân dân thuộc địa là độc lập dân tộc

Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, cho nên tính chất và nhiệm vụhàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc

b Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

Mục tiêu cấp thiết của cách mạng thuộc địa là đòi quyền lợi chung cho toàn dân tộc

2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.

a Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó

b Cách mạng tư sản là không triệt để

Trang 5

c Con đường giải phóng dân tộc.

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cáchmạng vô sản”

3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

a Cách mạng trước hết phải có Đảng

b Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất

4 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

a Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân bị áp bức

b Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc

Xác định khả năng tham gia cách mạng giải phóng dân tộc của quần chúng nhân dân,

“công, nông là gốc cách mạng”

5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

a Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo

b Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc

6 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực

a Tính tất yếu của bạo lực cách mạng

b Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo hòa bình

c Hình thái bạo lực cách mạng

III Kết luận.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc có nhữngluận điểm sáng tạo, đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn

1 Làm phong phú học thuyết Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa

Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.

Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.

2 Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945

Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng 1945 – 1975

Trong công cuộc đổi mới hiện nay

Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ

để xây dựng và bảo vệ đất nước; nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giaicấp; chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dântộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

Trang 6

Câu 2: (6 điểm): (N.V.Hùng chuẩn bị): Đồng chí hãy nêu và phân tích những luận

điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của sự sáng tạo?

1 Những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “tư

tưởng HCM là một hệ thống qua điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM

VN, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thểcủa nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinhhoa VH nhân loại”

Trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người thì cách mạng giải phóng dân tộc là mộttrong những vấn đề cơ bản và hết sức đặc sắc:

- CM giải phóng dân tộc là cuộc CM do nhân dân các nước thuộc địa hoặc các nước

bị nô dịch tiến hành, nhằm lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, khôi phục độc lập dântộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước thuộc về lực lượngdân tộc

- Mục tiêu cơ bản và chủ yếu của CM giải phóng dân tộc là lật đổ ách áp bức, nô dịch

của chủ nghĩa thực dân, đề quốc, giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia

- Tính chất của CM GPDT: là cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức chống kẻ

áp bức; giữa nhân dân thuộc địa với chủ nghĩa thực dân; giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc

và đế quốc

- Nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc: Thành lập Đảng cách mạng, ra chủ

trương, đường lối phù hợp, tập hợp lực lượng, vận động cách mạng, khởi nghĩa , giành độclập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng xã hội mới do nhân dân làm chủ

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của CM GPDT, theo quan điểm HCM thì phải tiến hành các nội dung sau:

1.1 Về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc:

- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi triệt để phải đi theo con đường

Trang 7

1.3 Về lực lượng tiến hành CM GPDT

CM giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nônglàm nòng cốt Công nông là gốc cách mệnh nhưng phải mở rộng đoàn kết tập hợp lực lượngvới các giai cấp và tầng lớp ở trong XH

1.4 Mối quan hệ giữa CM vô sản ở chính quốc với CM GPDT ở thuộc địa

Theo HCM Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng nổ ra 1 cách chủ động, sángtạo và giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc

+ Đây là 1 luận điểm sáng tạo của HCM, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn vớiphong trào CM TG và là sự bổ sung kịp thời vào kho tàng lý luận của CN Mác – Lênin.Thực tiễn cách mạng CM VN và CM thế giới ở thế kỷ 20 đã kiểm nghiệm và chứng minhluận điểm của HCM hoàn toàn đúng đắn

1.5 Về phương pháp CM GPDT

- HCM khẳng định CM giải phóng dân tộc phải tiến hành bằng phương pháp bạo lựccách mạng kết hợp đấu tranh chính trị, từ khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩagiành thắng lợi hoàn toàn

- HCM đặc biệt chú ý đến các yếu tố Thế - Lực – Thời trong CM GPDT Kết hợp giữađấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao

2 Sáng tạo lý luận của HCM về CM GPDT

Trên cơ sở nhận thức lý luận CN Mác – Lênin và điều kiện lịch sử VN, từ những trithức , kinh nghiệm rút ra từ quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, HCM có sựsáng tạo:

