8. Kết cấu luận văn
2.1.1. Phật giáo giữ vai trò ổn định chính trị xã hội
Nước ta vừa mới thoát khỏi thời kỳ đô hộ kéo dài nhưng ngay sau khi độc lập, các vua Đinh - Tiền Lê phần nhiều là những kẻ vũ biền. Người Trung Hoa trước kia thường gọi Việt Nam là Nam Man. Điều này có lẽ là do, suốt mấy nghìn năm lập quốc, cho đến thế kỷ XI, nghĩa là cho đến triều đại nhà Lý, những vua chúa Việt Nam dựng triều đại của mình bằng bạo lực, cai trị bằng bạo lực, và cũng bị tiêu diệt bằng bạo lực. Chính cái chính sách cai trị bằng bạo lực mà người Trung Hoa đã mệnh danh nước ta là Man Di: "Các vua vũ biền đời trước (nghĩa là trước nhà Lý) đã đem những thói giết choc thời loạn ra thi hành ở thời bình. Những cực hình dùng hằng ngày, chứng tỏ rằng các vua ấy vẫn còn
giữ tập tính của người rừng rú"[17;426]
Ngay cả như nhà Đinh (968), có thể nói là triều đại đầu tiên biết cư xử có tính cách "văn hóa" một chút, cũng không thoát khỏi sự cai trị bằng bản tính hung hãn của mình: "Niên hiệu Thái bình năm đầu (968), vua (Đinh Tiên Hoàng) mới lên ngôi..muốn lấy oai quyền chế ngự thiên hạ, đặt cái vạc to ở sân, nuôi con mãnh hổ ở trong cũi, ra lệnh rằng ai trái mệnh lệnh phải chịu cái tội lửa nấu, hùm nhai"[79;42]
43
Đến như Lê Long Đĩnh (1005-1009) thì sự cai trị tàn ác đã quá độ: róc mía lên đầu chư tăng, buộc cỏ vào lưng tù mà đốt, giam người vào chuồng rồi đẩy xuống nước cho chết ngạt, trồng cây sắt nung đỏ bắt leo…Quả thực, sử gọi là ác hơn cả vua Kiệt, vua Trụ của Trung Hoa.
Những điều luật và cực hình dã man như vừa nói trên do các vua Đinh - Tiền Lê ban hành để trừng phạt những kẻ có tội đã làm mất thiện chí của dân chúng và phản ánh tình trạng xã hội còn lạc hậu.
Thời kỳ này Phật giáo mới bắt đầu được chú trọng, các vua Đinh -Tiền Lê chưa thực sự áp dụng việc trị nước dựa vào tư tưởng từ bi, hỷ xả của đức Phật. Sang thời Lý - Trần, nhân thấy tư tưởng và giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với việc trị quốc trong thời bình nên các vua Lý - Trần rất coi trọng tăng đoàn - một phần vì mến đạo nhưng cũng một phần vì lý do chính trị. Nhờ vào học vấn và tài lực của chư tăng phật tử thời Lý - Trần mà Đại Việt đã xây dựng được một ý thức hệ chính trị độc lập, tự chủ, góp phần giữ ổn định về chính trị và phát triển hơn các thời khác về văn hóa xã hội.
Có thể nói, đây là bước đầu lịch sử Việt Nam chuyển hướng từ Võ trị sang Văn trị. Chuyển hướng ấy bắt đầu với những dòng ghi trong lịch sử: "Niên hiệu Thái Bình II (971), dưới triều Đinh Tiên Hoàng đế vua ban cho
Tăng Thống Ngô Chân Lưu tước hiệu Khuông Việt Đại sư"[16;151].
Nguyễn Đổng Chi trong "Việt Nam cổ học văn sử" có trích một đoạn lời của Quốc sư Viên Thông giải bày với vua Lý Thần Tông về phép trị nước như sau: "Thiên hạ cũng như một đồ vật, để nó vào nơi yên thì yên vào nơi nguy thì nguy, cốt trông ở chỗ sở hành của nhà vua; nếu có cái đức hiếu sinh thấm vào lòng dân thì dân yêu như cha mẹ…Trị và loạn ở tại trăm quan, được người thì trị mà không được người thì loạn…Bậc vua chúa không làm hưng hay vong liền mà dần dần ở sự thiện hay ác. Bậc thánh vương xưa biết như
44
thế nên mới bắt chước để yên người…Yên dân là kính kẻ dưới, hãi hùng như cưỡi ngựa nắm cây cương mục. Theo lối đó thì hưng, trái lại thì vong. Sự
hưng vong là dần dần sinh ra thôi"[4;119-120].
