1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

32 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 567,5 KB

Nội dung

Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2

I.1 KHÁI NIỆM 2

I.1.1 Thuế 2

I.1.2 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA 2

I.1.3 Tín dụng ngân hàng 2

I.1.4 Thị trường chứng khoán 2

I.1.5 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3

I.2 PHÂN LOẠI NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 3

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 4

II.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 4

II.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 4

II.1.2 Vai trò của các nguồn lực tài chính trong phát triển kinh tế ở Việt Nam 6

II.2 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH TÀI TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 7

II.2.1 Thuế 7

II.2.2 Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài 9

II.2.3 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng 15

II.2.4 Nguồn lực tài chính huy động vốn qua thị trường chứng khoán 17

II.2.5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 21

PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ 27

III.1 GIẢI PHÁP CHUNG 27

III.1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách 27

III.1.2 Giải quyết về thủ tục hành 27

III.1.3 Cải thiện cơ sở hạ tầng ……….…………27

III.1.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ 27

III.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ 28

III.2.1 Giải pháp về thuế 28

III.2.2 Giải pháp vay nợ trong nước và nước ngoài 28

III.2.3 Giải pháp vốn tín dụng ngân hàng 29

III.2.4 Giải pháp huy động vốn qua thị trường chứng khoán 30

III.2.5 Giải pháp huy động vốn FDI 31

Trang 2

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ

và thời gian được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụngcho mục đích chung toàn xã hội

Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Theo

đó, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tếnày với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc hoàn trả

Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giátrị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người chovay sang người đi vay và khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái banđầu Khoản giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín dụng

1.4 Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bánchứng khoán có giá Chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là giấy tờghi nhận khoản tiền mà người sở hữu chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tứcnhất định theo kỳ hạn

TTCK là kênh bổ sung nguồn vốn dài hạn quan trọng cho nhà nước và các doanhnghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, một yếu

tố hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế

1.5 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Trang 3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dàihạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinhdoanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanhnày.

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cáncân thanh toán

I.2 PHÂN LOẠI NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế của Việt Nam bao gồm:

- Các nguồn tài chính trong nước: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, Nguồn vốn huy

động từ các doanh nghiệp, nguồn vốn tiết kiệm trong các hộ gia đình…

- Các nguồn tài chính huy động từ nước ngoài: bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư

gián tiếp Hiện nay có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu sau: doanh nghiệp100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợptác kinh doanh

Hình thức của đầu tư gián tiếp phụ thuộc vào chính nguồn vốn của chủ đầu tư.Nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng, có thể là của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các

tổ chức phi Chính phủ… Các nguồn vốn này có thể dưới hình thức viện trợ hoàn lại và khônghoàn lại, cho vay ưu đãi và không ưu đãi Các doanh nghiệp và tư nhân cũng có thể đầu tưgián tiếp dưới hình thức mua cổ phiếu và chứng khoán ở mức không quá lớn, chưa đạt đến tỷ

lệ cổ phần khống chế để phải tự đứng ra điều hành một dự án đầu tư Trong các nguồn vốnđầu tư gián tiếp, một bộ phận quan trọng là viện trợ phát triển chính thức ODA của Chínhphủ một số nước công nghiệp phát triển

Trong hai nguồn vốn huy động như trên, nguồn tài chính trong nước giữ vai trò quyếtđịnh, nguồn tài chính nước ngoài giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ nguồn lực tài chính trongnước Chủ trương phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực là đúng đắn để thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế xã hội

Trang 4

TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT

NAM

II.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

II.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

Trong thời gian qua tình hình kinh tế đã có những biến đổi thăng trầm, sau khi thựchiện công cuộc đổi mới của đại hội VI năm 1986 đến nay Đất nước ta chuyển từ nền kinh tếtập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đếnnay, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân hàng năm khoảng 7% và tốc độ này được kéo dài trong nhiều năm, nên nước tacũng được đánh giá là một nước có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhất thế giới Tuynhiên, bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế đó đất nước cũng tồn tại những đợt suy giảm nhấtđịnh mang tính chất chu kỳ kinh tế Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP kinh tế trongnhững năm như sau:

