1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

119 659 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

nhiên để tạo lập môi trường sôi động của thị trường tài chính trên thực cần là sự kết hợpcủa nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản:Đối tượng của thị trường tài chính: bao gồm những

Trang 1

KHOA NGÂN HÀNG

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 – LỚP ĐÊM 5 CAO HỌC K23

Mã số học

viên Tên thành viên

Mức độ đóng góp trong công việc

Tiểu luận – Thuyết trình (%) Bài dịch (%)

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT, ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH LÝ THUYẾT 6

1.1 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH: 6

1.1.1 Khái niệm: 6

1.1.2 Các thành phần cấu thành hệ thống tài chính quốc gia: 6

1.1.3 Vai trò của hệ thống tài chính: 11

1.2 CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI CÁC DẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CƠ BẢN: 13 1.2.1.Mô hình kinh tế cổ điển – Đại diện cho hệ thống tài chính không có sự can thiệp của chính phủ: 13

1.2.2 Trường phái kinh tế học Keynes – đại diện cho hệ thống tài chính có sự can thiệp triệt để của Chính phủ: 16

1.2.3 Trường phái kinh tế học tự do mới – Đại diện cho mô hình giảm, sát tài chính linh hoạt tôn trọng sự tự do, khách quan của thị trường nhưng vẫn sự giám sát đúng mức: 17

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 25 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG: 25 2.1.1 Hệ thống ngân hàng thời Pháp thuộc: 25

2.1.2 Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975: 27

2.1.3 Hệ thống ngân hàng ở miền Nam giai đoạn 1954-1975: 27

2.1.4 Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay: 29

2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: 33 2.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM: 35 CHƯƠNG 3: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – CÁC THẤT BẠI TÀI CHÍNH VÀ CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT, ĐIỀU TIẾT TÀI TRONG THỰC TIỂN 37 3.1 KHỦNG HOÀNG TÀI CHÍNH:37 3.1.1 Căng thẳng tài chính: 37

Trang 5

3.1.2 Khủng hoảng tài chính: 39

3.2 CÁC THẤT BẠI TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH: 41 3.2.1 Thông tin bất cân xứng: 41

3.2.2 Hoạt động rửa tiền: 47

3.2.3 Chạy đua lãi suất: 51

3.2.4 Lũng đoạn thị trường: 54

3.2.5 Rối loạn hệ thống tỷ giá: 57

3.3 CÁC MÔ HÌNH GIÀM SÁT, ĐIỀU TIẾT TÀI CHÍNH TRONG THỰC TIỂN: 65 3.3.1 Vai trò của chính phủ trong hệ thống tài chính: 66

3.3.2 Tổng quan về mô hình giám sát, điều tiết tài chính: 68

3.3.2.1 Các mô hình giám sát, điều tiết tài chính trong thực tiển: 68

3.3.2.2 Xu hướng điều chỉnh mô hình giám sát, điều tiết tài chính trên thế giới hiện nay: 74

3.3.2.3 Xu hướng tăng cường các chuẩn mực giám sát trên thế giới hiện nay: 76

3.3.2.4 Xu hướng điều chỉnh phương thức giám sát trên thế giới hiện nay: 77

3.4 CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐIỀU TIẾT TÀI CHÍNH VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN: 79 3.4.1 Giai đoạn bao cấp từ năm 1975 đến 1986 – Chính phủ kiểm soát toàn diện hệ thống tài chính: 79

3.4.2 Giai đoạn bắt đầu đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 – Chính phủ dần tôn trọng quy luật thị trường: 84

3.4.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay – Chính phủ Việt Nam áp dụng mô hình giám sát, điều tiết hệ thống tài chính theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và đề cao quy luật tư do khách quan của thị trường: 89

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VỀ MÔ HÌNH GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY 98 4.1 THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC: 98 4.1.1 Đối với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng: 98

4.1.2 Đối với thị trường chứng khoán: 99

4.1.3 Đối với thị trường bảo hiểm: 101

4.2 NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI: 102 4.2.1 Đối với khu vực NHTM: 104

4.2.2 Đối với giám sát TTCK: 106

4.2.3 Giám sát thị trường bảo hiểm: 107

Trang 6

4.2.4 Giám sát tập đoàn tài chính: 108 4.2.5 Giám sát thị trường bất động sản: 110

4.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT: 110

4.3.1 Các giải pháp giám sát và điều tiết hệ thống tài chính nói chung: 110 4.3.2 Giám sát các tập đoàn tài chính: 111 4.3.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin số liệu thống kê và công tác dự báo: 113

4.4 CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH: 114

4.4.1 Các chỉ tiêu giám sát an toàn tài chính vĩ mô và vi mô: 114 4.4.2 Một số vấn đề trong việc xây dựng, áp dụng bộ chỉ tiêu, chỉ số tại Việt Nam: 115

Trang 7

LỜI GIỚI THIỆU

Trong vài thập niên gần đây, thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chínhvới phạm vi ngày càng lớn, mức độ tác động và tần suất ngày càng gia tăng Một trongnhững nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất ổn đó là hoạt động giám sát tài chính cònyếu kém, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các định chế tài chính và cáccông cụ tài chính

Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách tuy

đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thườngtrong khi công tác giám sát vĩ mô thị trường tài chính hiện còn không ít bất cập Trênthực tế, việc giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, các công cụ phục vụ cho giámsát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa hoàn thiện, nhất là giám sát dựa trên rủi ro.Giám sát rủi ro chéo với các thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán còn lỏnglẻo do thiếu sự phối hợp, liên thông trong giám sát toàn bộ thị trường tài chính giữa các

cơ quan giám sát chuyên ngành Do đó, việc hiểu rõ về bản chất, vai trò, tầm quan trọngcủa hệ thống tài chính và củng cố, hoàn thiện hệ thống giám sát, điều tiết tài chính hợpnhất ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết, ưu tiên hàng đầu hiện nay

Chỉ khi hiểu rõ về hệ thống tài chính và những thất bại mà nó gặp phải, ta mới thấy đượctầm quan trọng của công tác giám sát điều tiết mà chính phủ đã và đang thực hiện Mặckhác, như đã nói, công tác quản lý tài chính quốc gia hiện nay vẫn còn khá nhiều nhữngbất cập Cho nên việc xem xét các sự kiện tiêu cực diển ra trong hệ thống tài chính và cácđộng thái của chính phủ sẽ giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm, thấy rõ hơncác yếu kém vẫn đang tồn tại, từ đó mới có thể hoàn thiện hơn cơ chế giám sát, điều tiết

hệ thống tài chính, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định Đó cũng chính là

mục tiêu và ý nghĩa của đề tài: “ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI

CHÍNH”.

Trang 8

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT, ĐIỀU

TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH LÝ THUYẾT 1.1 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH:

1.1.1 Khái niệm:

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trìnhhình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rấtphức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khácnhau của nền kinh tế Tuy nhiên đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại,chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tàichính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng Giữa các bộphận này luôn có mối liên hệ, tác động rang buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tàichính

Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấutài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên những lĩnh vự khác nhau nhưng

có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhât định Các bộ phận trong hệthống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồntài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn) Với các lĩnh vực hoạt động này,toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốcdân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội

1.1.2 Các thành phần cấu thành hệ thống tài chính quốc gia:

Một hệ thống tài chính quốc gia hoàn chỉnh là một tổng thể được cấu thành từ banhân tố chính gồm: thị trường tài chính; các định chế tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính

để tổ chức phân bổ các nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trongnền kinh tế

1.1.2.1 Thị trường tài chính:

Thị trường tài chính là nơi diển ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá,nơi gặp gỡ của các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và bán cácloại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,… hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tưbao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Tuy

Trang 9

nhiên để tạo lập môi trường sôi động của thị trường tài chính trên thực cần là sự kết hợpcủa nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản:

Đối tượng của thị trường tài chính: bao gồm những nguồn cung cầu về vốn trong

xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cáctầng lớp dân cư

Công cụ tham gia trên thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động củathị trường tài chính bao gồm các chứng khoán có giá như công trái do nhà nước pháthành, chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các tổ chức tàichính phát hành và các dạng kỳ phiếu, séc,… Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển hiện đại,tối tân, trên thị trường còn xuất hiện các công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro kỹ thuậtcao Đó là các sản phẩm phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồngquyền chọn, hợp đồng tương lai,…

Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: Là những pháp nhân hay thể nhận đạidiện cho những nguồn cung cầu về vốn nhàn rỗi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại,công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,… và đặc biệt là các công ty môi giới

Có rất nhiều nhiều tiêu chí để phân loại thị trường tài chính, cụ thể sau đây:

Theo thời gian luân chuyển vốn gồm có :

Thị trường tiền tệ: có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm, với hình thức

tài trợ vốn đặc trưng là tại trợ gián tiếp thông qua hoạt động của các ngân hàng thươngmại Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếuhụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán Chứng khoán mua bán trên thị trường tiền

tệ thường được mua bán rộng rãi hơn chứng khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏnghơn Ngoài ra, các công cụ của thị trường tiền tệ là những khoản vay hay những chứngkhoán đáo hạn cũng có biên độ dao động giá nhỏ hơn các chứng khoán dài hạn và do vậychúng là khoản đầu tư an toàn hơn

Thị trường vốn: là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn (có thời gian

luân chuyển vốn trên 1 năm) và các chứng khoán vốn Thị trường này cung cấp vốn chocác khoản đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình thôngqua hình thức tài trợ trực tiếp ( tức là chủ thể có nhu cầu sẽ chủ động phát hành chứng

Trang 10

khoán ra thị trường để huy động vốn) Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường nàydài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro caohơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũng cao hơn

Theo nguồn gốc chứng khoán gồm:

Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên Nói cách

khác, đây là thị trường cung ứng các công cụ tham gia thị trường tài chính

Thị trường thứ cấp: là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát

hành trên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán Do đó tạo nên tínhthanh khoản cho các công cụ trên thị trường góp phần tăng sức thu hút đối với côngchúng tham gia trên thị trường này

Theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường gồm:

Thị trường tập trung: là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán đượcthực hiện có tổ chức và tập trung tại một địa điểm nhất định

Thị trường phi tập trung: là thị trường mà việc mua bán các chứng khoán chưa

hoặc không được niêm yết trên thị trường tập trung, được thực hiện phân tán ở những địađiểm khác nhau Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua mạng máy vi tính

Ngoài ra còn có thể phân loại thị trường tài chính theo tiêu chí công cụ tài chínhgồm:

Thị trường nợ: trên thị trường này cần vốn đứng ở tư thế người đi vay sẽ cam kết

trả lãi, kỳ hạn thanh toán và hoàn trả nợ gốc khi phát hành các công cụ nợ để huy độngvốn

Thị trường vốn cổ phần: trên thị trường này người cần vốn thường là các doanh

nghiệp, kêu gọi sự liên kết vốn từ các nhà đầu tư cung tham gia với tư cách là nhữngngười đồng sở hữu sẽ chia sẻ thu nhập ròng và tài sản của doanh nghiệp

1.1.2.2 Các định chế tài chính:

Các định chế tài chính là là các tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của nhữngngười tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng.Những người tiết kiệm cuối cùng bao gồm các chủ thể như hộ gia đình, doanh nghiệp vàchính phủ Trên cơ sở số thu nhập có được, bằng việc tiết kiệm các khoản chi tiêu trong

Trang 11

tiêu dùng, các chủ thể này góp phần làm gia tăng thêm nguồn vôn cung ứng cho nhu cầuđầu tư của xã hội Những chủ thể cần vốn cuối cùng cũng là các hộ gia đình, doanhnghiệp và chỉnh phủ Những chủ thể này đang tiến hành thực hiện các dự án đầu tư sảnxuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa cho xã hội mà nhu cầu vốn đầu tư vượt quá khả năng

tự tài trợ

Có khá nhiều cách để phân loại các định chế tài chính:

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, trong nền kinh tế thị trường xuất hiện những loạihình định chế tài chính chủ yếu: Ngân hàng thương mại; Các quỹ tiết kiệm; Các quỹ tíndụng; Các công ty bảo hiểm; Các công ty tài chính; Các quỹ hỗ tương

Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, các định chế trung tài chìnhđược chia thành 3 loại:

Các định chế nhận tiền gửi: hoạt động chủ yếu và thương xuyên là nhận tiền gửi

từ các tổ chức, cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cung cấp các khoản nợ (cácngân hàng thương mại; các tổ chức tiết kiệm; các hiệp hội cho vay và tiết kiệm; các ngânhàng tiết kiệm hỗ tương,…)

Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở hợp

đồng thỏa thuận với khách hàng và đầu tư chúng vào thị trường vốn dưới các loại tài sảntài chính dài hạn như: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ (các công ty bảo hiệm nhânthọ; các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản; các quỹ hưu trí,…)

Các định chế trung gian đầu tư: thực hiện huy động vốn trên thị trường rất đa

dạng bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như tín phiếu, trái phiếu, sau đó muadanh mục đầu tư trên thị trường tài chính Đặc trưng của các tổ chức này là huy động vốntrung dài hạn để đầu tư vào các lĩnh vực chuyên môn hóa mà họ có lợi thế để giảm áp lựccạnh tranh từ phía ngân hàng (các loại quỹ đầu tư/quỹ tương hỗ; các quỹ hỗ tương thịtrường tài chính; các công ty tài chính,…)

Ngoài ra các định chế tài chính còn bao gồm cả các công ty chứng khoán, cácngân hàng chỉ định thanh toán; các ngân hàng lưu ký chứng khoán; các công ty quản lýquỹ đầu tư; các công ty niêm yết và các cơ quan của nhà nước thành lập để giám sát hệthống tài chính quốc gia như: Ngân hàng trung ương; Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;…

Trang 12

1.1.2.3 Cơ sở hạ tầng tài chính:

Cơ sở hạ tầng tài chính là khuôn khổ các luật lệ làm nền tảng để các doanh nghiệp,nhà đầu tư, cá nhân lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch tài chính với các trung giantài chính Cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ và thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của hệ thốngtài chính:

Các thành phần của cơ sở hạ tầng tài chính gồm:

Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước: là các văn bản , quy định do nhà nước

ban hành liên quan đến các hoạt động tài chính nhằm đảm bảo thị trường vận hành đúngđịnh hướng kinh tế - xã hội đã đề ra, đồng thời bảo vệ hệ thống tài chính khỏi những tiêucực khách quan hay chủ quan có thể dẫn đến tổn thất cho các chủ thể tham gia và gâykhủng hoảng kinh tế như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luậtcác Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán,…

Hệ thống giám sát: là các hoạt động thanh tra, kiểm tra và là quy trình và các

chuẩn mực, chỉ tiêu, định mức để tiến hành giám sát hệ thống tài chính nhằm mục đíchphát hiện các sai sót, gian lận, các hành vi vi phạm pháp luật Đồng thời còn là để nhìnnhận rõ hơn các rủi ro đang tồn tại

Hệ thống thông tin: là các quy định, các luật hay thông lệ liên quan đến kế toán,

kiểm và các tổ chức trong nên kinh tế (tiêu biểu như trung tâm thông tin tín dụng (CIC)của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) thực hiện chức năng thu thập, xử lý, tổng hợp thôngtin về các chủ thể, vấn đề trong hệ thống tài chính đảm bảo tính minh bạch cũng như sựckhỏe của hệ thống tài chính, góp phần hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin

Hệ thống thanh toán và Hệ thống dịch vụ chứng khoán: bao hàm các phương

tiện, cơ sở vật chất công nghệ kỹ thuật hiện đại phối hợp với các dịch vụ do một số chủthể trong nền kinh tế cung cấp (hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống vi tính tựđộng khớp lệnh trên thị trường chứng khoán, các dịch vụ và thiệt bị công nghệ để phục

vụ chuyển tiền, rút tiền, thanh toán tại các ngân hàng thương mại,…) để rút ngắn chutrình giao dịch trong hệ thống tài chính, đem đến sự tiện ích, hiện đại, kịp thời đáp ứngmục địch của các chủ thể kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tếnói chung

