TÓM LƯỢCQua nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phát sinh phát hiện trong quá trình học tập, em chọn đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng áo jacket của công ty TNHH May Bình Minh - ATC trê
Trang 1TÓM LƯỢC
Qua nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phát sinh phát hiện trong quá trình học tập,
em chọn đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng áo jacket của công ty TNHH May Bình Minh - ATC trên thị trường miền Bắc”
Về lý thuyết đề tài tập hợp các lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại mặthàng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại làm cơ sở cho việc nghiên cứuthực tiễn cho vấn đề phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng áo jacket trên thịtrường miền Bắc, đề tài đã phát hiện những vấn đề như thực trạng phát triển mặt hàng
áo jacket của công ty, ý nghĩa và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặthàng áo jacket…
Qua đó đề tài đưa ra những thành tựu và hạn chế của công ty trong hoạt độngphát triển thương mại mặt hàng trên thị trường miền Bắc Trên cơ sở đó đề tài đưa ranhững quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp và những kiến nghị với Nhà nước chohoạt động phát triển thương mại mặt hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc của công
ty TNHH may Bình Minh – ATC
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ
và góp ý nhiệt tình của các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình bảo em trong suốtquá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Thương mại,
đặc biệt là thầy giáo Thạc sĩ Vũ Tam Hòa đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các bác các cô các chú các anh chị trong công tyTNHH may Bình Minh - ATC, đặc biệt là các cô chú các anh chị trong phòng hànhchính nhân sự đã tạo điều kiện hỗ trợ giúp em có được những thông tin cần thiết chokhóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện khóa luận của mình nhưng do hạn chế về kiếnthức, kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh được những thiếu sót, rấtmong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cầu khóa luận tốt nghiệp 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ÁO JACKET CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Khái niệm về thương mại 7
1.1.2 Phát triển thương mại mặt hàng 7
1.1.3 Khái niệm về mặt hàng áo jacket 8
1.2 Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng 9
1.2.1 Bản chất của phát triển thương mại mặt hàng 9
1.2.2 Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng 10
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng áo jacket 12
1.2.4 Một số chỉ tiêu phát triển thương mại mặt hàng 14
1.3 Nội dung và yêu cầu cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng áo jacket 16
1.3.1 Nội dung phát triển thương mại mặt hàng áo jacket 16
1.3.2 Yêu cầu phát triển thương mại mặt hàng áo jacket 17
1.3.3 Một số chính sách trong phát triển thương mại mặt hàng 18
iii
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG
ÁO JACKET TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY TNHH MAY BÌNH MINH – ATC 20 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket trên thị trường miền Bắc 20
2.1.1 Tổng quan tình hình 20 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket trên thị trường miền Bắc 24
2.2 Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket trên thị trường miền Bắc của công ty TNHH may Bình Minh – ATC trong giai đoạn năm
2014 – 2017 28
2.2.1 Quy mô sản suất của công ty trên thị trường miền Bắc 28 2.2.2 Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may Bình Minh – ATC 29 2.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may Bình Minh - ATC31
2.3 Các kết luận và phát triển qua quá trình nghiên cứu 32
2.3.1 Những thành tựu và bài học kinh nghiệm 32 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 33
CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ÁO JACKET TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 36 3.1 Dự báo, phương hướng, quan điểm cho phát triển thương mại mặt hang áo jacket trên thị trường miền Bắc đến năm 2020 36
3.1.1 Dự báo sự phát triển thương mại hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc đến năm 2020 36 3.1.2 Phương hướng phát triển thương mại hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc của công ty 37 3.1.3 Quan điểm trong sự phát triển thương mại hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc của công ty 38
3.2 Giải pháp cho công ty TNHH may Bình Minh – ATC 38
3.2.1 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 38
iv
Trang 53.2.2 Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm 39
3.2.3 Giải pháp về chi phí 39
3.2.4 Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả 40
3.2.5 Giải pháp về đổi mới máy móc thiết bị 41
3.3 Kiến nghị nhà nước và hiệp hội dệt may 41
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 41
3.3.2 Kiến nghị với hiệp hội may mặc 42
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
v
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ST
T
G
1 Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về quy mô của công ty TNHH may Bình
3 Bảng 2.3 Tình hình doanh thu phân theo mặt hàng của công ty
4 Bảng 2.4 Hoạt động bán hàng của Bình Minh trên thị trường miền
5 Bảng 2.5 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may
6 Biều đồ 2.1 Giá trị doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH may
7 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH may
vi
Trang 7vii
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hiện nay, việc mở rộng và giữvững thị trường là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhbất kỳ hoàn hàng nào Hoàn cảnh càng khó khăn vì sự cạnh tranh khốc liệt giữa cácdoanh nghiệp để đạt được sự thỏa mãn tối đa của khách hàng Đặc biệt chúng ta đangphải đối mặt với sự suy giảm của kinh tế toàn cầu đó kéo theo sự phá sản chuyền củahàng loạt công ty từ lớn đến nhỏ Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Đểđảm bảo cho sự phát triển cạnh tranh lành mạnh của các ngành các sản phẩm thì cần
