Ngày nay khu vực hoá, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của thời đại, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển và nhu cầu của con người ngày càng cao hơn thì các sản phẩm dịch vụ ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, đặc biệt là ngành may mặc. Sản phẩm không chỉ bền, đẹp mà còn hợp thời trang, đa dạng chủng loại, kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một trong những vấn đề quan trọng trong Doanh nghiệp là để tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường thì công ty phải không ngừng đổi mới mọi mặt để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trang thiết bị máy móc tân tiến hiện đại. Công tác quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm giúp cho tổ chức tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Xuất phát từ vai trò quan trọng của con người, là nguồn nhân lực không thể thiếu được cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Vì vậy hoạt động Quản trị nhân lực trong tổ chức càng phải được hoàn thiện, quan tâm và chú trọng hàng đầu. Nhắc tới hoạt động quản trị nhân lực chúng ta không thể không nhắc đến lao động và các khoản thù lao phải trả cho người lao động. Việc đảm bảo lợi ích vật chất cũng như tinh thần cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì người lao động là tác nhân chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Tiền lương là động lực thúc đẩy, nó đảm bảo bù đắp chi phí và tái sản xuất sức lao động, nó kích thích và tạo ra sự hăng say cho họ, khuyến khích họ tham gia lao động có hiệu quả, từ đó làm tăng năng suất chất lượng lao động. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì cần phải có những chính sách thù lao thỏa đáng, có biện pháp khuyến khích thúc đẩy người lao động trong công việc, để họ có thể phát huy hết năng lực của mình công hiến cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa: Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực
Trường: Đai học Kinh tế Quốc dân
Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiệncông tác quản trị tiền lương tại Công ty TNHH May Bình Minh ATC” Đó là kếtquả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn hoạt động của cơ sở thực tập
Em xin cam đoan chuyên đề này: Không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào màkhông có trích dẫn Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho phép của
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay khu vực hoá, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế tất yếu khách quan củathời đại, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển và nhu cầu của con ngườingày càng cao hơn thì các sản phẩm dịch vụ ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, đặc biệt
là ngành may mặc Sản phẩm không chỉ bền, đẹp mà còn hợp thời trang, đa dạng chủngloại, kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Một trong những vấn đề quan trọng trong Doanh nghiệp là để tiếp tục pháttriển và chiếm lĩnh thị trường thì công ty phải không ngừng đổi mới mọi mặt để đápứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trang thiết bị máy móc tân tiến hiệnđại Công tác quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm giúp cho tổ chức tồn tại, đứngvững và phát triển trên thị trường Xuất phát từ vai trò quan trọng của con người, lànguồn nhân lực không thể thiếu được cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức vàquyết định sự thành bại của tổ chức Vì vậy hoạt động Quản trị nhân lực trong tổchức càng phải được hoàn thiện, quan tâm và chú trọng hàng đầu Nhắc tới hoạtđộng quản trị nhân lực chúng ta không thể không nhắc đến lao động và các khoảnthù lao phải trả cho người lao động Việc đảm bảo lợi ích vật chất cũng như tinhthần cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vìngười lao động là tác nhân chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là ngườiquyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Tiền lương là động lực thúc đẩy, nóđảm bảo bù đắp chi phí và tái sản xuất sức lao động, nó kích thích và tạo ra sự hăngsay cho họ, khuyến khích họ tham gia lao động có hiệu quả, từ đó làm tăng năngsuất chất lượng lao động Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì cần phải cónhững chính sách thù lao thỏa đáng, có biện pháp khuyến khích thúc đẩy người laođộng trong công việc, để họ có thể phát huy hết năng lực của mình công hiến chodoanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH May Bình Minh ATC, được sự
Trang 3Công ty TNHH May Bình Minh ATC đang từng bước hoàn thiện mình để hội nhậpthành công vào khu vực và thế giới Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc Công
ty, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác quản lý tiền lương nóiriêng tại công ty đã có nhiều kết quả đáng khích lệ Công tác quản trị tiền lương củaCông ty trong thời gian qua được Ban giám đốc công ty đặc biệt quan tâm, nhất làkhi Công ty đang trong giai đoạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vàđào tạo đội ngũ công nhân, tìm kiếm thị trường xuất khẩu ra nước ngoài Tuy côngtác này đã có nhiều mặt tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn bộc lộ rất nhiều nhữngtồn tại cần thiết phải khắc phục trong thời gian tới Vì vậy nên em đã chọn chuyênđề: "Hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Công TNHH May Bình Minh ATC”với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học của mình vào thực tế sản xuất đểlàm chuyên đề tốt nghiệp trong đợt thực tập này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản trị tiền lương tiền công trong Doanh nghiệp và những giải pháphoàn thiện những mặt tốt và những điểm còn hạn chế của công tác quản trị tiền lương tạiCông ty TNHH may Bình Minh ATC
Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên chuyên đề này chỉ tập trung vàonghiên cứu công tác tổ chức quản trị tiền lương trong Công ty TNHH may BìnhMinh ATC
Thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2007 – 2009 (đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2010)
3 Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa lý thuyết về Quản trị tiền lương trong Doanh nghiệp làm cơ sởcho việc phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng cụ thể về quản trị tiền công tiềnlương tại Công ty TNHH may Bình Minh ATC, đánh giá và tìm ra những ưuđiểm, thành tích đạt được, những điểm còn hạn chế, những nguyên nhân của hạnchế đó trong quản trị tiền lương tại Công ty Từ đó đề xuất những giải phápnhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền công tiền lương tại Công ty TNHH MayBình Minh ATC
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề này thực hiện phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra phântích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
Tài liệu tham khảo được lấy từ: Giáo trình Quản trị nhân lực, giáo trình Kinh
tế nguồn nhân lực,
Số liệu được thu thập: phòng tổ chức hành chính, phòng Kế toán tài chính củaCông ty TNHH May Bình Minh ATC
5 Kết cấu nội dung chuyên đề:
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác quản trị tiền lương trong doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản trị tiền lương tại Công ty TNHH May Bình Minh ATC.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác quản trị tiền lương tại Công ty TNHH May Bình Minh ATC.
