Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch đến với khách sạn Celadon Palace Hue
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành du lịch Việt Nam ngày càng trở nênquan trọng và đóng góp một phần không nhỏ cho thu nhập của quốc gia Kết quảnày của ngành du lịch có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanhkhách sạn
Tuy nhiên, với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường, ngành kinhdoanh khách sạn đang đứng trước những cuộc cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng rất lớnđến sự sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Muốn tồn tại và pháttriển, bản thân các doanh nghiệp khách sạn phải tìm ra “lối đi riêng” cho mình, tìm
ra những giải pháp tích cực để có thể tồn tại và phát triển, tăng doanh thu và lợinhuận, giữ vững uy tín và khẳng định “thương hiệu” trên thị trường
Những điều này trước hết phụ thuộc vào công tác xây dựng và triển khai chiếnlược Marketing cuả doanh nghiệp Chiến lược Marketing đúng đắn sẽ đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài theo những mục tiêu dài hạn của doanhnghiệp
Với ý nghĩa thực tiễn đó, sau thời gian làm việc tại Khách sạn Celadon PalaceHue, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là:
“ Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch đến với
khách sạn Celadon Palace Hue”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của họatđộng marketing thu hút khách du lịch của khách sạn Celadon Palace Hue và nguyênnhân của những hạn chế đó thông qua Marketing 9Ps trong du lịch (sản phẩm – giá– phân phối – con người - chương trình - xúc tiến - đối tác - trọn gói - định vị) vàxác định SWOT (điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – đe doạ) Từ đó đưa ra một số
Trang 2giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch đến với Khách sạn ngày một nhiềuhơn.
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: bao gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để thuthập kết quả về hoạt động kinh doanh, lượng khách du lịch đến tiêu dùng dịch
vụ của khách sạn
- Phương pháp phân tích dữ liệu: bao gồm phương pháp tổng hợp, so sánh,giúp xử lý các số liệu, kết quả thu thập được, rút ra các phát hiện nghiên cứutại địa điểm cần phân tích Sau đó tiến hành phân loại tổng hợp thông tin thôngqua các bảng biểu… Sau quá trình phân tích dữ liệu, dùng phương pháp đánhgiá để đưa ra nhận xét về những gì khách sạn Celadon Palace Hue đã đạt được
và những tồn tại trong hoạt động marketing thu hút khách, từ đó đưa ra một sốgiải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách ngày càng nhiều hơn
4 Phạm vi nghiên cứu
Do Celadon Palace Hue là một khách sạn lớn, mới đi vào hoạt động vào cuốinăm 2009, hiệu quả kinh doanh chưa cao nên việc có một chiến lược marketing hiệuquả, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết Vìvậy, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về Chiến lược Marketing tại Khách sạnCeladon Palace Hue từ năm 2011 đến năm 2015
5 Kết cấu đề tài
Ngoài các phần: lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các bảng biểu,
đồ thị, sơ đổ, hình ảnh, lời mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kếtcấu làm 03 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luậnvề Marketing du lịch
- Chương II: Thực trạng hoạt động marketing của khách sạn Celadon PalaceHue
- Chương III: Một số giải pháp
Trang 2
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Định nghĩa Marketing-mix và vai trò của Marketing-mix
(2) Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà cá nhân vàtập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra,chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác
(3) Marketing là một quá trình qua đó một tổ chức quan hệ một cách sángtạo, có hiệu quả và có lợi với thị trường
(4) Marketing là nghệ thuật sáng tạo và thỏa mãn khách hàng một cách cólời
(5) Marketing là đưa đúng hàng hóa và dịch vụ đến đúng người, đúng địachỉ, đúng giá và thông tin chính xác cùng với khuyến mại
(6) Marketing là một hình thức hoạt động của con người hướng vào việc đápứng những yêu cầu và nhu cầu của con người thông qua trao đổi