có những giải pháp chính sách phù hợp nhằm phát triển thương mại từ mặt hàng theonhững nguồn lực mà nó đang có, tạo ra hướng đi riêng cho mỗi ngành để nhằm mụctiêu phát triển bền vững trong tổng thể nền kinh tế
Bên cạnh đó, Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cónhững bước chuyển biến phát triển về mọi mặt Kinh tế - Chính trị - Xã hội cũng nhưtrên trường quốc tế Cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn và nhu cầu của họđối với những sản phẩm được sử dụng trong đời sống hàng ngày càng được nâng cao
về cả chất lượng và số lượng Sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng gópđáng kể của các ngành kinh tế mũi nhọn như da giầy, nông sản, chế biến thủy sản…trong đó có ngành may mặc Trong những năm qua các doanh nghiệp ngành may mặcliên tục phát triển về quy mô cũng như đa dạng hóa cải tiến chất lượng, mẫu mã sảnphẩm Phát triển thương mại mà tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa, đặc biệt làthị trường miền Bắc Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được nâng cao,
do đó nhu cầu của người dân với mặt hàng may mặc ngày càng cao và đòi hỏi về chấtlượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao
Với sự lớn mạnh của thị trường nội địa về tiêu dùng hàng may mặc, với khẩuhiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì thị trường trong nước cũngquan trọng không thể bỏ qua Công ty TNHH may Bình Minh – ATC đánh giá đượctầm quan trọng của thị trường trong nước, những năm gần đây công ty đã khôngngừng thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trong thị trường nội địa là thị trường miền Bắctiềm năng Miền Bắc là một thị trường rất phát triển của nền kinh tế cả nước và có lợithế sẵn có như lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, dân trí… hơn các địaphương khác
Mặc dù xác định áo jacket là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp nhưng công tyTNHH may Bình Minh – ATC còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình phát triểnthương mại mặt hàng áo jacket như: nguồn lao động chưa được đào tạo chuyên sâu,thiếu vốn nên công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mẫu
Trang 9mã sản phẩm áo jacket của công ty chưa phong phú và đa dạng, nguyên phụ liệu chủyếu nhập khẩu từ nước ngoài.
Xuất phát từ những vấn đề trên, mặc dù công ty có tiềm năng về mặt hàng áojacket nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thương mại mặt hàng này Vì
vậy, em chọn đề tài khóa luận: “Phát triển thương mại mặt hàng áo jacket của công ty
TNHH may Bình Minh – ATC trên thị trường miền Bắc”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
PGS.TS Hà Văn Sự (2004), “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương
mại theo tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ GD – ĐT Đề tài đã làm rõ nội hàm của
phát triển thương mại theo hướng bền vững cũng như đưa ra được các tiêu chí, chỉ tiêuđánh giá phát triển thương mại theo hướng tiếp cận bền vững, đồng thời đưa ra đượccác giải pháp phát triển thương mại bền vững trên góc độ vĩ mô và vi mô
Lê Thị Huyền (2013), tiểu luận “Dự báo nhu cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ
của công ty cổ phần may Thanh Trì trên địa bàn tỉnh Nam Định”, khoa Quản trị kinh
doanh- Trường đại học kinh tế Quốc dân với điểm mạnh là phân tích và dự báo đượcnhu cầu của sản phẩm áo Jacket trên địa bàn tỉnh Nam Định Tuy nhiên, chưa đề cậpđến phát triển thương mại mặt hàng này đồng thời phạm vi nghiên cứu còn hẹp chỉtrong địa bàn tỉnh, chưa phát triển được mặt hàng trên thị trương rộng hơn
Mai Thị Anh (2009), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm sữa
nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”, khoa Kinh tế - Luật, trường Đại học Thương
Mại đã nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc củangành sữa cũng như nhu cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa Từ đó có kiếnnghị với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm phát triểnthương mại mặt hàng này Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tínhứng dụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững.Song sản phẩm nghiên cứu của đề tài khá phổ biến chưa có bước tiến trong nghiêncứu
Nguyễn Thị Tuyết (2009), luận văn tốt nghiệp “Giải pháp triển thương mại mặt
hàng thép trên thị trường miền Bắc”, khoa Kinh tế - Luật, trường Đại học Thương Mại
đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng thép Bêncạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như điều tra, phỏng vấn,phân tích thống kê… để làm rõ thực trạng của doanh nghiệp cũng như của ngành thép.Các đề xuất và giải pháp đưa ra với nhà nước, ngành thép cũng như các doanh nghiệp
đã góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để phát triển thương mại mặt hàng
Trang 10thép.Tuy nhiên, có thể nghiên cứu việc pháp triển thương mại mặt hàng trên thị trườngnội địa do thép được sử dụng khá nhiều do nhu cầu xây dựng trong cả nước.
Nguyễn Duy Khánh (2012), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại mặt
hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex”, khoa Kinh tế - Luật, trường Đại học Thương Mại đã nghiên cứu các biện
-pháp để giải quyết các vấn đề về phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công tyđồng thời cũng có những kiến nghị với Nhà nước trên cơ sở thực trạng còn tồn tạitrong quản lý Nhà nước về ngành dệt may, cũng như với hiệp hội may trên lĩnh vựcliên kết tạo nên sức mạnh cạnh tranh Đề tài nghiên cứu khá chi tiết và sâu sắc nhưngmặt hàng dệt may khá rộng, bao gồm nhiều loại, có thể tập trung nghiên cứu một mặthàng nổi bật của công ty để phát triển trên thị trường miền Bắc
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Với tính cấp thiết của đề tài nói trên em đã đưa ra quyết định lựa chọn vấn đềnghiên cứu là “Phát triển thương mại mặt hàng áo jacket của công ty TNHH may BìnhMinh – ATC trên thị trường miền Bắc” Đề tài tập trung vào những vấn đề sau:
Về lý luận: Cứ vào tên đề tài đã lựa chọn, khóa luận sẽ hệ thống lại những lý
thuyết liên quan đến:
- Phát triển thương mại mặt hàng áo jacket liên quan đến những khái niệm gì?
- Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả phát triển thương mạimặt hàng?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình phát triển thương mại mặt hàng áojacket?
Từ đó, lấy đây làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại mặthàng áo jacket trên thị trường miền Bắc
Về thực tiễn: Đề tài phải giải quyết những vấn đề đặt ra bao gồm:
- Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng áo rách cát trên thị trường miềnBắc của công ty trong những năm gần đây như thế nào?
- Cụ thể trong đó thực trạng quy mô sản phẩm như thế nào chất lượng ra saohiệu quả đã đạt được đến đâu?
- Đâu là thành công tồn tại trong phát triển mặt hàng áo rất ghét trên thị trườngmiền Bắc? Những nguyên nhân nào đưa đến thành tựu và hạn chế
- Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
Từ việc xác lập đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn em tiến hành thực hiện đề tài nêu trên
Trang 114 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thương mại kinh doanh mặt hàng áo jacket của công ty TNHH mayBình Minh – ATC
Mục tiêu nghiên cứu
- Lý luận: Hệ thống hóa những lý thuyết về khái niệm sản phẩm, thương mại,phát triển thương mại mặt hàng Khóa luận cũng nghiên cứu những nguyên lý cơ bảnchi phối trong hoạt động phát triển thương mại, đồng thời nói rõ nội dung vấn đềnghiên cứu đề tài
- Thực tiễn:
+ Khóa luận cho biết thực trạng phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket củacông ty TNHH may Bình Minh trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn từ năm 2014– 2017
+ Khóa luận đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế đó trong việc phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket của công tymay Bình Minh – ATC trên thị trường miền Bắc
+ Khóa luận đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục đượcnhững hạn chế trên
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng
áo Jacket của công ty TNHH may Bình Minh – ATC trên thị trường miền Bắc
- Thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng
áo Jacket trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2014 – 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu,
tìm hiểu thông tin về các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp Dữ liệu thu thập được của đềtài là dữ liệu thứ cấp Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ những nguồn như báo cáotài chính, báo cáo thường niên của công ty, trên các website cũng như vận dụng nhữngkiến thức đã học trong nhà trường và xã hội Những thông tin này phục vụ quá trìnhnghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn
Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập được số liệu thì phương pháp xử lý
số liệu được sử dụng Mọi số liệu thu thập được điều qua quá trình xử lý để có thể sửdụng được trong bài khóa luận tốt nghiệp Các số liệu xử lý bằng cách kết hợp giữaphương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để phân tích những thay đổi biến động vềtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, bài khóa luận
Trang 12còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh để phân tích, so sánh từ đóđánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều
kiện so sánh được của các tiêu chí tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nộidung, tính chất và đơn vị hàng hóa ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc sosánh Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đượcchọn làm kì kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc sốbình quân Nội dung bao gồm:
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ của năm sau so với năm trước để thấy xu hướngthay đổi về tài chính của doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời
+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanhnghiệp
+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, sosánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và sốtuyệt đối của chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán tiếp theo
Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp quan sát các hiện tượng kinh tế một
cách gián tiếp, từ đó chọn lọc các thông tin cần thiết có liên quan phục vụ cho mụcđích nghiên cứu Trong chương 2, khóa luận sử dụng các tài liệu đã nêu trong nhữngvấn thông tin cần thu thập để tập hợp những thông tin cần thiết hoàn thành bài khóaluận nhưng doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu thị trường về hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty
Phương pháp phân tích và đánh giá: Từ những số liệu thứ cấp thu thập được tiến
hành phân tích tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại củacông ty Qua đó chỉ ra những điểm chưa ổn định trong sự phát triển
Phương pháp bảng biểu, đồ thị: Thông qua việc xây dựng các bảng số liệu về
doanh thu, cơ cấu từng sản phẩm trong sản phẩm nghiên cứu để so sánh, phân tích vàtrình bày nghiên cứu Bảng số liệu được sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thểhiện một cấu trúc hoặc một xu thế
Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áo dụng như: phương pháp quynạp, phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp…
Trang 136 Kết cầu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, khóa luận được kếtcầu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thương mại mặt hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc của công ty TNHH may Bình Minh – ATC
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thương mại mặt hàng áo jacket trên thị trường miền Bắc
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG
ÁO JACKET CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về thương mại
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường Hoạt độngthương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân baogồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại và các hoạt động xúctiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích các chính sách xã hội [18.3]Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn liền với tiền
tệ và nhằm mục đích lợi nhuận, là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan
hệ kinh tế gắn với phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằmmục đích lợi nhuận [20.3]
Thương mại hàng hóa là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất lâutrong lịch sử Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồmtổng thể các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh tếnhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định [22.3]
1.1.2 Phát triển thương mại mặt hàng
- Phát triển thương mại là một quá trình gồm nhiều hoạt động nhằm tạo ra sựthay đổi cả về lượng và chất về tăng trưởng thương mại của quốc gia trong từng giaiđoạn phát triển [4.1]
Phát triển thương mại gồm nhiều hoạt động kiên quan đến các khâu mua, bán,vận chuyển hàng hóa và kho hàng (đối với thương mại hàng hóa), sản xuất, cung ứng,phân phối, marketing (đối với thương mại dịch vụ) với các hoạt động cụ thể khác nhautrong từng khâu đó [4.1]
- Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng
Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng cáchoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả hoạt độngthương mại một mặt hàng cụ thể cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợitrên các thị trường mục tiêu [4.1]
- Phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam thì nhu cầu sử dụng áojacket vào mùa đông, mùa thu, mùa xuân ở miền Bắc ngày càng nhiều và đòi hỏi thẩm
mỹ ngày càng cao Và việc phát triển thương mại mặt hàng này là một tất yếu Sự tănglên về quy mô sản xuất, về tốc độ, về số lượng và chất lượng mặt hàng này là nhữngchỉ tiêu cần đạt được Bên cạnh đó những chính sách của doanh nghiệp để thúc đẩy
Trang 15phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket trên thị trường rộng mở cũng là một nhân tốquan trọng.