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của quản trị tiền lương 1
1.2 Nội dung quản trị tiền lương 2
1.2.1 Xây dựng và quản trị quỹ tiền lương 2
1.2.1.1 Khái niệm 3
1.2.1.2 Phân loại quỹ tiền lương 3
1.2.1.3 Nguồn hình thành quỹ tiền lương 3
1.2.2 Các nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 3
1.3 Các chế độ và hình thức trả lương 4
1.3.1 Các chế độ tiền lương 4
1.3.1.1 Chế độ tiền lương cấp bậc 4
1.3.1.2 Chế độ tiền lương chức vụ 5
1.3.2 Các hình thức trả lương 5
1.3.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 5
1.3.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 6
1.3.2.3 Hình thức trả lương hỗn hợp 8
1.4 Tổ chức và thực hiện trả lương 9
1.5 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị tiền lương 9
1.5.1 Hiệu quả trả lương được biểu hiện thông qua hiệu quả kinh tế 9
1.5.2 Hiệu quả xã hội của trả lương 10
1.5.3 Đánh giá định tính 10
1.5.3.1 Mức độ hài lòng của người lao động 10
1.5.3.2 Hiệu quả đối với tổ chức 10
1.5.3.3 Môi trường làm việc và sự hấp dẫn của công việc 10
Trang 61.5.4 Đánh giá định lượng 10
1.5.4.1 Hiệu suất tiền lương 10
1.5.4.2 Tỷ lệ lao động thôi việc vì thù lao lao động 11
1.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị tiền lương 11
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY BÌNH MINH ATC 14
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 14
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH May Bình Minh ATC 14
2.1.2 Quá trình hình thành phát triển của Công ty 14
2.1.2.1 Quá trình hình thành của Công ty 14
2.1.2.2 Quá trình phát triển của Công ty 15
2.1.3 Đặc điểm cơ bản có ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương 16
2.1.3.1 Nguồn nhân lực của Công ty 16
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 19
2.1.3.3 Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất Công ty 23
2.1.4 Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 26
2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị tiền lương tại Công ty TNHH may Bình Minh ATC 28
2.2.1 Phân tích tình hình xây dựng và quản trị tiền lương 28
2.2.1.1 Công tác xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương tại Công ty 28
2.2.1.2 Công tác quản lý quỹ tiền lương tại Công ty 30
2.2.2 Phân tích tình hình chi trả lương tại Công ty 32
2.2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 32
2.2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng 34
2.2.3 Tình hình tổ chức thực hiện công tác tiền lương tại Công ty 39
2.2.3.1 Đối với cán bộ thực hiện công tác tiền lương 39
2.2.3.2 Tình hình tổ chức công tác quản lý tiền lương 40
2.2.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị tiền lương tại công ty 40
Trang 72.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý tiền lương, tiền công tại
Công ty 42
2.3.1 Những mặt đã đạt được 42
2.3.2 Những mặt còn tồn tại của công tác quản lý tiền lương 43
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tiền lương 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY BÌNH MINH ATC 46
3.1 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới tại Công ty 46
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tồ chức quản trị tiền lương tại Công ty 47
3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý và phân phối quỹ tiền lương 47
3.2.2 Hoàn thiện công tác thưc và hình thức chi trả lương 49
3.2.3 Các kiến nghị 52
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 9CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của quản trị tiền lương
Để đi vào nghiên cứu công tác quản trị tiền công tiền lương trước hết cần phảihiểu được khái niệm và vai trò ý nghĩa của tiền lương:
Theo tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO)định nghĩa thì tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tínhthế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa ngườilao động và người sử dụng lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy của mỗi quốcgia, do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hợp đồng lao động, chomột công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làmhay sẽ phải làm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tốsức lao động mà người sử dụng (Chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứngsức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung – cầu, giá cả của thị trường và phápluật hiện hành của nhà nước
Quản trị tiền lương là một hoạt động mà một mặt tiến hành điều chỉnh tổchức và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác nó là một khâu của quảntrị nhân sự, đó là quá trình thực hiện việc trả lương cho người lao động trong doanhnghiệp, rồi đến qúa trình kiểm tra kết quả thực hiện, tiến hành hiệu ứng ngược đểđạt được mục tiêu đặt ra
Tổ chức cần thực hiện và duy trì một cách có hệ thống cơ cấu tiền công
Để hoạt động quản trị tiền công tiền lương được diễn ra thật tốt, cán bộ trongphòng tổ chức hành chính, cán bộ làm công tác tiền công tiền lương cần phảinắm chặt các chế độ và chính sách trả công của Doanh nghiệp để xác định tiềnlương cho chính xác
Trang 10Ý nghĩa của quản trị tiền lương: Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân
sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đỡ cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng nhưtác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của người lao động Xây dựng được
cơ cấu tiền công tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền công công bằngnhất cho từng người lao động đồng thời nó cũng là cơ sở để thuyết phục họ về mức tiềncông đó Công tác quản trị tiền công tiền lương có ý nghĩa đặc biệt lớn nó không chỉảnh hưởng tới người lao động mà nó còn ảnh hưởng tới cả tổ chức và xã hội
1.2 Nội dung quản trị tiền lương
Các Doanh nghiệp cần thực hiện và duy trì một cách có hệ thống cơ cấu tiền công Cán bộ tiền lương cần xác định và nắm thật chắc các chính sách trả công của Doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động quan trọng sau đây:
Điều chỉnh các mức tiền công cũ của người lao động cho phù hợp với hệ thống tiền công mới Hoặc là khi xây dựng hệ thống tiền công mới thì sẽ có những người lao động hiện tại được trả công cao hay thấp hơn mức tiền công thiết kế mới Các mức tiềncông này phải được điều chỉnh cho hợp lý bằng những biện pháp phù hợp
Xếp lương cho những người mới được tuyển vào làm việc cho phù hợp với hệ thống trả công của Công ty đối với người lao động Thực hiện điều chỉnh và cập nhật hệ thống tiền lương cho người lao động theo đúng chính sách và chế độ quy định của Bộ luật lao động
Cung cấp thông tin cho người lao động, kế hoạch hóa và quản lý quỹ tiền lương
1.2.1 Xây dựng và quản trị quỹ tiền lương
Trước khi xây dựng kế hoạch quỹ lương cần phân tích chi tiêu quỹ lươngtrong thời gian qua để phát hiện ra những khoản chi không hợp lý, chi không cótrong kế hoạch nhằm điều chỉnh kế hoạch trong thời gian tới