Định nghĩa của Hiệp hội marketing Hoa Kỳ (1985): Marketing là quá trình
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá xúc tiến và phân phối hàng hóa,dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm khách hàng mục tiêu,nhằm thỏa mãn mục tiêu của khách hàng và tổ chức
Trang 41.1.1.2 Định nghĩa Marketing-mix
Marketing-mix là tập hợp các yếu tố trên thị trường mà doanh nghiệp kiểm
soát được, đồng thời sử dụng các yếu tố này như là công cụ tác động vào mongmuốn của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu, nhằm biến các mong muốn
đó thành cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp Nội dung của chiến lượcmarketing-mix bao gồm:
+ Chiến lược sản phẩm bao gồm các nội dung xác định danh mục, chủng
loại sản phẩm, chất lượng, thiết kế, đặc trưng, nhãn hiệu, trọn gói, kích cỡ,dịch vụ, bảo hành, hoàn trả, chu kỳ sống sản phẩm, phát triển sản phẩm mới
+ Chiến lược giá bao gồm các nội dung xác định danh mục giá cả, chiết
khấu, phân bổ, thời hạn thanh toán, điều khoản tín dụng
+ Chiến lược phân phối bao gồm các nội dung thiết lập kênh phân phối, kiểu phân phối, địa phương, kho tàng, vận chuyển.
+ Chiến lược xúc tiến bao gồm các nội dung quảng cáo, tuyên truyền, quan
hệ công chúng, bán hàng cá nhân, thúc đẩy bán…
1.1.1.3 Vai trò của Marketing-mix
Marketing-mix kết nối hoạt động sản xuất với thị trường, giúp doanh nghiệp
biết lấy thị trường – nhu cầu của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho
mọi quyết định kinh doanh của mình
Marketing-mix tạo khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo rasản phẩm Nó là một yếu tố tất yếu mà nếu doanh nghiệp không thấu hiểu sẽkhông tồn tại và phát triển được
Marketing-mix giúp doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản như: kháchhàng của doanh nghiệp là ai? Họ cần loại hàng nào? Giá hàng nên là bao nhiêu?
Doanh nghiệp nên tổ chức theo hình thức bán hàng nào (bán buôn, độc quyền,
trong nước…)? Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích sản phẩm củadoanh nghiệp? Hàng hóa này có cần hậu mãi, chăm sóc khách hàng không?
Trang 4
Trang 51.1.2 Định nghĩa Marketing du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, đa dạng và phức tạp Sản phẩm
du lịch mang tính tổng hợp và đồng bộ cao bởi đặc điểm của tiêu dùng du lịch Vìvậy ngành du lịch cũng bao gồm tất cả các khái niệm, phạm trù về marketing màcác ngành khác đang sử dụng thành công trên thị trường Marketing du lịch cónghĩa là vận dụng lý thuyết marketing trong lĩnh vực du lịch Vì vậy marketing dulịch cũng bao gồm và tuân thủ các nguyên tắc chung, các nội dung cơ bản của lýthuyết marketing Tuy nhiên việc áp dụng các nguyên lý, các nội dung cơ bản củahoạt động marketing phải phù hợp với đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng du lịch.Cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa thống nhất về marketing du lịch Sauđây là một số định nghĩa marketing du lịch
Định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Marketing du lịch là một
triết lý quản trị mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựatrên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phùhợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức dulịch đó
Định nghĩa của Michael Coltman: Marketing du lịch là một hệ thống những
nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trịhoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích
Định nghĩa của J C Hollway: Marketing du lịch là chức năng quản trị nhằm tổ
chức và hướng dẫn tất cả các hoạt động kinh doanh tham gia vào việc nhận biếtnhu cầu của người tiêu dùng và biến sức mua của khách hàng thành cầu về mộtsản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùngcuối cùng để đạt được lợi nhuận mục tiêu hoặc mục tiêu của doanh nghiệp hoặccủa tổ chức du lịch đặt ra
Mục đích của Marketing du lịch là:
+ Làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, thắnglợi trong cạnh tranh, lợi nhuận trong dài hạn, hướng tới sự phát triển bền vữngcủa nơi đến du lịch
Trang 6+ Vai trò và chức năng của marketing trong doanh nghiệp du lịch.