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984 đến 2008

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua biểu đồ cho ta thấy được tốc độ tăng trưởng trong những năm 2000 - 2007 pháttriển cao 7 - 8%, riêng giai đoạn 1997 - 1998 và giai đoạn 2007 - 2008 tốc độ chậm lại và sụtgiảm do nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và thếgiới

Giai đoạn 2000 - 2007, nền kinh tế bắt đầu hồi phục với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổnđịnh từ 7- 8% /năm, nhưng đồng thời lạm phát cũng liên tục tăng Đặc biệt trong năm 2007,

Trang 5

nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng 8,5%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng lạmphát ở mức hai con số 12,6% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực Côngnghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, nông nghiệp đạt mức kế hoạch, đặc biệt là khu vực dịch vụtăng cao trong điều kiện còn khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại,tài chính ngân hàng phát hiển theo hướng hội nhập với kinh tế thế giới Các cân đối kinh tế vĩ

mô cơ bản được bảo đảm Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng,đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối Nợ của Chính phủ và

nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục được duy trì ở mức an toàn Thị trường chứng khoán rađời vào năm 2000 và phát triển trở thành một kênh huy động nguồn lực mới trong nền kinhtế

Năm 2008 tuy có khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sản xuất công nghiệp

vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá 13,9%, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chuyểndịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến giảm tỷ trọng công nghiệp khai tháckhoáng sản, tài nguyên thiên nhiên Kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện cả về thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ Trong 2năm 2007 và 2008, cả nước đã thu hút 2116 dự án FDI đăng ký mới với số vốn 81.105 triệuUSD, chiếm 21% số dự án, 54,59% tổng số vốn đăng ký cả nước Qua đó cho thấy sau khigia nhập WTO, Việt Nam thực sự là điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều tập đoàn kinh tế hàngđầu thế giới và khu vực

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam còn bộc lộ những điểm hạnchế, bất cập Kinh tế tăng trưởng chưa vững và chưa đều, hiệu quả và tính bền vững chưacao Điều đó được thể hiện khá rõ nét qua quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tếcũng như giá trị gia tăng của từng ngành sản xuất, hoạt động dịch vụ Nguyên nhân của thực

tế đó, bên cạnh yếu tố khách quan còn có tác động của một số yếu tố chủ quan liên quan đến

cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý và đầu tư của từng ngành

Trong sản xuất công nghiệp, tăng trưởng chưa vững, nhất là khu vực kinh tế nhà

nước Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 2 năm vào WTOvẫn chưa có tiến bộ so với các năm trước: năm 2007 tăng 10,22%, năm 2008 tăng 6,11%trong khi đó năm 2006 là 10,38% Do chi phí trung gian cao, nên sức cạnh tranh của sảnphẩm công nghiệp còn thấp, khó đứng vững trên thị trường trong nước với hàng ngoại nhậptrong bối cảnh giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết WTO Trình độ kỹ thuật nói chung cònlạc hậu Năng suất lao động, năng suất máy móc, trình độ của công nhân công nghiệp cònthấp, chưa theo kịp yêu cầu tăng sức cạnh tranh

Ở khu vực nông, lâm, thủy sản, tốc độ tăng GDP chưa bền vững: năm 2007 tăng

3,76%, năm 2008 tăng 4,07% trong khi đó năm 2006 là 4,02%

Trang 6

Nhập siêu hàng hoá tăng cao so với các năm trước đó Năm 2006 là 6,6 tỷ USD, chiếm15,5% kim ngạch xuất khẩu, năm 2007 tăng lên 14,2 tỷ USD, chiếm 29,5% và năm 2008 là

17 tỷ USD, chiếm 27,7 % tổng kim ngạch xuất khẩu

Du lịch tăng chậm do sản phẩm còn nghèo, chất lượng phục vụ chậm được cải tiến, cơ

sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, giá cả thuê phòng cao

Những hạn chế và bất cập tuy còn nhiều nhưng chỉ là khó khăn tạm thời, khó tránhkhỏi trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển đổi với điểm xuất phát thấp và bướcđầu hội nhập vào WTO