Các phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ lương mà các doanh nghiệp có thểlựa chọn: phương pháp dựa vào tổng thu trừ tổng chi, phương pháp dựa vào mứclương thịnh hành trên thị trường lao động, phương pháp dựa vào đơn giá tiền lươngcho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ hoặc xây dựng quỹ lương kế hoạch theo Thông tư07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 5 tháng 1 năm 2005 của Bộ Lao Động TBXH
Trang 111.2.1.1 Khái niệm:
Quỹ tiền lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho ngườilao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệpmình phụ trách
1.2.1.2 Phân loại quỹ tiền lương
Căn cứ vào đối tượng chi trả lương chia ra:
- Quỹ lương của lao động trực tiếp
- Quỹ lương của lao động gián tiếp
Căn cứ vào mức độ ổn định của các bộ phận trong quỹ lương chia ra:
- Quỹ lương cố định
- Quỹ lương biến đổi
1.2.1.3 Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xác địnhnguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động, nguồn này có thể bao gồm:
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của nhà nước
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác ngoàiđơn giá tiền lương được giao
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
Tổng hợp tất cả các nguồn quỹ tiền lương trên đựơc gọi là tổng quỹ tiền lương
1.2.2 Các nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng,tránh tình trạng dồn chi quỹ lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹtiền lương quá lớn cho năm sau Theo công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày29/12/1998 về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp, thìviệc phân chia tổng quỹ lương cho các quỹ như sau:
Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sảnphẩm, lương thời gian (ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương)
Trang 12Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chấtlượng cao, có thành tích trong công tác ( tối đa không quá 10% tổng quỹ lương).Quỹ phúc lợi khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuậtcao, tay nghề giỏi ( tối đa không quá 2% tổng quỹ lương)
Quỹ dự phòng cho năm sau (tối đa không quá 12% tổng quỹ lương)
Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình lao đôngsản xuất kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản thuộc các quỹ: Bảohiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí Công đoàn, Bảo hiểm thất.Các khoản nàycũng chỉ là bộ phận cấu thành chi phí nhân công ở Công ty, được hình thành từ hainguồn: một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phíkinh doanh của Công ty
Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiềnlương phải trả cho người lao động và Công ty phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí kinhdoanh) Khi trích Kinh phí công đoàn thì một nửa Công ty phải nộp cho công đoàn cấptrên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn đơn vị
Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tài chính hiện hành BHTN được trích 2%trong đó Công ty phải chịu 1% tính vào chi phí, 1% khấu trừ vào thu nhập củangười lao động
Một là thang lương: là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa nhữngcông nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghềcủa họ Một thang lương gồm có một số bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lànhnghề của công nhân được xếp từ thấp đến cao (chế độ tiền lương cấp bậc hiện hành
có bậc cao nhất là bậc 7) Và hệ số lương: là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở
Trang 13một bậc nào đó được trả cao hơn người lao động làm những công việc được xếp vàomức lương tối thiểu là bao nhiêu lần.
Khi đánh giá một thang lương cần tập trung đánh giá các chỉ tiêu sau: Hệ sốlương bậc 1, hệ số lương tăng tương đối, bội số của thang lương
Mức lương: là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gianphù hợp với các bậc lương trong thang lương
Theo cách tính tiền công theo chế độ hiện hành thì mức lương tối thiểu có hệ
số bằng 1, mức tiền lương của các bậc trong các thang, bảng lương được tính dựavào công thức:
1.3.2 Các hình thức trả lương
Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp hay tuỳ thuộc vào loại lao động hoạt động, thì
tổ chức sẽ lựa chọn hình thức trả công cho phù hợp
1.3.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian phụ thuộc vào 2 yếu tố mức tiền công đã xác địnhcho công việc và thời gian làm việc thực tế để trả lương cho họ
Trang 14Tiền lương trả theo thời gian thường áp dụng rộng rãi đối với một số loạicông việc của lao động không lành nghề hoặc công việc khó định mức cụ thể; hoặccác công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụthuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử
1.3.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả công căn cứ vào mức kếtquả thực hiện công việc mà người lao động đã hoàn thành Để áp dụng hình thức trảlương này doanh nghiệp cần xác định đơn giá tiền lương sản phẩm Loại đơn giánày được xác định như sau:
ĐG TL
Q
L
n i i
1Trong đó:
ĐGtl : Đơn giá tiền lương cho sản phẩm
Li : Lương cấp bậc công việc i
Ti : Mức thời gian công việc i
n: Số công việc trong tổ
Cụ thể thì có nhiều hình thức trả công theo sản phẩm như:
a) Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính
mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối và có thể kiểm tra hay địnhmức, nghiệm thu một cách dễ dàng, riêng biệt Công thức tính:
Trang 15b) Trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ trả công này thường áp dụng đối với những công việc cần một nhómcông nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếuphụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm Với hình thức này sau khi xác định đượcmức lương chung cho cả tập thể theo đơn giá trả lương sản phẩm thì bộ phận quảntrị lao động tiếp tục chia lương cho từng cá nhân trong tập thể đó theo các phươngpháp phù hợp như phương pháp hệ số điều chỉnh hay phương pháp giờ - hệ số.Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích công nhântrong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùngcủa tổ Song nhược điểm của nó lại là tính kích thích công nhân nâng cao năng suấtlao động cá nhân là thấp do sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyếtđịnh tiền công của họ
c) Trả lương theo sản phẩm có thưởng
Chế độ trả công này thực chất là các chế độ trả công sản phẩm đã kể đến ởtrên nhưng kết hợp với hình thức tiền thưởng để khuyến khích lao động làm việc tốthơn Khi áp dụng chế độ trả công này thì toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơngiá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và vượt mức các chỉtiêu về số lượng kèm theo chất lượng tốt của chế độ tiền thưởng quy định
Công thức tính:
( )100
th
L m h
L L
Lth : Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng
L : Tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
M : % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
H : % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
Khi áp dụng hình thức trả công này cần chú ý phải quy định đúng đắn các chỉtiêu, điều thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân
Trang 16Đơn giá khoán có thể được tính theo đơn vị công việc như xây 1m2 tườngcũng có thể là khối lượng của cả công trình.
