Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi đối với việc giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân làng Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 44)

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài, phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu thu thập được một lượng thông tin về thực trạng từ khách thể nghiên cứu với nội dung liên quan đến đề tài.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng một bảng hỏi dành cho tất cả người dân được mời tham gia khảo sát. Bảng câu hỏi bao gồm các nội dung liên quan đến nhận thức, nhu cầu, động cơ và một số biểu hiện của hành vi đối với việc giữ gìn nghề làm bún truyền thống. Bảng câu hỏi gồm 18 câu hỏi được sắp xếp trong 14 câu, trong đó có 5/18 câu hỏi mở và 13/18 câu hỏi đóng.

a. Thiết kế bảng câu hỏi : Việc thiết kế bảng câu hỏi lần thứ nhất này chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau:

(1). Dựa vào việc phân tích, tổng hợp, khái quát hoá những nghiên cứu trong và ngoài nước về hành vi, hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống.

(2). Dựa vào ý kiến của các chuyên gia.

(3). Dựa vào kết quả điều tra thăm dò với các đối tượng là người dân ở thôn Phú Đô - Mễ Trì.

Bảng câu hỏi bao gồm 2 phần:

Phần 1: Mức độ nhận thức, cách thức tìm hiểu, hành động tham gia làm bún nhu cầu, động cơ lựa chọn nghề, của hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống.

Phần 2: Một số thông tin về khách thể nghiên cứu: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, gia đình có làm bún hay không.

b. Điều tra thực tế:

- Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học - Khách thể nghiên cứu: 200 người dân tại Phú Đô (được lựa chọn một cách ngẫu nhiên).

- Nội dung điều tra: Các phiếu điều tra bằng bảng hỏi gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, mục đích của phiếu nhằm thu thập rộng rãi các ý kiến của khách thể về thực trạng hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân cụ thể qua cách thức, nhu cầu, động cơ và các hành động cử chỉ cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp.

- Nguyên tắc điều tra: trả lời của khách thể là sản phẩm riêng, xuất phát từ suy nghĩ độc lập của từng người. Trong trường hợp có thắc mắc về nội dung bảng hỏi, điều tra viên sẽ giải thích một cách khách quan làm sáng tỏ.

- Cách thức điều tra: Điều tra được tiến hành trên các khách thể nghiên cứu là người dân trong độ tuổi lao động từ 18- 60 tuổi.

- Cách tính và các mức điểm:

Đối với hành vi giữ gìn nghề truyền thống đều có những biểu hiện cụ thể qua việc tìm hiểu, đánh giá, nhận thức, mong muốn, động cơ lựa chọn nghề của người dân. Chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 nhóm người trong gia đình có làm bún và gia đình không làm bún để so sánh sự tương đồng hay khác biệt. Với những phương án trên 50% người được hỏi lựa chọn, chúng tôi xem xét như những trường hợp điển hình để chúng tôi phân tích về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng.

- Với các câu hỏi “có” hoặc “không” của người dân, câu trả lời được chúng tôi mã hoá và cho điểm định danh như sau:

Có=1, Không = 2

- Với câu hỏi về hình thức tìm hiểu nghề làm bún truyền thống, chúng tôi chia ra các mức độ và tính điểm như sau:

“Rất thường xuyên = 1”, “Thường xuyên = 2”, “Thỉnh thoảng = 3”, “Hiếm khi = 4”, “Chưa bao giờ =5”.

Với câu hỏi này chúng tôi tính điểm trung bình và so sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định mức độ ý nghĩa p.

Điểm trung bình của thang đo các mức độ sẽ là khoảng nằm giữa ĐTB (trên tổng thể khách thể nghiên cứu) ± 1 SD(độ lệch chuẩn) và so sánh điểm trung bình có ý nghĩa khi p <0,05.

Với câu hỏi này chúng tôi dựa vào tỷ lệ phần trăm để phân tích kết quả nghiên cứu. So sánh phần trăm, sẽ có ý nghĩa khi p<0.05.

- Với câu hỏi các yếu tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan , theo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, chúng tôi chia ra 5 mức độ, xếp hạng tăng dần từ 1 đến 5 , yếu tố được xếp hạng nhỏ hơn thì càng ảnh hưởng cao hoặc xảy ra nhiều nhất. Tính theo tỷ lệ %, ĐTB, độ lệch chuẩn.