Một là, CM VN là 1 bộ phận của CM TG, trong thời đại mới phải đi theo quỹ đạo của

CM vô sản Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản”; Đó là con đường: “Làm tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Chỉ có như thế, cách mạng mớiđem lại quyền lợi, hạnh phúc cho đại đa số nhân dân (tính triệt để CM)

Hai là, CM giải phóng dân tộc có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM vô sản ở

chính quốc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho CM vô sản ở chính quốc giành thắng lợi

Ba là, vấn đề xây dựng 1 chính đảng mác xít (Đảng cộng sản) ở 1 nước thuộc địa nửa

phong kiến Trong điều kiện giai cấp công nhân ra đời muộn, vừa yếu lạ vừa thiếu, yếu vềtrình độ nhận thức chính trị, ý thức giai cấp; thiếu về lực lượng, việc chuẩn bị tư tưởng,chính trị, tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN; việc truyền bá lý luận của CN Mác, sự kết hợpnhuần nhuyễn giữa CN Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thànhlập ĐCSVN là 1 sáng tạo to lớn và quan trọng của HCM

Bốn là, về vấn đề xây dựng lực lượng CM Trong CM vô sản nói chung, CM giải

phóng dân tộc nói riêng, các nhà CM kinh điển chỉ coi trọng lực lượng công – nông Đối vớiHCM, quan điểm của Người khẳng định CM là sự nghiệp của toàn dân Do đó, phải vậnđộng, giác ngộ tất cả các thành phần dân tộc, không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáotham gia CM Đó là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đại đoàn kết dân tộc được thể hiệnbằng 1 sắc thái mới, tư duy mới trong thời đại mới

Những sáng tạo về phương pháp (câu hỏi ko hỏi nhưng thừa thời gian thì trình bầy):

Bằng phương pháp CM bạo lực, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với đấu tranh chính trị củaquần chúng; phương pháp tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc tham gia tổ chức mặt trận dân

Trang 8

tộc thống nhất; phương pháp xây dựng căn cứ địa, khu giải phóng, ATK; phương pháp khởinghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa , HCm đã làm phong phú kho tàng lý luận vàphương pháp CM trong CM giải phóng dân tộc và do đó HCm đã được TG tôn vinh anhhùng giải phóng dân tộc.

3 ý nghĩa của sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

nhân dân Góp phần đấu tranh cho quyền bình đẳng các dân tộc; hình thành nguyên tắc xử

lý mối quan hệ dân tộc - giai cấp, dân tộc – tôn giáo

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Vận dụng vào cách mạng VN, đưa đến thắng lợi trong cách mạng tháng 8-1945

- Thúc giục, động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên làm cách mạng GPDT

3.3 Trong tình hình hiện nay: (nếu thừa thời gian thì trình bày)

- CM nước ta có nhiều thuận lợi, đan xen những thách thức Nguy cơ đe dọa đến nềnđộc lập vẫn còn Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường Để bảo vệ toàn vẹn chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phải học tập, vận dụng sáng tạo TT HCM vào thực tiễnCM

+ Về lý luận: Nắm chắc nguyên lý, quy luật vận động, phát triển của CM Kết hợp chặt

chẽ giữa lý luận với thực tiễn; tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung cho lý luận, không ápdụng giáo điều

+Về phương pháp: Học tập phương pháp: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, linh hoạt, sáng

tạo

- Cụ thể, trong tình hình mới, để giữ gìn độc lập, tự chủ của đất nước:

+Về đường lối CM: Kiên trì ĐLDT gắn liền với CNXH.

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng + Về lực lượng: Chú trọng XD khối đoàn kết DT, đoàn kết QT trong bối cảnh hội

nhập, toàn cầu hóa; phát huy mọi nguồn lực (trong nước, quốc tế) phục vụ cho sự nghiệpCM

Câu 3 (4 điểm) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.1 Đồng chí hãy trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềchủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Tư tưởng HCM về CNXH

1 Phương thức tiếp cận của HCM về tính tất yếu của CNXH ở VN

Trang 9

CNXH là con đường phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người Vận dụng và quántriệt quan điểm duy vật về lịch sử của học thuyết mác-xít, HCM quan niệm lịch sử xã hộiloài người là 1 quá trình tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản xuất.

Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phânbiệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việclàm cho mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc

Theo HCM, logic phát triển XH cho thấy đã đến lúc CNTB mở đường cho sự ra đời 1chế độ XH mới, chế độ XHCN Tiến lên CNXH là quy luật vận động khách quan của lịch

sử trên phạm vi toàn thế giới Kết luận này của HCM hoàn toàn tuân thủ các nguyên lý phổbiến của học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội

HCM am hiểu 1 cách tường tận và chi tiết truyền thống tư tưởng, văn hóa phươngĐông, phương thức sản xuất châu Á, đặc biệt là sự tàn bạo, lỗi thời của CNTB mà hình thứcxấu xa, tồi tệ nhất của nó là chủ nghĩa thực dân

CNXH ra đời chính từ sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản Xã hội thuộc địa phong kiếnluôn nảy mầm và nuôi dưỡng ý thức giác ngộ dân tộc, ý thức giác ngộ giai cấp và CNXH,CNCS với tư cách là 1 chế độ XH có khả năng xóa bỏ hoàn toàn mọi xiềng xích, nô dịch tồntại từ trước tới nay tất yếu ra đời từ hành động tự giác đó của quần chúng cách mạng

CNXH – kết quả tất yếu của quy luật vận động nội tại của CM VN

Về phương diện lý luận, HCM tìm thấy nhiều câu trả lời cho tình thế CM VN trong lýluận của VI Lênin, đặc biệt là những vấn đề về dân tộc và thuộc địa, về khả năng và triểnvọng tương lai của các dân tộc Phương Đông

Về phương diện thực tiễn – lịch sử, khẳng định của HCM về con đường đi lên CNXHcủa CM VN được đặt trên 1 cái nền hiểu biết sâu rộng lịch sử các cuộc CM đã từng diễn ratrên TG

Sự so sánh về mặt lý luận và kinh nghiệm kiểm chứng lịch sử của nhiều chế độ XHđương đại đã tạo cho sự lựa chọn con đường phát triển CM VN của HCM có sức nặngthuyết phục, dễ đi vào lòng người

Từ tính tất yếu HCM đã có những sáng tạo đặc sắc trong cách tiếp cận về CNXH nóichung

HCM tiếp thu lý luận về CNXH khoa học của học thuyết Mác – Leenin trước hết là từkhát vọng giải phóng dân tộc VN

HCM tiếp cận CNXH ở 1 phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo,nhân văn mác-xít

Bao trùm lên tất cả là HCM tiếp cận CNXH từ văn hóa Văn hóa trong CNXH ở VN

có quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế

2 Quan niệm của HCM về đặc trưng bản chất của CNXH

HCM quan niệm về CNXH ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổquốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh,đồng bào sung sướng”, “là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do,

là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm

ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Trang 10

HCM xác định những đặc trưng chủ yếu của CNXH, gắn với điều kiện thực tế của

VN Đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN, theo HCM, cũng trên cơ sở của lý luận Mác –Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội Còn về cụ thể, chúng

ta thấy HCM nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau đây:

- Đó là 1 chế độ chính trị do nhân dân làm chủ CNXH có chế độ chính trị dân chủ,nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vìdân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – lao độngtrí óc, do Đảng cộng sản lãnh đạo

- CNXH là 1 chế độ XH có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển củakhoa học - kỹ thuật Đó là XH có 1 nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động

XH co, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nên tảng phát triển khoa học – kỹ thuật, ứngdụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – kỹ thuật của nhân loại

- CNXH là chế độ không còn người bóc lột người Đây là 1 vấn đề được hiểu như là 1chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi Trong CNXH không còn bóc lột, áp bức bất công,thực hiện chế độ sở hữu XH về TLSX và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động Đó

là 1 XH được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý

- CNXH là 1 XH phát triển cao về văn hóa, đạo đức Đó là 1 XH có hệ thống quan hệ

XH lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sựđối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con ngườiđược giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội

và tự nhiên

3 Quan niệm HCM về mục tiêu và động lực của CNXH

- Mục tiêu của CNXH: Ở HCM mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu củaNgười là 1, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bao ta ai cũng có cơm