Marketing có vai trò liên kết giữa mong muốn của người tiêu dùng trên thịtrường mục tiêu với các nguồn lực bên trong doanh nghiệp Để thể hiện vai trònày, marketing có bốn chức năng cơ bản:
+ Thứ nhất, làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với thị trường
+ Thứ hai, định giá bán và điều chỉnh các mức giá bán cho phù hợp với quan
hệ cung cầu và từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
+ Thứ ba, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng
+ Thứ tư, truyền tin về sản phẩm, thu hút và “quyến rũ” người tiêu dùng vềphía sản phẩm của doanh nghiệp, của nơi đến du lịch
1.1.3 Các đặc điểm dịch vụ của Marketing du lịch
Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thểcung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến sự chiếm đoạt mộtcái gì đó Việc thực hiện dịch vụ có thể và cũng có thể không liên quan đến hànghóa dưới dạng vật chất của nó Các nhà quản lý không kiểm soát được chất lượngcủa sản phẩm khi mà sản phẩm là một dịch vụ Chất lượng của dịch vụ là sự cảmnhận của người tiêu dùng, nó nằm trong tay người phục vụ vì người phục vụ vừa
là nhà sản xuất vừa là nhà trao dịch vụ cho người tiêu dùng
Đặc điểm nổi trội của marketing du lịch trước hết là văn hóa dịch vụ Văn hóadịch vụ được hiểu là một hệ thống các giá trị và lòng tin vào một tổ chức dịch vụ(doanh nghiệp) với các nổ lực của họ nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ cóchất lượng và coi chất lượng của dịch vụ là nguyên tắc trung tâm của kinh doanh.Văn hóa dịch vụ thể hiện sự tập trung vào việc phục vụ và làm thỏa mãn kháchhàng Văn hóa dịch vụ phải bắt đầu từ trên xuống dưới Có nghĩa là từ giám đốccho đến nhân viên bảo vệ đều phải định hướng tập trung vào dịch vụ với mongmuốn làm vui lòng khách hàng
Sản phẩm du lịch tổng thể được cấu thành bởi giá trị tài nguyên, dịch vụ vàhàng hóa Sản phẩm du lịch cụ thể là các dịch vụ, hàng ghóa thỏa mãn một nhucầu hay một mong muốn nào đó trong quá trình đi du lịch của con người Sản
Trang 6
Trang 7phẩm du lịch tồn tại đa phần dưới dạng dịch vụ Dịch vụ có thể là cá nhân, tổchức, nơi chốn, ý tưởng Cũng giống như dịch vụ nói chung, dịch vụ du lịch cũng
chứa đựng trong nó bốn đặc điểm cơ bản: vô hình (intangible), không đồng nhất (heterogeneity), không thể lưu giữ (highly perishable) và không thể tách rời (inseparability) (xem sơ đồ 1.2)
Một là, đa số các dịch vụ có tính chất vô hình (Lovelock 1981, Berry 1980,
Bateson 1977, Shótack 1977) vì nó là kết quả của một quá trình chứ không phải làmột cái gì cụ thể có thể nhìn thấy, đếm, tích trữ và thử được trước khi tiêu thụ.Điều đó không những gây khó khăn cho các nhà cung cấp dịch vụ, trong việc hiểuđược cảm nhận của khách hàng mà còn trong cả việc đánh giá chất lượng dịch vụ
Hai là, dịch vụ có tính chất không đồng nhất, nó có thể tùy thuộc vào người
cung cấp, người tiêu thụ và thời điểm thực hiện (Booms và Bitnet 1981) Sảnphẩm du lịch thường ở cách xa nơi ở thường xuyên của khách, do đó cần phải cómột hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các trung gian như các cơ quan dulịch, các đại lý bán buôn, bán lẻ, văn phòng đại diện du lịch Sản phẩm du lịch đòihỏi sự phối hợp, liên kết, thống nhất và đồng bộ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhàcung ứng, không thể chia cắt, cục bộ mạnh ai người nấy làm và làm theo cách củamình