Điểm trung bình của thang đo mức độ sẽ là khoảng nằm giữa ĐTB (trên tổng thể khách thể nghiên cứu) ± 1 SD(độ lệch chuẩn) và so sánh điểm trung bình có ý nghĩa khi p <0,05.

- Với các câu hỏi về hành động thường được thực hiện của chính quyền địa phương nhằm giữ gìn nghề truyền thống, chúng tôi chia ra 10 mức độ xếp hạng tăng dần từ 1 đến 10, hoặc hành động càng được xếp hạng nhỏ hơn thì càng ảnh hưởng cao hoặc xảy ra nhiều nhất. Tính theo tỷ lệ %, ĐTB, độ lệch chuẩn.

Điểm trung bình của thang đo mức độ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 sẽ là khoảng nằm giữa ĐTB (trên tổng thể khách thể nghiên cứu) ± 1 SD(độ lệch chuẩn)

- Với các câu hỏi về sự hiểu biết của người dân đối với các hình thức sản xuất và kinh doanh của địa phương, chúng tôi dựa vào tỷ lệ phần trăm để phân tích kết quả nghiên cứu. So sánh phần trăm.

- Với các câu hỏi động cơ lựa chọn hoặc không lựa chọn nghề truyền thống làm nghề chính, chúng tôi dựa vào tỷ lệ phần trăm để phân tích kết quả nghiên cứu. So sánh phần trăm.

- Với câu hỏi, hành động tiếp đón đoàn khách thể hiện sự hiếu khách, lôi cuốn khách du lịch với nghề, chúng tôi dựa vào tỷ lệ phần trăm để so sánh phân tích kết quả nghiên cứu.

- Mối quan hệ giữa mong muốn và hành động giữ gìn nghề truyền thống thông qua tìm hệ số tương quan Pearson (r). r có các đặc tính như sau:

+ -1≤ r ≤ 1

+ r > 0: quan hệ dương tính (đồng biến- thuận) + r < 0: quan hệ âm tính ( nghịch biến – nghịch)

+r càng gần giá trị 1: quan hệ càng chặt, r càng xa giá trị: quan hệ càng lỏng + r = 0: không có tương quan giữa hai biến.

+ Nếu : r = 0,8 – 1 : Tương quan cao đáng tin cậy. r = 0,6 - 0,79 : Tương quan đáng kể

r = 0,4 – 0,59 : Tương quan bình thường r = 0,2 – 0,39 : Tương quan thấp

r = 0, - 0,19 : Tương quan không đáng kể

- Cách thức xử lý số liệu thu được từ điều tra thử: Chúng tôi dùng chương trình phần mềm SPSS 20.0 trong môi trường Window để xử lý các kết quả thu thập được.

Phương pháp phỏng vấn sâu:

a. Mục đích phỏng vấn sâu: Nhằm nắm bắt sơ bộ các vấn đề, khía cạnh nghiên cứu, chỉ rõ và làm phong phú nội dung thu được từ điều tra chính thức, điều mà bảng hỏi chưa khai thác được.

b. Nguyên tắc phỏng vấn sâu: Người phỏng vấn thiết lập quan hệ tin cậy với các khách thể nghiên cứu, đặt các câu hỏi mở có thể làm sâu và mở rộng nội dung mình cần khai thác (điều mà bảng hỏi không thể làm hết được). c. Nội dung phỏng vấn sâu: Nội dung của phỏng vấn sâu được phác thảo

theo một đề cương nêu rõ những ý chính cần đi sâu khai thác. Tuy vậy, người phỏng vấn có thể mềm dẻo và linh động đi theo mạch suy nghĩ của người được phỏng vấn nhằm hiểu rõ hơn, sâu hơn các nội dung nghiên cứu và đặc biệt là các nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại.

Nội dung của phỏng vấn sâu cũng là cơ sở để giúp việc phân tích số liệu được chính xác và các kết quả nghiên cứu trên bình diện rộng được minh hoạ bằng lời phát biểu, lời nói của chính các khách thể nghiên cứu.

d. Khách thể phỏng vấn sâu: 3 người dân gồm 1 người nữ sống trong gia đình có làm bún , 1 người nam sống trong gia đình làm bún, 1 người trưởng thôn đại diện cho chính quyền địa phương.