1.1.3 Khái niệm về mặt hàng áo jacket
Khái niệm về áo jacket
Áo jacket là một sản phẩm của hàng may mặc, là một thuật ngữ gọi chung cho tất
cả các loại áo khoác có độ dài từ ngang hông đến đùi Jacket thường có tay áo và phíatrước mở có nút hoặc dây kéo Jacket mặc thời trang hoặc có tính năng riêng (jacketnhiều túi cho phóng viên, jacket có cầu vai cho biker, jacket chống nước…)
Áo jacket (áo khoác) là loại áo choàng bên ngoài, được sử dụng bởi cả nam và
nữ Tác dụng chính của loại trang phục này là giữ ấm cơ thể Áo khoác thường có thiết
kế với áo dài tay và phần thân áo dài hơn so với các loại áo thông thường
Áo jacket có nhiều loại khác nhau, rất đa dạng Do đó bài sẽ tìm hiểu áo khoác nỉ
là một sản phẩm đặc trưng Áo khoác nỉ hay còn gọi chung là Winter Jacket áo khoácdành cho mùa đông làm từ chất liệu vải nỉ Áo có cấu trúc kết hợp từ 2 áo đơn lẻ vớinhau là áo chính gồm 3 lớp, lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong và áo nỉ (áo trong) là mộtlớp chất liệu 100% là vải nỉ
Trong thời đại hiện nay, áo jacket (áo khoác) là trang phục khá quen thuộc củamọi người Do đó mặt hang này ngày càng có nhiều loại cũng như nhiều mẫu áo khoác
đa dạng Áo khoác được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:
Phân loại áo jacket
Trong thời đại hiện nay, áo jacket (áo khoác) là trang phục khá quen thuộc củamọi người Do đó mặt hàng này ngày càng có nhiều loại cũng như nhiều mẫu áo khoác
đa dạng Áo khoác được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:
- Phân loại theo chất liệu:
+ Denim Jacket: áo khoác làm bằng vải denim, thường có tay dài, phía trước gàinút
+ Leather Jacket: áo khoác làm từ da (da thật hoặc da công nghiệp da PU)
+ Chino Jacket: áo khoác làm từ vải cotton dày giống chất liệu của quần chino.Việt Nam hay gọi là áo khoác kaki
+ Winter Jacket: áo khoác đặc biệt dành cho mùa đông, bên trong được làm chấtliệu hút ẩm tốt, bên ngoài là chất liệu khó thấm nước…
- Phân loại theo kiểu dáng:
+ Waist coat: có độ dài từ eo đến thắt lưng là loại áo khoác không có tay áo vàđược cài nút phần dưới
+ Jacket có độ dài ngang thắt lưng: là loại áo khoác với độ dài ngang hông đếnđùi Jacket thường mở nút hoặc dây kéo
Trang 16+ Pea coat có độ đài từ thắt lưng ngang đùi, trên đầu gối là loại áo khoác chuyêngiữ ấm, thông thường có màu xanh navy với chất liệu len dày.
+ Áo gió: là một chiếc áo khoác mỏng hơn, nhẹ hơn không thấm nước, làm từPVC (vải dù) hoặc nylon Không giống như các loại áo khoác khác là giữ ấm cơ thểkhi trời rét, loại vải may áo này cho người mặc thoải mái và mát hơn, tránh gió và cóthể mặc khi trời nóng
+ Áo chui đầu: áo khoác trùm đầu là loại áo có mũ trùm đầu, với dạng không códây kéo khoác trước ngực
+ Áo khoác phao: hay còn gọi là áo béo, là loại áo khoác dày, có mũ trùm đầu
Áo được may bằng loại vải không thấm nước, chống lại thời tiết rét lạnh và gió
Ưu điểm của áo Jacket:
- Một kiểu dáng - Đa phong cách: Ưu điểm nổi trội nhất của áo jacket chính là
sự đơn giản từ màu sắc đến thiết kế Đa số các sản phẩm áo jacket đều mang màu đơnsắc cơ bản: đen, xám, nâu Để tạo điểm nhấn cho trang phục, các nhà thiết kế chỉchọn đặt lên sản phẩm một ít nút hoặc khuy kéo Chính sự đơn giản này đã giúp áojacket dễ dàng làm hài lòng người mặc từ môi trường công sở nghiêm túc đến khônggian hội hè thoải mái
- Giữ ấm nhưng vẫn tạo sự thoải mái: Áo jacket giữ ấm mùa đông cùng với thiết
kế ngắn chỉ ngang thắt lưng cùng tay áo kiểu bầu bo ở cổ tay, sản phẩm jacket giúpngười mặc thoải mái vận động mà vẫn tránh được gió đông, phù hợp với thời tiết miềnBắc
1.2 Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng
1.2.1 Bản chất của phát triển thương mại mặt hàng
Bản chất của phát triển thương mại mặt hàng là sự tăng lên về số lượng, cơ cấu,chất lượng sản phẩm, mối quan hệ bền vững với khách hàng và sự phát triển ổn định,bền vững về mọi mặt của mặt hàng trên thị trường
+ Sự gia tăng về quy mô: Sự gia tăng quy mô nếu xét theo góc độ vi mô đượchiểu là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, số lượng nhà cung ứng Nếu xéttheo góc độ vĩ mô thì nó lại được hiểu là gia tăng về giá trị thương mại, gia tăng tổngmức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường… Qua đó để biết được với những lợi thế sẵn
có của doanh nghiệp thì sự gia tăng như vậy đã hợp lý chưa và có những điểu chỉnhthích hợp Tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của ngành mà quy môthương mại cũng có thể tăng hay giảm
+ Sự gia tăng về tốc độ: Thể hiện thông qua việc sản lượng, doanh thu của nămsau so với năm trước như thế nào Nếu tốc độ tăng trưởng dương tức là doanh thu nămsau cao hơn năm trước và ngược lại, tốc độ tăng trưởng âm nghĩa là doanh thu đang
Trang 17giảm đi Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là một trong số nhiều chỉ tiêu dùng để đánhgiá tình hình hoạt động của một công ty Để đánh giá hoạt động chung của ngành, biếnđổi của nền kinh tế, chính sách vĩ mô…
+ Phát triển thương mại về chất lượng: Thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng, cơcấu thì trường tiêu thụ sản phẩm… Phải đánh giá được chất lượng sản phẩm có ảnhhưởng gì tới số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như doanh thu của công ty như thế nào,xác định vị trí của sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng và so với đối thủ cạnhtranh Phát triển thương mại về mặt chất lượng còn được thể hiện thông qua cách thức
sử dụng các nguồn lực thương mại để phát triển thương mại mặt hàng Số lượng vàchất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng tới khả năng cạnhtranh của sản phẩm, của ngành, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