Ba là, dịch vụ mang tính chất không thể lưu giữ (Eiglier và Langeard 1975)
được biểu hiện ở chỗ nếu một dịch vụ không được tiêu thụ đúng thời điểm và nơiqui định nó sẽ được xem như là mất đi Trong các sản phẩm là hàng hóa, sảnphẩm được đóng gói bởi bao bì và chuyên chở đến tận tay người tiêu dùng, cònđối với sản phẩm dịch vụ thì người tiêu dùng phải mua nó trước khi thấy nó.Người tiêu dùng phải rời nơi ở thường xuyên đến nơi tạo ra dịch vụ để tiêu dùng
So với các sản phẩm vật chất, sản phẩm du lịch khó có thể nhận thức một cáchtường minh Người mua không thể cân đong, đo đếm, nếm ngửi, sờ mó trong khimua Sản phẩm dịch vụ được bán cho du khách trước khi họ thấy sản phẩm đó.Dịch vụ du lịch nếu không bán được không thể tồn kho, và không thể dự trữ.Không gian, thời gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau Một khách sạn trong
Trang 8một đêm không cho thuê hết phòng thì doanh thu sẽ mất đi nhưng vẫn phải thựchiện các chi phí cố định Trong một thời gian ngắn không có cách nào gia tănglượng cung cấp sản phẩm du lịch vì dung lượng cố định Ngược lại nhu cầu củakhách hàng lại thường xuyên biến động bởi đặc điểm của tiêu dùng du lịch Kháchmua một sản phẩm du lịch nào đó thường ít hoặc không trung thành với mộtdoanh nghiệp hoặc một nơi đến, vì vậy cũng tạo ra sự bất ổn về nhu cầu Sảnphẩm du lịch rất dễ bị thay thế bởi sản phẩm cùng ngành, ví dụ dịch vụ lưu trú,dịch vụ vận chuyển, ăn uống, tham quan, giải trí…Sản phẩm du lịch chỉ thực hiệnquyền sử dụng mà không thực hiện quyền sở hữu, khi đã sử dụng thì mất đi giátrị, chỉ trở thành các trải nghiệm của bản thân, không thể sang tên, đổi chủ được.
Cuối cùng, người ta không thể tách rời sự tiêu dùng và quá trình sản xuất của
các dịch vụ, vì người tiêu dùng thường phải hiện diện và tham gia các quá trìnhthực hiện dịch vụ Khách mua một sản phẩm du lịch phải tiêu phí nhiều thời gian,tiền bạc trước khi sử dụng nó Khi mua, họ phải được cung cấp đầy đủ thông tin
về sản phẩm và việc bán hàng phải được phục vụ nhanh chóng và kịp thời, đápứng đúng các yêu cầu của họ về chuyến đi
1.1.4 Sự đặc trưng khác biệt của sản phẩm du lịch so với các loại sản phẩm khác
Cùng mang tên “sản phẩm” nên sản phẩm du lịch có những đặc điểm chungcủa sản phẩm hàng hóa, của sản phẩm dịch vụ và có những đặc điểm riêng củachính nó Có thể nêu ra một số đặc trưng của sản phẩm dịch vụ như sau:
+ Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, có tính chất vô hình, không cân đong,
đo đếm được, ví dụ dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…
+ Sản phẩm không hoặc khó trưng bày, khó nhận biết trọn gói của sản phẩm+ Sản phẩm du lịch thường là kinh nghiệm du lịch nên dễ bắt chước và để đưa
ra một sản phẩm mới hoàn toàn rất khó Một điểm đến thì có cùng các nhàcung ứng những dịch vụ du lịch tương tự nhau, nếu chỉ cần có hai công ty dulịch cùng kinh doanh tour tới điểm đó, cùng thời gian, thì trong cùng một khúcthị trường, dịch vụ của hai công ty đó cung cấp gần như ngang nhau Thành
Trang 8
Trang 9phần giúp họ hơn đối thủ chỉ có thể là hướng dẫn viên, dịch vụ chăm sóckhách và hậu mãi…
+ Sản phẩm mang tính thời vụ, đặc biệt với những sản phẩm phụ thuộc vàothiên nhiên cao như leo núi, nghỉ biển; hầu hết người ta đi biển vào mùa nóng,hay mùa ẩm ướt thì không đi vào rừng…
