Đóng góp của Phật giáo đối với tinh thần nhân ái, khoan dung

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý -Trần (Trang 57)

8. Kết cấu luận văn

2.1.2. Đóng góp của Phật giáo đối với tinh thần nhân ái, khoan dung

trong Pháp luật thời Lý - Trần

Vượt qua khuôn khổ cổ điển, những học thuyết Nhân trị và Pháp trị của Trung Quốc, nền pháp luật triều Lý - Trần đã bắt nguồn từ tinh thần Từ Bi và

55

Trí Tuệ của Phật giáo, để xây dựng một nền pháp lý đặc biệt, thuần từ và hết sức tiến bộ. Đó là nền pháp lý duy nhất ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo, là đạo Phật

Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách pháp luật của nhà nước phong kiến Đại Việt, thể hiện tinh thần nhân ái khoan dung trong pháp luật:

Trước triều Lý - Trần, Việt Nam chưa có luật pháp thành văn Triều Đinh, Tiên Lê thường nuôi hổ, đặt vạc dầu, lấy cỏ quấn quanh người để đốt,… để ngăn đe, xử phạt những ai vi phạm những quy định của Nhà nước: "Vua tính thích giết người, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt để cho lửa cháy gần chết….lấy dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng,…bắt trèo lên ngọn cây cao, rồi chặt gốc cho cây đổ, người rơi xuống chết" và thậm chí: "Từng róc mía trên đầu sư Quách Ngang…"[12;232-233].

Dưới triều Lý - Trần, kinh tế, văn hoá xã hội có sự biến đổi mạnh mẽ hơn trước, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh để quản lý đất nước, điều chỉnh hành vi của dân chúng củng cố hơn nữa chế độ quân chủ trung ương. Pháp luật thời Lý - Trần không dựa trên bạo lực chuyên chế, mà thực sự dựa vào lòng dân. Phan Huy Chú từng nhận xét: "hình pháp các đời Lý - Trần không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ kỹ càng. Buổi đầu định ra luật cách, tưởng cũng đã dùng theo chế độ của các đời Đường, Tống, song trong khoảng rộng nghiêm, nhiều lúc có châm chước"[8;291].

Có thể thấy rằng thời Lý - Trần đã quan tâm đến luật pháp. Đó là bộ "Hình thư được biên soạn vào năm 1042 đời Lý Thái Tông, bộ "Quốc Triều thường lễ" vào năm 1230 đời Trần Thái Tông, bộ "Hoàng triều đại điển", bộ "Hình Thư" do Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn theo lệnh

56

vai Trần Dụ Tông vào năm 1341. Nhà nước Lý - Trần quản lý đất nước theo luật pháp có ảnh hưởng không nhỏ bởi tinh thần "khoan dung độ lượng", từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo.

Dưới triều Lý, năm 1042 Vua Lý Thánh Tông cho ban hành bộ hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nếu như triều đình Đinh, triều tiền Lê luật pháp có phần dã man người nào trái phép sẽ bị chịu tội bỏ vạc dầu nấu hay cho hổ ăn…thì pháp luật triều Lý lại chứa đựng tinh thần nhân ái khoan dung mang dấu ấn của tư tưởng “từ bi, hỉ xả” của đạo Phật. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cất làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư sửa định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách Hình luật của một triều đại"[12;280]. Chính lòng thương xót của vua Lý đối với dân chúng đã chi phối nội dung luật pháp của nhà nước, lòng thương xót ấy là sự dung hợp giữa truyền thống của dân tộc Việt Nam với tư tưởng nhân ái, cứu khổ của đạo Phật.

Đối với những người vi phạm vào các qui định của nhà nước vua Lý thường lấy lòng khoan dung mà tha thứ. Năm 1028 Lý Thái Tông lên ngôi Vua đã tha tội làm phản cho Đông Chính Vương, Dực Thanh Vương và Vũ Đức Vương, năm 1043 Nùng Trí Cao ở Châu Quảng nguyên làm phản. Sau bắt được Trí Cao vua không những tha tội mà còn ban cho đô ấn phong làm Thái Bảo và ban cho mấy Châu, Quận. Đối với tội giết người, pháp luật triều Lý quy định: Tranh nhau ruộng đất mà lấy đồ khi nhọn sắc đánh chết hoặc làm bị thương người khác thì bị đánh 80 trượng và chịu đày. Giết người làm phản là những trọng tội, các triều đại sau này liệt nó vào những tội “Thập ác” thế nhưng với tinh thần thương dân, lòng nhân ái, khoan dung các Vua Lý đã xử phạt rất nhẹ.

