Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở GDMN tại KV TP ở Việt Nam để tạo tiền đề cho việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng bộ công c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGÔ THANH GIANG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
Trang 2LUẬN VĂN NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: KHOA SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Vào hồi:… ngày……tháng……năm 2008
Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thư viện khoa Sư Phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3Với lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống tiêu chí
và quy trình đánh giá chất lượng các cơ sở GDMN KV TP ở Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở GDMN tại
KV TP ở Việt Nam để tạo tiền đề cho việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng bộ công cụ và quy trình đánh giá chất lượng GDMN linh hoạt, chính xác, khách quan và có hiệu quả
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hệ thống đánh giá chất lượng các cơ sở GDMN KV TP và quy trình đánh giá chất lượng GDMN trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
¾ Hệ tiêu chí đánh giá kiến thức và thực hiện của đội ngũ giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN KV TP ở Việt Nam
Trang 4¾ Hệ tiêu chí đánh giá về sự sẵn sàng chuyển tiếp vào lớp 1 của trẻ thơ 5 tuổi
¾ Quy trình đánh giá chất lượng GDMN có thể áp dụng được cho các cơ sở GDMN tại KV TP ở Việt Nam
3.3 Đối tượng khảo sát:
Dựa trên khách thể nghiên cứu nêu trên, chúng tôi lựa chọn đối tượng khảo sát là giáo viên và học sinh mẫu giáo lớn (5 tuổi) tại 11 trường mẫu giáo bán công, các vườn trẻ tư thục và nhóm trẻ gia đình
3.4 Phạm vi khảo sát:
Phạm vi khảo sát của đề tài là 11cơ sở GDMN thuộc các loại hình khác nhau tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, và TP Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu nhà quản lý có một bộ tiêu chí, công cụ và quy trình đánh giá chuẩn và
đa diện thì công tác đánh giá chất lượng của các cơ sở GDMN sẽ có được nền tảng vững chắc để được chỉ đạo tiến hành thống nhất, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng GDMN
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng GDMN và chất lượng cơ sở GDMN
5.2 Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng của hai lĩnh vực chính là chất lượng giáo viên và khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ 5 tuổi tại cơ sở GDMN
5.3 Đề xuất phương hướng xây dựng các công cụ và quy trình đánh giá phù hợp với điều kiện KV TP của Việt Nam
5.4 Thí điểm khảo sát ứng dụng của hệ tiêu chí và quy trình đã đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp các tài liệu để
xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trang 56.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: SPSS, MSAccess
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn nội dung
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin đi sâu vào xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá giáo viên và đánh giá sự phát triển của trẻ thơ thông qua khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN KV TP ở Việt Nam
7.2 Giới hạn địa điểm:
Chúng tôi lựa chọn khảo sát và nghiên cứu tại ba thành phố lớn nhất cả nước
là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh Tại ba thành phố lớn này, chúng tôi có điều kiện khảo sát cả ba đối tượng là: các trường mầm non công lập
và bán công; các vườn trẻ tư thục và các nhóm trẻ gia đình
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về đánh giá chất lượng GD và đánh giá chất lượng GDMN
Chương 2 Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng tại các cơ sở GDMN KV
TP ở Việt Nam trên 2 lĩnh vực: đánh giá giáo viên mầm non – đánh giá chất lượng phát triển của trẻ thơ qua khả năng sẵn sàng vào lớp 1
Chương 3 Xây dựng quy trình đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá chất
lượng GDMN tại các cơ sở GDMN KV TP ở Việt Nam
Chương 4 Thí điểm khảo sát tính ứng dụng của hệ tiêu chí và quy trình đánh giá
đề xuất
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG GDMN 1.1 Khái niệm chung
1.1.1 GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân
GDMN là một bậc học trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
Trang 6tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.”
Cơ sở GDMN gồm: (1) Nhà trẻ, nhóm trẻ, (2) Trường, lớp mẫu giáo, (3) Trường mầm non
là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan Chất lượng của quá trình giáo dục là trình độ của nguồn lao động trong tương quan với nhu cầu nhân lực của xã hội (chất lượng bên ngoài); đồng thời là chất lượng của các hoạt động nghiên cứu khoa học để tự đáp ứng nhu cầu nội tại của quá trình đào tạo (chất lượng bên trong)
Trong chương trình hành động Dakar (2000) của UNESCO, chất lượng một nhà trường được hiểu qua 10 yếu tố: (1) Chất lượng người học, (2) chất lượng giáo viên, (3) Phương pháp, (4) Chương trình, (5) Trang thiết bị, phương tiện dạy học, (6) Môi trường học tập, (7) Hệ thống đánh giá, (8) Hệ thống quản lý GD, (9) Cộng đồng, (10) Thiết chế chính sách và đầu tư
Quản lý chất lượng và đánh giá chất lượng GD
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng Trong quản lý chất lượng, đánh giá là khâu then chốt nhất
Trên góc độ tiếp cận mục tiêu, chất lượng giáo dục được định nghĩa là “kết quả tổng hợp phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục – đào tạo ở từng người học, từng lớp, từng trường, địa phương và cả nước có được sự phát triển bền vững.”
