1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu luận) lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài phân tích cung tiền ở việt nam và mối liên hệ giữa cung tiền và lãi suất

26 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành tiền lưu hành, tiền gửi không kỳ hạntại các ngân hàng thương mại tiền gửi có thể phát séc, các loại tiền gửi khác và các giấy tờ cógiá trong thanh toán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

~~ ~~

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài: Phân tích cung tiền ở Việt Nam và mối liên hệ giữa cung tiền và lãi suất

Họ và tên:

Lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế CLC 63D

GVHD:

~~ Hà Nội – 2023 ~~

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Mối quan hệ giữa cung tiền và lãi suất là một khía cạnh quan trọng của chính sách tiền tệ và tàichính Thay đổi trong cung tiền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất, và ngược lại, lãi suấtcũng có thể tác động lên quá trình cung cấp tiền tệ Điều này có tác động trực tiếp đến quyết định

về chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng trung ương

Để hiểu rõ hơn về tình hình cung tiền tại Việt Nam, bài viết có xem xét sự biến đổi của cung tiềntrong một khoảng thời gian dài, xác định các yếu tố tác động lên nó như thị trường lao động, xuấtkhẩu, và đầu tư Điều này giúp xây dựng một hình ảnh tổng quan về tình hình cung tiền ở ViệtNam

Cuối cùng, việc phân tích cung tiền và mối liên hệ với lãi suất giúp chính phủ và ngân hàng trungương đưa ra các quyết định tốt hơn về chính sách tài chính Nó cung cấp thông tin cần thiết đểứng phó với biến đổi kinh tế, dự đoán lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Tóm lại, việc nghiên cứu về cung tiền và mối liên hệ với lãi suất ở Việt Nam là một phần quantrọng của việc hiểu và quản lý nền kinh tế Điều này giúp cải thiện chính sách tài chính, ổn địnhtài chính, và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

Trang 4

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

A Cung tiền

1 Khái niệm cung tiền (MS)

Lượng tiền cung ứng (MS) là tổng giá trị các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tại mộtthời điểm nhất định Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành (tiền lưu hành), tiền gửi không kỳ hạntại các ngân hàng thương mại (tiền gửi có thể phát séc), các loại tiền gửi khác và các giấy tờ cógiá trong thanh toán tùy theo cách đo lượng tiền cung ứng

Lượng tiền cung ứng về lý thuyết được đo lường theo các khối tiền tệ khác nhau Nhưng trongthực tế sử dụng khối tiền tệ nào trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương vàtrong hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước còn tùy thuộcvào nhiều điều kiện cụ thể

2 Những nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền (MS)

2.1 Các tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng tiền tệ

2.1.1 Ngân hàng trung ương

Đây là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, có chức năng phát hành và quản lý lưu thông tiền

tệ quốc gia Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành, nếu đang nằm lại trong hệ thốngngân hàng thì gọi là tiền dự trữ, nếu nó ra khỏi hệ thống ngân hàng gọi là tiền lưu hành

Trong bốn tác nhân tham gia tạo ra lượng tiền cung ứng, thì ngân hàng trung ương đóng vaitrò quan trọng nhất

NHTW kiểm soát cơ số tiền tệ không vay thông qua các nghiệp vụ mua bán chứng khoántrên thị trường tự do, kiểm soát các món cho vay đối với NHTM, quyết định tỷ lệ dự trữ bắtbuộc đối với NHTM

2.1.2 Các ngân hàng (các tổ chức nhận tiền gửi)

Trang 5

Đây là các trung gian tài chính, nó nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, đồng thời sử dụng

số tiền gửi đó để thực hiện cho vay Các tổ chức này như ngân hàng thương mại, các công tytiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng

Các NTTM quan trọng do quyết định của nó về tỷ lệ dự trữ vượt mức

2.1.3 Những người gửi tiền

Những người gửi tiền là các cá nhân, các tổ chức gửi tiền vào các ngân hàng Tiền gửi đượcngân hàng sử dụng cho vay đã góp phần tạo ra tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi phát séc) tạicác ngân hang

Những người gửi tiền quan trọng vì họ quyết định tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi có thể phátséc

2.1.4 Những người vay tiền

Đây là các cá nhân, các tổ chức vay tiền từ các ngân hàng hoặc từ các tổ chức phát hành tráikhoán mà các trái khoán này được các ngân hàng mua lại

Những người vay tiền quan trọng khi họ tham dự một cách gián tiếp vào quá trình cung ứngtiền bằng việc tác động đến các quyết định của ngân hàng về tỷ lệ tiền dự trữ vượt mức vàcác món vay tiền từ NHTW

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền:

Cung tiền được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương dựa vào 3 công cụ chủ yếu Chúng còn được gọi là 3 công cụ của chính sách tiền tệ.