Phương pháp quan sát:

a. Mục đích quan sát: Nhằm nhìn nhận đánh giá sơ bộ các vấn đề, khía cạnh nghiên cứu. Phương pháp quan sát tiến hành đan xen trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập thêm các thông tin thực tế có liên quan đến nghề làm bún tại Phú Đô.

b. Nguyên tắc quan sát : Người quan sát thiết lập quan hệ tin cậy với các khách thể nghiên cứu, ghi nhận lại những nội dung quan sát được một cách khách quan nhất.

c. Nội dung quan sát : Nội dung của quan sát được phác thảo theo một đề cương nêu rõ những ý chính cần quan sát.

d. Khách thể quan sát: Quan sát địa bàn nghiên cứu, một số khách thể nghiên cứu với các hành động thực hiện nghề nghiệp của họ, môi trường sản xuất bún tại Phú Đô.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý thuyết, chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

Các số liệu thu được sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy và tương đối toàn diện về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đối với hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống tại Phú Đô.

Trong đề tài sử dụng một hệ thống phương pháp của thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trong hệ thống phương pháp đó, điều tra bảng hỏi là phương pháp chủ yếu của đề tài.

Chương 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân làng Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội.

Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu khảo sát thực tế trên địa bàn thôn Phú Đô - Mễ trì- Từ liêm- Hà Nội, chúng tôi đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống như sau:

Nhận thức, mong muốn, say mê tìm hiểu với việc giữ gìn nghề làm bún truyền thống.

Hành động tham gia hoạt động sản xuất và động cơ lựa chọn nghề làm bún là nghề chính của người dân.

Hành động lôi cuốn người khác tham gia vào các hoạt động của nghề.

3.1.1 Mức độ nhận thức, mong muốn, say mê tìm hiểu với việc giữ gìn nghề làm bún truyền thống.

Để đánh giá hành động “tìm hiểu về nghề làm bún truyền thống” của người dân, chúng tôi căn cứ vào tần số tìm hiểu, các hình thức tìm hiểu và sự hiểu biết của người dân về các hình thức tổ chức sản xuất bún của thôn.

Bảng 3.1: Tần số thực hiện tìm hiểu về nghề truyền thống của người dân.

STT Hình thức tìm hiểu, trao đổi về nghề

Tần số thực hiện (Tỷ lệ %) Rất thư- ờng xuyên (Từ 5 lần/tuần trở lên) Thường xuyên (Từ 2 -4 lần/tuần ) Thỉnh thoảng (Từ 2 - 4 lần/ tháng) Hiếm khi (Từ 1- 2 lần/ 2 tháng) Chưa bao giờ

người thân trong gia đình, họ hàng.

2 Thông qua bạn bè, thầy cô giáo. 0 0 11,5 23,5 65 3

Thông qua cán bộ chính quyền địa phương.

0 0 0 8,5 91,5 4 Thông qua quan sát các thợ lành nghề. 0 3,5 14,5 14,5 67,5

5

Thông qua các phư- ơng tiện thông tin đại chúng (Tivi, đài phát thanh, sách báo, internet, tài liệu,…)

0 0 0 4 96

6

Thông qua việc tự tham gia vào quá trình sản xuất bún.

11 27 17 10 35

Theo bảng 3.1, hình thức tìm hiểu “thông qua chỉ dẫn của người thân trong gia đình, họ hàng” là cao nhất ( 28,5%), tiếp theo là “ thông qua việc tự tham gia vào các quá trình sản xuất bún” (27,0%), đứng thứ ba là “thông qua qua sát các thợ lành nghề (3,5%) còn lại ba hình thức “thông qua bạn bè”, “thông qua cán bộ chính quyền địa phương” và “thông qua các phương tiện thông tin đại chúng” ( 0%) là hai kênh thông tin không có người dân sử dụng để tìm hiểu về nghề truyền thống của làng mình. Điều này cho thấy chủ yếu người dân tìm hiểu về nghề qua kênh “chỉ dẫn của người thân” và “tự tìm kiếm thông tin” là chính.