Chế độ tiền công khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trướcthời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặtchẽ Tuy nhiên, trong chế độ trả công này, việc tính đơn giá hết sức tỉ mỉ để trả côngchính xác cho công nhân làm khoán
1.3.2.3 Hình thức trả lương hỗn hợp
Đây là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hình thức trả lương theo thờigian với hình thức trả lương theo sản phẩm, áp dụng hình thức trả lương này tiềnlương của người lao động được chia làm hai phần:
Phần thứ nhất (phần cứng): Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảomức thu nhập tối thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của người lao động vàgia đình của họ Bộ phận này sẽ đựơc quy định theo bậc lương cơ bản và ngày cônglàm việc của của người lao động trong mỗi tháng
Phần thứ hai (phần biến động): Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệuquả của công việc của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Theo quy định hiện hành Giám đốc các doanh nghiệp có quyền chủ động lựachọn các hình thức trả lương cho người lao động, trên cơ sở quán triệt nguyên tắcphân phối theo lao động, kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động, phùhợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mỗi loại lao động
Trang 171.4 Tổ chức và thực hiện trả lương
Thiết lập và củng cố mạng lưới chuyên trách công tác quản lý lao động tiền lương
- Nắm chắc và vận dụng đúng đắn chế độ, chính sách của Nhà nước về tàichính nói chung và tiền lương nói riêng
- Xây dựng và lựa chọn các mức lương phù hợp với điều kiện và khả năng củadoanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích người lao động
- Thực hiện đóng đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho ngườilao động và đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Nhà nước
- Công khai hóa và ghi chép đầy đủ tiền lương và thu nhập của người lao độngtrong sổ lương của doanh nghiệp
- Thực hiện thanh quyết toán chi tiêu quỹ lương kịp thời, đầy đủ; phân tích,đánh giá mức độ hợp lý của các chỉ tiêu và đề xuất các giải pháp sử dụng quỹ lương
có hiệu quả
Thực hiện trả lương phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Xây dựng quy chế trả lương
- Xác định đơn giá và Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm
- Xây dựng hệ thống chức danh và hệ số dãn cách
- Xác định cách thức tính trả lương đến từng lao động
- Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt
- Quy định về thời điểm và quy trình trả lương và các chính sách lương đặc biệt
- Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung Quy chế
1.5 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị tiền lương
1.5.1 Hiệu quả trả lương được biểu hiện thông qua hiệu quả kinh tế.
Chi phí tiền lương trên một đồng giá trị sản phẩm trước và sau khi tăng lương.Phần tăng thêm tiền lương so với phần tăng thêm năng suất lao động trước và sau khi tăng lương
Chất lượng sản phẩm trước và sau khi tăng lương
Năng suất, hiệu quả làm việc của người lao động sau khi thay đổi tiền lương
Trang 181.5.2 Hiệu quả xã hội của trả lương.
Thay đổi trạng thái sức khỏe của người lao động sau khi thay đổi tiền lương.Tinh thần, thái độ lao động và trách nhiệm đối với công việc thay đổi khi thay đổitiền lương
Sự gắn bó với tập thể , với tổ chức thay đổi khi thay đổi tiền lương
1.5.3 Đánh giá định tính
1.5.3.1 Mức độ hài lòng của người lao động.
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về lương, thưởng
và các loại phúc lợi mà họ nhận được từ phía tổ chức, cũng như mức độ hài lòngcủa họ về các chính sách tiền lương, quy chế trả lương, về các cơ chế thưởng và cácchính sách phúc lợi
1.5.3.2 Hiệu quả đối với tổ chức
Thông qua hàng loạt các chỉ tiêu mà tổ chức có thể đánh giá được hệ thống thùlao, tiền lương, tiền công mà tổ chức xây dựng đã hợp lý chưa, để có cách hoànthiện Lợi nhuận hàng năm của tổ chức tăng lên như thế nào? Thu nhập bình quânđầu người của tổ chức có tốc độ tăng ra sao?
1.5.3.3 Môi trường làm việc và sự hấp dẫn của công việc.
Phản ánh những yếu tố thuộc về môi trường làm việc, những yếu tố thuộc vềcông việc có tốt hay không, có tạo điều kiện cho người lao động phát huy tối đa khảnăng làm việc của họ hay không? Bên cạnh những yếu tố vật chất của điều kiện làmviệc, nhiều khi điều kiện làm việc còn là những yếu tố phi vật chất như các quyđịnh, quy trình thực hiện công việc thực sự phù hợp và hiệu quả
1.5.4 Đánh giá định lượng
1.5.4.1 Hiệu suất tiền lương
Hiệu suất tiền lương là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hệ thống thù lao,
và nó được đánh giá kèm với tốc độ tăng tiền lương bình quân, cũng như tốc độ tăng năng suất lao động
Trang 191.5.4.2 Tỷ lệ lao động thôi việc vì thù lao lao động
Tổ chức hàng năm xem xét tỷ lệ người thôi việc vì yếu tố thù lao Nếu tỷ lệ này màcao và tăng lên qua các kỳ hoạt động chứng tỏ một điều công tác thù lao tiền lương, tiềncông thực hiện chưa tốt, cần phải điều chỉnh
Sau mỗi thời kỳ, hoặc định kỳ hàng năm doanh nghiệp tiến hành tổng kết đánhgiá công tác thù lao lao động, nhằm kịp thời rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh cho phùhợp với chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như phù hợp hơn với thực tiễn
1.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị tiền lương