57

Luật pháp triều Lý đặc biệt chú ý tới người già, trẻ nhỏ, coi trọng công tác giáo dục, ngăn ngừa, pháp luật Triều Lý qui định những người trong độ tuổi từ 70 đến 80 , trẻ nhỏ từ 10 đến 15 tuổi nếu phạm tội thì phép dùng tiền để chuộc tội. Trong xét xử các Vua Lý thường khoan dung lấy giáo dục làm chính, có lần khi đang xét xử Vua Lý Thánh Tông chỉ vào công chúa Động Thiên mà nói: “Ta yêu con ta, cũng như lòng ta làm cha mẹ dân, nhân dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất lấy làm thương. Từ năm nay về sau không cứ gì tội nặng nhẹ, đều nhất luật khoan giảm”[12;296].

Thương dân không chỉ bằng việc khoan dung đối với những người phạm tội, luật pháp triều Lý còn có những qui định rất cụ thể để bảo vệ sức kéo trọng nông nghiệp, bảo vệ người lao động như việc cấm giết mổ trâu, bò, cấm không được buôn bán hoằng nam làm gia nô, hay thiến, hoạn nam giới…

Trong khuôn khổ một xã hội trọng nông, nhà làm luật triều Lý đã chăm sóc đến sự thịnh vượng của nghề chân lắm tay bùn, làm giảm bớt nỗi khổ cực của giai cấp nông dân (hằng ngày vẫn phải chịu bao nỗi đắng cay đè nén, hăm dọa từ mọi phái). Khác hẳn với luật Trung Quốc, đồng thời, dưới đời Lý Nhân Tông (1072-1127), các vụ trộm trâu bò thường xảy ra rất nhiều ở các làng mạc, khiến người dân quê làm ăn không được yên ổn. Hơn nữa, nhiều kẻ chỉ chuyên môn trộm cướp trâu bò của dân gian khiến việc cày bừa phải đình trệ, có khi bốn, năm gia đình phải chung nhau một con trâu hay một con bò.

Vốn sinh trưởng ở nơi dân giả, Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (tức Ỷ Lan Nguyên Phi, vợ vua Lý Thánh Tông ) thấu rõ nỗi thống khổ của dân quê trong tình trạng ấy, nên đã khuyên nhà vua ra tay trừng trị các kẻ gian làm hại dân lành.

Năm Hội Tưởng Đại Khánh thứ 8 (1117), vua Lý ban hành một đạo luật về việc trộm và thịt trâu bò: "Những kẻ trộm trâu của công thì xử 100 trượng,

58

1 con phạt thành 2[12;279]. hay “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng đồ làm khao giáp, vợ xử 80 trượng đồ làm tang thất phụ và đền trâu. Nhà Láng

giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”[12;316-317].

Có lẽ, trong sử không ghi chép điều luật này được đầy đủ. Theo sử, trong luật trù liệu tội đồ làm “Tang thất phu”, nhưng đây chỉ là một hình phạt đối với đàn bà (đàn bà phải làm việc tại sở nuôi tầm). Vậy chắc chắn là sử đã bỏ sót không ghi hình phạt đối với người đàn ông ăn trộm trâu, bò.

Song, sự che chở dân cày không phải chỉ tóm tắt giới hạn trong việc trừng phạt các sự đạo thiết trâu bò là đủ. Đối với dân Việt, câu ca dao “Tấc đất tấc vàng” từ ngàn xưa đã phản chiếu một sự kiện kinh tế căn bản. Tất cả các cơ nghiệp của người dân quê đời xưa chỉ vỏn vẹn gồm vài thửa ruộng, thửa vườn. Cuộc sinh nhai hàng ngày, các thuế má, ma chay và mọi việc đóng góp trong làng, trong xóm, thảy đều trông mong vào mối lợi độc nhất ấy.