Trang 71.2 Lịch sử nghiên cứu đánh giá GD và đánh giá GDMN trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Lịch sử phát triển của đánh giá giáo dục trên thế giới
a Giai đoạn trắc nghiệm GD được chia làm 3 thời kì
(1) Thời kì manh nha phát triển: được đánh dấu bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm mang tính đại trà
(2) Thời kì khai thác: kéo dài từ năm 1904 – 1915, Thorndike giới thiệu phương pháp thống kê và các nguyên tắc cơ bản của thiết kế trắc nghiệm
(3) Thời kì hưng thịnh: kéo dài từ 1916–1930, đặc trưng nhất là ba loại trắc nghiệm: trắc nghiệm trí lực, trắc nghiệm quá trình học tập và trắc nghiệm nhân cách
b Giai đoạn đánh giá GD: kéo dài gần 70 năm, chia làm 3 thời kì:
(1) Thời kì phê bình phong trào trắc nghiệm:
(2) Thời kì phát triển cân bằng
(3) Thời kì chuyên nghiệp hoá: 1957 – nay, đánh giá giáo dục nhanh chóng trở thành một hoạt động chuyên nghiệp hoá tại các trường cao đẳng xuất hiện thêm nhiều các điểm đánh giá giáo dục chuyên nghiệp, nhiều công trình và luận chương về nghiên cứu đánh giá giáo dục nghiên cứu chuyên môn liên tiếp được tuyên bố, và các trung tâm nghiên cứu đánh giá cũng được sáng lập nên ở các nơi
1.2.2 Lịch sử phát triển cúa đánh giá GDMN trên thế giới
(1) Giai đoạn trắc nghiệm GDMN
Năm 1905, Fisher đề xuất bảng đo lường trí lực đầu tiên Năm 1908 và 1911, Fisher tiến hành hiệu đính bảng đo lường này, dẫn thêm khái niệm về độ tuổi trí tuệ Năm 1916, L.M.Terman hiệu đính lại bảng đo lường của Fisher, dẫn thêm khái niệm trí lượng Năm 1940, Gessel công bố bảng đo lường sự phát triển của trẻ thơ trong 5 năm đầu đời Yale
(2) Giai đoạn đánh giá GDMN:
60 năm trở lại đây, cùng với sự kết thúc của giai đoạn trắc nghiệm GDMN, giai đoạn đánh giá GDMN được mở ra, các công cụ đánh giá GDMN đạt được sự trọng thị của các quốc gia trên thế giới Nguyên nhân là do: (a) Yêu cầu cải cách GDMN, (b) Nhu cầu đánh giá hiệu ích đầu tư cho GDMN, (c) Nhu cầu nghiên
Trang 8cứu so sánh các mô thức GDMN, (d) Nhu cầu khai phát trí lực phiến diện một cách đúng đắn
1.2.3 Các công trình nghiên cứu đánh giá chất lượng GDMN ở Việt Nam
Năm 2004, TS Lê Thu Hương, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục tổng kết Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non” Năm 2005, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục đưa ra một báo cáo cụ thể
về “Những tiêu chí và chỉ số cụ thể của chất lượng giáo dục cấp hệ thống” trong đó nêu cụ thể 19 tiêu chí cơ bản, và 63 chỉ số chất lượng của hệ thống GDMN
Năm 2006, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2004 – 2010”, TS Trần Lan Hương, đã báo cáo tổng kết đề tài “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng GDMN” Đề tài đưa ra một hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng cho mọi thành phần của hệ thống GDMN
1.3 Cơ sở lí luận của đánh giá chất lượng GDMN tại cơ sở
Chất lượng GDMN tại các cơ sở được quy định bởi chất lượng của các thành phần sau: công tác tổ chức quản lý hoạt động của cơ sở GDMN, điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên, sự phát triển của trẻ thơ trong quá trình học tập
1.4 Kết luận chương 1:
Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục đề xuất 19 tiêu chí cơ bản, và 63 chỉ số chất lượng của hệ thống GDMN Tuy nhiên, những chỉ số trên đây vẫn còn dừng lại ở mức độ vĩ mô, tức là các chỉ số này còn có thể khai thác cụ thể hơn để gần gũi hơn với những chủ thể và đối tượng của quy trình đánh giá GDMN Luận văn này sử dụng những kết quả nghiên cứu trong nước, kết hợp với những kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng nên một hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở GDMN trên hai phương diện đánh giá chất lượng giáo viên và chất lượng phát triển của trẻ thơ thông qua khả năng sẵn sàng vào lớp 1 tại các cơ sở GDMN khu vực KV TP
Trang 9CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠ SỞ
GDMN KHU VỰC THÀNH PHỐ TẠI VIỆT NAM 2.1 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN KV TP tại Việt Nam
Tiêu chí #1: Kiến thức cơ bản
Giáo viên mầm non phải nắm vững được những kiến thức cơ bản mang tính chất bao quát và toàn diện
Tiêu chí #2: Kiến thức về các giai đoạn phát triển ở trẻ thơ
Giáo viên mầm non phải nắm vững được kiến thức về sự sinh trưởng điển hình/không điển hình trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, cũng như các kiến thức nhằm tạo điểu kiện cho trẻ thơ sinh trưởng và phát triển lành mạnh
Tiêu chí #3: Nền tảng của giáo dục và học hành
Giáo viên mầm non hiểu rõ lịch sử, triết lý của các học thuyết về dạy học như một nền tảng để lên kế hoạch cho những chương trình học phù hợp với sự phát triển của từng em bé trong nhóm trẻ
Tiêu chí #4 : Chương trình và hướng dẫn
Giáo viên mầm non hiểu và nắm vững các bài tập phù hợp với các giai đoạn phát triển của trẻ; có khả năng phát triển chương trình và hướng dẫn cho tất cả học sinh
Tiêu chí #5: Gia đình, văn hoá và cộng đồng
Giáo viên mầm non hiểu được sự ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng và văn hoá đối với việc học và sự phát triển của trẻ thơ
Tiêu chí #6: Quan sát và đánh giá
Giáo viên mầm non là người có kiến thức về đánh giá và đo lường và biết cách
sử dụng thông tin đánh giá để lên kế hoạch cho chương trình hoạt động phù hợp
và có phản hồi cho gia đình
Trang 10Giáo viên mầm non tạo ra một môi trường nuôi dưỡng, khuyến khích sự phát triển về thể chất, cảm xúc, xã hội, đạo đức, thẩm mĩ, ngôn ngữ và nhận thức cho trẻ thơ
2.2 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ thơ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN KV TP ở Việt Nam
2.2.1 Đánh giá sự phát triển của trẻ thơ
Hệ thống tiêu chí đánh giá sự sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ thơ bao trùm tất cả 5 lĩnh vực phát triển: (1) Phát triển thể chất; (2) Phát triển cơ bắp; (3) Phát triển nhận thức và tư duy; (4) Phát triển cảm xúc xã hội; (5) Phát triển ngôn ngữ Đồng thời nó bao trùm 4 mục tiêu phát triển trông đợi: (1) Trẻ thơ thuần thục các kĩ năng cá nhân và xã hội; (2) Trẻ thơ là những người học hiệu quả; (3) Trẻ thơ thể hiện được các kĩ năng thể chất và cơ bắp; (4) Trẻ thơ khoẻ mạnh và an toàn
2.2.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ 5 tuổi
Các lĩnh
vực phát
triển
Tiểu lĩnh vực Các tiêu chí đánh giá
Vóc dáng phát triển trong tầm điển hình Tham gia tích cực vào các hoạt động hàng ngày
Ý thức về bản
thân
Sự tự định hướng Tuân thủ các quy định và thời gian biểu của lớp học
Tham gia vào các nhóm hoạt động trong lớp
Tương tác với
người khác
Bày tỏ sự cảm thông và quan tâm tới người khác
Trang 11Sử dụng vốn từ và ngôn ngữ cho các mục đích khác nhau
Tỏ ra hứng thú và thể hiện kiến thức về sách vở và việc đọc hiểu Bắt đầu biểu lộ nhận biết về âm vị
Văn học và đọc
hiểu
Biết các chữ cái, âm và cách cấu tạo nên từ (đánh vần)
Kể lại chuyện từ tranh
Sử dụng các hình dạng, kí hiệu giống chữ cái, chữ cái và từ để diễn đạt ý nghĩa
Tỏ ra hứng thú khi giải các bài tập toán