2.2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trang 6

Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữ một phần tiền mặt dự trữ trongkét Số còn lại ngân hàng thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi Tỷ lệ tiền dự trữ so vớitổng tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền vì nó quy định mức độ tiền mà các ngânhàng thương mại có thể tạo ra thông qua việc cho vay và tạo ra tiền mặt

Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại phải giữ lại một phần lớn hơn của tiền gửicủa khách hàng, điều này làm giảm số tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay hoặc tạo ratiền mặt Khi cung tiền giảm, lãi suất có thể tăng lên do sự khan hiếm vốn và khó khăn trong việctiếp cận tín dụng

Tuy nhiên, điều này có thể giúp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế Ngược lại, khi tỷ lệ dựtrữ bắt buộc giảm, ngân hàng thương mại được phép giữ lại ít tiền hơn Điều này có thể tăngcung tiền và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tiêu dùng

Ví dụ:

Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 1000 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% Ngânhàng X chỉ được cho vay tối đa 900 tỷ đồng và phải dự trữ 100 tỷ tiền mặt

Nếu Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 15%, lượng tiền dự trữ lúc này là 1000

x 15% = 150 tỷ Vậy ngân hàng X chỉ được cho vay tối đa 850 tỷ đồng Cung tiền bị thu hẹp

2.2.2 Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng áp dụng khi mua lại hoặcchiết khấu một tài khoản công nợ hoặc giấy nợ từ bên thứ ba trước khi nó đáo hạn Sự biến độngcủa lãi suất chiết khấu có thể tác động đến cung tiền như sau:

 Ảnh hưởng đến Quyết định Vay và Cho Vay: Khi lãi suất chiết khấu tăng, tỷ lệ chiết khấugiảm, điều này có thể làm giảm khả năng vay của doanh nghiệp hoặc cá nhân

 Tác Động đến Hoạt Động Tài Chính: Đặc biệt là khi doanh nghiệp cần chiết khấu hoặcbán tài sản tài chính trước hạn, tăng lãi suất chiết khấu có thể giảm lượng tiền mà doanhnghiệp nhận được từ việc bán tài sản hoặc chiết khấu công nợ, từ đó giảm cung tiền

Trang 7

5

Trang 8

 Tác Động đến Lưu Thông Tiền Tệ: Khi lãi suất chiết khấu tăng, người dân và doanhnghiệp có thể ưu tiên giữ tiền mặt hoặc đầu tư vào các tài sản khác có lợi suất cao hơn.Điều này có thể làm giảm lưu thông tiền mặt và giảm cung tiền trong hệ thống tài chính.

 Tác Động đến Đầu Tư và Tiêu Dùng: Tăng lãi suất chiết khấu làm tăng chi phí vay, có thểlàm giảm đầu tư và tiêu dùng Điều này có thể làm giảm cung tiền trong nền kinh tế

2.2.3 Nghiệp vụ thị trường mở

Trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu là hai yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền thôngqua việc điều chỉ số nhân tiền, nghiệp vụ thị trường mở là một yếu tố ảnh hưởng đến cung tiềnthông qua sự biến động của cơ sở tiền Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện khi ngân hàngtrung ương thay đổi cơ sở tiền bằng cách mua hoặc bán các trái phiếu trên thị trường

Cho ví dụ, nếu ngân hàng trung ương phát hành 100 tỷ đồng giấy bạc mới và sử dụng chúng đểmua trái phiếu trên thị trường, trong khu vực tư nhân sẽ có thêm 100 tỷ đồng trái phiếu, nhưng

cơ sở tiền đã tăng thêm 100 tỷ Một phần của tiền mặt mới sẽ được giữ trong lưu thông tư nhân,nhưng hầu hết sẽ được gửi vào các ngân hàng thương mại để tăng lượng cho vay Ngược lại, nếungân hàng trung ương bán 100 tỷ đồng trái phiếu, cơ sở tiền sẽ giảm đi 100 tỷ Tỷ lệ dự trữ tiềnmặt trong các ngân hàng thương mại giảm xuống và họ phải giảm lượng tiền cho vay Điều nàydẫn đến việc giảm cung tiền trong nền kinh tế

Hiện nay, nghiệp vụ thị trường mở là kênh quan trọng mà ngân hàng trung ương sử dụng để ảnhhưởng đến cung tiền trong nền kinh tế

2.3. Các yếu tố gây ra sự gia tăng tăng trưởng cung tiền:

Có nhiều yếu tố có thể gây gia tăng sự tăng trưởng cung tiền trong nền kinh tế Dưới đây là một

Tong hop cac cau hoi

tu luan

Lý thuyết tài chính… 100% (1)

41

Trang 9

 Chính sách tiền tệ mở rộng: Khi ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ mởrộng, như mua trái phiếu chính phủ hoặc giảm lãi suất cơ bản, điều này có thể dẫn đếntăng cung tiền bằng cách tạo ra thêm tiền mặt hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vaymượn.