Trang 13

Nguồn nhân lực: Hệ thống tài chính cũng như các lĩnh vực khác trong cuộc sống

đều chịu sự chi phối của con người, chỉ tồn tại khi có con người và vì mục đích của conngười Đề hệ thống tài chính hoạt động tốt tất yếu cần phải có nguồn nhân lực dồi dàolành nghề, am hiểu về lĩnh vực tài chính, có kỹ năng nắm bắt tình hình, dự báo, tính toánđược các rủi ro và có khả năng ứng phó kịp thời với những tình huống bất ngờ có thể xảy

ra Đó là các nhà phân tích tài chính, các nhà nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm mớivới những tính năng ngày càng ưu việt hơn cho thị trường cùng những nhân viên, cán bộchuyên nghiệp thấu hiểu về các nghiêp vụ tài chính giúp vận hành các định chế tài chínhmột cách hiệu quả, cạnh tranh nhất góp phần tạo sự năng động cho thị trường

1.1.3 Vai trò của hệ thống tài chính:

1.1.3.1 Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư:

Hệ thống tài chính bao gồm những định chế tài chính giúp cho tiết kiệm của ngườinày ăn khớp với đầu tư của người khác Tiết kiệm và đầu tư là những nhân tố cơ bảnquyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn Khi một nước tiết kiệm phần lớn GDP của mình,thì nó có nhiều nguồn lực để đầu tư vào tư bản, và khối lượng tư bản lớn hơn làm tăngnăng suất và mức sống

Nói theo cách chung nhất, hệ thống tài chính có chức năng chuyển các nguồn lựckhan hiếm của nền kinh tế từ người tiết kiệm (những người chi tiêu ít hơn thu nhập) tớingười đi vay (những người chi tiêu nhiều hơn thu nhập) Người ta tiết kiệm vì nhiều lýdo: chuẩn bị tiền bạc cho con cái vào học đại học trong mấy năm tới hoặc dành dụm chobuổi xế chiều trong vài chục năm nữa Tương tự như thế, người ta vay tiền vì nhiều lý do:mua một căn hộ để ởhoặc mở một doanh nghiệp vì kế sinh nhai Tại bất cứ thời điểm nàocũng có người muốn tiết kiệm một phần thu nhập để dành cho tương lai, đồng thời lại cóngười muốn vay tiền để đầu tư vào các doanh nghiệp mới và mở rộng sản xuất Và chỉkhi có hệ thống tài chính các chủ thể này mới thỏa mãn các nhu cầu của mình Người tiếtkiệm cung ứng tiền của họ cho hệ thống tài chính với hy vọng sẽ nhận lại khoản tiền gốccùng với tiền lãi vào một ngày trong tương lai Người đi vay có nhu cầu về tiền từ hệthống tài chính với nhận thức rằng họ phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vào một ngày trongtương lai

Trang 14

1.1.3.2 Sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro:

Hệ thống tài chính với sự hoạt động của các tổ chức quản lý, giám sát, điều hành

hệ thống tài chính cùng với cở sở hạ tầng pháp lý kỹ thuật sẽ sang lọc, chuyển giao vàphân tán rủi ro

Sự luân chuyển từ người có vốn sang người cần vốn tạo ra lợi nhuận nhưng đồngthời mang lại rủi ro nhất định cho họ Tùy theo sự luân chuyển gián tiếp hay trực tiếp, tùytheo thời gian luân chuyển vốn cũng như cách thức luân chuyển sẽ mang lại cho người cóvốn rủi ro cao hay thấp Các tổ chức quản lý sẽ sàng lọc giúp cho nguồn vốn được đảmbảo tin cậy Các tổ chức giám sát cùng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật pháp lý sẽ đảm bảonguồn vốn được chuyển giao đến các nhà đầu tư một cách dễ dàng và chuẩn xác nhất, từ

đó nhà đầu tư lựa chọn được những kênh dẫn vốn an toàn, hạn chế bớt rủi ro gặp phải.Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư nếu tiềm ẩn rủi ro lớn, người có vốn có thể phântán rủi ro thông qua các công cụ của hệ thống tài chính như công cụ tài chính phái sinh,bảo hiểm kỳ hạn,…

1.1.3.3 Vận hành hệ thống thanh toán:

Tài chính trung gian

Tài chính trực tiếp

Trang 15

Khi tồn tại hệ thống tài chính, vấn đề thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và nhanhchóng hơn Vì lúc này các định chế tài chính đã trở thành đầu mối quản lý quỹ tiền tệ,thay mặt các chủ thể phụ trách việc thu chi bằng tiền mặt hay bút tệ Qua đó góp phầnlàm giảm chi phí giao dịch, an toàn trong thanh toán sẽ được nâng cao, tránh được cácvấn đề bị đánh cướp hay tiền giả đồng thời kiểm soát được các hoạt động mua bán thu chitrái phép Ngoài ra thị trường tài chính sẽ tạo nên tính thanh khoản cho tài sản tài chính

mà các chủ thể trong nền kinh tế đang nắm giữ, giúp cho họ có thể nhanh chóng chuyểnđổi các tài sản này thành tiền hoặc chuyển giao quyền sở hữu để kịp thời thanh toán cáckhoản nợ đến hạn, giảm đáng kể thời gian thu nợ cũng như tìm kiếm nguồn tiền chi trảtrong xã hội

1.1.3.4 Giám sát doanh nghiệp:

Hệ thống tài chính qua phân bổ tài chính sẽ giám sát được hoạt động tạo lập và sửdụng vốn của các chủ thể Hệ thống tài chính với khả năng cung cấp thông tin kịp thời sẽgiúp cho người có vốn giám sát được các hoạt động của doannh nghiệp từ đó buộc doanhnghiệp phải tuân thủ những cam kết mà họ đã đưa ra trong khi huy động vốn, giảm bớtđược sự bất cân xứng thông tin và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp Bên cạnhviệc giám sát quá trinh sử dụng vốn, hệ thống tài chính với các hệ thống đa dạng cũnggiúp giám sát quá trình tạo lập vốn, giúp cho các chủ thể đưa ra quyết định của mình

1.2 CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI CÁC DẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CƠ BẢN:

1.2.1 Mô hình kinh tế cổ điển – Đại diện cho hệ thống tài chính không có sự can thiệp của chính phủ:

Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một trong những

xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển cácluận thuyết kinh tế Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ýnghĩa đến tận ngày nay Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từthế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19

Người đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là WilliamPetty (1623 – 1687), người Anh Những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vực

Trang 16

thuế, hải quan và thống kê Là người được K Marx đánh giá cao qua các phát minh khoahọc kinh tế.

Bên cạnh William Petty, ta không thể không nhắc đến những tên tuổi lớn củatrường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), ThomasMalthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873) Quan điểm về khoa học kinh tế của

họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhânrộng của cải lên

1.2.1.1 Các đặc điểm của trường phái:

Không công nhận chính sách bảo hộ mậu dịch của nhà nước và chú trọng phântích các vấn đề của lĩnh vực sản xuất trong sự tách biệt khỏi lĩnh vực giao thương; đề xuất

và áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiến bộ như phương pháp nguyên nhân-hậu quả,suy diễn, quy nạp, logic trừu tượng Tuy nhiên, việc đặt ra sự đối nghịch giữa hai lĩnhvực sản xuất và giao thương đã làm cho các nhà kinh tế học cổ điển đánh giá không đầy

đủ những liên quan mật thiết giữa hai lĩnh vực đó, trong đó có ảnh hưởng của các yếu tốgiao thương lên quá trình sản xuất

Dựa trên phương pháp phân tích nguyên nhân-hậu quả, tính toán các chỉ số kinh tếtrung bình, các nhà “cổ điển” tìm cách làm sáng tỏ cơ cấu hình thành giá trị hàng hóa Họcho rằng dao động của giá cả trên thị trường không liên quan đến “bản chất tự nhiên” củatiền và số lượng của chúng, mà liên quan đến các chi phí sản xuất, hay nói cách khác, đến

số lượng lao động bỏ ra

Phạm trù giá trị vào thời đó được đánh giá là mấu chốt của phân tích kinh tế, làgốc rễ để nảy mầm các phạm trù khác Vấn đề giá trị hàm chứa các câu hỏi như sau: giátrị biểu hiện giống như một hiện tượng và các dạng thức của nó thế nào? Cơ sở, nguồngốc hay nguyên nhân nào của giá trị? Giá trị có đại lượng hay không và cách xác định đạilượng đó như thế nào? Cái gì có thể dùng để đo giá trị? Giá trị thực hiện chức năng nàotrong lý thuyết kinh tế? Ngoài ra, việc đơn giản hóa phân tích và hệ thống hóa đã làm chokhoa học kinh tế hướng đến phát minh các quy luật mang tính cơ học, tương tự như trongvật lý học, nghĩa là không tính đến các yếu tố tâm lý, đạo đức, luật pháp và các yếu tố xãhội khác