Làm vua trị vì một nước thì tất cả phải biết yêu thương trăm dân và lấy dân làm gốc, nhất nhất phải luôn theo ý muốn của muôn dân. Điều này cũng được thể hiện rõ trong tư tưởng của vị Quốc sư thời Trần trụ trì núi Yên Tử khuyên vua Trần Thái Tông khi ông quyết từ bỏ ngai vàng lên núi xin tu hành. Quốc sư đã nói với vua: "Phàm là đấng làm vua trong thiên hạ, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình. Nay thiên hạ đều muốn rước bệ hạ về làm vua thì bệ hạ không về sao được"[43;114].
Hay, Quốc sư Viên Chứng đã nói rõ về những nguyên tắc hướng dẫn đời sống của nhà chính trị Phật tử “đã là người phụng sự dân thì phải lấy cái muốn của dân làm cái muốn của mình, phải lấy ý dân làm ý của mình trong khi đó không được sao nhẵng việc tu học của bản thân “Trần Thái Tông nói rằng: Nhà chính trị phải thực hiện đạo Phật trong xã hội (giáo lý của Đạo Phật chúng ta cần có cái bậc tiên thánh để thực hiện trên đời (tựa Thiền Tông chỉ Nam). Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng nói “Sống trong lòng thế tục, hoà ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm (Thượng sĩ Hành trạng Trúc Lâm) Nhân Tông đi khắp thôn quê phá trừ dâm từ, khuyên dân thực hiện Thập thiện.
Với những lời giãi bày như trên quả thật các Quốc sư thời Lý - Trần xứng đáng là những nhà cố vấn vững vàng về chính trị. Là những người có vai trò quan trọng trong việc đưa tư tưởng "cứu nhân, độ thế" của Phật giáo vào thuật trị nước, tạo ra sự chuyển biến trong đường lối chính trị thấm nhuần tinh thần nhân văn, nhân bản mà mềm dẻo, khéo léo của các vua Lý - Trần so với các vua Đinh - Tiền Lê trước đó.
45
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho triều Lý - Trần có bước chuyển biến tư tưởng trị nước với tinh thần nhân văn nhân đạo, như vậy nhưng có thể nói cội nguồn, động lực tiên khởi thôi thúc của sự chuyển biến này xuất phát điểm từ những tư tưởng, giáo lý của đạo Phật.
Nếu như nói rằng dưới thời Lý, vai trò của Lý Công Uẩn là người khởi xướng cho sự chuyển hướng đó nhưng những vị vua về sau là những người tiếp tục thực thi tư tưởng đó một cách sâu rộng trong xã hội thì cũng có thể khẳng định: Phật giáo triều Lý là nhân tố tiên khởi cho xu hướng nhập thế, lấy "từ bi hỉ xả", "cứu nhân độ thế" làm phương châm gắn kết giữa đạo và đời, là cơ sở tiền đề tư tưởng cho sự chuyển hướng đó. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng "từ bi hỉ xả", các vị vua triều Lý trở thành những bậc "minh đạo", thấm nhuần giáo lý nhà Phật. Như vua Thái Tôn (1028-1054) niên hiệu Minh Đạo thứ I (1042) xuống chiếu sai quan Trung Thư định ra hình luật để xét xử công bằng và nhân đạo hơn trước. Hay vua Nhân Tôn mở khoa thi Nho học Tam trường năm 1075; đó là kỳ thi cử đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Các vua thời Lý - với "tinh thần cứu khổ, cứu nạn" của Phật giáo đã lan tỏa mạnh mẽ trong dân gian, Phật giáo hòa nhập vào trong lòng sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng bản địa, hòa nhập vào đời sống văn hóa tinh thần, đời sống chính trị của dân tộc. Trong sinh hoạt đời sống thường ngày của các chùa chiền, của các Tăng, Ni, Phật tử nơi thôn xóm, chốn kinh thành, từ mái chùa, sân chùa, khuôn viên chùa đã là nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo dân làng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, chức tước, địa vị xã hội. Với xóm làng, nhà sư không chỉ là người tu hành mà còn là ông thầy dạy đạo, thầy dạy chữ, thầy thuốc, thầy dạy đạo đức, gương mẫu về lối sống. Phật giáo tuy nhằm mục đích cuối cùng là "xuất thế" nhưng ở Việt Nam lúc đó lại không đối lập với cuộc sống thế tục. Tu hành nơi trần thế, muốn giác ngộ phải từ cõi trần mà giác ngộ. Những người đã ngộ đạo không thoát ly cuộc sống mà vẫn dấn thân
46
vào đời, tham gia vào tất cả những hoạt động của người trần tục, kể cả những hoạt động chính trị nhằm góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Các Thiền sư như Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Giác Hải, Không Lộ thường xuyên được mời vào cung để bàn chính sự. Nhưng họ vẫn giữ thái độ của một tu sĩ, cư sĩ không muốn hòa mình trong vòng danh lợi, xong việc thì rút lui về chùa. Điều này thể hiện rõ trong tư tưởng Vạn Hạnh khi ông cho rằng: điều gì làm thì làm, nhưng không mắc kẹt vào công việc, không nương tựa vào hữu vi [23;45].