ăn, áo mặc, ai cũng được học hành

Mục đích của CNXH là gì? Nói 1 cách đơn giản và dễ hiểu là không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

HCM đã xác định các mục tiêu cụ thể của CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

- Các động lực của CNXH: Theo HCM, những động lực đó biểu hiện ở các phươngdiện vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh Người khẳng định, động lực quan trọng vàquyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức.HCM thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ; đồng thời chăm lobồi dưỡng sức dân Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân

Trang 11

HCM rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giảiphóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân,gắn liền kinh tế với kỹ thuât, kinh tế với xã hội.

Cùng với động lực kinh tế, HCM cũng quan tâm tới văn hóa khoa học, giáo dục, coi

đó là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH Tất cả những nhân tố động lực nêu trên

là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển

Ngoài các động lực bên trong, theo HCM, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại,tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa đế quốc củagiai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những tành quả khoa học – kỹ thuật TG

Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng HCM là ở chỗ bên cạnh chỉ ra cácnguồn động lực phát triển của CNXH, Người còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tốtkìm hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có của CNXH, làm cho CNXH trở nên trì trệ, xơcứng, không có sức hấp dẫn, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu mà Người gọi đó là “giặcnội xâm”

Giữa nội lực và ngoại lực, HCM xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại hlực

là rất quan trọng Chính vì thế, Người hay nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh

là chính, nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công CNXHtrên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của VN, không can thiệp vào công việc nội bộcủa nhau, chung sống hòa bình và phát triển

Tư tưởng HCM về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN

1 Quan niệm của HCM về thời kỳ quá độ và đặc điểm xây dựng CNXH ở nước ta

- Quan niệm về thời kỳ quá độ: Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng khôngngừng, về thời kỳ quá độ lên CNXH của chủ nghĩa Mác – Leenin và xuất phát từ đặc điểmtình hình thực tế VN, HCM đã khẳng định con đường CM VN là tiến hành giải phóng dântộc, hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH

- Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Đặc điểm lớn nhất là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậutiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN, đặc điểm này chi phối cácđặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XH và làm cơ sở nẩy sinhnhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu pháttriển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - XH quá thấp kém củanước ta

- Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH:

Xây dựng nền tảng vật chất – kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh tế,chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH

Cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựnglàm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, lâu dài

HCM nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên CNXH Tínhchất phức tạp và khó khăn của nó được HCM lý giải trên 3 điểm

2 Quan điểm HCM về nội dung xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ

- Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vaitrò lãnh đạo của Đảng Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực

Trang 12

lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụmới.

- Nội dung kinh tế được HCM đề cập trên các mặt lực lượng sản xuất, quan hệ sảnxuất, cơ chế quản lý kinh tế Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sởtiến hành công nghiệp hóa XHCN Đối với cơ cấu kinh tế, HCM đề cập cơ cấu ngành và cơcấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ

- Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, HCM nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con ngườimới, đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật trong XH XHCN

3 Bước đi và các biện pháp xây dựng CNXH: Để xác định bước đi và tìm cách làmphù hợp với VN, HCM đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:

Xây dựng CNXH là 1 hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt cácnguyên lý cơ bản của CN Mác – Leenin về xây dựng chế độ mới, tham khảo, học tập kinhnghiệm của các nước anh em

Xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực

tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân

Thực hiện cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xâydựng làm chính

Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền Nam– Bắc khác nhau trong phạm vi 1 quốc gia

Xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kếhoạch

Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng CNXH

là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN

Câu 3 (6 điểm): Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: Chỉ có chủ

nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồnvinh,

- Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ và phát triển những thành quả của ĐLDT:tạo thế và lực; kinh tế, văn hoá, tinh thần cho nhân dân

2 Sự thể hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:

a Thời kỳ 1930-1945:

Trang 13

- Tính chất của cách mạng: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.Gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và nhân dân lao động.

