1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội

25 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 232 KB

Nội dung

Sau quá trình học tập trên ghế nhà trường, với mong muốn có thêm kinh nghiệm thực tiễn cũng như kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng, em đã chọn chi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội làm nơi thực tập.Nhận thức được mục đích của việc thực tập là để cọ sát với môi trường làm việc thực tế, củng cố thêm kiến thức học được ở nhà trường, em đã cố gắng tiếp cận và tìm hiểu các công việc tại ngân hàng và cụ thể là phòng tín dụng nới em được phân về.Qua thời gian thực tập tại chi nhánh SGCT Hà Nội, được sự hướng dận tận tình của thầy giáo PGS., TS. Lê Văn Hưng và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại ngân hàng, em đã tích lũy được những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành bản báo cáo này.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh 2

1.2 Chức năng, nhiệm vụ 3

1.2.1 Tín dụng: 3

1.2.2 Dịch vụ: 4

1.3 Cơ cấu tổ chức 4

1.3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức của SGCT – chi nhánh Hà Nội 4

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 5

PHẦN 2: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 7

2.1 Tình hình huy động vốn 7

2.2 Tình hình sử dụng vốn 10

2.3 Các hoạt động kinh doanh khác 12

2.3.1 Hoạt động thanh toán đối ngoại: 12

2.3.2 Hoạt động kế toán - thanh toán trong nước 13

2.3.3 Hoạt động góp vốn, liên doanh 13

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ của chi nhánh 13

2.5 Một số ý kiến nhận xét, đánh giá 14

2.5.1 Những kết quả đã đạt được 14

2.5.2 Một số hạn chế cần khắc phục 15

Trang 2

PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 16

3.1 Đề xuất đối với NHTMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội 16

3.1.1 Tăng cường hoạt động huy động vốn 16

3.1.2 Nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định dự án 16

3.1.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 17

3.2 Đề xuất đối với Nhà trường và Khoa về công tác đào tạo Đại học 18

KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

SaigonBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương

DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 4

MỞ ĐẦU

Sau quá trình học tập trên ghế nhà trường, với mong muốn có thêm kinhnghiệm thực tiễn cũng như kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng, em đã chọn chiNgân hàng TMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội làm nơi thực tập

Nhận thức được mục đích của việc thực tập là để cọ sát với môi trườnglàm việc thực tế, củng cố thêm kiến thức học được ở nhà trường, em đã cốgắng tiếp cận và tìm hiểu các công việc tại ngân hàng và cụ thể là phòng tíndụng nới em được phân về

Qua thời gian thực tập tại chi nhánh SGCT Hà Nội, được sự hướng dậntận tình của thầy giáo PGS., TS Lê Văn Hưng và sự giúp đỡ của các cô chú,anh chị tại ngân hàng, em đã tích lũy được những kiến thức, những kinhnghiệm quý báu để hoàn thành bản báo cáo này

Nội dung bản báo cáo của em được chia làm phần chính:

Phần 1: Giới thiệu tổng quát về NHTMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội

Phần 2: Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội

Phần 3: Một số ý kiến đề xuất

Do thời gian thực tập không nhiều, kiến thức cũng như kinh nghiệmcủa bản than còn hạn chế nên bản báo cáo của em không tránh khỏi những saisót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các cô chú, anh chịtại chi nhánh SGCT Hà Nội để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI

1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương (Tên giao dịchquốc tế: SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - Tên gọi tắt:SAIGONBANK), là pháp nhân được thành lập theo Giấy phép hoạt động số0034/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 05 năm 1993,Giấy phép thành lập số 848/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ ChíMinh ngày 26 tháng 07 năm 1993 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

059074 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 04tháng 08 năm 1993, thay đổi lần thứ 17 ngày 19 tháng 12 năm 2007

Saigonbank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên (của Thành phố

Hồ Chí Minh và cả nước), được thành lập trong hệ thống ngân hàng Thươngmại Cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trướckhi có Luật Công ty và Pháp lệnh Ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm

Sau hơn 23 năm thành lập, NH TMCP SGCT đã tăng vốn điều lệ từ 650triệu đồng lên 2.460 tỷ đồng (ngày 29 tháng 12 năm 2010) với 32 chi nhánh,

75 phòng giao dịch cùng 05 quỹ tiết kiệm tại các khu vực trên toàn quốc.Tính đến 31/12/2009, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan

hệ đại lý với gần 700 Ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnhthổ trên khắp thế giới Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa,Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Hội đồng quảntrị NH TMCP SGCT đã đề nghị NHNN cho phép mở thêm chi nhánh tại Hà

