1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng HD bank

21 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 42,22 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nóichung.. Vì thế, l

Trang 1

Đề cương khóa luận tốt nghiệp

do chính của việc sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng chính là do nợ xấu và nợ quá hạn quánhiều từ các năm trước vào khoảng 4%-5% dẫn đến tình trạng không thu được lãi hoặcgốc như dự kiến và tình trạng xuống giá của tài sản đảm bảo cũng làm cho các ngân hàngphải đau đầu Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra không chỉ có tác động rất lớn và ảnhhưởng trực tiếp đến sự tồn tại của một ngân hàng riêng lẻ mà nó còn ảnh hưởng đến toàn

bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế

Bên cạnh đó, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng

có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nóichung Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giảingân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt

nợ xấu cho ngân hàng Vì thế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanhnghiệp trong hoạt động tín dụng đang là một vấn đề mà các ngân hàng rất quan tâm, nhất

là trong tình hình kinh tế tài chính ngân hàng toàn cầu đầy biến động như hiện nay

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá phân tích tài chính doanhnghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, trong quá trình thực tập tại

ngân hàng HD bank, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng HD bank” để

nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là thông qua khóa luận hiểu được cở sở của việc phân tíchtài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng, qua đó đánh giá được thực trạng củaviệc đánh giá phân tích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng phát triển thành phố hồ chíminh, để rút ra được các giải pháp nâng cao phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạtđộng tín dụng tại Ngân hàng HD bank

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

Khách thể nghiên cứu: ngân hàng HD Bank

Nếu các giải pháp trong luận văn đề xuất được triển khai một cách triệt để, toàndiện thì sẽ nâng cao được chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tíndụng của ngân hàng HD bank

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu từ các nguồn đáng tin cậy thông qua việc tìm hiểu thực tế tại ngân hàng Hd bank, và áp dụng thêm những phương pháp phân tích tổng hợp thống kê số liệu có được

6 Phạm vi, giới hạn đề tài

Chỉ nghiên cứu các giải pháp cho ngân hàng HD bank, trong giai đoạn từ 2010- đầu năm 2014

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và các danh mục tham khảo, luậnvăn được kết cấu thành 3 chương sau đây:

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

1.1.1.1 Định nghĩa

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa ngân hàng và bên đi vay trong

đó ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc

và lãi vay cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán

Khái niệm tín dụng ngân hàng cũng có thể được phát biểu ngắn gọn hơn như sau: Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong đó ngânh hàng chuyển giao vốn bằng tiền cho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằng khách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn thỏa thuận

Trong nền kinh tế thị trường, một phần lớn quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng

và từ đó đáp ứng nhu cầu bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân TDNH khôngchỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp

và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho nhà đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất Ngoài ra, TDNH còn đáp ứng một phần đáng kểnhu cầu tiêu dung cá nhân TDNH là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt

và kịp thời nhất

Như vậy: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quền sử dụng vốn hoặc tài sản từ NHTM cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay (NHTM) khi đến thời hạn thanh toán

1.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Từ các khái niệm về tín dụng ngân hàng, có thể tóm lại bản chất của tín dụng ngânhàng có những đặc điểm như sau:

- Tín dụng xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trọng quản trị tín dụng

- Tài sản giao dịch quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay(bằng tiền) và cho thuê tài chính Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp chokhách hàng Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị…).Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trong công việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các đối tượng, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp Khả năng cung cấp vốn của tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh nhịp độ tích tụ, tập trung và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Tín dụng ngân hàng còn

Trang 4

được sử dụng như một công cụ để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêucầu chính phủ.

1.1.2 Các hình thức tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú Trong quản lý tín dụng các nhà quản lý kinh tế thường dùng các chỉ tiêu sau để phân loại.1.1.2.1 theo thời hạn tín dụng

Gồm các loại hình tín dụng chính:

- Tín dụng không kỳ hạn:

+ Tín dụng gọi trả( to call credits) : Là loại tín dụng mà Ngân hàng cho vay không

kỳ hạn, khi nào cần thu hồi vốn về, Ngân hàng sẽ thông báo trước cho người đi vay một số ngày nhất định

Tín dụng gọi trả là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại Thông qua loại tín dụng này, ngân hàng sử dụng triệt để các nguồn vốn huy động được, tránh để cho vốn chết