+ Sự phát triển đạt được tính tối ưu và hiệu quả: Hiệu quả phản ánh quan hệ sosánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Một phương ánkinh doanh sẽ được coi là tối ưu khi nó đạt được hiệu quả cao nhất, tức là chi phí bỏ ra
để đạt kết quả đó là nhỏ nhất Suy cho cùng, phát triển được coi là tối ưu và hiệu quảkhi nó kết hơp hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế - công bằng xã hội – bảo vệ môitrường và hướng tới phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển đáp ứng những nhu cầucủa hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tươnglai
1.2.2 Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng
Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân
- Góp phần vào sự ổn định và phát triền lành mạnh của thị trường nội địa
Phát triển thương mại mặt hàng không chỉ tăng lên về quy mô mà còn cải thiện
về cơ cấu chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành may mặc, còn cải thiện cơcầu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định đi kèm như ngành đầu vào nguyên liệu nhưvải, sợi, chỉ… Sự phát triển lành mạnh của mặt hàng sẽ góp phần thúc đẩy sự pháttriển nhanh của khu vực miền Bắc cũng như thị trường nội địa
- Góp phần vào giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đếncác cân đối lớn của nền kinh tế như cung – cầu, tiền – hàng, tích lũy – tiêu dùng… Rõràng khi phát triển thương mai mặt hàng áo jacket thì các quan hệ kinh tế cũng đồngthời xảy xa Khi một người mua trả giá cho chiếc áo khoác thì họ đồng thời thiết lậpcác quan hệ kinh tế như mua – bán, tiền – hàng và hình thành nên quan hệ cung cấpcủa ngành may mặc Từ đó các quan hệ kinh tế được giải quyết một cách thông suốttạo đà phát triển nói chung
- Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH –HĐH nền kinh tế quốc gia: Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng,
Trang 18từ đó giúp cho quá trình tái xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dòng vốn được luânchuyển tuần hoàn không xảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thông Vì vậygóp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của đất nước, đóng góp vào sự tăng trưởng củangành may mặc nói riêng cũng như tăng trường kinh tế nói chung
- Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nângcao chất lượng cuộc sống: Với những mặt hàng cần nhiều lao động chân tay nên đãgóp phần giải quyết việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó từng bước nângcao đới sống của công nhân viên, người tiêu dùng
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành vùng, địa phương.Với nhiệm vụ chung của đấy nước là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu hướnggiảm tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.Phát triển mặt hàng may mặc không những giúp chuyển dịch cơ cấu sang hướng côngnghiệp mà còn thúc đẩy dịch vụ phát triển song hành
- Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanhtrong nước với các chủ thể kinh doanh nước ngoài: Bên cạnh yếu tố cạnh tranh gay gắtthì xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ra mạnh mẽ Các doanh nghiệp sản xuất trongnước luôn tìm những nhà đầu tư có thế mạnh về công nghệ cũng như mẫu mã để hợptác cùng phát triển Xu hướng đó sẽ giải quyết vấn đề phân công lao động và phâncông lao động quốc tế và góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô củadoanh nghiệp trong quá trình phát triển
- Gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưu thông hàng hóa tránh sự tắc nghẽntrong lưu thông, giải quyết vòng tuần hoàn sản xuất – lưu thông – phân phối – tiêudùng
- Nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thịtrường tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp
Đối với người tiêu dùng
- Đáp ứng nhu cầu may mặc cho người tiêu dùng Xã hội càng phát triển thì nhucầu về các sản phẩm may mặc càng cao cả về mẫu mã và chất lượng Đặc biệt kiểu áojacket, áo khoác lại rất thịnh hành trong thời nay, là một phần không thể thiếu của conngười trong cuộc sống
- Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng Ngày nay, xu hướng mặc đẹp,đúng thời trang đang ngày càng phổ biến với mọi lứa tuổi đặc biệt là với các kiểu áokhoác ngoài Do đó, phát triển thương mại mặt hàng áo jacket sẽ đáp ứng nhu cầu mặc
Trang 19đẹp của người tiêu dùng, tạo ra sự phong phú cho sự lựa chọn trang phục của ngườitiêu dùng.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực: Đây là một trong những yếu tố chính của hoạt động sản xuấtkinh doanh, đặc biệt là trong ngành may mặc Nó được biểu hiện trên hai mặt là sốlượng và chất lượng Về số lượng là những người trong độ tuổi lao động và thời giancủa họ có thể huy động vào làm việc Về mặt chất được thể hiện ở trình độ khéo léocủa công nhân, trình độ quản lý Ngành may mặc có đặc trưng là sử dụng nhiều laođộng, quy trình nhiều công đoạn thủ công Vì thế lao động là yếu tố quan trọng trongngành
Nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ là một lợi thế so sánh của ngành may mặcnước ta Nhưng lao động cũng phải đạt đến một trình độ nhất định, có trình độ chuyênmôn cao, sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới thì mới thực sự trở thành lợi thế của ngành,ngược lại người lao động kém năng động, kém khéo léo thì kìm hãm sự phát triển củangành
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một số nộidung chủ yếu sau:
Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp
Là những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý,khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ê kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vựckinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp Người quản lý làm việc trựctiếp với nhân viên cấp dưới, với chuyên viên, vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp
họ nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thànhcủa doanh nghiệp
Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân
Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ làyếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi khi tay nghềcao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽtăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm Đây là tiền đề để doanh nghiệp cóthể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh Muốn đảm bảo được điều này các doanhnghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ người lao động của mình, giáo dụccho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thần lao động tập thể
- Nguồn lực vật chất và tài chính
+ Yếu tố thiết bị công nghệ: Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình
sản xuất đạt hiệu quả cao Máy móc thiết bị công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng
Trang 20sản phẩm; giảm chi phí sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm…Máy móc thiết
bị của ngành Dệt May là máy dệt thoi, dệt kim tròn, dệt kim đan dọc, máy in nhuộmsản phẩm, máy may từ đơn giản đến phức tạp Nếu máy móc thiết bị hiện đại phù hợpvới trình độ của người sử dụng thì máy được sử dụng hết công suất, sản phẩm làm ravừa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú được thị trường chấp nhận
+ Yếu tố vốn: Nếu lao động và công nghệ được coi là yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất thì vốn sản xuất vừa được coi là yếu tố đầu vào, vừa được coi là sảnphẩm đầu ra của quá trình sản xuất Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sảnxuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp mà còn là điều kiện để nâng caotrình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoáquá trình sản xuất
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đến sự phát triển của ngành.Tăng vốn đầu tư,
mở rộng sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người lao động
có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay của nước ta Để dệt may phát triển trởthành ngành công nghiệp mũi nhọn thì phải cần vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp, đổi mớimáy móc thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranhđược trên thị trường
+ Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp: Mạng lưới phân phối của
doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là mộtphương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp thu hút khách hàngbằng cách chinh phục (hình thức mua bán, thanh toán, vận chuyển) hợp lý nhất
Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Các chính sách của Nhà nước
May mặc là ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta Do đó, Nhà nước ngàycàng quan tâm đến sự phát triển của ngành này biểu hiện là có những chính sách, chiếnlược lâu dài cho sự phát triển của ngành đặc biệt là sự phát triển thương mại các mặthàng may mặc Là tiền đề, động lực cho các doanh nghiệp may mặc nỗ lực hết mìnhtrong sự phát triển của toàn ngành nói chung và của công ty nói riêng
- Cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh là điều tất yếu trong tất cả các lĩnh vực Với ngành may mặc sự cạnhtranh trên nhiều khía cạnh như chất lượng, mẫu mã, giá cả Các doanh nghiệp cạnhtranh trên từng khía cạnh giúp thị trường may mặc sôi động và hiệu quả hơn
- Đối tác, khách hàng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp càng có nhiều đối tác thì càng đẩy nhanh được quá trình tiêu thụsản phẩm đồng thời nâng cao được chất lượng và số lượng mặt hàng giúp quá trìnhphát triển thương mại mặt hàng được nhanh và bắt kịp thời đại
Trang 211.2.4 Một số chỉ tiêu phát triển thương mại mặt hàng
Chỉ tiêu về quy mô
+ Sản lượng (doanh số) sản phẩm trên thị trường (Q): “Sản lượng là tổng lượnghàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán được trên thị trường” Sản lượng tiêu thụ củasản phẩm trên thị trường tăng lên nghĩa là sản phẩm ngày càng thâm nhập sâu vào thịtrường, sản phẩm đang đi nhanh vào quá trình lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầucủa khách hàng trên thị trường
+ Doanh thu: Doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trên thị trường Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được dotiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác củadoanh nghiệp Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhânvới sản lượng
Mi-1: doanh thu tiêu thụ sản phẩm của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu.Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ chênh lệch về khối lượng sản phẩm bán ra vàdoanh thu tiêu thụ tuyệt đối giữa các năm, để thấy được sự tăng lên hay giảm đi củaquy mô thương mại sàn gỗ công nghiệp Độ chênh lệch càng lớn thì quy mô côngnghiệp càng tăng lên và ngược lại
+ Thị phần: Là thị phần tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh Thị phầnthể hiện rõ vị thế sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụtrên thị trường
Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệpTổng sẩn phẩm tiêu thụ của thị trường × 100%
Chỉ tiêu về chất lượng
+ Tỷ trọng khối lượng bán ra:
%qn = qn
∑q * 100qn: khối lượng bán ra của sản phẩm n
∑q: tổng khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nghiên cứu
+ Tỷ trọng doanh thu của từng sản phẩm:
Trang 22%Mn = Mn
M * 100Mn: doanh thu tiêu thụ của sản phẩm n