Trong trường hợp phải cần tiền, nếu không sẵn của dư của để, họ chỉ còn cách đem cầm, bán cái bất động sản ấy. Vì vậy, trong đời sống chất phát của dân quê, các cuộc cầm bán ruộng đất có tính cách quan trọng đặc biệt. Ta có thể nói là hầu hết các việc dính líu đến pháp luật ở sau lũy tre xanh đều do các việc mua bán, cầm cố ruộng đất gây nên. Hiểu được tình trạng ấy, vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), năm Đại Định thứ 3 (Nhâm tuất, 1142) đã ban hành điều luật về việc kiện tụng và chuộc lại ruộng đất: “Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại; tranh nhau ruộng đất, trong vòng 5 năm hay 10 năm còn được tâu kiện; ai có ruộng vườn hoang bị người khác cấy cày trồng trọt, trong vòng một năm cho kiện mà nhận; quá các hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng. Nếu tranh nhau ruộng ao mà lấy đồ binh khí nhọn sắc đánh chết hay làm bị thương người thì xử 80 trượng, tội đồ,

59

đem ruộng ao ấy trả lại cho người chết hay bị thương”[12;355]. Đây là điều

luật Việt Nam cổ nhất mà ngày nay ta còn thấy ghi rõ ràng trong sử về qui chế các điền thổ. Đạo luật ấy đã bênh vực quyền lợi của nông dân về hai phương diện: Xã hội và pháp lý.

Dưới triều Trần, tinh thần từ bi hỉ xả của Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, theo Lê Quát "Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo sâu bền như thế Trên từ vương công dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, dù đến hết tiền của cũng không sẻn tiếc…Đạo Phật thịnh hành rất dễ, được rất mực tôn sùng"[12;604]. Tinh thần khoa dung nhân từ của đạo Phật thấm nhuần trong vương công, quan lại và mọi tầng lớp trong xã hội, và nhất là trong luật pháp. Cũng giống như nhà Lý, thời Trần, đã tồn tại song song hai hình thức pháp luật: luật thành văn do Nhà nước ban hành và luật tục trong các làng xã. Nói về tính độc lập của luật Pháp Đại Việt khi có sự ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần nhập thế "vô chấp, vô trụ" của Phật giáo, khác biệt với luật pháp Trung Hoa chịu ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo. Vua Trần Nghệ Tông nói: "Triều đình dựng nước tự có pháp độ riêng không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau"[31;292]. Qua đó cho thấy thời kỳ này Phật giáo giúp duy trì tính cách độc lập văn hóa, chính trị, luật pháp.

Theo tinh thần từ bi hỉ xả của Phật giáo, "vương độ khoan mãnh" (đức độ nhà vua vừa khoan dung vừa nghiêm khắc), luật pháp nhà Trần vừa hàm chứa những quan điểm thân dân vừa tỏ ra hà khắc đối với một số trọng tội. Năm 1230, Thái Tông đã cho xét các luật lệ đời nước, sửa đổi san định thể lệ cho làm ra sách Quốc triều Thông chế gồm 20 quyển. Năm 1341, Triều đình đã cử Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo đính bộ Hình thư để ban hành. Cơ quan chuyên trách việc kiện tụng lúc đầu là Đô Vệ phủ, sau đổi thành Tam ty viện. Thẩm hình

60

viện phối hợp tham gia các vụ xét xử, nắm giữ chức năng kiểm sát. Các ngạch quan xử án gọi là kiểm pháp quan, được lựa chọn trong số những quan chức có uy tín về đức độ, công minh và thanh liêm. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Phật giáo nhưng theo luật pháp nhà Trần trên danh nghĩa, nhà vua là người có quyền quyết định tối hậu trong việc xét duyệt các vụ trọng án, bảo vệ nghiêm ngặt chính thể quân chủ và chế độ đẳng cấp. Tội mưu phản Triều đình bị xếp vào hàng đại nghịch và bị trừng trị rất nặng "phải giết hết thân tộc". Đẳng cấp quý tộc quan liêu được pháp luật ưu đãi, có quyền dùng tiền chuộc tội. Gia nô và nô tì không được quyền tố cáo chủ. Luật pháp cũng quy định tỉ mỉ sự phân biệt về quy chế mũ áo và đồ dùng giữa quan liêu quý tộc và bình dân, cũng như giữa các phẩm vật trong đẳng cáp quan liêu. Thực hiện tinh thần "Lục hòa" của Phật giáo, pháp luật quy định trong gia đình, cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được kiện cáo nhau, một phần giữ hòa khí trong gia đình, mặt khác cũng nhằm bình ổn xã hội."Tháng 5, xuống chiếu cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được tố cáo lẫn nhau"[12;533].

Pháp luật đời Trần cũng đã bảo vệ quyền tư hữu tài sản của người dân. Có những điều lệnh quy định về cách thức cầm cố, mua bán ruộng đất, làm văn tự, viết chúc thư, người làm chứng.