Tiền lương là giá cả sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức laođộng, vì thế tiền lương là thước đo phản ánh giá trị sức lao động Tiền lương là mộtloại giá cả hàng hóa đặc biệt cũng không nằm ngoài các quy luật cạnh tranh của nềnkinh tế thị trường Doanh nghiệp là người sử dụng và trả cho người lao động nhữnghao phí giá trị sức lao động mà họ bỏ ra Khi giá trị sức lao động thay đổi, tiềnlương cũng thay đổi theo thì mới phản ánh được giá trị của nó Do giá trị sức laođộng có xu hướng tăng nên tiền lương cũng có xu hướng tăng theo quy luật của nó.Nhất là trong xu thế thị trường sức lao động ở nước ta, quan hệ cung cầu không cânbằng tiền lương có xu hướng phản ánh thấp hơn giá trị của hàng hóa sức lao động.Chính vì vậy mà công tác quản lý tiền lương luôn là vấn đề bức thiết cần phải đượcquan tâm một cách đúng mức và cần thiết phải được hoàn thiện để mang lại hiệuquả cao cho doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất, còn đốivới người cung ứng sức lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu nhằm táisản xuất sức lao động, nuôi sống bản thân và gia đình họ Ta cũng biết rằng mụcđích chính của các doanh nghiệp là lợi nhuận, còn mục đích của người lao động làtiền lương Với ý nghĩa này, tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí và thunhập mà nó đã trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, thông qua sức lao động đãđược sử dụng trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, khi người lao động nhận đượctiền lương thỏa đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năngsuất lao động, khi mà năng suất lao động tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
Trang 20tăng lên và do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động nhận được
sẽ tăng lên, nó làm bổ sung thêm cho tiền lương, làm tăng thu nhập và tăng lợi íchcủa người lao động Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động đựơc đảm bảo bằngmức lương thỏa đáng, nó tạo ra sự gắn kết tập thể người lao động vì mục tiêu, lợiích của doanh nghiệp, tạo ra cho người lao động một sự tự giác, trách nhiệm hơnđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó sẽ hoàn thành tốtchức năng nhiệm vụ của mình ứng với mỗi vị trí công việc mà họ đảm nhận… Mặtkhác cũng thông qua tiền lương doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi,giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo đạt đựơc mục tiêudoanh nghiệp đặt ra với chi phí tối ưu, hợp lý Đồng thời tiền lương là một phầnquan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước ta hiện nay, mà
nó còn là động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết công bằng tiến bộ xã hội, nângcao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước mà tiền lương còn là nhân tố gắn liềnvới sự phát triển kinh tế xã hội
Hơn nữa tiền lương còn là khoản đầu tư cho doanh nghiệp trong dài hạn vànhằm thu hút lao động, giữ lao động giỏi và tăng cường chất lượng sức lao động.Trong thực tế thường xảy ra mâu thuẫn Doanh nghiệp muốn làm giảm tiền lương đểgiảm chi phí còn người lao động lại muốn nhận được khoản lương cao Giải quyếtmâu thuẫn này đòi hỏi công tác quản trị tiền lương phải được quan tâm trú trọnghàng đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tiền lương vừa là một vấn đề kinh
tế vừa là một vấn đề xã hội Nó thể hiện chặt chẽ mối quan hệ về lợi ích kinh tế và
xã hội giữa 3 chủ thể là nhà nước, chủ các doanh nghiệp và người lao động Đây làmối quan hệ phức tạp, do đó nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến nhiều biểu hiệntiêu cực, gây rối loạn cho xã hội Nhưng ngược lại biết kết hợp hài hòa mối quan hệ
về lợi ích giữa 3 chủ thể này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi chủ thể thoả mãnđược lợi ích và mục tiêu của mình và từ đó góp phần cho xã hội ổn định và pháttriển Do đó trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần thiết phải hoàn thiện và tăngcường công tác quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp
Trang 21Công ty TNHH may Bình Minh ATC nhận thức rõ được vai trò quan trọngtrong việc đưa ra hình thức trả lương đối với người lao động, bởi tiền lương đemđến một mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi ích của Công ty và lợi ích của người laođộng Một hình thức trả lương hợp lý và đúng theo sức lực mà người lao động đãcống hiến cho Công ty sẽ là một đòn bẩy kinh tế đem đến một sự thành công choCông ty, góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích chongười lao động và mong muốn người lao động sẽ gắn bó lâu dài với Công ty, bêncạnh chế độ tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thì Doanh nghiệpcần phải xây dựng các chế độ thù lao phúc lợi khuyến khích cho việc thực hiện côngviệc tốt hơn mức tiêu chuẩn của người lao động như tiền thưởng, chế độ phụ cấp,trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúngchế độ hiện hành
Ngày nay, khuyến khích tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn vì nhucầu tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nếu cáckhuyến khích được thực hiện đúng đắn và có hệ thống thì có thể củng cố sự nỗ lựccủa người lao động dẫn tới thành công của doanh nghiệp Việc thực hiện qua loa,không công bằng sẽ làm giảm động lực lao động và là nguyên nhân chính dẫn đến
sự ra đi của lao động giỏi Do đó mỗi doanh nghiệp cần sử dụng và quản lý nhân tốchiến lược này một cách có hiệu quả nhất Để làm được điều này đòi hỏi phải nângcao vai trò trách nhiệm của công tác quản trị tiền lương trong Doanh nghiệp Chính
vì thế em xin được đi sâu nghiên cứu về công tác quản trị tiền lương tại Công tyTNHH May Bình Minh ATC
Trang 22CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY BÌNH MINH ATC.