Trang 17

Tăng trưởng kinh tế và phồn thịnh xã hội được cho là không phải dựa vào nguyêntắc xuất siêu, mà là sự năng động và cân bằng trạng thái nền kinh tế quốc gia Trong vấn

đề này các nhà “cổ điển” không vận dụng các phương pháp phân tích toán học hay môhình toán học để có thể chọn ra phương án tối ưu trong số các phương án về tình trạngkinh tế Trường phái cổ điển cho rằng cân bằng trong kinh tế là có thể đạt được một cách

tự động theo quy luật thị trường của Jean-Baptiste Say

Từ lâu tiền tệ được cho là của con người tạo ra một cách chủ ý Đến giai đoạn củatrường phái cổ điển tiền tệ được cho là một dạng hàng hóa tách biệt từ trong thế giới hànghóa, và chúng không thể bị thay thế bởi những thỏa thuận giữa mọi người Tuy nhiên,chức năng của tiền chỉ được đánh giá là phương tiện trao đổi mang tính kỹ thuật

1.2.1.2 Các nguyên lý cơ bản:

Con người chỉ được xem xét trên phương diện kinh tế với một nguyện vọng duynhất: hướng đến lợi ích tư hữu để nâng cao vị thế của mình Đạo đức, văn hóa, truyềnthống và nhiều thứ khác không nằm trong tầm quan sát

Mọi chủ thể tham gia vào quá trình kinh tế đều tự do và công bằng trước phápluật, kể cả trên phương diện khả năng tiên liệu trước các vấn đề kinh tế

Mọi chủ thể kinh tế đều nhận được thông tin đầy đủ về giá cả, mức lợi nhuận, tiềncông lao động, giá thuê đất ở bất kỳ thị trường nào, ngay tại thời điểm hiện tại hay trongtương lai

Thị trường đảm bảo ổn định tài nguyên: lao động và vốn có thể lập tức được đápứng tại nơi cần chúng

Độ đàn hồi của lượng lao động theo giá tiền lương là không dưới 1, nghĩa là tiềncông lao động tăng kéo theo tăng số lượng lao động; ngược lại, tiền công giảm thì lượnglao động cũng giảm

Mục đích duy nhất của nhà tư bản là tối đa lợi nhuận từ vốn

Trên thị trường lao động tồn tại sự mềm dẻo tuyệt đối của tiền công lao động,nghĩa là giá lao động chỉ được xác định bởi cung và cầu của thị trường lao động

Yếu tố quan trọng làm tăng số lượng của cải là tích lũy tư bản

Trang 18

Cạnh tranh phải là hoàn hảo, và nền kinh tế phải là hoàn toàn giải phóng khỏi sựcan thiệp nhà nước, ở đó “bàn tay vô hình” sẽ điều phối tài nguyên một cách tối ưu.

Như vậy có thể thấy, trường phái kinh tế học cổ điển đã nhấn mạnh đến mô hình

hệ thống tài chính độc lập, đề cao sự vận động khách quan của cung cầu, sự tự điều tiếtcủa “bàn tay vô hình” và hoàn toàn bác bỏ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế

1.2.2 Trường phái kinh tế học Keynes – đại diện cho hệ thống tài chính có sự can thiệp triệt để của Chính phủ:

Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổngquát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của JohnMaynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng.Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyếtđịnh Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóacông cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúpcho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái

1.2.2.1 Các đặc điểm của trường phái:

Trong quan điểm của mình Keynes đã đưa ra một số luận hoàn toàn trái ngược vớitrường phái kinh tế học cổ điển như:

Tiền công có tính cứng nhắc

Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả tạo ra vòng xoáy đi xuống của nền kinh tếhình thành

Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng

Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền

Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó

Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp

Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầmtrọng

Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát

từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằmtìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng)

Trang 19

Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:

Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao

động, mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người laođộng, cơ cấu của chế độ xã hội) Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp

Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng,

đầu tư, ưa chuộng tiền mặt, ) Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sựhoạt động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa

Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh

tế tư bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhậpquốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập

1.2.2.2 Các nguyên lý cơ bản:

Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế

Lý giải: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ,thiếu sự can thiệp của Nhà nước (không phải do nội sinh của chủ nghĩa tư bản)

Vị trí trung tâm trong lý thuyết của Keynes là lý thuyết về việc làm vì theo ôngvấn đề quan trọng và nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp

và việc làm

Keynes biểu hiện lợi ích và là công trình sư của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước

Như vậy, trường phái Keynes đã bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh

của nền kinh tế, không đồng ý với phái cổ điển về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tựđiều tiết của thị trường, đề cao vai trò của Chính phủ trong điều tiết, giám sát tài chính

1.2.3 Trường phái kinh tế học tự do mới – Đại diện cho mô hình giảm, sát tài chính linh hoạt tôn trọng sự tự do, khách quan của thị trường nhưng vẫn

sự giám sát đúng mức:

1.2.3.1 Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện:

Trước cuộc đại suy thoái bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phốWall vào ngày 29/10/1929, rất nhiều thế hệ nghiên cứu kinh tế đã bị thuyết phục bởi kháiniệm “bàn tay vô hình” do Adam Smith đề xướng, nêu cao tính tự do vận động của nền

Trang 20

kinh tế - quy luật kinh tế khách quan Nhưng từ sau cuộc đại khủng hoảng, người ta đãbắt đầu hồ nghi về khái niệm này khi thất nghiệp bắt buộc gia tăng trên diện rộng – Mộtđiều mà mô hình cổ điển cho rằng không thể xảy ra

Vào lúc đó Keynes với lý luận của mình đã đưa ra các tiên đề hoàn toàn trái ngượcvới các nhà kinh tế cổ điển rằng nên kinh tế hoạt động trong điều kiện cạnh tranh khônghoàn hảo và đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế vĩ mô, coi chính sáchtổng cầu là phương pháp hữu hiệu để ổn định nền kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởngkinh tế Tuy nhiên mô hình của ông lại không giải thích được hiện tượng nền kinh tế vừasuy thoái, vừa lạm phát cao

Và rồi từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lạilâm vào cuộc khủng hoảng lớn do đó bộc lộ sự bất lực của các chính sách kinh tế của Nhànước tư sản dựa trên học thuyết của trường phái Keynes Tất yếu đã dẫn đến sự xuất hiệncủa khuynh hướng phê phán học thuyết này và do đó phục hồi tư tưởng tự do kinh tếnhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới

1.2.3.2 Đặc điểm của trường phái kinh tế tự do mới:

Chủ nghĩa tự do mới: dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển đồng thờilại muốn áp dụng và kết hợp quan điểm của trường phái Keynes, trường phái trọngthương ở mức độ nhất định để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế tư bản chủnghĩa

Tư tưởng cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới là: Cơ chế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định (ủng hộ tự do kinh doanh nhưngthừa nhận sự điều tiết nhất định của Nhà nước, khẩu hiệu: “Tự do kinh doanh nhiều hơn,thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít hơn”)

Trong việc lí giải các hiện tượng và qua trình kinh tế trường phái này nhấn mạnhyếu tố tâm lý cá nhân trong việc qui định sản xuất và tiêu dùng, đồng thời sử dụng cáccông cụ toán học để chứng minh cho lý thuyết của mình

Trang 21

Trường phái kinh tế của chủ nghĩa tự do mới phát triển rộng rãi ở các nước tư bảnvới màu sắc khác nhau, tên gọi khác nhau Ví dụ: chủ nghĩa cá nhân mới (Anh), chủnghĩa bảo thủ mới (Mỹ), nền kinh tế thị trường xã hội (Đức),

1.2.3.3 Một số lý thuyết tiêu biểu:

Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức:

Nền kinh tế thị trường xã hội: là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá

nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội

Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế thị trường tư bản truyềnthống (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20), không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá ở các nước

xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của tràolưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội

Đây là nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến các nhân và lợi íchtoàn xã hội, đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạmphát, giảm thất nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội Các quyết đinh kinh tế vàchính trị của nhà nước được hoạch định trên cơ sở chú ý đến những nhu cầu và nguyệnvọng cá nhân

Mô hình này theo đuổi các mục tiêu:

Bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách bảo đảm cơhội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội

Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phânphối

Bảo đảm ổn định bên trong của xã hội (khắc phục khủng hoảng kinh tế, mất cânđối)