Sử dụng từ ngữ để diễn đạt các tư duy toán học Mẫu hình, quan hệ và chức năng
Nhận ra các mẫu hình, sao chép hoặc mở rộng chúng Xếp các vật thể vào các nhóm nhỏ, phân loại và so sánh Khái niệm số và thao tác tính toán
Thể hiện sự hiểu biết về khái niệm số và số lượng Bước đầu hiểu mối quan hệ bằng, hơn, kém Hình học và quan hệ hình học
Nhận biết và mô tả các thuộc tính của hình Hiểu biết về cách sử dụng các từ chỉ phương hướng, địa điểm và vị trí
Tư duy toán học
Tìm kiếm thông tin qua quan sát, khám phá, và tìm hiểu
Sử dụng các công cụ đơn giản để mở rộng giác quan và thu thập dữ liệu Quan sát và mô tả các đặc trưng, nhu cầu cơ bản và vòng đời của các sinh vật Khám phá và xác định các thuộc tính của đá, đất, nước, không khí
Bắt đầu quan sát và mô tả những thay đổi đơn giản của thời tiết và các mùa Xác định sự tương đồng và khác biệt trong tính cách, thói quen và cách sống của mọi người
Ý thức về thời gian và hiểu sự ảnh hưởng của quá khứ đối với đời người Hiểu con người sống dựa vào nhau bởi hàng hoá và dịch vụ
Mô tả một số nghề nghiệp và những yêu cầu của nghề nghiệp đó Thể hiện những tư duy địa lí ban đầu
Tư duy khoa học
Thể hiện những ý thức sơ khai về mối quan hệ giữa con người và nơi họ sống
Sử dụng các nguyên liệu nghệ thuật khác nhau để khám phá và biểu diễn các ý tưởng cũng như cảm xúc
Tham gia các hoạt động văn nghệ Tham gia các phong trào sáng tạo, đóng kịch, múa hát
Trang 12Tính toàn diện: bao quát được tất cả các phương diện liên quan tới nghề nghiệp, tư cách, ý thức, kiến thức, vả cả việc thực hiện các công tác trên lớp của giáo viên
Tính khách quan, hệ thống tiêu chí đề xuất được thiết kế dựa trên những yêu cầu mang tính khách quan và bắt buộc về công tác giảng dạy trong lĩnh vực GDMN đối với mọi giáo viên tham gia trong lĩnh vực này
Tính áp dụng được, hệ thống tiêu chí đề xuất được chia làm hai kênh chỉ số lớn là chỉ số kiến thức và chỉ số thực hiện, theo đó các chỉ số được khai thác thêm một bước thành những nội dung cụ thể, thực tế và dễ đánh giá
Với những đặc trưng nêu trên, hệ thống tiêu chí đánh giá đề xuất cho phép nhà quản lý có một cơ sở khoa học, khách quan và có tính hệ thống để thực hiện các đánh giá đối với giáo viên theo nhu cầu của từng cơ sở
Sẵn sàng vào lớp 1 là một tập hợp tiêu chí đặc thù dành riêng cho trẻ 5 tuổi
Hệ thống tiêu chí này có thể được sử dụng như một loại thước đo cho giáo viên
và nhà quản lý GDMN biết đích xác vị trí của trẻ thơ trong biểu đồ phát triển và những nhu cầu cần được hỗ trợ để đạt tới sự phát triển tốt nhất
Tính khoa học, hệ thống tiêu chí đánh giá sự sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ thơ được xác lập thông qua các yêu cầu về phát triển của chương trình học lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung
Tính diễn tiến, hệ thống tiêu chí đề xuất thể hiện sự hoàn thiện dần dần của các lĩnh vực phát triển, các kĩ năng của trẻ thơ qua 5 năm đầu đời và là bước đệm cho các năm tiếp theo của trẻ trong nhà trường
Tính khách quan, hệ thống tiêu chí đề xuất ghi lại những mốc phát triển mang tính dự liệu mà bất cứ em nhỏ nào cũng sẽ trải qua dù sự phát triển của các
cá nhân có thể mang tính biến thiên về tốc độ
Tính toàn diện, hệ thống tiêu chí đề xuất bao trùm tất cả 5 lĩnh vực phát triển của trẻ và 4 mục tiêu phát triển trông đợi
Tính ứng dụng, hệ thống tiêu chí đề xuất đủ cụ thể để có thể nhà quản lý có thể xây dựng và triển khai thành các công cụ đánh giá và khảo sát về đầu ra của GDMN