- Phương hướng và 2 giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ViệtNam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

- Đối tượng: đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, tầng lớp tư sản mại bản và địachủ phản động chống lại độc lập dân tộc

- Lực lượng cách mạng: toàn dân, nòng cốt là liên minh công-nông do giai cấp côngnhân lãnh đạo

- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

b Thời kỳ 1945-1954: Hồ Chí Minh và Đảng ta hoàn thiện lý luận cách mạng dântộc dân chủ nhân dân: bảo vệ độc lập, chuẩn bị kháng chiến kiến quốc

c Thời kỳ 1954-1975: Thể hiện tập trung cao độ nhất tư tưởng sáng tạo tuyệt vời của

Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thông qua việc xây dựng vàchỉ đạo đường lối cách mạng hai miền: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, hoàn thànhcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, thống nhất đất nước, đưa tổ quốc lên chủnghĩa xã hội

d Những điều kiện để đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:

- Phải xác định rõ và tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, sức chiến đấu của đảngtrong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng

- Xây dựng và phát huy vau trò nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc

- Củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công - nông - trí thức trên nền tảngcủa Khối đại đoàn kết dân tộc

- Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực và trênthế giới vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

3 Vận dụng trong giai đoạn hiện nay:

a Đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảngchủ nghĩa Mác Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh:

- ĐLDT: toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, chính trị-kinh tế-văn hoá, lối sống, đạo đức; độclập dân tộc thống nhất tổ quốc, dân giàu nước mạnh

- XHCN: khẳng định là tất yếu khách quan, duy nhất đúng; xác định rõ mô hình,bước đi Giữ vững lập trường trong phát triển kinh tế, chính trị,

b Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới: pháthuy nội lực, đối ngoại độc lập tự chủ, chủ động tích cực hội nhập

Câu 4 – 4 điểm: Đồng chí hãy trình bày phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 14

* Khái niệm Phương thức lãnh đạo của Đảng: Đại hội VII (1991) nhận định:

“Phương thức lãnh đạo của Đảng là những nguyên tắc, quy tắc, cách thức, biện pháp mà các tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng lựa chọn và sử dụng để tác động vào những đối tượng lãnh đạo, nhằm đạt được mục đích, yêu cầu, nội dung lãnh đạo”.

1 Đảng lãnh đạo bằng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách:

- Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn là trách nhiệm hết sức nặng nề, đòihỏi Đảng phải nắm vững lý luận để vận dụng vào thực tiễn một ách sáng tạo Người khẳng

định: “Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch

sử xã hội” Với HCM: chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng là sự vận dụng sáng tạo

CN Mác-Lenin phù hợp với thực tiễn VN trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử

- Trong phương thức lãnh đạo của Đảng cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc đề ra chủ trương, đường lối, nghị quyết với biện pháp thực hiện và quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đặt ra Người nhấn mạnh:”…kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần

và quyết tâm phải ba phần” có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế

hoạch nhà nước

- Thông qua các tổ chức và đảng viên của mình để định hướng, tuyên truyền vận động

và tổ chức thực hiện nghị quyết Đưa nghị quyết đi vào cuộc sống

- Quyền lực của Đảng cầm quyền là quyền lực chính trị Đảng lãnh đạo thông qua Nhà

nước và các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng không bao biện làm thay Nhà nước cụ thể hóacác chủ trương, đường lối của Đảng, ở đó Đảng giới thiệu, cử đảng viên của mình tham giagiữ các chức vụ lãnh đạo của Nhà nước và các tổ chức Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nướcluôn thống nhất vì sự phát triển thắng lợi của sự nghiệp cách mạng

2 Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ.