Tư tưởng trung tâm của mô hình là:

Tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệquyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế vàchịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (đểđảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội)

Trang 22

Được tổ chức theo kiểu “sân bóng đá” (Ropke và Erhard nêu ra) Trong đó:

 Xã hội là một sân bóng đá

 Các giai cấp và tầng lớp xã hội là các cầu thủ

 Nhà nước là trọng tài, đóng vai trò bảo đảm cho trận đấu diễn ra theoluật, tránh khỏi những tai họa

Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội:

Thứ nhất, tuyệt đối đảm bảo quyền tự do cá nhân

Thứ hai, bảo đảm công bằng xã hội thông qua các chính sách xã hội của nhà nước.Thứ ba, chính sách kinh doanh theo chu kỳ Nhà nước phải có chính sách khắcphục hậu quả của khủng hoảng chu kỳ, điều chỉnh mất cân đối

Thứ tư, chính sách tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Thứ năm, chính sách cơ cấu Được coi là tiêu chuẩn đặc trưng, hạt nhân trongchính sách tăng trưởng (Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu cách mạng khoahọc công nghệ, đào tạo con người, )

Thứ sáu, bảo đảm tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường, ngăn ngừa sự phá

vỡ hay hạn chế cạnh tranh quá mức trên thị trường

Ngày nay, lý thuyết này được phát triển thành lý thuyết “Xã hội có tổ chức”,

“Xã hội phúc lợi chung”.

Các chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - xã hội:

Cạnh tranh là yếu tố trung tâm không thể thiếu, để có hiệu quả phải có sự bảo hộcủa Nhà nước trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của các xí nghiệp

Chức năng cơ bản của cạnh tranh là:

Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu

Khuyến khích tiến bộ kĩ thuật

Phân phối thu nhập

Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng

Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh

Thực hiện kiểm soát sức mạnh kinh tế và chính trị

Đảm bảo quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân

Trang 23

Các nhân tố đe dọa cạnh tranh là:

Từ chính phủ: có thể hạn chế, bóp méo cạnh tranh, với tư cách người quản lí xãhội sẽ làm suy yếu cạnh tranh

Từ phía tư nhân: về cơ bản đó là sự hình thành tổ chức độc quyền

Do đó, các nhà kinh tế học Đức cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ cạnh tranh

Yếu tố xã hội trong kinh tế thị trường - xã hội được quan tâm đặc biệt với nội

dung: nâng cao mức sống của các nhóm dân cư thu nhập thấp, bảo trợ xã hội đồng thờibảo vệ tất cả các thành viên trong xã hội Muốn giải quyết tốt các vấn đề xã hội cần phảităng nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập một cách công bằng, xây dựng hệthống bảo hiểm xã hội

Vai trò của Chính phủ

Cần đảm bảo các quy tắc sau:

Quy tắc 1: Cần có Chính phủ nhưng chỉ cần can thiệp khi cần thiết với mức độ

hợp lí (Nguyên tắc hỗ trợ)

Quy tắc 2: Tạo sự hài hòa giữa các chức năng của Chính phủ với thị trường, can

thiệp phải thích hợp với hệ thống thị trường, bảo đảm tương hợp với các quy luật thịtrường

Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ:

Lý thuyết trọng tiền:

Nội dung lý thuyết cho rằng:

Thứ nhất, mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc gia

và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô) Suy thoái và lạmphát cao là do nhà nước cung quá ít hoặc quá nhiều tiền cho nền kinh tế

Cụ thể: tiền cung ứng tăng nhanh hơn mức thu nhập thì dân cư sẽ chi tiêu ngay sốtiền đó là cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tăng giá và lạm phát Ngược lại, tiền cung ứng íthơn mức cần thiết thì chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, hàng hóa bán ra chậm, dẫn đến trì trệ,thu hẹp sản xuất, hiện tượng suy thoái kinh tế và thất nghiệp xảy ra

Trang 24

Tóm lại: biến động trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến biến động trong thu nhập,trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giá cả cùng với những biến động trong cơ cấukinh tế và cạnh tranh, dẫn tới chu kì kinh doanh (khủng hoảng kinh tế).

Có thể tác động vào chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa bằng việc chủ động điều tiếtmức cung tiền tệ Việc điều tiết này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trungương Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ và năng lực của Nhà nước

Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông

qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát

Vì V có tính ổn định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào M

Nên M thay đổi tác động trực tiếp đến P, do đó tác động đến giá cả, lạm phát và sựphát triển kinh tế

Chủ trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp (Thậm chí có thểchấp nhận tỉ lệ thất nghiệp cao để ngăn ngừa lạm phát), lạm phát là căn bệnh nan giải của

xã hội chứ không phải thất nghiệp

Chỉ có chính sách tiền tệ mới giữ vai trò chủ đạo tác động đến ổn định và pháttriển kinh tế (không phải là các chính sách tài khóa như thuế và chi tiêu), trái với Keynes

Tư tưởng điều tiết tiền tệ (Friedman) là: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trongtừng thời kì phát triển, trong thời kì khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ,trong thời kì ổn định nên giảm mức cung tiền tệ Nhìn chung giữ mức cung của tiền tăngvới tỉ lệ ổn định (3 - 4% / năm)

Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo

vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào

Trang 25

kinh tế (chỉ giới hạn ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ để ngănchặn lạm phát).

 Khuyến khích nâng cao khối lượng và hiệu quả sản xuất

 Tôn trọng tính chủ động của giới chủ, giảm tới mức tối đa sự can thiệpcủa Nhà nước - Nguyên tắc: Đề cao lợi ích của khu vực tư nhân

 Xem cạnh tranh là yếu tố cần thiết (tự do cạnh tranh)

Tiết kiệm là yêu cầu của mọi nền kinh tế Muốn phát triển kinh tế không phải ởchỗ kích thích cầu mà phải tăng năng suất lao động bằng con dường kích thích lao động,đầu tư và tiết kiệm Không có tiết kiệm sẽ không có bất kì sự tăng trưởng nào (Phủ nhậnquan điểm của Keynes đã coi tiết kiệm như là nguồn gốc của sản xuất thừa, phủ nhậnviệc kích thích cầu)

Sự tác động vào tổng cung sẽ tạo ra những thế năng cho những mục tiêu ổn địnhdài hạn và việc hoạch định chính sách của Nhà nước chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhằmvào các mục tiêu ổn định dài hạn

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung của nền kinh tế là:

 Lao động: số lượng, chất lượng người lao động

 Vốn: khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn vốn

 Tiến bộ kĩ thuật: cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới.Đây là yếu tố phải quan tâm hàng đầu nhằm khai thác một cách tối ưu

Trang 26

Cần giảm thuế: sẽ tăng được tiết kiệm và đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh vàcải tiến kĩ thuật, từ đó tăng sản phẩm và lợi nhuận, do đó không giảm thu ngân sách màlàm cho tăng (tổng thu về thuế tăng) (Phê phán chính sách thuế cao của Keynes).

Công cụ chủ yếu để phân tích kinh tế là lí thuyết đường cong Laffer thể hiện mốiquan hệ giữa thu nhập và mức thuế

Tóm lại, cần có chính sách thuế hợp lí, mức thuế phù hợp

Đánh giá chung về trường phái kinh tế tự do mới:

Những tiến bộ:

Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới đều nhận thấy những hạn chế của cơchế thị trường tự do cạnh tranh (nhất là lạm phát, thất nghiệp, bất công xã hội, khủnghoảng kinh tế chu kỳ, ), đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau về nguyên nhân vàđưa ra những giải pháp khắc phục

Đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, khuyến khíchcạnh tranh đồng thời quan tâm đến những vấn đề xã hội

Có sự đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ởmức độ khác nhau, đã đưa ra một số giải pháp, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Những hạn chế:

Giải thích hiện tượng, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế mang tính chất chủ quan,phiến diện dựa vào yếu tố tâm lí xã hội, tâm lí tiêu dùng mà không thấy được tính tổngthể, mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế

Chưa vạch rõ nguyên nhân, bản chất của các hiện tượng kinh tế như thất nghiệp,lạm phát, bất công, do đó đưa ra liều thuốc chữa chạy mang tính hiệu quả nhất thời vàphiến diện

