Quan điểm hoàn thiện nghiên cứu thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoat động nghiên cứu thị trường khách du lịch của công ty Vietway Trave Ha Noi (Trang 28)

Theo quan điểm của em là nghiên cứu thị trường tiềm năng là thị trường vô cùng quan trọng và thị trương này thu hút khách rất lớn. Thị trường tiềm năng ở đây chính là các nước Châu Âu. Và chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra các mục tiêu thể hiện quyết tâm của toàn ngành Du lịch nói chung và Vietway Travel nói riêng: phát triển du lịch cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn; có tính chuyên nghiệp; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực; đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới. Du lịch Việt Nam phấn đấu đến năm

2015 đạt 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 10-10,5 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước; năm 2020 thu hút 10- 10,5 triệu khách quốc tế và 45 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6-6,5 % GDP; năm 2030 đạt 19-20 triệu khách quốc tế, 70 triệu khách nội địa, dự kiến doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020...

Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện trong quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa với vai trò động lực là các doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Du lịch Việt Nam cần bám sát xu hướng hội nhập, hợp tác và cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bối cảnh kinh tế tri thức đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính đột phá trên cơ sở thực trạng và nguồn lực phát triển của đất nước. Toàn ngành Du lịch cần xác định và quán triệt thực hiện những định hướng lớn sau:

- Với quan điểm chuyển từ phát triển trên diện rộng sang phát triển theo chiều sâu thì chất lượng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động du lịch. Vì vậy, cần phải xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là chìa khóa để Du lịch Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược.

- Triển khai công tác xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, tập trung cho các phân đoạn thị trường trọng điểm có mục đích du lịch thuần túy và lưu trú dài ngày. Hoạt động xúc tiến, quảng bá phải được xây dựng và tổ chức trên cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trường và gắn chặt với chiến lược sản phẩm – thị trường và thương hiệu theo kế hoạch dài hạn và các kế hoạch chi tiết hàng năm.

- Công tác phát triển sản phẩm phải đi trước một bước trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Trong thời gian tới cần phát triển mạnh du lịch biển với các loại hình nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, các sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng... cũng cần được ưu tiên phát triển.

- Xây dựng cơ chế thông thoáng nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho du lịch, trong đó chú ý đến việc thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch có quy mô, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế; tránh tình trạng đầu tư manh mún làm giảm hiệu quả và lãng

phí vốn đầu tư; trong quá trình thu hút đầu tư cần có định hướng rõ theo thị trường, sản phẩm chiến lược cho từng vùng, trung tâm du lịch.

3.2.Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường khách du lịch của Vietway Travel Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoat động nghiên cứu thị trường khách du lịch của công ty Vietway Trave Ha Noi (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w