II.1.2 Vai trò của các nguồn lực tài chính trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển, chúng ta cần phải khẳng định vai tròcủa nguồn vốn trong nước đóng vai trò quan trọng hay quyết định Mặc dù đất nước ta cònnghèo, khả năng tích luỹ còn thấp nên khó huy động trong hiện tại Theo ý kiến của cácchuyên gia trong và ngoài nước cùng với kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy:Nguồn vốn trong nước vẫn là nguồn vốn tính chất quyết định, là một thế mạnh để phát triểnkinh tế trong những ngành nghề chủ chốt theo kế hoạch phát triển kinh tế mà Đảng và Nhànước đã vạch ra

Bên cạnh nguồn vốn huy động trong nước, việc huy động nguồn vốn nước ngoài làmột tất yếu không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế của đất nước Trong giai đoạn đầu củaquá trình phát triển kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu với hơn 70% dân sốhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, trình độ kỹ thuật lạc hậu.Trong khi để đầu tư nhằm mục tiêu hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình nềntảng cho sự phát triển kinh tế lâu dài thì nền kinh tế lại cần một khoản vốn lớn bằng cách làthu hút lượng đầu tư từ nước ngoài Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư nướcngoài, tại Đại hội VI (12/1986) Đảng và Nhà nước ta đã chủ động mở cửa nền kinh tế, đẩymạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng những khả năng to lớn của nền kinh tế thếgiới về di chuyển vốn mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh tế để bổ sung vàphát triển có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong nước

II.2 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH TÀI TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

II.2.1 Thuế

Thuế có vai trò là công cụ chủ yếu trong việc tập trung nguồn lực vào Ngân sách nhànước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế

Trang 7

Nhà nước có thể thực hiện phát hành tiền, vay trong nước hoặc vay nước ngoài, bán tàisản quốc gia và đánh thuế để huy động nguồn lực nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy và trangtrải các chi phí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Phát hành tiền để chi tiêu làbiện pháp đơn giản nhất, song việc phát hành tiền thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ gây hậuquả tiêu cực đối với các quá trình kinh tế, xã hội Vay nợ trong nước hay ngoài nước, suy chocùng thì cũng phải tìm nguồn để trả nợ, không chỉ trả gốc mà cả tiền lãi và nếu vay ngoàinước còn bị lệ thuộc vào bên ngoài về chính trị - kinh tế ở mức độ nhất định Tài sản quốc giacũng chỉ có giới hạn nhất định, nên việc bán tài sản quốc gia không thể coi là biện pháp chủyếu để huy động nguồn lực cho Nhà nước Do vậy, ở hầu hết các quốc gia, thuế là công cụgiữ vai trò chủ yếu trong việc huy động nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhànước.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với việc mở rộng chức năng của Nhà nước, thuế đãtrở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân :

 Tuỳ thuộc vào thực trạng nền KT- XH trong từng thời kỳ, Nhà nước có thể chủ độngđiều chỉnh chính sách thuế nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tếquốc dân như điều chỉnh chu kỳ kinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng lãnhthổ, giá cả, tiết kiệm, đầu tư, việc làm, xuất nhập khẩu, phân phối lại thu nhập, tổngcung, tổng cầu…

 Sự phát triển của một nền kinh tế luôn mang tính chu kỳ Giai đoạn suy thoái kinh tế,Nhà nước có thể giảm thuế để tăng cầu, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh nhằm khôi phục sự tăng trưởng của nền kinh tế Ngược lại, giai đoạn kinh tếphát triển quá nóng có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, mất ổn định Nhà nước có thểtăng thuế để thu hẹp đầu tư nhằm đảm bảo các quan hệ cân đối và giữ nhịp độ tăngtrưởng bền vững của nền kinh tế

 Bằng việc ban hành các sắc thuế cụ thể với những quy định về đối tượng, phạm viđiều chỉnh, thuế suất, các trường hợp ưu đãi và miễn giảm thuế; Nhà nước có thểthực hiện được mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, đềuchỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hoặc tiết kiệm, điều tiết thunhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội

Tuy vậy, thuế có tác động thuận nghịch đồng thời đến các mục tiêu KT - XH vĩ mô,nên khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước cần phải xem xétthận trọng tác động tổng hợp của việc điều chỉnh chính sách thuế đến các mục tiêu KT - XH

vĩ mô

2.1.1 Mặt tích cực

Trang 8

 Các chính sách thuế được ban hành và thực hiện bằng các văn bản dưới luật tạo

cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp vận dụng (Luật, Nghị định, thông tư, hướng dẫn)

 Cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các sắc thuế đã từngbước đi đến thống nhất biểu thuế suất cho các thành phần kinh tế

 Thủ tục thuế luôn được điều chỉnh phù hợp với xu hướng cải cách hành chínhcông

 Ổn định nguồn thu đảm bảo chi tiêu của Ngân sách nhà nước và kiềm chế lạmphát

2.1.2 Mặt tiêu cực

 Chính sách thuế thường xuyên thay đổi gây lúng túng cho các doanh nghiệp(DN) khi vận dụng, mặt khác khi cần thay đổi lại điều chỉnh chậm chạp làm giảm khảnăng cạnh tranh và đánh mất cơ hội kinh doanh của các DN

“Trong 6 năm Bộ Tài chính đã thay đổi chính sách thuế đến 3 lần đối với thuế GTGTvới nguyên liệu dùng cho xuất khẩu gỗ với hàng loạt thông tư 113 (năm 2005), Thông tư 59(năm 2007) và Thông tư 79 năm 2009”

 Từ ngữ trong các văn bản nhiều khi không rõ ràng, gây hiểu nhầm giữa cán bộthuế và doanh nghiệp khi vận dụng chính sách thuế

Luật doanh nghiệp 2005 không quy định chi tiết khái niệm “DN có vốn đầu tư nướcngoài” đã dẫn đến nhiều DN sẽ bị coi là có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù chỉ có một tỷ lệ cổphần rất nhỏ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ Theo đó, những công ty như Phở 24 hayBánh Kinh Đô sẽ bị phân loại là DN có vốn đầu tư nước ngoài, và như vậy về mặt lý thuyết

họ sẽ phải chịu những hạn chế như nhà đầu tư nước ngoài trong việc phát triển hệ thống cửahàng của mình ở Việt Nam

 Bỏ sót đối tượng nộp thuế: Luật thuế thu nhập cá nhân số 04 ngày 21/11/2007chưa có quy định chặt chẽ về các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực môi giới nhà đất

 Thủ tục kê khai và nộp thuế còn rườm rà, phức tạp chưa mang tính phổ thông:một số mẫu biểu kê khai thuế TNDN, TNCN còn dài dòng, phức tạp, khó hiểu

II.2.2 Vay n trong n ợ trong nước và vay nợ nước ngoài ước và vay nợ nước ngoài c và vay n n ợ trong nước và vay nợ nước ngoài ước và vay nợ nước ngoài c ngoài

2.1.1 Vay trong nước

Trong nền kinh tế thị trường, cung của quỹ cho vay từ nhiều nguồn khác nhau:

 Tiết kiệm cá nhân Thu nhập của cá nhân được chia làm hai phần là tiêu dùng

và tiết kiệm Số thu về tiết kiệm cá nhân, một phần được sử dụng để mua nhà, đất, hoặc

Trang 9

đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán; một phần còn lại được đầu tư gián tiếp vào thịtrường vốn và tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết kiệm, HTX tíndụng…

 Tiết kiệm của nhà doanh nghiệp Tổng số tiết kiệm của nhà doanh nghiệp làphần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiền tiết kiệm này khi nhà doanh nghiệp chưa

sử dụng đến thì có thể trở thành một bộ phận của quỹ cho vay thông qua thị trường vốn vàtiền tệ

 Mức thặng dư của ngân sách nhà nước Mức thặng dư của NSNN bằng thunhập trừ đi chi phí về hàng hoá và dịch vụ

Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia; ổn định, bền vững,giảm thiểu được rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài

Nguồn vốn trong nước chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh

tế (ngân sách, doanh nghiệp, các hộ gia đình…)