Thì dưới thời Trần, Phật giáo vẫn tiếp tục phát huy tinh thần nhập thế đó trong xã hội, luôn đề cao tính nhân văn, nhân đạo trong thuật trị nước theo giáo lý đạo Phật. Các Thiền sư vẫn tiếp tục được mời tham gia cùng nhà vua bàn chính sự bởi họ là những người có học, có ý thức trách nhiệm với quốc gia, thấu hiểu được nỗi đau khổ của một dân tộc bị ách đô hộ của ngoại bang. Ngoài ra, các Thiền sư không có ý tranh ngôi vị đời thường nên càng được các vua an tâm tin dùng. Bản thân các vị vua, quan, triều thần tuy hết sức sùng kính đạo Phật, khi làm vua, làm quan các tri thức Phật học giúp cho họ hành động và suy nghĩ luôn phù hợp với điều kiện thực tiễn, họ luôn tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của Phật giáo. Trần Nhân Tông có tư tưởng "thể tính giác ngộ sẵn có nơi mọi người". Nếu có cơ duyên, có tâm thì ắt sẽ thành Phật, không cần phải cố công tìm kiếm [19;39-45.]. Phật giáo với tinh thần xuất thế mà làm sự nghiệp nhập thế, muốn trở thành Phật thì ngoài việc phải có đủ trí tuệ, còn phải phát nguyện tâm từ bi để phổ độ chúng sinh, phải vận dụng cả "bi" và "trí" đó để đạt đến giải thoát. Còn cứ đối tượng hóa tự tính giác ngộ ấy để đi tìm cũng không bao giờ thấy được. Theo Trần Thái Tông, người theo đạo Phật có ba hạng: Hạng thượng trí thì Tâm tức Phật không cần tu thêm mà đã được xem là Phật sống. Hạng trung trí thì phải nhờ niệm Phật mới giác ngộ được. Hạng hạ trí thì phải miệng tụng kinh, lòng nghĩ tới Phật,
47
tu tập gian khổ lâu mới chứng ngộ được. Vì vậy, Tuệ Trung, Trần Thái Tông là bậc thượng trí nên không cần tu thêm.[19;39-45]
Trần Nhân Tông có lẽ là người thượng trí thứ ba. Ông vừa làm vua, vừa làm Phật, vừa đánh giặc, ông còn truyền quân sĩ xăm hai chữ "Sát Thát" để khuyến khích họ giết được nhiều giặc. Điều này Phật giáo nguyên thủy không thể chấp nhận, vì đã vi phạm giới cấm của nhà Phật. Nhưng khi sang Việt Nam, thì lại được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn liên tục chống giặc ngoại xâm của đất nước. Trong hoàn cảnh như vậy, không thể hiểu giới luật "bất sát" một cách cứng nhắc mặc cho người thân và đồng bào bị kẻ thù sát hại. Lúc này giết kẻ thù là để cứu muôn dân, đánh đuổi quân xâm lược để cứu dân tộc, đất nước lại chính là từ bi.
Các nhà sư thời Trần và các nhà vua tuy đã tu theo Phật nhưng đều tham gia vào công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ vừa là những nhà thiền học bậc thầy, lại vừa là những nhà quân sự tài ba. Khi đất nước có ngoại xâm, họ trực tiếp cầm quân ra trận, đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. Vua Trần Thánh Tông và vua Lương Võ Đế của Trung Hoa đều rất sùng đạo Phật. Nhưng điểm khác biệt giữa hai vị này là, khi có giặc ngoại xâm, vua Lương Võ Đế đã không cho quân ra đánh trả kẻ thù, mà đóng cửa thành, ngồi tụng kinh niệm Phật. Kết quả, giặc không lui mà nước mất, nhân dân chìm đắm trong cảnh đau thương, tang tóc. Vua Thánh Tông cũng sùng đạo Phật, nhưng khi nước nhà lâm nguy, nạn ngoại xâm đe dọa ông vẫn đứng lên lãnh đạo quân và dân nhà Trần chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, giữ vững nền độc lập của đất nước, mang lại sự bình yên cho muôn dân. Tinh thần nhập thế này, đã giải thích vì sao thời Lý - Trần, từ vua quan, quý tộc cho đến tầng lớp bình dân đều say mê đạo Phật, mà đánh giặc vẫn giỏi, văn hóa, kinh tế đất nước vẫn phát triển rực rỡ. Dĩ nhiên, công lao không hoàn
48
toàn thuộc về Phật giáo, nhưng có lẽ tinh thần nhập thế của Thiền Tông đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tinh thần của nhân dân Đại Việt.