Trang 27

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÀI

CHÍNH VIỆT NAM

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tàichính Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo bắt đầu hìnhthành rõ nét từ năm 1858, năm Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địacủa Pháp Thực ra hệ thống tài chính, các phương tiện thanh toán (tiền tệ) luôn là nhữngcông cụ không thể thiếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào, đã tồn tại từ khi hình thành ranước Việt Nam Nhưng hệ thống tài chính, thanh toán thời bấy giờ rất khác so với hiệnnay Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thời phong kiến liên quan đến hệ thống tài chínhtiền tệ Việt Nam là vào đầu thế kỷ 15, lần đầu tiên Hồ Quý Ly đã cho phát hành và lưuthông tiền giấy

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG:

Căn cứ vào đặc thù về lịch sử, quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ViệtNam có thể được chia ra thành các giai đoạn: thời kỳ Pháp thuộc; thời kỳ miền Bắc ViệtNam 1954-1975; thời kỳ miền Nam Việt Nam 1954-1975 và thời kỳ từ sau thống nhất đấtnước 1975 đến nay

2.1.1 Hệ thống ngân hàng thời Pháp thuộc:

Trước khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam vào năm 1858, Việt Nam chưa có tổchức ngân hàng và tín dụng Các hoạt động kỹ nghệ, nông nghiệp và thương nghiệp còn ởtrong tình trạng thô sơ và lạc hậu Việc mua bán giao dịch với các thương gia nước ngoàichủ yếu nằm trong tay nhà vua và các hoàng thân quốc thích, và thường trả bằng vàngbạc hay bằng cách trao đổi các sản phẩm nội địa như đường, hồ tiêu, yến sào…

Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông Dươngthì Việt Nam, trở thành một thị trường độc chiếm của sản phẩm Pháp Các thương giaPháp đã lập tại các thành phố lớn và thị trấn, tập trung nhất là ở thành phố Sài Gòn,những xí nghiệp xuất nhập cảng lớn Các kỹ nghệ gia của họ đầu tư xây dựng những nhàmáy lớn: xi măng, giấy, thuốc lá, tơ sợi, đường, rượu Một số người còn lập những đồnđiền lớn trồng cao su, cà phê, chè Trong kế hoạch củng cố và khai thác những tiềm năng

Trang 28

ở Việt Nam, việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi những công trình thủy lợi lớn, việc đầu

tư vào công nghiệp, thương nghiệp và hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là vụ trùng tu

và mở rộng cảng Sài Gòn và xây dựng những cơ sở vật chất khác của guồng máy thuộcđịa đòi hỏi sự luân chuyển của những khối tiền tệ lớn lao Các hoạt động kinh tế củangười Pháp ở Đông Dương bành trướng mạnh nên chính phủ phải lập các ngân hàng để

hổ trợ các hoạt động ấy Lúc đầu có 2 ngân hàng được hình thành, trụ sở đặt tại Pháp,nhưng các chi nhánh được thiết lập tại các thành phố lớn ở Đông Dương

Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine) thành lập từ 1873, đến năm 1875được quyền phát hành tiền tệ cho toàn cõi Đông Dương Phạm vi hoạt động của ngânhàng này trải rộng khắp Đông Dương và các vùng đất Ấn thuộc Pháp Vào khoảng năm

1930, nó trở thành một phân nhánh thực thụ của các ngân hàng kinh doanh lớn: SociétéGenerale, Credit Industriel et commercial, Crédit foncivo de France, Crédit Lyonnais Làmột công cụ hữu hiệu của chính quyền thuộc địa, Ngân hàng Đông Dương là cơ quan tàichính lớn nhất của chính quyền và tài phiệt Pháp Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ nhưmột Ngân hàng Trung ương, nó còn là một ngân hàng kinh doanh thương mại lớn nhất.Ngân hàng Đông Dương cung cấp vốn cho hoạt động kinh tế của người Pháp ở ĐôngDương như Công ty Hỏa xa Hải Phòng-Vân Nam, Công ty Than Hòn Gai-Cẩm Phả,Công ty Rượu Đông Dương, Công ty đường Hiệp Hòa, Công ty Cao su Đất Đỏ

Pháp-Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise) được thành lập với mục đích hỗtrợ các giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương và Trung Hoa cũng như với mộtvài nước khác ở Á Đông như Nhật, Thái Lan

Ngoài hai ngân hàng trên, các nước có quyền lợi kinh tế trong vùng cũng có thiếtlập các ngân hàng ở Việt Nam như The Chartered Bank, The Hong Kong and ShanghaiBanking Corporation của Anh, Trung Quốc ngân hàng và Giao thông ngân hàng củaTrung Quốc

Từ cuối thế kỷ 19 đến 3 thập niên đầu thế kỷ 20, các hoạt động ngân hàng đều ởtrong tay người nước ngoài Mãi đến năm 1927, một số tư bản người Việt Nam mới thànhlập một ngân hàng lấy tên là An Nam ngân hàng (sau đổi tên là Việt Nam ngân hàng) với

Trang 29

vốn hoàn toàn của người Việt, chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động nông nghiệp Cho đếnnăm 1954, người Việt có ngân hàng thứ hai là Việt Nam Công thương Ngân hàng.

2.1.2 Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975:

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thànhlập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với các nhiệm vụ chính gồm: Phát hành giấy bạc,quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất

Ngày 21/1/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàngNhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộnghoà Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, tháng 7 năm 1976, Ngân hàngQuốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo thành hệthống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước Hệ thống tổ chức thống nhất của Ngânhàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, cácChi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại cáchuyện, quận trên phạm vi cả nước

Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ở Miền Bắc có thể đượcchia làm hai thời kỳ như sau:

Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam đượcthành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện chức năng:Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhànước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tíndụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá

Thời kỳ 1955 - 1975: Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện nhữngnhiệm vụ cơ bản gồm: Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình

ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế; Phát triển công tác tíndụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công,thương nghiệp Trong giai đoạn có hai ngân hàng chuyên doanh được thành lập đó làNgân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957), nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (1963)

2.1.3 Hệ thống ngân hàng ở miền Nam giai đoạn 1954-1975:

Trang 30

Sau Hiệp định Geneve, chính phủ Pháp ký một loạt hiệp định với Nam Việt Nam,Campuchia và Lào, chính thức công bố sự phá vỡ tình trạng hợp nhất tiền tệ và quan thuếgiữa ba nước Đông Dương, giải thể các định chế bốn bên do Pháp khống chế, khẳng địnhnguyên tắc mỗi quốc gia được quyền tự do phát hành và kiểm soát tiền tệ, ấn định hốisuất, độc lập đề ra các chính sách tiền tệ, ngoại hối và ngoại thương Và từ đó, cùng vớichủ quyền về chính trị, người Việt Nam bắt đầu làm chủ về hoạt động ngân hàng và pháttriển nó trên qui mô nhà nước, trực tiếp ảnh hưởng đến các giới kinh doanh, dần dần thaythế vai trò hệ thống ngân hàng thuộc địa cũ Có thể phân sự phát triển của ngành ngânhàng miền Nam Việt Nam thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ 1954-1964: Ngày 31-12-1954, với dụ số 48 của Bảo Đại, Ngân hàngQuốc gia Việt Nam được thành lập, thay thế viện phát hành Đông Dương, chính thứcphát hành giấy bạc cho cả miền Nam Việt Nam Tuy nhiên, ảnh hưởng của hệ thống ngânhàng Pháp vẫn còn đè nặng trên những hoạt động kinh tế của Sài Gòn Theo thói quendân chúng và giới kinh doanh vẫn ưa chuộng các ngân hàng Pháp còn hoạt động: Vẫnthích ký thác tiền và sử dụng những dịch vụ của ngân hàng này Giới kinh doanh ngườiHoa, do những quan hệ thị trường với Hong Kong, Đài Loan, Malaysia và Singapore, vẫntiếp tục sử dụng các ngân hàng Anh, Hong Kong, Đài Loan Những quyền lợi kinh tế củangười Pháp ở miền Nam vẫn còn nhiều và hoạt động về ngân hàng của họ cũng khámạnh Vào cuối năm 1953, khi Ngân hàng Đông Dương chấm dứt các hoạt động thươngmại của nó thì một phần nhiệm vụ của nó được chuyển qua Ngân hàng Việt Nam Thươngtín và một phần được chuyển qua Ngân hàng kế nghiệp của người Pháp ở miền Nam làPháp Á ngân hàng-ngân hàng tư lớn nhất hoạt động trong thời kỳ này, qui tụ giới tư bảnkinh doanh của Pháp đang tiếp tục kinh doanh khai thác các đồn điền cao su, cà phê, trà

và các nhà kinh doanh công nghiệp của các hãng Dumarest, Oligastre, Alcan etCie DenisFreres, BGI, Mitac, Caric Ngoài ra còn có các Ngân hàng của một số nước khác nhưBangkok bank, thiết lập 1961, The Bank of Tokyo, thiết lập năm 1962