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH May Bình Minh ATC
- Tên công ty : Công ty TNHH May Bình Minh ATC
- Tên viết tắt : BMG
- Tên giao dịch quốc tế: BINH MINH GARMENT COMPANY LIMMITED
- Trụ sở chính : Tổ 10 - Thị Trấn Đông Hưng - Thái Bình
- Điện thoại : 0363.851.271
- Fax : 0363.550.663
- Vốn điều lệ : 12.000.000.000 đồng
- Giám đốc : Bùi Đức Dân
- Lĩnh vực hoạt động : + Sản xuất quần, áo may sẵn
+ Bán buôn, bán lẻ vải và hàng may sẵn
+ Mua, bán xe ôtô (Mới, cũ)
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp + Khai thác, sử lý và cung cấp nước
2.1.2 Quá trình hình thành phát triển của Công ty
2.1.2.1 Quá trình hình thành của Công ty:
Công ty may Bình Minh có tiền thân là Xí nghiệp may Bình Minh, thuộc loạihình Doanh nghiệp tư nhân, được thành lập từ tháng 10 năm 1997, sau nhiều lần đổitên để phù hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn của doanh nghiệp Tháng 10năm 2003, Công ty có tên chính thức trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làCông ty TNHH may Bình Minh – ATC Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
0802000357, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái bình cấp ngày 10 tháng 3 năm
2003, trụ sở tại tổ 10 thị trấn Đông Hưng Thái Bình Doanh nghiệp thuộc loại hình
Trang 23- Ông Bùi Đức Dân: Chủ tịch hội đồng thành viên/Giám đốc Công ty Sở hữuvốn điều lệ : 7,8 tỷ VND chiếm 65%
- Bà Trần Thị Minh: Uỷ viên hội đồng thành viên/Phó giám đốc công ty Sởhữu vốn Điều lệ : 4,2 tỷ VND chiếm 35%
2.1.2.2 Quá trình phát triển của Công ty:
bị vẫn chưa đồng đều ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh và sản phẩm dệt may củaCông ty dẫn đến ảnh hưởng tới sản phẩm đầu ra trên thị trường trong nước và quốc tế,bên cạnh do doanh nghiệp mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiêm và chưa tìm đượcđối tác, chưa tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm
Từ năm 2002 đến năm nay:
Để thúc đẩy sản xuất phát triển và quản lý hoạt động sản xuất tốt hơn Công ty
đã không ngừng chấn chỉnh và củng cố bộ máy quản lý, học tập kinh nghiệm tổchức sản xuất của các Doanh nghiệp lân cận để hoàn thiện bản thân Đến nay Doanhnghiệp đã lựa chọn phương án: “Đầu tư, mở rộng dây chuyền may công nghiệp xuấtkhẩu” Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, xâydựng nhà xưởng, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, hoànthiện đội ngũ chuyên viên kỹ thuật và cán bộ quản lý đồng thời tìm kiếm thị trường
ra nước ngoài, tìm bạn hàng và đối tác làm ăn, giữ vững thị trường trong nước vàvươn ra thị trường xuất khẩu Để ký được hợp đồng với các đối tác nước ngoài, đòihỏi Doanh nghiệp phải đầu tư vốn, đứng vững trong thị trường cạnh tranh, đáp ứngđược đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường dệt may trong giai đoạn kinh tế thịtrường hiện nay
Trang 24Với định hướng hợp lý, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, xâydựng được niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước Công ty đã ký được cácđơn hàng lớn có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu sản phẩm sang những đối tác kháchhàng khó tính trên thị trường quốc tế Hoa Kỳ như: Tập đoàn Ongood, Cheong SanTrading, North bay và các hãng lớn sản xuất hàng truyền thống cho EU: Viet –Pancific, Woobo, Leizi,…cho kế hoạch năm 2008 - 2009 và hợp đồng nguyên tắccho các năm tiếp theo.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam vừa gianhập tổ chức thương mại thế giới WTO tháng 11/2006 Để thích nghi với thịtrường, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi sản phẩm công nghệ hiện đại, Công ty
đã mạnh dạn tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, mở rộng quy
mô sản xuất, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đổi mới mặthàng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý kinh tế - kỹthuật… Công ty quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất, trước mắt là xin thuê 8,500
M2 đất, thuộc Cụm Công nghiệp, xã Đông La, Đông Hưng, Thái Bình Tại vị tríngay phía trước mặt của công ty, phía bên kia đường liên xã, từ cầu Nguyễn cũ đicác xã Đông la, Liên giang, Phú lương, An châu… Để xây dựng mới một nhà máymay Công nghiệp hiện đại, gồm 09 Dây chuyền may, 320 thiết bị may các loại,tuyển dụng bổ sung thêm 393 công nhân, xây hệ thống kho hàng để chứa nguyênphụ liệu và thành phẩm có diện tích 1,000m2 làm tổng kho của toàn công ty Sảnlượng trung bình của Dự án: “Đầu tư mở rộng dây chuyền may công nghiệp xuấtkhẩu” sẽ đạt và vượt 365,000 áo jacket quy chuẩn/năm Nâng tổng số lao động làmviệc tại Công ty lên 860 công nhân Doanh thu đạt 1,400,000 USD tương đương với27,3 tỷ VNĐ
2.1.3 Đặc điểm cơ bản có ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương.
2.1.3.1 Nguồn nhân lực của Công ty
Hiện nay tổng số lao động của Công ty TNHH May Bình Minh ATC là 860công nhân, trong đó: Số lao động nữ: 756 người chiếm 87,9%
Số lao động nam : 104 người chiếm 12,1%
Số nhân viên quản lý: 86 người chiếm 10,0%
Trang 25Như vậy số lao động nữ chiếm một tỷ lệ cao từ 87- 92% tổng số lao độngtrong công ty, do đặc thù sản xuất của Công ty là chuyên sản xuất và kinh doanhhàng may mặc Đây là một thuận lợi cho Công ty vì trong lĩnh vực này lao động nữ
có tính cần cù, chịu khó, khéo tay và công việc này phù hợp với họ Công nhân củaCông ty có độ tuổi bình quân là 25 tuổi Hàng năm Công ty đều tổ chức thi tuyểncông nhân vào Công ty và thi sát hạch tay nghề cho công nhân của Công ty, những
ai tay nghề không đạt phải học lại
Qua tài liệu của Công ty TNHH May Bình Minh ATC ta có cơ cấu lao độngcủa Công ty trong những năm qua như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH May Bình Minh ATC
Cao Đẳng Trung cấp
Loại khác
Từ bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty trong những năm gần đây
có xu hướng tăng mà vấn đề ở đây là giảm tỷ lệ lao động trực tiếp qua các năm như:năm 2007 là 92,3%, năm 2008 là 90,4%, năm 2009 là 90,0% Trong khi đó quy môsản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, nhiều dây chuyền công nghệ mớiđược đầu tư để sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng cao Điều này chứng tỏ năngsuất lao động của Công ty ngày càng được nâng cao Và mối quan hệ tỷ lệ nghịchgiữa trình độ hiện đại của thiết bị máy móc ngày càng được đầu tư với số lượngcông nhân lao động trực tiếp ngày càng tăng chứng tỏ cơ cấu lao động trực tiếp củaCông ty là hợp lý Với nguồn nhân lực như vậy sẽ đảm bảo cho công ty luôn hoàn