 Tín dụng tăng: Sự gia tăng trong tín dụng doanh nghiệp và cá nhân có thể góp phần vàotăng cung tiền Người vay mượn tiền từ ngân hàng hoặc thị trường tài chính, và tiền nàysau đó có thể được sử dụng trong nền kinh tế

 Chính sách tài khóa mở rộng: Chính phủ có thể tạo ra thêm tiền bằng cách tăng ngânsách, giảm thuế hoặc tạo ra các chương trình hỗ trợ tài chính Những khoản chi tiêu nàythường được tài trợ bằng cách tạo ra thêm tiền

 Nguyên nhân tài chính đặc biệt: Sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tàichính, dịch bệnh toàn cầu hoặc khủng hoảng chính trị, có thể gây tăng cung tiền khichính phủ và ngân hàng trung ương phải can thiệp để ổn định nền kinh tế

2.4 Tác động của cung tiền đối với nền kinh tế

Lượng tiền cung ứng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đến các mục tiêukinh tế vĩ mô nói riêng Trong khi các yếu tố khác không đổi, một lượng tiền cung ứng lớn hơnthể hiện ngân hàng trung ương đang thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, làm cho lãi suất thịtrường trong ngắn hạn giảm xuống, khuyến khích cho vay cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp mở rộng phát triển kinh doanh, lạm phát tiền tệ tăng cao Từ đó, nhu cầu tiêudùng tăng và kinh tế cũng tăng Ngược lại, khi các yếu tố khác không đổi, một lượng tiền cungứng nhỏ hơn thể hiện ngân hàng trung ương đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, làm cho lãisuất thị trường trong ngắn hạn tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh co hẹp lại, việc làm íthơn, lạm phát tiền tệ giảm xuống Bởi vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàngtrung ương, một lượng tiền cung ứng vừa phải là điều quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô

Ở các nước phát triển, ngân hàng trung ương có trách nhiệm trong quản lý lượng tiền cung ứng,điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm kiểm soát lạm phát tiền tệ ở mức một con số mỗi năm (dưới10%/năm), tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm,

ổn định thị trường tiền tệ

Trang 10

Trên cơ sở về cơ chế tạo ra lượng tiền cung ứng đã nghiên cứu trên đây, trong quá trình quản lý

và điều tiết lượng tiền cung ứng, ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ thích hợptrong từng giai đoạn như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở, cho vay đối với ngân hàng lãisuất cho vay, hạn mức cho vay của ngân hàng thương mại

B Lãi suất

Lãi suất có thể được hiểu một cách đơn giản là giá của việc sử dụng vốn Đó là tỷ lệ phần trămgiữa tiền lãi vay trong một thời kỳ chia cho số vốn gốc vay ban đầu trong một thời kỳ nhất định

và thường là một năm Các lãi suất được công bố bao giờ cũng gắn với một kỳ hạn nhất định

Lãi suất là một trong các biến số được theo dõi một cách chặt chẽ trong nền kinh tế Những thayđổi của lãi suất được phản ánh thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí.Đối với các cá nhân, lãi suất ảnh hưởng tới quyết định nên chi tiêu hay để tiết kiệm, mua bấtđộng sản hay đầu tư chứng khoán, hay gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng Đối với các doanh nghiệplãi suất sẽ ảnh hưởng tới quyết định có nên đầu tư mở rộng sản xuất hay nên trì hoãn đầu tư Cácquyết định chi tiêu đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp sẽ tác động tới tổng sản lượng, mức việclàm trong nền kinh tế

III PHÂN TÍCH CUNG TIỀN Ở VIỆT NAM

A 2005 – 2010

1 Điều kiện kinh tế:

Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm pháttăng cao và suy thoái kinh tế thế giới

Từ năm 2000 đến năm 2008, chỉ số lạm phát ở Việt Nam ngày càng tăng cao qua từng năm Từkhi lạm phát bùng nổ, đời sống kinh tế - xã hội bị tổn hại nặng nề, đặc biệt trong những năm