Dưới triều đại Lý - Trần, Phật giáo với tinh thần nhập thế mang triết lý vô chấp, vô trụ của Thiền tông đã đóng vai trò như là một phương pháp luận triết học đắc dụng của quá trình tạo lập ý thức hệ quốc gia độc lập và thống nhất. Có thể coi tư tưởng ấy là cốt lõi triết học của ý thức hệ chính thống thời Lý-Trần. Bởi vì trong thực trạng hỗn dung tư tưởng thì những triết lý “trụ” “chấp”, “phân biệt” mang tính cứng nhắc không bao giờ có thể đứng vững và cũng không bao giờ có vai trò tích cực đối với sự hội tụ các lực lượng tư tưởng của xã hội thành một sức mạnh thống nhất. Chủ thuyết “chấp”, “trụ”, “phân biệt” để độc tôn là tinh thần xa lạ với sự sáng tạo học thuật và tư tưởng thời Lý-Trần. Nó không thể tạo ra sức mạnh tổng hợp của đời sống xã hội. Tinh thần triết lý “vô trụ” của Thiền tông sâu sắc đến mức nó cũng không bao giờ coi nó là độc tôn, là tất cả, có thể giải quyết được mọi vấn đề của đời sống xã hội vốn rất mực phong phú và đa dạng.
Với tông chỉ “Vô sở trụ” của Thiền tông làm “nòng cốt phương pháp luận triết học” cho việc tái tạo ý thức hệ quốc gia, các nhà tư tưởng dưới triều đại Lý-Trần đã biết linh hoạt, tự tại trong việc áp dụng, chắt lọc những cái cần thiết của mỗi tư tưởng đã có trong lịch sử để góp phần sáng tạo ra một ý thức hệ chính thống của triều đại mình, góp phần vào sự việc xây dựng và phát triển một quốc gia Đại Việt độc lập và thống nhất.
Triết lý vô trụ, vô chấp của Thiền tông Lý-Trần đã góp phần làm cho những tư tưởng Nho giáo Việt Nam. Lý-Trần không phải là phiên bản nguyên mẫu của Nho giáo Trung Hoa, nhất là Nho giáo thời Tống. Triết lý ấy cũng còn góp phần tạo ra một mô hình chế độ quân chủ tập quuyền phong kiến thời Lý-Trần không phải là một khuôn mẫu đúc sẵn của mô hình quân chủ phong
49
kiến tập quyền ngặt nghèo Trung Hoa thời Tống. Thực tế lịch sử ấy đã khiến cho một số sử gia và nho gia theo tinh thần chấp vào “khuôn vàng thước ngọc” của Trung Hoa chê bai triều đại Lý-Trần. Họ đã chê bai hành vi của các vương triều Lý-Trần là không theo đúng mô phạm của Nho giáo Trung Quốc. Họ cũng chê bai một số thiết kế và hoạt động của bộ máy quân chủ triều Lý- Trần là không chuẩn xác với mô hình quân chủ Trung Hoa. Họ đi tìm nguyên nhân của hiện tượng ấy ở sự thiếu học vấn về Nho của triều đại Lý-Trần. Ngày nay ta còn có thể được đọc thấy những chê trách như vậy của sử gia Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.
Quả thật, cái mô hình thiết chế chính trị - xã hội triều Lý-Trần có nhiều điểm không đúng với “khuôn vàng thước ngọc” của Nho giáo Trung Hoa. Trên tổng thể thiết xã hội mà nói, bên cạnh thiết chế vương quyền ta còn thấy thiết chế của công xã - làng xã; bên cạnh “phép vua” còn có “lệ làng”; bên cạnh hoạt động cung đình còn có hoạt động đặc trưng của dân xã, dân gian… Ngay trong hoạt động của thiết chế chính trị, đặc trưng của vương quyền cũng không phải chỉ có tinh thần khuôn mẫu Nho giáo. Đó là những nét đặc biệt