Trang 26thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tới Với số lượng laođộng trực tiếp tăng lên thì đòi hỏi tỷ lệ lao động gián tiếp cũng tăng theo Tỷ lệ laođộng gián tiếp có tăng được thể hiện qua các năm như trong bảng 1 và lượng laođộng gián tiếp có trình độ cao và đáp ứng những đòi hỏi công việc ngày càng phứctạp Trình độ của cán bộ công nhân viên được tăng lên qua các năm như năm 2007 là 16người ở trình độ đại học thì năm 2008 là 23 người Theo bảng số liệu ta thấy trong nhữngnăm qua số lượng lao động trong công ty biến động nhiều chứng tỏ cơ cấu tổ chức của công
ty không ổn định Vì vậy Công ty cần phải thường xuyên bố trí kết hợp với các đơn vị khác
để mở lớp nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ taynghề cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất và đặc biệt là phải tiến hành xắp xếp, bố trí cơcấu lao động hợp lý hơn để hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực góp phầnkhai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn nhân lực hiện có và hoàn thành tốt những nhiệm vụsản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Do đặc điểm về sản phẩm của Công ty là hàng may mặc, sản phẩm sản xuấtnhìn chung không đòi hỏi mức độ nặng nhọc cao mà chủ yếu đòi hỏi tính cần cùkhéo léo Do vậy lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong Công ty Lực lượng lao độngtrong công ty chủ yếu là lao động trẻ Điều này tạo nên thế mạnh cho công ty,những người trẻ tuổi sẽ có sức sáng tạo cao trong công việc, nhiệt tình, năng nổ, cóthể làm những công việc khác nhau nhưng Ngược lại hàng năm do xây dựng giađình, do nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, của lao động nữ sẽ gây ảnh hưởng rất lớnđến nguồn lao động của công ty, không đảm bảo được đội ngũ nguồn nhân lực ổnđịnh để sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chậm tiến độ thựchiện hợp đồng theo kế hoạch, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty
Ngoài ra các chế độ lao động đối với lao động nữ thường cao hơn và được ưutiên nhiều so với lao động nam Một điều đáng chú ý nữa là lực lượng lao động từcác tỉnh lẻ, nên việc bố trí sắp xếp, quản lý cho họ gặp nhiều khó khăn Các laođộng này khi vào Công ty thường chưa có tay nghề hoặc là họ chưa qua một trường lớpchính quy nào đào tạo về may công nghiệp, nếu có thì họ cũng chỉ được đào tạo sơ qua
Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, Công ty phải có chương trình đào
Trang 27tạo và đào tạo lại khi vào, để hoạt động này được thực hiện cũng mất khoản chi phí lớncho công tác đào tạo, chi phí đào tạo thì được chi từ nguồn quỹ của công ty do đó ảnhhưởng đến việc cân đối nguồn quỹ đã được trích lập từ trước Để giải quyết tình trạngnày cán bộ phòng tổ chức tập trung vào hoạt động tuyển dụng đào tạo nâng cao taynghề cho đội ngũ nguồn lao động trong tương lai sẽ làm gián đoạn, ảnh hưởng đếncông việc do không được tập trung vào công tác quản trị tiền lương, điều này sẽ làmảnh hưởng tới hoạt động quản trị tiền lương trong Doanh nghiệp.
Lực lượng lao động trong ngành may thường xuyên thay đổi một phần do đặc thùcông việc đòi hỏi nhưng mức độ tập trung làm việc cao mà lương lại không đáp ứng đượcmức tiền lương mong muốn của người lao động nên tâm lý chuyển đơn vị từ công ty nàysang chỗ khác làm việc và do vậy lượng lao động luôn biến đổi điều này gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Giải quyết vấn đề này Doanhnghiệp cần phải tiến hành ngay công tác đào tạo và tuyển dụng công nhân để có thể thaythế bố trí họ vào làm việc tại các vị trí nào đó bị trống và phải quan tâm đến các chế độ thùlao lao động cho họ để đảm bảo thu nhập và quyền lợi cho người lao
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty là 860 người năm 2009 nhưvậy là không nhỏ Số lao động sản xuất cũng đông mà cán bộ quản lý thì chỉ chiếm10% như vậy sẽ làm cho công tác quản lý sản xuất gặp nhiều khó khăn Số lượnglao động nhiều thì hoạt động tổ chức tiền lương và các công tác liên quan đến thùlao cho người lao động gặp nhiều khó khăn, công việc xác định và xây dựng kếhoạch nguồn quỹ tiền lương trong công ty càng phức tạp hơn, nhiều người nhiều đòihỏi nhiều thắc mắc cần phải giải quyết vì vậy để giải quyết được họ sẽ cần thêmthời gian để thực hiện.nó
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
a) Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng bởi vì nếu nóthích nghi được với môi trường thì doanh nghiệp sẽ tồn tại, phát triển, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh Ngược lại bộ máy tổ chức sơ cứng sẽ làm cho sản xuấtkinh doanh bị trì trệ, cản trở sản xuất, không theo kịp được sự biến động của thịtrường.Công ty TNHH May Bình Minh ATC là một Công ty có quy mô cơ cấu
Trang 28quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ, linh hoạt với số nhân viên văn phòng của Công ty cònhạn chế, do vậy mỗi nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, thể hiệnqua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, cơ cấu tổ chức của công ty được xâydựng theo cấu trúc trực tuyến - chức năng, các phòng ban, phân xưởng vừa chịu sựchỉ đạo của người lãnh đạo trực tiếp, các bộ phận phòng ban nghiên cứu đề xuất ý
HOÀN THIỆN
PHÂN XƯỞNG CẮT
PHÂN XƯỞNG
CƠ ĐIỆN
PHÂN XƯỞNG 3
TỔ
SX 7
TỔ
SX 8
TỔ
SX 9
KCS
PHÂN XƯỞNG 2
TỔ
SX 4
TỔ
SX 5
TỔ
SX 6
KCSKCS
PHÒNG
KẾ TOÁNTÀI CHÍNH
PHÒNG
KẾ HOẠCH XNK
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KỸ THUẬT
BAN GIÁM ĐỐC