Nhà nước thời Trần đã thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích nông nghiệp. Cùng với chính sách "ngụ binh ư nông" kết hợp kinh tế với quốc phòng, Triều đình đã lập ra Ty Khuyến nông, đặt các chức quan Hà đê chánh phó sứ. Năm 1248, cho đắp đê dọc theo Nhị Hà từ đầu nguồn đến bờ biển, đoạn chảy qua kinh thành Thăng Long gọi là đê Đỉnh Nhĩ (Quai Vạc) Hàng năm, mọi người đều có nghĩa vụ lao động tu sửa đê, học sinh Quốc Tử Giám cũng không được miễn trừ. Các vua Trần cũng thường xuyên đi thăm việc đắp đê, sửa đê. Hành khiển Trần Khắc Chung thì cho rằng: "Phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải cứu cấp cho, sửa đức chính không có việc gì to bằng

61

việc ấy, cần gì phải ngồi yên lặng mới sửa đức chính?"[12;534]. Để bảo đảm hoạt động của Nhà nước, các nông dân làng xã có nghĩa vụ đóng thuế và lao dịch. Tô chủ yếu đánh vào ruộng công tính bằng thóc, theo diện tích ruộng đất, hàm ý cày ruộng của nhà vua. Thuế chủ yếu đánh vào ruộng tư, tính bằng tiền theo đầu người, hàm ý đó là nghĩa vụ của người có ruộng.

Dưới thời Trần, những ông vua Phật còn quan tâm đến đời sống, sinh hoạt của dân, có những chính sách luật pháp để khuyến khích thương nghiệp. Chợ có ở khắp nơi, họp đều kỳ. Kinh thành Thăng Long 61 phường buôn bán tấp nập, nhộn nhịp cả về ban đêm. Vân Đồn vẫn là địa điểm giao thương quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa Đại Việt và các nước khác ở Đông Nam Á và Đông Á. Nhìn chung, dưới triều Trần, dưới ảnh hưởng của Phật giáo, chính sách khoa dung trong pháp luật đã tạo ra một thế cân bằng ổn định về kinh tế, duy trì giữa các yếu tố công hữu và tư hữu, giữa nông nghiệp và nền kinh tế hàng hóa, giữa quyền lực, lợi ích của Nhà nước, (quyền sở hữu ruộng đất Nhà nước, nguồn tô thuế) với các đẳng cấp quý tộc quan liêu (thái ấp điền trang) cũng như của khối bình dân làng xã (ruộng công) một cách hòa hợp theo đúng tinh thần lục hòa lục độ của nhà Phật.

Tóm lại, từ việc trị nước theo luật tục do người đúng đầu nhà Đinh, Tiền Lê điều hành vận dụng, đến cai trị theo luật pháp, nhà nước Lý - Trần đã đánh dấu một bước tiến dài trên con đường văn minh. Mặc dù, pháp luật thời Lý - Trần, ngoài những hình phạt nhân từ, khoan dung thì cũng còn tồn tại những hình phạt thảm khốc. Điều đó không lấy gì làm lạ đối với thời trung cổ. Điều đáng ngạc nhiên là hình phạt có khi thảm khốc như vậy nhưng chính vua Ly - Trần lại không hài lòng với chuyện "khắc nghiệt", thương xót những người bị "oan uổng quá đáng", hoặc những người bị giam cầm "ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét", "chết không đáng tội", đặc biệt đối với người dân vì "không hiểu biết mà mắc vào hình pháp". Rất có thể cái nhân

62

từ của vua Lý Thánh Tông, Phật hoàng Trần Nhân Tông…chưa đủ để khái quát lên thành quan điểm chung của nhà nước thời Lý - Trần, nhưng ít nhất điều ghi chép cá biệt này đã hàm chứa một nét chung nhất, đó là tinh thần nhân ái, thân dân, của một thời đại mà tư tưởng Phật giáo còn bao trùm trong toàn xã hội từ cung đình cho đến dân gian. Quản lý đất nước, cai trị dân, lập pháp, hành pháp đều xuất phát từ chữ "nhân"; nhưng ở thời Lý - Trần, có lẽ chưa phải là chữ "nhân" mang nội dung giai cấp sâu sắc của Nho giáo, mà là chữ "nhân" theo quan điểm "từ bi bác ái", "cứu nhân độ thế" của nhà Phật.

2.2. Đóng góp của Phật giáo đối với kiến trúc, điêu khắc và văn học nghệ

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý -Trần (Trang 57)