Hệ thống chính sách thuế được xây dựng và cải cách phải có cách nhìn toàn diện và dài hạn để đón trước được xu hướng vận động của nền kinh tế quốc dân.
Các từ ngữ quy định trong chính sách thuế cần phải được định nghĩa, giải thích rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn.
Khi xây dựng các chính sách thuế cần đối chiếu với các văn bản luật liên quan khác để tránh sự chồng chéo, trùng lắp lên nhau giữa văn bản thuế với các văn bản của các ngành khác.
Chính sách thuế ban hành cần phải đảm bảo thu đầy đủ các đối tượng nộp thuế.
Thủ tục hành chính cần hoàn thiện hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai và nộp thuế như giảm thiểu số mẫu biểu, kê khai và nộp thông qua mạng… Tinh gọn bộ máy quản lý thuế, thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công
chức thuế.
III.2.2 Giải pháp vay nợ trong nước và nước ngoài.
Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư. Công khai hóa vốn đầu tư của NSNN.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình. Tăng cường kiểm soát đầu tư các các dự án vốn vay.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế.
Xây dựng một chiến lược tài chính quốc gia hoàn chỉnh xác định rõ mục đích sử dụng vốn. Hoạch định và thực hiện chiến lược vay, trả nợ nước ngoài trong giai đoạn mới trong đó xác định rõ: cơ cấu nợ, mức trần an toàn vay nợ và hình thành quỹ trả nợ quốc gia.
Đổi mới công tác quy hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, đồng bộ với các nguồn vốn, gắn với quy hoạch ngành, lãnh thổ, lĩnh vực ưu tiên, mặt hàng sản xuất chủ lực để tổ chức lựa chọn chương trình, dự án khả thi, dự án ưu tiên từ nguồn vốn vay ODA.
Phân cấp mạnh hơn và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chức năng trong từng khâu tiếp nhận, phân bổ, quản lý, sử dụng ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA
III.2.3 Giải pháp vốn tín dụng ngân hàng