Trang 6

cấp giấy phép số 0015/GCT chấp thuận cho NH TMCP SGCT được mở chinhánh tại Hà Nội Ngày 29/11/1993, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyếtđịnh số 621QĐ/UB cho phép thành lập NH TMCP SGCT –chi nhánh Hà Nộivới trụ sở hoạt động tại 17 - Tông Đản - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, đánh dấu

sự có mặt của NH TMCP SGCT tại thủ đô Ngày 18/01/1994, SGCT - chinhánh Hà Nội làm lễ khai trương và chính thức đi và hoạt động Sau một thờigian hoạt động, SGCT - chi nhánh Hà Nội đã chuyển về 11A - Đoàn TrầnNghiệp - quận Hai Bà Trưng – Hà Nội vào tháng 07 năm 1997 Tháng 12 năm

2009 SGCT – chi nhánh Hà Nội chuyển trụ sở về địa chỉ số 162-164 Thái Hà– quận Đống Đa – Hà Nội Chi nhánh hoạt động tại đó cho đến nay và đã đạtđược những thành tựu đáng khích lệ

a1 Cho vay bổ sung vốn lưu động

a2 Cho vay sản xuất hàng hóa xuất khẩu

a3 Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu

a4 Bao thanh toán

b Cho vay trung và dài hạn:

b1 Cho vay đầu tư dự án

b2 Cho vay xây dựng nhà xưởng

b3 Cho vay mua sắm máy móc thiết bị

c Cho vay mua xe ô tô

d Cho vay sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở

e Cho vay hỗ trợ học tập

Trang 7

f Cho vay tiêu dùng

g Bảo lãnh trong và ngoài nước

a Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương…

b Dịch vụ thanh toán quốc tế (nhờ thu, thanh toán xuất/nhập khẩu theothư tín dụng…)

c Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước

d Dịch vụ kinh doanh ngoại hối và vàng

e Dịch vụ kiều hối

f Dịch vụ thẻ

g Dịch vụ tư vấn nhà đất

h Dịch vụ SMS Banking, Internet Banking

i Đầu tư trực tiếp

j Repo chứng khoán

k Dịch vụ Ngân quỹ

l Dịch vụ khác

1.3 Cơ cấu tổ chức

1.3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức của SGCT – chi nhánh Hà Nội

Sài Gòn Công thương là một NHTMCP hoạt động vì mục tiêu lợi nhuậnlớn nhất Để đạt được hiệu quả đó SGCT đã bố trí cơ cấu các phòng ban gọnnhẹ với đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn

SGCT - chi nhánh Hà Nội tiến hành hoạt động dưới sự điều hành của BàPhạm Thị Cúc Để đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từngphòng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, mỗi phòng ban hoạt

Trang 8

động dưới sự quản lý trực tiếp của các trưởng phòng như: trưởng phòng kếtoán, trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng ngân quỹ, trưởng phòng kinhdoanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Chi nhánh Hà Nội được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh SGCT Hà Nội

(Nguồn số liệu: báo cáo cơ cấu tổ chức chi nhánh SGCT Hà Nội)

Có thể thấy cơ cấu tổ chức, bộ máy của chi nhánh tương đối đơn giản,

ít các phòng ban nghiệp vụ Việc sắp xếp các phòng ban hợp lý tạo điều kiệncho các cán bộ nhân viên phát huy hết năng lực chuyên môn và khả năng tiếpcận khách hàng của mình

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Bộ phận Tín dụng

Bộ phận Thanh toán quôc tếGiám đốc

Trang 9

lý hoạt động tại chi nhánh Hà Nội trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợpvới các quy chế của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương.

b Phó Giám đốc:

Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc

và một hay một số nghiệp vụ tại Chi nhánh Hà Nội theo sự phân công của Giámđốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việcđược phân công phụ trách Phó giám đốc đại diện Chi nhánh ký kết các văn bảnhợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh

c Phòng kế toán

Giao dịch, cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng, đồngthời kết hợp với phòng ngân quỹ để thu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lý,hợp lệ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay thu nợ thu lãi

và các nghiệp vụ khác thực hiện công tác thanh toán, xây dựng kế hoạch tàichính, quyểt toán thu chi theo kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu giữ hồ sơ,hạch toán kinh tế, lập báo cáo thống kê…

d Phòng kinh doanh

d1 Bộ phận tín dụng:

Tổ chức quản lý việc thực hiện hoạt động cấp hạn mức tín dụng chokhách hàng Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ, tiếp thị tất cả cácsản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đốitượng khách hàng được phân công, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi

từ phía khách hàng

d2 Bộ phận thanh toán quốc tế:

Thực hiện dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp cóhoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và các cá nhân có nhu cầu chitrả kiều hối theo đúng các quy định hiện hành của ngành Ngân hàng và củaNhà nước