+ Tín dụng thấu chi( overdraft) : là việc tổ chức tín dụng chấp thuận bằng văn bản cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng Ngân hàng cấp cho bạn một hạn mức sử dụng tiền trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng, vớihạn mức thấu chi này, bạn có thể dùng tiền trong hạn mức này khi tài khoản bạn

không có số dư Hình thức cho vay này chủ yếu nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu tiêu dung nảy sinh bất chợt ngân hàng có thể tùy vào uy tín hoặc chính sách của mình mà cấp cho hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo hoặc không Lãi suất thấu chi cao hơn lãi thông thường

- Tín dụng ngắn hạn

+ Tín dụng qua đêm(Overnight Credit): Là loại tín dụng có thời hạn rất ngắn, chỉ qua đêm đã phải trả cả gốc lẫn lãi Lý do ra đời tín dụng này là sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia

+ Tín dụng Tomorrow Next và Second Next: Là loại tín dụng có thời hạn la một ngày và hai ngày, xuất phát từ chế độ nghỉ của các ngân hàng trong thứ 7

và chủ nhật

+ Tín dụng ngắn hạn có thời hạn 60 ngày, 90 ngày, 180 ngày, 360ngày: Là loại tín dụng có thhời hạn đến 1năm và sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dung của cá nhân

và hộ gia đình

- Tín dụng trung hạn:

Trang 5

Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và sử dụng chủ yếu để đầu tưmua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất

và xay dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi nhanh.Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thành lập

1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng đầu tư

- Tín dụng tiêu dùng: là các khoản tín dụng câó cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ như: mua ô tô, du học…

1.1.2.3 Theo mức độ bảo hiểm

Gồm 2 loại hình chính:

- Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba Đối với khách không có

Trang 6

uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo Đây là căn cứ pháp lý để ngân hàng có nguồn thu thứ hai, bổ sung thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn Đồng thời tài sản thế chấp này bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết.

- Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc không có sự bảo lãnh của bên thứ ba Việc cấp tín dụng dựa vào

uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng có phẩm chất tốt, năng lực tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng phải có uy tín rất cao và khả năng trả nợ rất lớn thì mới được phép cấp tín dụng

1.1.2.4 Theo phương thức hoàn trả nợ

- Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ thành nhưng khoản bằng nhau Loại tín dụng này áp dụng cho nhưng khoản vay lớn và có thời hạn dài

- Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn

và lãi vay một lần khi đến hạn Loại tín dụng này áp dụng cho nhưng khoản

ay nhỏ có thời hạn ngắn

1.1.2.5 Theo hình thức giá trị của tín dụng

- Tín dụng tiền tệ: là tín dụng mà hình thức giá trị của nó là bằng tiền Tìn dụng bằng tiền gọi là cho vay Đây là loại tín dụng chủ yếu của các ngân hàng

và được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như:Tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp…

- Tín dụng thuê mua: là tín dụng mà hình thức giá trị của nó là bằng tài sản Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các tài sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là khách hàng( Khoản 4, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2012( luật số 47/2010/QH12) – Công ty cho thuê tài chính thuộc tổ chức tín dụng phi ngân hàng).1.1.2.6 Theo chủ thể được cấp tín dụng

- Tín dụng doanh nghiệp( tín dụng bán buôn): gọi là bán buôn vì doanh nghiệp thương vay với những khoan vay có giá trị lớn

Trang 7

- Tín dụng cá nhân, hộ gia đình ( tín dụng bán lẻ): gọi là bán lẻ vì cá nhân thương vay với nhưng khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng.

- Tín dụng cho các tổ chức tài chính: đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác Những khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay nên chúng có thể trả hoặc cho vay lại

1.1.2.3 Theo xuất xứ tín dụng

- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng cấp tín dụng trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả

nợ trực tiếp cho ngân hàng

- Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

“ Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho pháp thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.”