2007 - 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thay thế Tỷ lệ lạm phát lên tới12,6% và 23,12% bất chấp GDP đạt bình quân 8,5% và đe dọa quá trình phát triển bền vững

Trang 11

TỶ LỆ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

Source: Statista

2 Phân tích cung tiền:

Trang 12

Tốc độ tăng trường cung tiền: Có thể thấy từ biểu đồ, tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2) liên

tục được duy trì ở mức cao

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CUNG TIỀN (M2) TỪ 2005-2010

Source: World Bank

Trang 13

Khi xem xét tốc độ tăng trưởng cung tiền nêu trên, có thể thấy rõ Việt Nam thực hiện chính sáchtiền tệ mở rộng với tốc độ bình quân rất cao, khoảng 29-30%/năm trong giai đoạn 2005-2006,trong khi GDP tăng tương ứng với tốc độ này gần 7,5%/năm Đây là yếu tố gây ra lạm phát caocho nền kinh tế trong những năm tiếp theo Đặc biệt là vào năm cao điểm 2007 với tốc độ tăngtrưởng cung tiền xấp xỉ 49,1% cùng với các yếu tố khác đã góp phần làm gia tăng lạm phát trongnhững năm tiếp theo.

Hệ quả là lạm phát dường như mất kiểm soát kể từ những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008với con số cao nhất là 23,12% và gây ra những tác động xấu đến sự tăng trưởng bền vững củanền kinh tế Theo đa số các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, có thể nhận thấy rằng việc mởrộng quá mức nguồn cung tiền, được minh họa bằng tốc độ tăng trưởng cung tiền ngày càng tăng

là một phần nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng kinh tế này

Cung tiền chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lạm phát ở Việt Nam trởnên “vượt trội” so với các nước trong khu vực Chẳng hạn như vào thời điểm tháng 6/2007,lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầunăm như các con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt chỉ là 10% và 1,4%

Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6/2007, GDP của Việt Nam tăng22%, nhưng mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%.Trong khi đó, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong việc điều hành cung tiền ở Việt Nam nhiềunăm qua, các cơ quan chức năng luôn thể hiện sự chậm trễ, thiếu nhất quán Ví như tại nhữngtháng đầu năm 2008, khi lạm phát tăng liên tiếp và tăng mạnh thì các nhà hoạch định chính sáchtiền tệ lại loay hoay giữa việc hút tiền về thông qua bán trái phiếu và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,với việc bơm tiền ra trước đòi hỏi đáp ứng thanh khoản của các ngân hàng thương mại và muavào ngoại tệ nhằm duy trì tỷ giá

Những hành động này một mặt khiến cho các doanh nghiệp và các cá nhân trong nền kinh tế gặpkhó khăn trong công tác dự báo và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, mặt khác đẩy kỳ vọng lạmphát lên cao

Trang 14

Năm 2009, việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước có vẻ đã khoa học hơn nhờ việc tiếp thuđược các bài học từ những năm trước Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu giới hạntăng tổng phương tiện thanh toán trong khoảng 25%, tín dụng tăng từ 25% đến 27%.

B 2011-2016

1 Điều kiện kinh tế:

Giai đoạn 2011-2015 đã để lại dấu ấn tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra

Tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ xu thế phục hồi, tính chung trong cả giai đoạn duy trì ở mức khá,chất lượng được cải thiện

Bình quân giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91%, mặc dù thấphơn so với giai đoạn 2006-2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiềukhó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn

là mức tăng tương đối tốt Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm

2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượtmục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015 Bên cạnh đó, GDP bìnhquân đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm 2011 lên 2.171 USD/người năm2015

Năm 2010 và 2011, hội chứng lạm phát quay trở lại nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng từ 7%năm 2009 lên 8,68% năm 2010 và đột ngột tăng mạnh lên hơn 18% vào năm 2011 Người tađánh giá rằng sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như giá xăng dầu, giá sắt thép, nguyên liệunhập khẩu và dịch bệnh trong nước cùng với thiên tai ở miền Trung đã tác động không nhỏ đếncung cầu hàng hóa và dẫn đến tình trạng này Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm

2011 đã giảm xuống và diễn biến ổn định cho tới nay Cụ thể, từ mức đỉnh 18,13% năm 2011xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015

2 Phân tích cung tiền:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CUNG TIỀN (M2) TỪ 2010-2016

Source: World Bank

Ngày đăng: 29/11/2023, 05:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w