Trang 29kiến trình lên Giám đốc, Giám đốc là người trực tiếp quản lý, có quyền ra quyếtđịnh mệnh lệnh thi hành Các phòng ban chức năng của Công ty đều có trách nhiệmhoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời vẫn có thể hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các mụctiêu chung của Công ty Công ty áp dụng cơ cấu bộ máy này đã phát huy được những thếmạnh cơ cấu tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, linh hoạt, áp dụng hình thức này thì tuy nhiênvẫn gặp phải những mặt còn hàn chế là số lượng cán bộ công nhân viên công ty gọn nhẹthì đồng nghĩa với số lượng không đủ để đáp ứng với công việc đòi hỏi, vì vậy sẽ dẫnđến tình trạng công việc bị chồng chéo, không tách bạch do phải kiêm nhiệm của nhiềucông việc Quyết định được tập trung vào một người cao nhất không khách quan dẫn đếntình trạng phù hợp với người này mà lại không phù hợp với đối tượng khác.Công việcphải quyết định tập trung nhiều vào một người dễ dẫn đến quyết định không chính xác.Với cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý như trong bảng cơ cấu nguồn nhân lực đãđược trích dẫn trong Bảng 2.1Cơ cấu lao động của công ty đã trình bày ở phần2.1.3.1 Nguồn nhân lực của Công ty, thì số lao động quản lý chỉ chiếm từ 7%-10%như vậy là quá ít so với số công nhân trực tiếp sản xuất như vậy nó sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Để khắcphục tình trạng này Công ty nên tiến hành đào tạo và bổ xung thêm đội ngũ cán bộ
để phù hợp và đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi hơn
b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc công ty:
Giám đốc Công ty là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trước Phápluật, quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giúpviệc cho Giám đốc có Phó giám đốc, điều hành Công ty theo sự phân công và ủyquyền của Giám đốc, ngoài ra còn có các trưởng phòng giúp Giám đốc chỉ đạo tổchức thực hiện tốt công việc theo quy định của pháp luật
Phòng kế toán tài chính:
Phòng Kế toàn tài chính có chức năng nhiệm vụ quan sát, ghi chép, phân loạitổng hợp các hoạt động kinh tế phát sinh hàng ngày của Doanh nghiệp để Báo cáocung cấp thông tin hữu ích, phục vụ cho các nhà Quản lý kinh tế, đưa ra các kếhoạch, dự án, quyết định về kinh tế và tài chính cho Giám đốc
Trang 30Phòng Tổ chức hành chính:
Đây là bộ phận phụ trách hoạt động quản trị nhân lực tại công ty, chịu sự điềuhành trực tiếp của Giám đốc công ty Có chức năng tham mưu cho giám đốc thựchiện quản lý các lĩnh vực: Tổ chức lao động, xếp lương, tuyển dụng, các chế độ vàchính sách đối với người lao động, quản lý và sử dụng lao động theo đúng quy địnhcủa Pháp luật: Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công ty Kiện toàn bộ máy quản
lý, tuyển dụng lao động, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên Tổ chức chăm nođời sống ăn ca, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong công
ty Theo dõi việc chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá lương theo tiểu tác vàcấp bậc lương chính, tính lương kịp thời, đúng chế độ nhà nước thanh toán các chế
độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên
Tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực: Tổ chức laođộng, xếp lương, tuyển dụng, bảo vệ y tế, các chính sách với người lao động
Phòng Kế hoặch xuất nhập khẩu:
Xây dựng kế hoạch SX kinh doanh hàng năm, hàng quý, từng đơn đặt hàng.Tham mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế Đối với các hợp đồngkinh tế với nước ngoài phải làm các thủ tục đăng ký với hải quan để tiếp nhậnnguyên vật liệu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo chỉ định của khách hàng Kếtthúc hợp đồng phải làm thanh toán với hải quan nơi đăng ký mở tài khoản
Quản lý vật tư hàng hoá đều phải thông qua kho và có hoá đơn chứng từ xuất,nhập bất kể vật tư hàng hoá từ nguồn nào đến
Phòng Kỹ thuật:
Giúp giám đốc thực hiện việc quản lý kỹ thuật trong công ty: Nghiên cứu sángtạo mẫu chào hàng Tổ chức kỹ thuật tiền lương giải truyền, kiểm tra chất lượng trêntruyền Nghiên cứu định mức tiêu hao vật tư, lao động cho từng sản phẩm và côngđoạn, giúp cho việc khảo sát và tính lương chính xác Lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán
bộ kỹ thuật nòng cốt cho công ty Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng mã hàng: Các phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng cắt
Căn cứ vào mẫu giấy của phòng kỹ thuật, tổ cắt tiến hành lựa chọn khổ vải,
Trang 31xác định mặt vải, loại vải tổ chức giải vải và cắt trên máy cắt đẩy và máy cắt vòng.Sau đó phân loại cỡ sản phẩm rồi đánh số bàn vải, đánh số lá vải để tránh sai màutrên cùng một sản phẩm
- Phân xưởng cơ điện
Bao gồm tổ sửa chữa máy và tổ sữa chữa điện Phân xưởng này có nhiệm vụthường trực phục vụ sửa chữa kịp thời phục vụ cho sản xuất Ngoài ra còn gia côngchế tạo phụ tùng thay thế lắp giáp nghiên cứu giảm thao tác nâng cao năng suất laođộng, đảm bảo an toàn cho công nhân sản xuất
- Các phân xưởng sản xuất, các tổ sản xuất.
Dưới phân xưởng chia thành các tổ sản xuất phù hợp với bố trí sản xuấttheo dây truyền Đây là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm quyết định sự thành côngcủa công ty trong nhiều năm qua:
*/ Quản đốc xưởng may: Giúp giám đốc trực tiếp quản lý lao động và chỉ huysản xuất ở phân xưởng theo kế hoạch đã định cho từng mã hàng số lượng, chấtlượng và thời gian giao hàng:
*/ Các tổ sản xuất - chuyền may:
+ Tổ trưởng : Tổ chức lãnh đạo trực tiếp các công việc tổ
+ Kỹ thuật hiện trường: Giám sát công nhân trong truyền phát hiện sai sótkịp thời sửa chữa
+ Kỹ thuật viên thu hoá: Kiểm tra thành phẩm sản xuất phát hiện sai sót đểsửa chữa kịp thời
+ Nhân viên phụ trách vật tư chuyền: Nhận vật tư từ trên kho và từ bộ phận
tổ cắt để chuyển xuống giao cho các công nhân trong tổ
+ Công nhân trực tiếp sản xuất Sản xuất may các công đoạn và hoàn thànhsản phẩm
2.1.3.3 Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất Công ty
a) Đặc điểm sản phẩm:
Công ty TNHH May Bình Minh ATC chuyên sản xuất và gia công hàng maymặc và các hàng hoá khác liên quan đến ngành may mặc, theo quy trình công nghệkhép kín từ A đến Z (bao gồm: cắt, may, là, đóng gói, đóng hộp, nhập kho) để bán
Trang 32ra thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
b) Về quy trình công nghệ:
Sơ đồ Quy trình Công nghệ sản xuất Công ty
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Ghi chú:
: Công đoạn chính
: Công đoạn phụ
Thiết kế mẫu giác sơ đồ
Bao gói
Nhập kho thành phẩm
In
Mài Thêu
Giặt