Trang 10

PHẦN 2 TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH

HÀ NỘI

Chi nhánh SGCT Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của ngân hàng TMCP SàiGòn công thương tại miền Bắc Hoạt động của chi nhánh trong những nămqua đã đóng góp phần lớn vào sự phát triển chung của ngân hàng và đã khẳngđịnh được vị thế, uy tín của mình trên đất Thủ Đô Đặc biệt trong những năm

2008, 2009, 2010, mạng lưới chi nhánh ngân hàng đã phát triển rộng hơn và

đã đạt được kết quả như sau:

2.1 Tình hình huy động vốn

Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của công tác huy động vốn phục vụ đầu

tư phát triển, bởi vốn là khâu mở đường, quyết định quy mô, tầm cỡ hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạocông tác huy động vốn Các biện pháp được thực hiện một cách có hiệu quảnhư: Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từng quý, năm đến từng đơn vị trựcthuộc; đôn đốc thực hiện mở rộng mạng lưới huy động vốn dân cư hoàn thiệnquy trình huy động vốn thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn;đổi mới phong cách giao dịch: Lịch sự, tận tình với khách hàng; linh hoạttrong điều kiện hành chính, chính sách lãi suất, phí dịch vụ; chú trọng côngtác tiếp thị quảng cáo; chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng có tiềm năngtiền gửi lớn; chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các hình thứcnhư: Huy động kỳ phiếu dài hạn, huy động trái phiếu, tạo nguồn vốn thôngqua hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị trả chậm cho dự án đầu tư

Trang 11

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn

I Phân theo thành phần KT

1 Tiền gửi của các tổ chức KT 112.143 200.934 280.752 88.791 79,17 79.818 39,72

2 Tiền gửi dân cư 306.058 397.792 437.319 91.734 29,97 39.779 9,94

II.Phân theo kỳ hạn

1 Tiền gửi không kỳ hạn 104.541 178.632 196.895 74.091 70,87 18.263 10,22

2 Tiền gửi ngắn hạn 94.538 181.950 241.426 87.412 92,46 59.476 32,69

3 Tiền gửi trung – dài hạn 219.122 238.144 279.750 19.022 8,68 41.606 17,47

III Phân theo loại tiền

1 Bằng VNĐ 334.441 445.587 521.686 111.146 33,23 76.099 17,08

2 Bằng ngoại tệ (quy đổi ra

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Sài Gòn

công thương- chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánhnăm sau cao hơn năm trước Năm 2009 tăng so với 2008 là 180.502 trđ tươngứng với tỷ lệ tăng là 43,16% Năm 2010 tăng so với 2009 là 119.345 trđtương ứng với tỷ lệ tăng là 9,94% Như vậy tổng nguồn vốn huy động của NHkhông ngừng tăng, qua đó cho ta thấy chi nhánh đã thực hiện rất tốt công táchuy động vốn, sự tăng trưởng của nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu sử dụngvốn của chi nhánh

Xét nguồn vốn huy động theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi dân cư

Trang 12

chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác: Năm 2008

là 73,18%, năm 2009 là 66,43%, năm 2010 là 60,9% và nguồn vốn huy động

từ dân cư cũng tăng qua các năm Năm 2009 tăng 91.734 trđ so với năm 2008tương ứng tỷ lệ tăng là 29,97%, năm 20010 tăng vượt bậc so với năm 2009với mức tăng 39.779 trđ tương ứng tỷ lệ tăng 9,94% Lượng tiền gửi của các tổchức kinh tế cũng không ngừng tăng cao qua các năm, cụ thể: năm 2009 tăng sovới 2008 88.791 trđ tương ứng tỷ lệ tăng 79,17%, năm 2010 tăng 79.818 trđ sovới năm 2009 vởi tỷ lệ tăng tương ứng 39,72% Từ đó, cho ta thấy sự tăngtrưởng ổn định và không ngừng của nguồn vốn NH trong khi lãi suất và cácchính sách ưu đãi của các ngân hàng khác đưa ra không kém phần hấp dẫnnhưng lượng khách hàng đến với NH vẫn không ngừng tăng lên Chi nhánhSGCT Hà Nội đã dần khẳng định được vị thế và lòng tin đối với khách hàng Xét về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian ta thấy nguồn vốn trung – dàihạn chiếm một tỷ trọng tương đối đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động.Năm 2008 chiếm 52,39%; năm 2009 là 39,78%; năm 2010 chiếm 38,96% sovới tổng nguồn vốn huy động của NH Nguồn vốn trung và dài hạn liên tụctăng qua các năm: Năm 2009 tăng 19.022 trđ tương ứng với 8,68% so vớinăm 2008, đặc biệt năm 2010 tăng 41.606 trđ, tương ứng 17,47% so với năm