Hồ Chí Minh từng nói, cán bộ là dây chuyền của bộ máy nối Đảng, Chính phủ vớinhân dân, nối nhân dân với Đảng, Chính phủ Nhiệm vụ của cán bộ là đem đường lối củaĐảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu để thi hành, đồng thời lãnh đạo, tổ chức

việc thực hiện cho tốt Người cho rằng: “cán bộ tốt việc gì cũng xong Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” Vì vậy, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc và huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”

- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng cử cán bộ, đảng viên vào các cơ quan Nhànước, các đoàn thể Vì vậy, công tác cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng Trong tư tưởng

HCM, huấn luyện cán bộ, lựa chọn cán bộ và chính sách cán bộ được Người nhận định là các nội dung quan trọng cần đặc biệt lưu tâm Người yêu cầu phải hiểu biết cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; phải khéo dùng cán bộ; phải “có gan” cân nhắc cán bộ; phải thương yêu cán bộ; phải khéo phê bình cán bộ.

3 lãnh đạo thông qua sự tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên:

- Thực tiễn cách mạng VN từ ngày có Đảng cho thấy đa số những người cộng sản,những cán bộ của Đảng luôn là những người tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Tính tiên phong, gương mẫu không chỉ tác dụng nêu gương cho nhân dân mà còn

có tác dụng rất to lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhất là trong điều kiện Đảngcầm quyền

- Người thường xuyên nhắc nhở: cán bộ, đảng viên phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ HCM cho rằng vai trò lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân phụ thuộc rất

Trang 15

nhiều vào tính mực thước, gương mẫu của CBĐV Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước để cho làng nước theo sau.

4 Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra:

- Kiểm tra là một nội dung trong phương thức lãnh đạo của Đảng Công tác kiểm tra luôn là một nhân tố quyết định sự thành bại của chủ trương, đường lối Người viết: “Khi đã

có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách ”.

- Kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyếtđiểm đối với mỗi cá nhân và tập thể Bác coi công tác cán bộ như “ngọn đèn pha” ; khi soivào mỗi cán bộ, mỗi tổ chức thì bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, bao nhiêu khuyếtđiểm của chúng ta đều thấy rõ

- Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra là phải thường xuyên, toàn diện; kiểm tra

đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng có đúng không, có đi vào thực tế không;kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, tổ chức, kiểm tra cán bộ, đảng viên Người đòi hỏi

kiểm tra, kiểm soát phải gắn với thực thi kỷ luật, pháp luật nghiêm minh Bác yêu cầu cán

bộ làm công tác kiểm tra phải đến tận nơi, xem tận chỗ, phải là người có năng lực, uy tín, đồng thời phải biết dựa vào quần chung nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ.

Câu 4 (6 điểm): Đồng chí hãy phân tích những luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cộng sản cầm quyền? Theo đồng chí, việc thực hiện luận điểm nào có ý nghĩa cấp thiết nhất trong công tác xây dựng Đảng hiện nay?

Đặt vấn đề:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Một trong những nội dungquan trọng trong Tư tưởng của Người là luận điểm về xây dựng đảng cộng sản cầm quyền

1 Về đảng cộng sản cầm quyền:

- Trước hết, đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng phải giành chính quyền, trở thành đảngcầm quyền Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin xác định vấn đề cơ bản của các cuộc cáchmạng là vấn đề nhà nước, trong cách mạng vô sản, đảng cộng sản xác định nhiệm vụ trướchết là lãnh đạo quần chúng lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, giành lấy chính quyền,đưa đảng cộng sản trở thành đảng cầm quyền Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo lý luậnMác-Lênin, khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác địnhnhiệm vụ là phải “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Namđược hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông”

- Thứ hai, đảng cộng sản cầm quyền có ý nghĩa quan trọng, sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng là nhân tố quyết định đưa cách mạng tới thắng lợi Trở thành đảng cầm quyền nghĩa làdưới sự lãnh đạo của đảng, cách mạng bước sang thời kỳ mới với nhiều nhiệm vụ nặng nề

và rất khó khăn, đặt ra yêu cầu vai trò lãnh đạo của đảng phải toàn diện, tỉ mỉ

- Thứ ba, phương thức lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền đã được Hồ Chí Minhnhận định là căn nguyên thắng lợi hay thất bại của việc thực hiện chủ trương, đường lối.Đảng lãnh đạo cách mạng thông qua 4 phương thức sau đây:

Ngày đăng: 13/03/2015, 00:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w