2.1.1.1 Mặt tích cực

 Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng tập trung cho những mục tiêuquan trọng về phát triển KT-XH, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuấtkinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thu NSNN

 Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối đầu tư, có vị trí quan trọng trong việctạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tếtheo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật

 Tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, đảmbảo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển KT - XH

 Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trongphát triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề ở nông thôn, phát triển tiểu, thủ côngnghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải… Khi thu nhập quốc dân trên đầu người tăng lên thỉnguồn vốn trong dân cũng tăng theo Theo điều tra và ước tính của Bộ Kế Hoạch Và Đầu

Tư, Tổng Cục Thống Kê thì nguồn vốn trong dân hiện có 10 tỷ USD Vốn trong dân hiện

là vốn có tiềm năng và khả năng khai thác cao

 Bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành tín phiếu kho bạc và tráiphiếu chính phủ

Hình 2: Bội chi ngân sách và nguồn vốn bù đắp bội chi từ 2000-2009

Trang 10

Nguồn: www.mof.gov.vn

 Phát triển các công trình công cộng, phúc lợi xã hội

Thực tế cho thấy nhiều năm qua, nguồn vốn tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ

đã làm "thay da đổi thịt" những công trình công cộng, phúc lợi xã hội mà ưu tiên phục vụ cáccông trình, dự án về giáo dục và y tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những vùngkhó khăn và đặc biệt khó khăn

 Điều tiết vĩ mô thị trường tiền tệ

Chính phủ có thể phát hành trái phiếu Chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân trongnước với lãi suất tương đối cao do đó huy động một lượng vốn nhàn rỗi trong nước để thựchiện điếu hành chính sách tiền tệ

2.1.1.2 Mặt tiêu cực

 Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì

sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ Chính phủ (trái phiếu Chínhphủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợChính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư

 Nợ trong nước được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là mộttổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nướclớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây

ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội

 Phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì cónhững tác động phụ làm giảm tổng cầu Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác độngtiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực

 Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ gây bất lợi cho nền kinh tếtrong nước, các doanh nghiệp trong nước không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt

Trang 11

động sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN, từ đó làm hạn chế việchuy động vốn từ NSNN và doanh nghiệp.

 Các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước thường không ổn định, cùng với

sự thay đổi sở thích, tâm lý của nhà đầu tư cá nhân đã ảnh hưởng đến việc huy động tiềngửi tiết kiệm của các ngân hàng, do họ chuyển tiền đầu tư vào các kênh đầu tư khác như:chứng khoán, vàng và bất động sản Đều đó làm cho việc huy động vốn của Ngân hàngkhông còn dễ như trước nữa, vì vậy việc cho vay của Ngân hàng sẽ siết chặt hơn

 Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạnnhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơntrong dài hạn

2.1.2 Vay nợ nước ngoài:

Các loại hình huy động vốn nước ngoài:

 Đầu tư trực tiếp

 Huy động qua TTCK

 Vay và viện trợ (ODA)

2.1.2.1 Tác động tích cực từ nguồn vốn ODA

II.1.1 Là nguồn vốn bổ sung quan trọng chi đầu tư phát triển

ODA là một trong những nguồn tài trợ quan trọng trong sự nghiệp phát triển côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Nguồn vay ODA tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu cho

sự phát triển kinh tế như năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, y tế

DA

Giá trị (tỷ USD)

Giao thông vận tải 33 1.8Nông nghiệp 33 0.7

Trang 12

Y tế - xã hội 42 1

Nguồn: Tổng cục thống kê

Viện trợ ODA tăng đều qua các năm từ 1988 đến nay Đặc biệt trong năm 2009, mặc dù kinh

tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng cam kếtvốn ODA đạt cao kỷ lục với 8 tỷ USD Trong đó, World Bank vẫn dẫn đầu với cao kết đạt 2.4 tỷUSD

Diễn biến ODA qua các năm Danh sách các nhà đầu tư ODA trong năm 2009

Nguồn: www.vneconomy.vn

II.1.2 ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và

phát triển nguồn nhân lực

Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Namnâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực như: cung cấp các tài liệu

kỹ thuật, tổ chức các cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, cử cáccán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tổ chức các chương trình tham qua học tập kinhnghiệm ở những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và trựctiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền hiện đại cho các chương trình, dự án