M: tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ nghiên cứu
Các chỉ tiêu trên phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sảnphẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trọng tổng khối lượng sản phẩm và tổngdoanh thu Tỷ trọng của nhóm sản phẩm nào càng lớn thì chứng tỏ quy môi của sảnphẩm đó trong tổng sản phẩm càng lớn và ngược lại So sánh quy mô, tỷ trọng trongnhóm để thấy được sự chuyển dịch này là phù hợp hay chưa
+ Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về mặt khối lượng sản phẩm bán ra:
gq =
qi- qi-1
qi-1 *100
gq: tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra
+ Chỉ tiêu tốc độ tăng, giảm định gốc:
gm =
Mi- Mi-1
Mi-1 * 100
gm: tốc độ tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ
Các chỉ tiêu mức độ tăng trưởng của khối lượng sản phẩm và doanh thu giữa haithời kỳ nghiên cứu Các chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ sự gia tăng về quy môcủa doanh nghiệp càng lớn và ngược lại
Qua đây chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm để thấyđược sự tăng trưởng đó có ổn định, liên tục hay không Đồng thời cũng thấy được sựdịch chuyển của cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường
Chỉ tiêu hiệu quả
Về phía các doanh nghiệp, để xem xét hiệu quả thương mai ta nghiên cứu lợinhuận, tỷ suất lợi nhuận, lao động…
+ Chỉ tiêu lợi nhuận:
LN = M – CPLN: lợi nhuận
M: doanh thu
CP: chi phí
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
HQen = LNM *100HQen: tỷ suất lợi nhuận
LN: tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ (lợi nhuận trước thuế)
Trang 23M: doanh thu thuần đạt được trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được baonhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu hàng tuần Chỉ tiêu này càng cao thìhiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tíchhiệu quả thương mại của các công ty
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả, là nguồn kích thích vật chất của bất cứ hoạt độngthương mại nào Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tất cả, hiệu quả thương mại khôngchỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận nhiều hay ít, mặc dù trong thực tế các doanh nghiệpchỉ tồn tại và phát triển trên cơ sở của lợi nhuận, mà còn là hiệu quả sử dụng cácnguồn lực thương mại như lao động, vốn
+ Hiệu quả sử dụng chi phí:
´
P = LNP *100P: Tổng chi phí của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp cho biết với
100 đồng chi phí công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.3 Nội dung và yêu cầu cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
1.3.1 Nội dung phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
Phát triển thương mại mặt hàng theo hướng gia tăng về quy mô thương mại mặthàng trong một thời kì nhất định Sự phát triển thương mại về quy mô được thể hiện ở
sự tăng lên về số lượng sản phẩm tiêu thụ Phát triển thương mại mặt hang áp jacket vềquy mô là tạo đà cho mặt hàng bán được nhiều hơn, quay vòng nhanh hơn, giảm thờigian trong lưu thông, sản phẩm không chỉ bó hẹp ở một vài thị trường truyền thống màcòn đến những thị trường mới, người tiêu dùng mới
Phát triển thương mại mặt hàng còn thể hiện ở sự biến đổi về chất lượng thươngmại sản phẩm, là sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, chuyển dịch cơ cầu thịtrường, cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu và tiềm năngdoanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối Thể hiện ở việc tăng lên về chấtlượng của sản phẩm áo jacket như gia tăng thêm được nhiều loại áo, kiểu áo phù hợpvới nhu cầu của người tiêu dùng Bên cạnh đó chất lượng hoạt động thương mại biểuhiện ở tốc độ tăng trưởng sản phẩm cao hay thấp, ổn định hay không ổn định và xuhướng phát triển của nó Ngoài ra còn bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm áojacket tiêu thụ trên thị trường và các hình thức phân phối tiêu thụ sản phẩm
Phát triển thương mại mặt hàng sẽ tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động thươngmại như các kết quả đạt được mà hoạt động thương mại mang lại cho doanh nghiệp
Trang 24như nâng cao được thương hiệu của công ty trên thị trường, lợi nhuận tăng lên đồngthời tìm kiếm thêm được nhiều đối tác khách hàng cho doanh nghiệp Cụ thể đó là cáchoạt động nhằm xây dựng tầm sản phẩm trên thị trường để thị phần của công ty ngàycàng lớn, đóng góp lớn hơn vào thương mại hàng hóa và tổng sản phẩm quốc dân,nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vốn, lao động Đối với các doanh nghiệpmay mặc thì việc tạo nên uy tín trong sản phẩm của công ty là rất quan trọng quyếtđịnh sẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
1.3.2 Yêu cầu phát triển thương mại mặt hàng áo jacket
- Dựa trên các quyết định chính sách, pháp luật của Nhà nước
Ngành may là một ngành chủ yếu trong nền kinh tế nước ta, các hoạt động củangành vừa chịu sự điều chỉnh của luật pháp và chính sách vĩ mô, đồng thời các chínhsách chuyên ngành Do vậy, việc phát triển thương mại mặt hàng áo jacket phải tuântheo các quy định, nguyên tắc của ngành may mặc trong nước Đảm bảo vừa phát triểnđược doanh nghiệp vừa phát triển được kinh tế đất nước
- Dựa trên các nguyên tắc của thị trường
Trên thị trường có nhiều quy luật được thừa nhận như quan hệ cung cầu có mốiquan hệ chặt chẽ với giá cả thị trường Việc phát triển thương mại mặt hàng áo jacketcần dựa trên quy luật cung cầu để định hướng, xác định chiến lược của doanh nghiệp
- Phát triển thương mại dựa vào lợi thế của doanh nghiệp
Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát triểncho rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩunhững hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí thấp, ngược lại, mỗi quốc gia sẽđược lợi nếu có nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tươngđối cao Do đó, công ty nên xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh để đạt đượclợi nhuận cao nhất
- Phát triển thương mại bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường
Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế bền vững kết hợp với bảo vệ môitrường sinh thái là một vấn đề rất được quan tâm của mọi thành phần kinh tế trong xãhội Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu tác động đến môi trường và gâyảnh hưởng đến môi trường, điều kiện tự nhiên theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.Sản xuất, buôn bán và sử dụng các mặt hàng đảm bảo quy trình xả thải cũng là mộtbiện pháp phát triển thương mại bền vững
- Phát triển thương mại đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu xuyên suốt toàn bộ quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp Để tăng hiệu quả kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải pháttriển thương mại mặt hàng bằng cách đầu tư mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng
Trang 25sản phẩm, cải tiến về công nghệ Tuy nhiên việc đầu tư của doanh nghiệp luôn luônphải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng, nghĩa là lợi nhuận của doanhnghiệp phải tăng Suy cho cùng phần đầu tư phát triển thương mại mặt hàng sẽ phảitạo ra được một khoản sinh lời lớn hơn để có lãi Vì vậy, doanh nghiệp phát triểnthương mại mặt hàng luôn phải được tính kĩ lưỡng trong một mức độ đầu tư nhất định
để đảm bảo tăng hiệu quả kinh doanh
1.3.3 Một số chính sách trong phát triển thương mại mặt hàng
Chính sách sản phẩm: Là chính sách nhằm phát triển nguồn mặt hàng sản
xuất, đa dạng hóa các sản phẩm đồng thời phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu,các sản phẩm được gia công theo đúng yêu cầu trong đơn hàng về số lượng và mẫu mãđảm bảo uy tín của công ty đối với khách hàng Đặc biệt, trong ngành may, các công
ty luôn phải sản xuất các sản phẩm may mặc phải đảm bảo hợp thời trang, có sức hút,hấp dẫn cả về mẫu mã và kiểu dáng, chất lượng đảm bảo Thường xuyên đổi mới cảitiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu hay thay đổi của khách hàng từ đó tạođược lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Chính sách đối với nguồn lực
Nguồn nhân lực: Lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhquá trình kinh doanh bởi họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm, kiểm tra, phân phốicác sản phẩm Vì thế nếu người lao động được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản thìnăng suất lao động tăng lên, tiết kiệm chi phí kinh doanh Công ty cần tăng cường đàotạo trình độ trình độ kỹ thuật cho nhân công, nâng cao tay nghề, đào tạo trình độchuyên môn cho nhân viên phát triển thương mại sản phẩm Nguồn vốn và các nguồnlực khác: Vốn là yếu tố quan trọng để công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất, đầu tưtrang thiết bị máy móc hiện đại Do đó các doanh nghiệp cần thiết có những chính sách
và biện pháp thu hút và quản lý nguồn vốn thực sự hiệu quả như có chính sách tàichính được quyết toán theo kì cố định với các nguồn lực khác như thông tin thươngmại phải bảo mật tuyệt đối, đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng, kho bãi…
Chính sách giá
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm Vềnguyên tắc giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị và quay xung quanh trục giá trịhàng hóa Theo cơ chế thị trường hiện nay mặt hàng kinh doanh được các doanhnghiệp sử dụng như một công cụ sắc bén để phát triển thương mại sản phẩm mặt hàngkinh doanh Nếu doanh nghiệp đưa ra được một mức giá phù hợp với chất lượng sảnphẩm, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì rất dễ dàng tiêu thụ sản phẩm củamình Do đó chính sách giá phù hợp được coi là một lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp có thể thu hút khách hàng và thành công hơn chỉ trên thị trường
Trang 26Chính sách đối với các đối tác: Trong thanh toán, giao dịch công ty đã khuyến
khích khách hàng là các đại lý, các công ty buôn bán quần áo lớn bằng hình thứcchuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển cho các đại lý quabiên lai thực tế Ngoài ra công ty còn cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền chokhách hoặc đổi lại hàng nếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu củakhách hàng Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp cũng sẽ nắm bắt được sảnphẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không
Chính sách phát triển thị trường
- Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là việc xem xét nhu cầu của thịtrường về sản lượng, chất lượng, tính năng, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về mặthàng, bên cạnh đó là xem xét các yếu tố khác từ đối thủ cạnh tranh cũng như các đặctrưng khác từ thị trường, từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp Thực hiện tốt chính sáchnày tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại mặt hàng của công ty
- Xúc tiền thương mại: Chính sách này có tác động không nhỏ đến mọi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Xúc tiến thương mại là việc quảng bá sản phẩmcủa công ty ra thị trường, được người tiêu dùng biết đến và cho họ thấy được tính năng
sử dụng ưu việt cũng như chất lượng sản phẩm đảm bảo Thông qua đó người tiêudùng thấy được ưu thế, chất lượng hàng của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trêncùng thị trường