Giai đoạn 1965-1975: Những chuyển biến hoạt động ngân hàng từ 1954 đến 1964

đã tạo tiền đề và điều kiện cho một giai đoạn phát triển rầm rộ từ năm 1965 đến năm

1972 của các ngân hàng thương mại ở Miền Nam Việt Nam Trong 7 năm đầu của giai

Trang 31

đoạn này, 18 ngân hàng mới được thành lập, nâng tổng số lên đến 31 ngân hàng với 178chi nhánh ở các tỉnh vào năm 1972 Tính theo số dân khoảng 19 triệu lúc đó thì bình quân

ở Miền Nam mỗi chi nhánh ngân hàng phục vụ cho 100.000 dân, một con số không thuakém tỉ lệ ở các nước đang phát triển ở Đông Nam Á Tính đến trước tháng 04/1975, hệthống ngân hàng ở Miền Nam bao gồm hai loại: ngân hàng trung ương và các ngân hàngkhác Ngân hàng trung ương thuộc nhà nước, còn các ngân hàng khác, tùy theo nguồnvốn, có thể phân biệt nhóm ngân hàng của Chính phủ và nhóm ngân hàng tư nhân Tổng

số lên đến 32 ngân hàng thương mại với 180 chi nhánh, 2 ngân hàng phát triển và 60ngân hàng nông thôn xuất phát từ hệ thống này được thành lập tới cấp quận tại các tỉnhmiền Nam

2.1.4 Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

Với những đặc thù riêng của thời kỳ này, quá trình phát triển của hệ thống ngânhàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1975-1985: Sau năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam

đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùngthực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới, thu hồicác loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978 Đến cuối những năm 80, hệthống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưathực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường Sự thay đổi về chấttrong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thịtrường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay

Từ năm 1986 đến năm 1990: Đây là giai đoạn manh nha của các cải cách bước

đầu, làm tiền đề cho việc hình thành và phát triển một hệ thống Ngân hàng Việt Nam mộtcách căn bản và toàn diện hơn Bước khởi động đầu tiên vào tháng 7/1987 với việc Hộiđồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 218/CT cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của ngânhàng sang kinh doanh XHCN Sau giai đoạn thử nghiệm ngắn ngủi này, hệ thống ngânhàng Việt Nam được chuyển hẳn sang hoạt động kinh doanh sau khi Hội đồng Bộ trưởngban hành Nghị định số 53/HĐBT vào tháng 3/1988 Nghị định này về cơ bản đã tách dầnchức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt

Trang 32

động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh Trong giai đoạn này có một sự kiện tác độngkhông tốt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam (đây cũng có thể là một bài học đắt giánhưng rất hữu ích cho việc phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau này), đó là sự

đổ bể của hệ thống các hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Chính bài học

từ sự kiện này cộng với những yêu cầu về đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàngViệt Nam, tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhànước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đãchính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp đượcluật pháp phân biệt rạch ròi:

 Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt độngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thinhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất đượcphát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhànước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấynhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối cănbản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2

 Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanhtoán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân docác Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện

 Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng làquá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loạihình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần,Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàngnước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân, công ty tàichính Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đãđược thành lập gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Ngân hàng đầu tư

và phát triển Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàngngoại thương Việt Nam Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam

Trang 33

được thành lập mới, ba ngân hàng còn lại đã được thành lập từ trước đó,trong giai đoạn này chỉ cơ cấu và chuyển đổi chức năng hoạt động.

Từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất

nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại qua các cộtmốc chính sau:

Từ năm 1991, khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh, văn

phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập tại ViệtNam Trong giai đoạn này, 4 ngân hàng liên doanh của 4 ngân hàng thương mạiquốc doanh với các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam Các ngânhàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập

Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền

tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)

Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt

động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo

Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt

Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyếtđịnh số 769/TTg, ngày 18/9/1997) Đây cũng chính là năm xảy ra cuộc khủnghoảng tài chính ở Đông á Và điều này đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngânhàng Việt Nam, sau giai đoạn này, một số ngân hàng cổ phần hoạt động yếu kémđược xắp xếp lại Từ hơn 50 ngân hàng thương mại cổ phần, đến cuối năm 2004chỉ còn lại 37 ngân hàng

Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).

Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng thương

mại Nhà nước và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng ThươngMai cổ phần Trong đó có thêm một sự kiện đáng chú ý là việc thành lập các công

ty quản lý tài sản tại các ngân hàng thương mại

Trang 34

Năm 2001: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết Trong

hiệp định này, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị thường tài chính ngân hàng theomột lộ trình nhất định

Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng

-Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào vàđầu ra

Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với

chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập Ngân hàng Chínhsách xã hội trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tíndụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửabước 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Năm 2004: Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam Trong giai đoạn

này, có một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Namnói riêng, hệ thống tài chính nói chung, đó là Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ được ký kết Theo hiệp định này, Thị trường tài chính ngân hàng ViệtNam từng bước được mở cho các doanh nghiệp của Hoa Kỳ và đến năm 2010, các

tổ chức tài chính của Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng như các tổ chức tài chính củaViệt Nam Đây là điều kiện tốt để thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nhưngcũng là một thách thức rất lớn cho các tổ chức tài chính trong nước, nhất là cácngân hàng thương mại

Ngày 16/6/2010, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế

và của hệ thống tài chính, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổchức tín dụng mới đã được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/01/2011 Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng

so với Luật NHNN 1997, theo đó làm rõ hơn địa ví pháp lý của NHNN, đồng thờixác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là ngân hàng trungương, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọngcủa một ngân hàng trung ương: Thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn

Trang 35

hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Trong khi đó, so với Luật cũ, thayđổi quan trọng trong Luật các TCTD 2010 đó là việc quy định TCTD không đượckinh doanh bất kỳ hoạt động nào khác ngoài hoạt động ngân hàng Điều đó cónghĩa là các hoạt động huy động vốn tương tự như ngân hàng của các tổ chức phingân hàng trong lĩnh vực chứng khoán, dịch vụ đầu tư tài chính sẽ phải chấm dứt

Thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn (1993): Một trong nhữngbước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng thị trường chứng khoán (TTCK)

ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốnthuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thốngđốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điềukiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp

Thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước (1996): Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướcđược thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quanthuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thịtrường chứng khoán Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thịtrường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở ViệtNam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm

Khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán (2000): Kể từ khi thành lập Uỷ banchứng khoán nhà nước và có kế hoạch thành lập ngay trung tâm giao dịch chứng khoán.Nhưng do quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết bị kéo dài và tác động của cuộckhủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997, mặc dù được thành lập theo Quyết định

số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, nhưng sau 4 năm, ngày 28/07/2000, Trung tâm

Trang 36

giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào hoạt động với haiCông ty niêm yết đầu tiên và Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty vật liệuViễn thông (SACOM) Đến đầu năm 2013, tức sau hơn 13 năm hoạt động, trên Sở giaodịch Chứng khoán TP.HCM đã có gần 350 số mã chứng khoán niêm yết, trong đó hơn

300 mã cổ phiếu (chiếm 87,32%), gần 40 mã trái phiếu (11,24%), và còn lại là chứng chỉquỹ Giá trị niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM đạt khoảng 274.863 tỷ đồng, trong khi giátrị vốn hóa đạt hơn 678.403 tỷ đồng vào cuối năm 2012

Đưa Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (2004): Qua hơn 5năm hoạt động, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt đượcnhiều kết quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành Thị trường chứng khoán ViệtNam Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 02năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước vào Bộ Tài chính Ngày 08/03/2005, Trung tâm GDCK Hà Nội (từ năm