II.1.3 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Dự án ODA chủ yếu ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng chiếm 28% tổng giá trị đầu tư vàoViệt Nam Chính các dự án này đã góp phần thuận lợi cho sự phát triển cân đối giữa cácngành, các vùng khác nhau trong cả nước Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Namthực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhànước Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế Việt Nam theohướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp

II.1.4 Góp khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển

Trang 13

Việc chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cao cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính,ngân hàng là cần thiết để hấp dẫn đầu tư Khi môi trường đầu tư được cải thiện cũng đồngthời thu hút thêm vốn FDI Thêm vào đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho cácnhà đầu tư tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao

2.1.2.2 Tác động tíêu cực từ nguồn vốn ODA

II.1.1 Làm gia tăng các khoản nợ công

Bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương,theo Báo cáo công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính, dự kiến đến cuối năm 2009 khoảng44,7% GDP, trong đó nợ Chính phủ chiếm 35,4% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm7,9% GDP; và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4% GDP, nếu tính thêm 146 nghìn tỷ đồng

và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, cùng với số vốn ODA tài trợ mới trong năm tới, đến hếtnăm 2010, tỷ lệ nợ công sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP

Nó sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêucủa chính phủ Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nướcngoài Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điềukhoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều

II.1.2 Làm tăng các xung lực lạm phát tương lai của đất nước

Một tác động tiêu cực khác của nguồn vốn ODA là làm tăng các xung lực lạm pháttương lai của đất nước do khuynh hướng kích thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoảmãn những tiêu dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết của nước tiếpnhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhậpsiêu và làm mất cân đối tài khoản vãng lai, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tănglượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng gây khó khăn trong việc cạnhtranh đối với các doanh nghiệp trong nước

II.1.3 Tăng mức độ nhạy cảm và khả năng bất ổn về kinh tế liên quan đến các

nhân tố nước ngoài

Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tàichính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thịtrường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộnghoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tưdưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình Đặctrưng nổi bật đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch đại độnhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn này đối với nền kinh tế của nước tiếpnhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu

Trang 14

“tháo chạy” đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng lớn… Trong tình huống như vậy, một sự

đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính – tiền tệ, lạm phát cao, thậm chí là khủnghoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhậnđầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả

II.1.4 Gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài

chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán

Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, đượcbiểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào

đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất – kinhdoanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chílũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả cáchoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốnđầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tính trực tiếp Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoáthành nhà đầu tư trực tiếp

II.1.5 Tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm

kinh tế quốc tế

Nguồn vốn vay nước ngoài sẽ làm tăng quy mô và tính chất nguy hiểm trong các hoạtđộng lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạtđộng khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác Sự cộnghưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng vốn kể trên, nhất là khichúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế,

sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lànhmạnh và làm tăng tính dễ tổn thương và có thể gây ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếpnhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Thậm chí trong một số trường hợp, chúng

lớn, có vai trò chủ yếu hiện nay là cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Vốn tín dụng trung, dài hạn cũng tăng nhanh

Trang 15

Các quan hệ tín dụng, kể cả huy động vốn và cho vay trên thị trường tín dụng chínhthức và thị trường phi chính thức đều được mở rộng, tạo điều kiện thức đẩy cầu và cung tíndụng tăng lên.

Công cụ tín dụng tham gia thị trường ngày càng đa dạng với nhiều hình thức tín dụngmới trong cả lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như lĩnh vực tiêu dùng

1.2.2 Góp phần tích cực trong việc phân phối và tối ưu hoá nguồn vốn xã hội

Hoạt động tín dụng ngân hàng quan trọng trong việc phân bổ lại các nguồn lực nhằmlành mạnh và tối ưu hoá các hoạt động kinh tế của loại hình DNNN Đặc biệt đang là lúc đẩynhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá các DNNN thì vai trò của hoạt động tín dụng ngânhàng lại càng quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh hiện tại khi mà vốn của ngân hàngthương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của DNNN, có trường hợp vốn tín dụng ngânhàng chiếm tới 80% tài sản của doanh nghiệp