2009 Những con số này sẽ đảm bảo việc sử dụng vốn ổn định và lâu dài hơn.Xét theo cơ cấu loại tiền: tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn lượngtiền gửi bằng ngoại tệ: năm 2008 là 79,96%, năm 2009 là 74,42%, năm 2010 là72,65% Tiền gửi bằng nội tệ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 111.146 trđ với

tỷ lệ tăng 33,23%; năm 2010 tăng 76.099 trđ so với năm 2009, tỷ lệ tăng17,08% Lượng tiền gửi ngoại tệ tuy còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp nhưngcũng được tăng đều qua các năm điều đó cũng đủ để nói lên những nỗ lực đáng

kể của chi nhánh SGCT Hà Nội Có được điều đó là do chi nhánh SGCT Hà Nội

Trang 13

đã áp dụng chính sách lãi suất với việc huy động ngoại tệ được cải thiện, nângcao hơn, hấp dẫn hơn và mang tính cạnh tranh cao.

I Phân theo đối tượng

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP

Sài Gòn công thương- chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh đều biến độngtăng qua các năm Năm 2009 so với 2008 tăng 146.396 trđ tỷ lệ tăng 46,67%.Năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 là 56.967 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng12,38% Qua đó, cho thấy công tác tín dụng tại chi nhánh ngày càng tốt hơn,

sự phát triển mang tính chất ổn định

Trang 14

Phân loại theo đối tượng vay vốn cho thấy, dư nợ của các DNNN giảmnhẹ vào năm 2009, giảm 2.917 trđ bằng 8,28% so với năm 2008 nhưng cóchiều hướng tăng vào năm 2010, tăng 5.573 trđ bằng 17,24% Còn dư nợ đốivới các DNNQD đã tăng mạnh vào năm 2009, năm 2010 vẫn tiếp tục tăng Cụthể, năm 2009 tăng 116.861 trđ bằng 50,99% so với 2008 và năm 2010 tăng59.723 trđ bằng 17,26% so với năm 2009 Điều này chứng tỏ chi nhánh đã cónhững chính sách vay vốn hợp lý bắt kịp với nhu cầu khôi phục và mở rộngsản xuất của các doanh nghiệp sau khủng hoảng năm 2008 Riêng đối với cánhân, hộ gia đình, dư nợ năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, tăng 26.382trđ bằng 50,86% nhưng bất ngờ giảm trong năm 2010 Năm 2010 dư nợ củacác cá nhân và hộ gia đình giảm 5.289 trđ bằng 6,73% Cần đặt ra câu hỏi tạisao ở đây, phải chăng chính sách vay vốn đối với cá nhân và hộ gia đình chưathực sự thỏa đáng?

Những năm qua, hoạt động huy động vốn tương đối hiệu quả, từ đó, tạo điềukiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô tín dụng Xem xét dư nợ theo thời gian tathấy: dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạnnăm 2008 chiếm 66,38%, năm 2009 chiếm 62,74% và năm 2010 chiếm 62,2%trên tổng dư nợ.Tỷ trọng này cho thấy chi nhánh đã đạt được sự ổn định và cânđối một cách hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn Sau khủnghoảng kinh tế thế giới năm 2008, nhu cầu về vốn tăng đột biến để phục hồi hoạtđộng sản xuất kinh doanh Nắm bắt được điều đó, chi nhánh đã đưa ra lãi suất vay

ưu đãi và đạt được kết quả rất tốt Năm 2009 tăng về dư nợ ngắn hạn là 80.441 trđbằng 38,36%, về dư nợ trung và dài hạn là 65.995 trđ bằng 62,54% so với 2008.Năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng 32.943 trđ ứng với 11,41%, dư nợ trung và dàihạn tăng 24.024 trđ, ứng với 14,01% so với năm 2009

Ngày đăng: 12/03/2015, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Tạp chí:Thời báo kinh tế Việt NamTạp chí Ngân hàng SGB các năm 2008,2009,2010 7. Các trang website:http://www.sbv.com.vn http://www.sgb.com.vn http://www.bidv.com.vn Link
1. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại - PGS., TS. Mai Văn Bạn chủ biên Khác
2. Giáo trình lập nghiệp vụ NHTM - PGS., TS. Lê Văn Tề chủ biên 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng - Tiến sĩ Nguyễn Võ Ngoạn biên soạn 4. Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007 Khác
5. Một vài số liệu thu thập được tại chi nhánh: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh SGB Long Biên Khác
8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương – chi nhánh Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w