Với góc độ là người cho vay như NHTM, thì việc phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thu thập, phân tích các thông tin khách để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo nguồn vốn tín dụng

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứa và đưa

ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mực doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở có thể được ứng dụng theo nhiều chiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp, mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích

1.2.2 Vai trò cuả phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Trang 8

Phân tích tài chính doanh nghiệp hay cụ thể là việc phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệuquả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai Báo cái tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong thời gian qua của doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tàu chính chủ yếu đối với nhưng người bên ngoài dôanh nghiệp Do đó, phân tíchbáo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều người khác nhau như là nhà quản lý các nhà cho vay , cơ quan nhà nước và người lao động mỗi người có những nhu cầu khác nhau và phân tích tài chính doanh nghiệp cũng có vai trò khácnhau đối với từng đối tượng hướng đến

Đối với hoạt động tín dụng phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò sau:

- Vai trò đầu tiên và rất quan trọng là cung cấp các phân tích, và đề xuất lời khuyên tránh rủi ro cao nhất có thể gặp khi cấp tín dụng

- PTTC làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động tíndụng

- PTTC cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả trong phân tích các hoạt động kinh doanh

- PTTC cũng giúp kết nối và cố vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch Qua đó xác định cónên cấp vốn cho các kế hoạch, dự án hay không

Kết qủa của PTTC sẽ góp phần tích cực vào hoạt động tín dụng của ngân hàng Điều này đã được khẳng định rất rõ và chứng minh qua thực tế

1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.

Căn cứ vào các cân bằng tài chính trên bảng CĐKT, ta có các chỉ tiêu:

a) Vốn lưu động thường xuyên.

Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (haynguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn Nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn

ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn

Vốn lưu động thường xuyên có thểđược xác định theo hai cách sau:

Cách 1: Vốn LĐTX = NV dài hạn - TS dài hạn

Cách 2: Vốn LĐTX = TS ngắn hạn - NV ngắn hạn

Trang 9

Ý nghĩa:

- Nếu Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ doanh nghiệp có một phần NV dàihạn đầu tư cho TS ngắn hạn Điều này mang lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tàitrợổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định

- Nếu Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ NV dài hạn nhỏ hơn TS dài hạn,chứng tỏ TS dài hạn được tài trợ bằng NV ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh vốn với cơcấu vốn rất mạo hiểm

b) Nhu cầu vốn lưu động.

Nhu cầu VLĐ là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó

Cách tính: Nhu cầu VLĐ = (TS kinh doanh & ngoài kinh doanh) - (Nợ kinh doanh

& ngoài kinh doanh)

Trong đó: Tài sản kinh doanh & ngoài kinh doanh bao gồm: các khoản phải thu,hàng tồn kho, TS ngắn hạn khác Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh bao gồm: Phải trảngười bán, người mua ứng trước, thuế và các khoản phải nộp

Ý nghĩa:

- Khi TS kinh doanh & ngoài kinh doanh lớn hơn Nợ kinh doanh & ngoài kinhdoanh, thể hiện nhu cầu vốn đầu tư cho TS ngắn hạn dương, doanh nghiệp có một phần

TS ngắn hạn chưa được tài trợ từ bên thứ ba

- Khi TS kinh doanh & ngoài kinh doanh nhỏ hơn Nợ kinh doanh & ngoài kinhdoanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơntoàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

c) Vốn bằng tiền.

Để xác định vốn bằng tiền, có thể sử dụng một trong hai cách sau:

Cách 1: Vốn bằng tiền = ngân quỹ có - ngân quỹ nợ

Cách 2: Vốn bằng tiền = Vốn LĐTX - Nhu cầu VLĐ

Ý nghĩa:

Trang 10

-Vốn bằng tiền >0 (nếu nhu cầu VLĐ>0) chứng tỏ vốn LĐTX thoả mãn nhu cầuvốn lưu động Ngược lại, doanh nghiệp quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn của bênthứ ba (nếu nhu cầu vốn lưu động <0).

- Vốn bằng tiền <0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợđược một phầnnhu cầuvốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng Phần này càngnhiều chứng tỏ DN càng phụ thuộc ngân hàng

1.2.3.2 Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.

a) Hệ số nợ: được đo bằng tỷ số giữa tổng số nợ phải trả với tổng tài sản hay tổng

nguồn vốn của doanh nghiệp

Cách tính:

Ý nghĩa:Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của DN, nguồn vốn từ bên ngoài

( từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp cóbao nhiêu phần do vay nợ mà có

Ngày đăng: 12/03/2015, 08:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w