III.2.2 Giải pháp vay nợ trong nước và nước ngoài III.2.3 Giải pháp vốn tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 28 - 32)

tham gia và đa dạng hóa các công cụ tín dụng, phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình luật hóa các quan hệ tín dụng.

 Tăng cường năng lực tài chính, nâng cho hiệu quả quản lý điều hành và phòng chống rủi ro cho các TCTD: tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ cho các NHTM như cấp bổ sung hoặc phát hành trái phiếu cổ phiếu; nhanh chóng thúc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ của các NHTM, giải quyết những khoản nợ tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh; thiết lập và hoàn thiện các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế về chỉ số an toàn vốn, thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế ở tất cả các ngân hàng và các định chế tài chính; …

 Đổi mới hệ thống giám sát theo hướng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của NHNN và thiết lập các chuẩn mực an toàn đối với thị trường tín dụng: Hệ thống NHNN và các TCTD phải phối hợp thực hiện một cách chặt chẽ giữa quản lý và kinh doanh; NHNN cần gắn chặt việc cho vay tái cấp vốn dưới hình thức tái chiết khấu với kết quả giảm nợ quá hạn hiện nay của các TCTD xuống mức cho phép (dưới 5% tổng dư nợ) để tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm thấp và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, củng cố chất lượng tín dụng; Nâng cao trình độ và khả năng thanh tra của đội ngũ cán bộ thanh tra cùng với việc thiết lập hệ thống thông tin tín dụng bằng việc áp dụng công nghệ tin học có hiệu quả;…

 Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng, đổi mới cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng của NHNN: tiếp tục đổi mới chính sách cung ứng tín dụng phù hợp theo yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính quốc gia; tiếp tục rà soát lại toàn bộ các quy định hiện nay về chế độ và thể lệ tín dụng hiện hành;  Nhanh chóng phát triển thị trường vốn để giải quyết nhu cầu vốn trung, dài hạn của

nền kinh tế, giảm áp lực đối với thị trường tín dụng: để phát triển thị trường vốn (bao gồm thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu, tập trung và phi tập trung) cần phải tập trung vào mấy vấn đề sau đây:

 Một là: Phát triển và hoàn thiện các định chế tài chính - tín dụng phí ngân hàng với các công cụ như quỹ đầu tư, công ty đầu tư, công ty tài chính… Các định chế tài chính này là những công cụ để tập hợp các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, bao gồm vốn trong công chúng, vốn đầu tư tài chính của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức bảo… Đồng thời, cũng xây dựng các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ đầu tư và chức năng chính là tham gia vào thị trường vốn trung dài hạn, có cơ chế khác với các NHTM hiện nay là tham gia vào thị trường tiền tệ.

 Hai là: Phát triển mạnh thị trường trái phiếu trên cơ sở tăng cung cầu trên thị trường bằng các mở rộng cho nhiều thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ hơn, nghiên cứu đưa ra các khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho việc mua bán, cầm cố các trái phiếu chính phủ, cho phép trái phiếu chính phủ được chiết khấu tại NHNN; khuyến khích các

công ty lớn làm ăn có hiệu quả, nhất là các tổng công ty nhà nước phát hành và niêm yết trái phiếu công ty; đa dạng hóa giao dịch các loại trái phiếu mới như trái phiếu đô thị, trái phiếu của các NHTM.

 Ba là: phải củng cố thật mạnh và có bước phát triển đột phá TTCK ở nước ta, không để tình trạng trầm lắng như hiện nay. Cần phải thực sự đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước và thí điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mạnh dạn cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của nhà nước trong các ngành viễn thông điện lực, dầu khí… để tạo đà và lực cho TTCK. Tăng cung và cầu cổ phiếu, cùng với thúc đẩy các giao dịch trên thị trường, hoàn thiện khung khổ pháp lý và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

 Bốn là: Phát triển thị trường thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu) mà hiện nay hầu như chúng ta chưa triển khai thực hiện. Nêu thị trường thương phiếu phát triển, không chỉ làm lành mạnh hóa tình trạng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp, mà là điều kiện phát triển các dịch vụ chiết khấu và tái chiết khấu, thu nhập dịch vụ của các TCTD. Đặc biệt chia sẻ và giảm áp lực thị trường tín dụng ngắn hạn cho các TCTD đang khá nóng hiện nay.

III.2.4 Giải pháp huy động vốn qua thị trường chứng khoán

Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin: Kết nối được thông tin từ trung tâm lưu ký VSD, công ty chứng khoán thành viên và Sở giao dịch chứng khoán HOSE, HNX nhằm rút ngắn thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+2, T+1, tạo tính thanh khoản cho thị trường.

 Việc sửa đổi các thông tư trong đó cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản tại công ty chứng khoán khác nhau hay kéo dài thời gian giao dịch, cho phép một nhà đầu tư mua bán cùng loại cổ phiếu trong cùng phiên giao dịch đang được tiến hành. Nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng lên 49% là một trong nhiều chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.

Nâng cao tính minh bạch của các công ty đại chúng: Công ty đại chúng hiểu rõ tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư là một cách gián tiếp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào các dự án.

 Tăng cường quản bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt.

 Thuế lợi nhuận chuyển về nước và cho phép các doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài được chuyển đổi thành công ty cổ phần, phát hành tăng vốn và niêm yết trên TTCK.

III.2.5 Giải pháp huy động vốn FDI

Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới. Thực hiện các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn. Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu trực tiếp nước ngoài được chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được đăng ký tại TTCK. Cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước. Thu hẹp danh mục hàng hoá không thuộc đối tượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mua để xuất khẩu.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.

Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ, EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng.

Đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng

Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm cho phép các tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài được cho các nhà đầu tư FDI thuê lại đất trong thời hạn cấp quyền sử dụng đất

Hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tiến hành cải cách chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Ban hành các quy định hướng dẫn các nghị quyết của Chính phủ về đảm bảo vay vốn, cầm cố thế chấp, bảo lãnh đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Cải tổ lại hệ thống ngân hàng tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động đầu tư.  Đảm bảo sự ổn định về chính trị - xã hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cần đưa ra chiến lược phát triển kinh tế cân đối giưa các vùng trong cả nước một mặt giúp chúng ta phát triển cân đối nền kinh tế, một mặt nâng cao trình độ phát triển kinh tế của các tỉnh, các vùng có nền kinh tế còn thấp kém giúp họ có điều kiện tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Cần có những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế các khu vực này, quan tâm chú trọng hơn nữa tới phát triển hệ thống giao thông, lưới điện, thông tin liên lạc…. Ưu đãi đối với những dự án đầu tư vào những khu vực này nhằm khuyến khích họ tham gia đầu tư giúp phát triển kinh tế của các vùng này thay cho chúng ta .

Cần có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp, bảo vệ môi trường…

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w