Cung ứng vốn tín dụng cho ngành nghề, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợithế cạnh tranh trên thị trường quốc tế như các ngành: thuỷ sản, da giày…

Thị trường tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với việc huy động và phân bổ các nguồnvốn nhàn rỗi một cách tiết kiệm và hiệu quả

Thị trường tín dụng phát triển lành mạnh là một nhân tố cần thiết đảm bảo sự an toàncủa các định chế tài chính, các TCTD cũng như sự ổn định và phát triển của nền kinh tế

1.2.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp nguồn vốn trung và dài hạn để tập trung ổn định sản xuất kinh doanh

1.2.4 Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế lạm phát

Thông qua hoạt động tín dụng, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt Kếtquả trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt củaNHNN cùng với những giải pháp đồng bộ của Chính phủ làm cho lạm phát có xu hướnggiảm dần qua các tháng

Tỷ lệ lạm phát (%) 2,38 3,56 2,99 2,2 3,91 2,14 1,13 1,56 0,8

2.1.2 Mặt tiêu cực

1.2.1 Quan hệ tín dụng ngân hàng chưa bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh

Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế do việcphân bổ tín dụng vẫn được xem còn nhiều ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước vì một

là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu các điều kiện vay vốn, hai là các TCTD lo sợ vấn

đề an toàn vốn vay

Trang 16

Hiện nay có đến 80% vốn tín dụng được đầu tư vào DNNN và chỉ có 20% vốn tíndụng được đầu tư vào các doanh nghiệp dân doanh trong khi đó khu vực dân doanh đóng góptới 42% GDP của cả nước.

1.2.2 Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín dụng tạo ra nhiều bất cập, thiếu

ổn định và phát triển chưa thực sự lành mạnh

Nhu cầu lớn về vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế cùng với sự yếu kém và pháttriển chậm chạp của các thị trường vốn, đang tạo ra những áp lực và thúc đẩy tín dụng ngânhàng tăng trưởng ở mức độ đáng lo ngại Ngoài ra, trong bối cảnh tăng trưởng và mở rộng hộinhập quốc tế, mà trước hết là thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ và gia nhập WTO, thị trường tín dụng trong nước cũng sẽ phải đối mặt với không ítnhững thách thức tác động từ nhiều phía, kể cả các yếu tố nội tại khó khăn của nền kinh tế,cũng như sự cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu hoá của thị trường tài chính quốc tế

Đối với hệ thống các TCTD, năng lực giám sát cho vay và quản trị rủi ro chưa đáp ứngcác chuẩn mực quốc tế, áp lực cho vay theo chỉ định đã giảm song vẫn còn:

 Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra chậm và còn gặp nhiều khó khăn

 Nợ quá hạn có nguy cơ tiếp tục phát sinh do tín dụng được mở rộng khá nhanh, một

số TCTD có xu hướng nới lỏng điều kiện vay vốn, hạ thấp lãi suất, cho vay theo chỉđịnh đối với nhiều công trình lớn, hiệu quả kinh tế không được đánh giá đầy đủ vàthẩm định thiếu chặt chẽ

Sự mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mứcnguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của một số TCTD có thể trở thành những tác nhân cóthể gây ra những bất ổn trên thị trường tín dụng, cụ thể:

 Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các TCTD vẫn còn thấp so với nhu cầuvốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế

 Vốn huy động chủ yếu vẫn là hình thức tiết kiệm truyền thống, chiếm khoảng 80%tổng huy động tiền gửi từ dân cư

 Vốn huy động ngắn hạn chiếm đến 70% tổng nguồn vốn, trong khi dư nợ cho vaytrung dài hạn lại chiếm đến 45% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế Nếu các TCTDkhông đảm bảo duy trì ổn định việc huy động vốn theo kế hoạch, cũng như khả năngthu nợ không phù hợp với yêu cầu chi trả các khoản tiền gửi do chênh lệch về thờihạn, có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán đặc biệt là các TCTD có quy

mô nhỏ, hệ số an toàn vốn thấp và sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn

Ngày đăng: 05/10/2014, 17:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w