2009 chuyển đổi thành Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt độngvới việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện(Postef) Ngày 20/06/2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quyđịnh việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHà Nội, theo đó,TTGDCK Hà Nội là tổ chức duy nhất được giao nhiệm vụ tiến hành tổ chức đấu thầuTPCP tại Việt Nam Đến nay, TTGDCK Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức giao dịchchứng khoán sơ cấp với hai hoạt động chính là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu; vàgiao dịch chứng khoán thứ cấp với 3 thị trường gồm thị trường chứng khoán niêm yết, thịtrường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM), và thị trườnggiao dịch trái phiếu chính phủ Sau hơn 7 năm hoạt động, tính đến cuối 2012, tổng sốcông ty niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội là 396 công ty với tổng khối lượng niêm yết đạt8,55 tỷ cổ phiếu, tương ứng với 85.536 tỷ đồng giá trị niêm yết theo mệnh giá Về thịtrường trái phiếu, đến cuối năm 2012, tổng quy mô niêm yết của thị trường hơn 384,4 tỷđồng, trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ

Trang 37

2.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM:

Ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứng minhmột cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốcnhư Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ đã để ý đến Đông Dương Các Hội bảohiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buônbán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm Vào năm 1926, Chinhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique Đến năm 1929 mới có Công ty ViệtNam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động vềbảo hiểm xe ô tô Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dướinhững hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước vàngoại quốc

Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt)mới chính thức đi vào hoạt động Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành cácnghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễndương… Kể từ thời điểm đó, ở Việt Nam chỉ có một mình Bảo Việt hoạt động cho đếnnăm 1998

Tháng 6/1998, Việt Nam đã cho phép thành lập Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưuđiện nhằm mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực bảo hiểm.Trong năm 1999, Việt Nam đã mở rộng việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bảohiểm cho 2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-úc (BIDV-QBE) vàCông ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CGM; và 4 công ty 100% vốn nước ngoài là:Công ty Bảo hiểm Allianz/AGP, Công ty Bảo hiểm Chinfon-Manulife, Công ty Bảo hiểmNhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm nhân thọ quốc tế Mỹ (AIG)

Kể từ khi các công ty bảo hiểm nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam,hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là bảo hiểm nhân thọ bắt đầu sôi độngvới sự phát triển rất nhanh của các công ty bảo hiểm nước ngoài như: Prudential,Manulife, AIA…

Trang 38

Tính đến đầu năm 2012, có tổng cộng 57 doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảohiểm đang hoạt động với tổng tài sản đạt trên 107 nghìn tỷ đồng, trong đó có 29 doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp táibảo hiểm, và 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Ngoài ra còn có trên 32 văn phòng đạidiện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam tính đến đầu

2012

Về mặt pháp lý, năm 2000, Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm, qua

đó không chỉ góp phần tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm củacác công ty bảo hiểm mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thamgia bảo hiểm Năm 2010, khung pháp lý về kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiệnvới Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, nhiều văn bản pháp quyhướng dẫn Luật được ban hành đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanhnghiệp kinh doanh bảo hiểm

Trang 39

CHƯƠNG 3: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – CÁC THẤT BẠI TÀI CHÍNH VÀ

CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT, ĐIỀU TIẾT TÀI TRONG THỰC

TIỂN 3.1 KHỦNG HOÀNG TÀI CHÍNH:

3.1.1 Căng thẳng tài chính:

Trong giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng, thị trường tài chính của các quốcgia thường bị đặc trong một trạng thái mà người ta gọi là “căng thẳng tài chính” Đó làhiện tượng mà hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhận tiền gửi và trả tiềnrút vốn cho khách hàng, đồng thời cho vay theo thông lệ nhưng thực chất là ngân hàng đãmất khả năng trả nợ mà khách hàng chưa nhận ra, tức là tổng tài sản của ngân hàng nhỏhơn tổng nguồn vốn đối với người gửi tiền

Hiện tượng này xuất hiện là do:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đi do chu kỳ kinh tế và những cú sốc từ bên

ngoài gây ra cho khu vực sản xuất hàng hóa dịch vụ Trong giai đoạn đi lên của chu kinh

tế, khi đầu tư và sản lượng gia tăng, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tăng theo nên nhiều nhà đầu

tư sẵn sàng đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao và dùng các khoản vay ngắn hạn để tàitrợ cho những dự án dài hạn Từ đó càng có thêm nhiều người đi vay nhằm trang trải chocác khoản nợ hiện tại của mình Tuy nhiên, khi gần đạt đến đỉnh của chu kỳ kinh tế, lãisuất sẽ tăng, một phần do cầu tín dụng ít nhiều không co giãn theo lãi suất và phần khác

do dư cầu tín dụng Kết quả nhiều người thấy không còn khả năng trả nợ, họ bắt đầu gặpkhó khăn về dòng tiền của mình và kéo dài thời hạn trả nợ cho các nhà đầu tư khác, gâyhiện tượng khó khăn tài chính trên diện rộng Hơn nữa, trong giai đoạn đi lên của chu kỳkinh tế, giá tài sản như đất đai hay cổ phiếu tăng nhanh Điều này làm tăng giá trị các tàisản thế chấp cầm cố để vay vốn Đồng thời cũng gây ra hiện tượng bùng nổ đầu cơ vìnhững khoản lãi vốn có được do sở hữu các khoản tài sản này vượt xa lợi nhuận từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Do đó những người đi vay sẵn sàng bỏ vốn vay vào các hoạtđộng đầu cơ này ngay cả khi lãi suất vay đã vượt xa lãi suất có thể có trong khu vực sảnxuất hàng hóa Đến giai đoạn đi xuống của chu kỳ kinh tế, giá cả tài sản có xu hướnggiảm và ngày càng giảm mạnh, nợ khê động sẽ dần chồng chất Ngân hàng sẽ lâm vào

Trang 40

tình trạng “căng thăng tài chính” và bắt đầu thắt chặt các khoản cho vay, điều này cànggóp phần làm giảm sản lượng, việc làm và tăng thêm khó khăn cho khả năng trả nợ củanhà đầu tư

Như vậy khả năng dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính khi có các cú sốc bên trong haybên ngoài tác động phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của các tổ chức tín dụng và các tổchức giám sát trước mức độ rủi ro ngày một lớn hơn của người đi vay, cộng với sự bùng

nổ giá tài sản do hoạt động đầu cơ

Yếu tố đầu tiên này cũng đã phần nào nêu lên được cách giải thích khủng hoảngtài chinh trên phương diện chu kỳ kinh tế

Thứ hai, cơ cấu và hành vi của thị trường tín dụng, đó là các khuyết tật của thị

trường về hiện tượng lựa chọn đối nghịch (một hình thức của thông tin bất cân xứng) vàlợi dụng sự bảo lãnh để cố ý làm tăng rủi ro Khi các nhà đầu tư đã vay nợ trước đây gặpkhó khăn trong việc trả nợ, làm tăng rủi ro tín dụng nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục cho họvay ở mức lãi suất cao với hy vọng là cuối cùng họ có thể hồi phục và trả được nợ Hơnnữa ngân hàng cũng không muốn cho bên ngoài biết là ngân hàng có những món nợkhông thu hội được, làm giảm khả năng thanh khoản, gây tâm lý lo sợ cho người gửi tiền.Điều này đi ngược với nguyên tắc phân tán rủi ro trong hoạt động ngân hàng và làm chonhững nhà đầu tư lành mạnh không vay được vốn hoặc họ không chấp nhận vay với lãisuất quá cao do ngân hàng đưa ra vì ngân hàng không thể phân biệt được đâu là kháchhàng làm ăn tốt và đâu là khách hàng đang gặp khó khăn tài chính Kết quả sẽ dẫn đếnhiện tượng tập trung vốn vay trong tay những người vay vốn hiện tại không có khả năngtrả nợ Cứ như thế, việc phân bổ tín dụng sai rời vào lòng lẩn quẩn ngày càng nghiêmtrọng hơn Đồng thời, khi người đi vay đang gặp khó khăn tài chính vay với lãi suất caothì họ sẽ hành động theo cách ngày càng liều lĩnh vì muốn thu về lợi tức lớn hơn nhằmtrang trải cho những khoản lãi ngày càng chồng chất

Như vậy, quyết định cho vay sai và việc sử dụng vốn vay liều lĩnh, sai mục đích

đã dẫn đến tình trạng căng thẳng tài chính cho hệ thống ngân hàng cũng như toàn hệthống tài chính

Ngày đăng: 10/03/2015, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w