Từ việc xem xét các hình thức tìm hiểu nghề, chúng tôi đi sâu vào so sánh giữa hai loại đối tượng khách thể là: gia đình có làm bún và gia đình không làm bún thì thấy có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 3.2: So sánh việc tìm hiểu về nghề của người dân sống trong gia đình có làm bún và không làm bún

STT Hình thức tìm hiểu, trao đổi về nghề Gia đình có làm bún Gia đình không làm bún p ĐTB St.D ĐTB St.D

1 Thông qua chỉ dẫn của người thân trong gia đình, họ hàng.

1,87 1,041 4,13 1,173 0,056

2 Thông qua bạn bè, thầy cô giáo.

4,27 0,765 4,86 0,412 0,067 3 Thông qua cán bộ chính

quyền địa phương.

4,88 0,324 4,96 0,207 0,042 4 Thông qua quan sát các

thợ lành nghề.

4,2 1,021 4,78 0,469 0,021

5 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Tivi, đài phát thanh, sách báo, internet, tài liệu,…)

4,95 0,209 4,97 0,181 0,42

6 Thông qua việc tự tham gia vào quá trình sản xuất bún.

2,22 0,871 4,64 0,739 0,036

Như vậy, những người dân sống trong gia đình có làm bún thường tập trung tìm hiểu thông qua “chỉ dẫn của người thân họ hàng”, và “trong quá trình họ trực tiếp sản xuất bún” còn những người sống trong gia đình không làm bún thường ít có cơ hội tìm hiểu về nghề qua hai kênh trao đổi thông tin trên. Đây là một thực tế, nếu sống trong gia đình có làm bún họ có nhiều cơ hội tiếp cận gặp gỡ người thân, họ hàng , anh em để quan sát, học hỏi, tìm hiểu về nghề thuận

tiện, dễ dàng hơn so với những gia đình không làm bún. Điều này rất phù hợp với thực tế là nếu gia đình có làm nghề bún sẽ có điều kiện trực tiếp tham gia sản xuất để học nghề hoặc là người thân chỉ dẫn cho nhiều hơn. Đây là điều kiện để có thể học nghề tốt nhất và dễ dàng nhất trong việc học và truyền đạt lại nghề. Hơn nữa, những người sống trong gia đình không làm bún cũng không thường xuyên làm nghề để có thể chỉ dẫn cho người khác có thể tìm hiểu được .

Để tiếp tục xem xét mức độ hành động tìm hiểu nghề, chúng tôi đánh giá tần xuất xảy ra hành động “say mê tìm hiểu nghề” của người dân trong. Sự “say mê tìm hiểu” này xảy ra là khá ít xuất hiện ở cả hai nhóm khách thể như sau:

Bảng 3.3: Hứng thú với nghề của người dân sống trong gia đình có làm bún và không làm bún STT Hứng thú tìm hiểu nghề truyền thống Gia đình có làm bún Gia đình không làm bún P ĐTB St.D ĐTB St.D

1 Say mê, tìm hiểu nghề làm bún

2,74 1,531 4,82 0,743 0,032 2 Thờ ơ, chán ghét nghề

làm bún

3,85 1,124 2,51 0,851 0,045

Khi so sánh giữa hai nhóm khách thể chúng tôi thấy rõ sự khác biệt giữa hai nhóm khách thể. Những người sống trong gia đình có làm bún quan tâm, có hứng thú , say mê tìm hiểu về nghề ở mức độ thường xuyên hơn, ít chán ghét thờ ơ với nghề hơn là những người dân sống trong gia đình không làm bún . Tuy nhiên, “ hành động say mê tìm hiểu” của người dân ở cả những gia đình có làm bún và không làm bún đều rất thấp. Điều này cho thấy dù người dân có tham

gia làm bún hoặc sống trong gia đình có làm bún thì họ cũng chưa ham thích, tìm hiểu thực sự. Có thể thấy gia đình có làm nghề bún truyền thống có ảnh hư- ởng lớn đến thói quen , cách thức, phương pháp tìm hiểu về nghề của người dân là rất lớn nhưng cũng chưa thể tác động đến sự ham mê, yêu thích giữ gìn, phát triển nghề truyền thống của người dân .

So sánh mức độ tìm hiểu về nghề của người dân sống trong gia đình có làm bún và không làm bún về hình thức tìm hiểu, say mê với nghề có sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05.

Tiếp theo sự tìm hiểu về nghề, chúng tôi tiếp tục xem xét sự hiểu biết của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi đối với việc giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân làng Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)