+ Khách hàng bắt buộc phải mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm Thấyđược sản phẩm tức là phải tiêu dùng sản phẩm, và không ai đồng ý cho kháchhàng dùng sản phẩm rồi mới quyết định có mua nó hay không
+ Khoảng thời gian từ khi khách mua sản phẩm đến lúc tiêu dùng sản phẩmlâu Đi du lịch thường là có dự định từ lâu (ít khi là bất thường) nên kháchhàng có thể đặt trước sản phẩm sẽ dùng hai tháng hoặc lâu hơn nữa
+ Sản phẩm du lịch được thực hiện ở xa nơi ở của khách hàng
+ Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi do sự biến đổi của tình hình tàichính, kinh tế, chính trị, trào lưu văn hóa…
1.2 Thị trường mục tiêu
1.2.1 Khái niệm Thị trường du lịch
Theo kinh tế chính trị học: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trườngchung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánhtoàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn
bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.Theo marketing du lịch, nghĩa rộng: thị trường du lịch là tập hợp người mua,người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng Người mua với tư cách là người tạo rathị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ra ngành du lịch
Theo marketing du lịch, nghĩa hẹp (giác độ của nhà kinh doanh du lịch): thịtrường du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm dulịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng
Trang 101.2.2 Phân khúc thị trường du lịch
1.2.2.1 Khái niệm
Theo quan điểm của marketing hiện đại, doanh nghiệp cần thỏa mãn tối đamong muốn của người tiêu dùng để tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên trên thịtrường lại có rất nhiều người mua khác nhau Mỗi người lại có nhu cầu, mongmuốn, mục đích và nguồn lực của riêng mình Lý tưởng nhất là người bán phảiđưa ra chương trình marketing riêng cho từng người Tuy nhiên, đây chỉ là lýtưởng Vì vậy phải tìm những khách hàng có cùng chung một số đặc điểm tươngđối giống nhau thành từng nhóm Điểm khởi đầu cho hoạt động marketing củabất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng thường bắt đầu từ việc trả lời câu hỏithị trường mục tiêu của doanh nghiệp là ai, tức là các doanh nghiệp phải phânbiệt và hiểu rõ về thị trường mục tiêu của họ Trên thực tế không có bất kỳ mộtsản phẩm nào có thể đáp ứng được ở mức ngang bằng nhau nhu cầu của mọi đốitượng khách hàng bởi vì nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau có mức
độ đòi hỏi không giống nhau Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp ra thịtrường những sản phẩm có khả năng đáp ứng được nhu cầu của một khúc thịtrường nhất định nào đó có xu hướng tiêu dùng và nhu cầu đòi hỏi tương đốigiống nhau Nhiệm vụ của các doanh nghiệp du lịch là phải thiết kế nhữngchương trình marketing riêng biệt cho mỗi nhóm khách hàng đó
1.2.2.2 Các tiêu thức để phân khúc thị trường
Phân khúc theo khu vực địa lý:
Theo vùng: vùng du lịch Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam
bộ Vùng biển, vùng núi, đồng bằng trung du…
Theo quy mô dân số (người): 5000, 5001-20000, 20001-50000,
50001-100000…
Theo địa bàn: đô thị, làng mạc…
Theo đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã, thành phố, quận, phường
Theo khí hậu: miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Trang 10
Trang 11 Phân khúc theo dân số:
Theo độ tuổi: dưới 6, 6-11, 12-19, 20-34, …
Theo giới tính: nam, nữ
Theo quy mô gia đình (người): 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc nhiều hơn
Theo chu kỳ gia đình: trẻ độc thân, gia đình trẻ chưa con, gia đình trẻ có
con dưới 6 tuổi, gia đình có con sống cùng, vợ chồng già không có consống cùng, già đơn côi
Theo thu nhập (triệu đồng): dưới 3 triệu, từ 3 triệu -5 triệu,…
Theo loại nghề nghiệp: công nhân kỹ thuật, quản lý, công chức, nội trợ,
thương gia…
Phân khúc theo tâm lý:
Theo các tầng lớp xã hội: công chức, viên chức, công nhân, nông dân,
học sinh- sinh viên…
Theo lối sống: thích cái đẹp, sành điệu, bảo thủ - truyền thống,…
Theo nhân cách: hướng nội, hướng ngoại, độc đoán, hiếu danh, theo số
đông…
Phân khúc theo hành vi mua hàng:
Theo lý do mua: mua thường xuyên, mua nhân dịp nào đó…
Theo mức sử dụng: căn cứ vào mức mua sử dụng để phân loại khách
hàng như người không mua, người mua ít, mua vừa, mua nhiều
Theo mức trung thành với nhãn hiệu: không trung thành, ít trung thành,
mức độ trung thành trung bình, rất trung thành, tuyệt đối trung thành
Theo lợi ích khi mua hàng: giá rẻ, may mắn, chất lượng, dịch vụ…
Theo cường độ sử dụng: ít, trung bình, nhiều…
1.2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đã phân khúc thị trường và đánh giá các khúc thị trường khác nhau,các doanh nghiệp du lịch phải quyết định xem có bao nhiêu khúc thị trường đượclựa chọn làm thị trường mục tiêu được doanh nghiệp hướng tới phục vụ Trong đó
Trang 12khúc thị trường nào được coi là hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp… Đó chính làquá trình đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp du lịch
Thị trường mục tiêu được hiểu là tập hợp người mua có cùng nhu cầu đòi hỏihay những đặc tính giống nhau mà doanh nghiệp du lịch có khả năng đáp ứng ,đồng thời tạo ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh vàcho phép tối đa hóa các mục tiêu marketing đã đặt ra của doanh nghiệp
1.3 Marketing 9Ps trong du lịch
Từ phạm trù marketing-mix 4Ps trong lý thuyết marketing, các chuyên giamarketing du lịch đã đưa ra các biến thể khác của marketing-mix như là marketing9Ps trong du lịch
Do đặc thù của sản xuất và tiêu dùng du lịch cần phải chi tiết hơn các yếu tốtrong marketing-mix truyền thống và phối kết hợp đồng bộ các yếu tố này hướngvào thị trường mục tiêu, theo Burke và Resnick (1991), marketing 9Ps tập trung vàotất cả các hoạt động của marketing chuyên nghiệp Marketing 9Ps như là các thànhphần trong một công thức đầy đủ để đạt được kết quả cuối cùng theo mong muốncủa nhà kinh doanh du lịch Marketing du lịch 9Ps bao gồm: sản phẩm (product),giá (price), phân phối (place), con người (people), chương trình (programing), xúctiến (promotion), đối tác (partnership), trọn gói (package) và định vị (position) Nhưvậy, ngoài các yếu tố của marketing-mix truyền thống, có thêm năm yếu tố: conngười, chương trình, đối tác, trọn gói và định vị
1.3.1 Yếu tố sản phẩm (Product)
Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem ra chào bán
và có khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú
ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ
Sản phẩm du lịch vừa là mặt hàng cụ thể vừa là một mặt hàng không cụ thể.Nói cách khác, sản phẩm du lịch là tổng hợp các thành tố khác nhau nhằm cungcấp cho khách kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng
Trang 12
Trang 13Chính sách sản phẩm được hiểu là một chủ trương của doanh nghiệp về việchạn chế, duy trì, phát triển, mở rộng đổi mới cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng kịpthời nhu cầu của thị trường với hiệu quả phù hợp với các giai đoạn chu kỳ sốngcủa sản phẩm
Sản phẩm du lịch là các chương trình du lịch, các dịch vụ lưu trú, ăn uống,…
Do vậy đặc trưng của sản phẩm du lịch là phải sử dụng mới biết rõ Sản phẩm dulịch phải bán cho khách trước khi họ tiêu dùng và thấy sản phẩm đó Vì thế kháchhàng cần phải được thông tin một cách kỹ lưỡng về tất cả những gì mà họ sẽ mua,
sẽ sử dụng,…Do đó cần phải có một kinh nghiệm tích luỹ Mặt khác, sản phẩm dulịch không lưu trữ được, không sản xuất trước được, do vậy việc điều hoà cungcầu là rất khó khăn
Một chương trình du lịch vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng nhữngyếu tố, đặc tính thông tin khác nhau về một sản phẩm hàng hoá Những yếu tố,đặc tính, thông tin đó có thể có những chức năng khác nhau Khi tạo ra mộtchương trình du lịch, giá trị của nó được thể hiện thông qua cấp độ sản phẩm Cấp
độ sản phẩm có thể gồm 4 cấp:
+ Sản phẩm cơ bản: đây là lý do chính mà khách hàng tìm mua
+ Sản phẩm mong đợi: gồm sản phẩm cơ bản và một số điều kiện tối thiểu khi
sử dụng hoặc mua bán
+ Sản phẩm tăng thêm: mình nhận được nhiều hơn mình mong đợi
+ Sản phẩm tiềm năng: gồm tất cả đặc trưng cơ bản bổ sung và những lợi íchtiềm năng và có thể được người mua sử dụng
Do vậy người làm Marketing phải sản xuất sản phẩm dịch vụ gì để cho kháchhàng nhận ra được đó là dịch vụ tăng thêm, để khuyến khích khách hàng quay trởlại Cấp độ sản phẩm có thể gồm 2 cấp độ: sản phẩm dịch vụ cốt lõi và sản phẩmdịch vụ bổ sung…Thông qua nhãn hiệu của công ty và hãng mà người ta cho rằngsản phẩm ngoại vi đó hấp dẫn đối với họ Khi sản phẩm dịch vụ có thương hiệutốt, có vị thế thì sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường Mức độ cạnhtranh giữa các dịch vụ khách hàng nếu ai cũng giống ai thì dần dần thị trường coi
Trang 14là hàng hoá không có gì khác biệt Do vậy người làm Marketing cần ngăn chặn sựrơi xuống của các sản phẩm dịch vụ này để cố gắng giữ sản phẩm của mình ở trên.
do đó cần phải có dịch vụ khách hàng để tạo ra sự riêng biệt, hấp dẫn
Khi thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch của mình các doanh nghiệp cầnphải quyết định hàng loạt các vấn đề có liên quan:
- Quyết định dịch vụ cơ bản: là những dịch vụ cung cấp những lợi ích cơ bảncho khách hàng Đó chính là động cơ để người mua tìm đến tiêu dùng một loạidịch vụ này chứ không phải là dịch vụ khác Và căn cứ vào thị trường mụctiêu mà người làm Marketing quyết định dịch vụ cơ bản và lợi ích cơ bản màkhách hàng tìm kiếm Từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp các chương trình
du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội,…
- Quyết định về dịch vụ ngoại vi: có 2 loại dịch vụ ngoại vi:
+ Một là dịch vụ nhằm tăng thêm giá trị cung cấp cho khách hàng có thểcùng nằm trong hệ thống dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi ích cơ bản
+ Hai là các dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm cho khách hàng.Thông qua hai loại dịch vụ này thì dịch vụ cơ bản ít thay đổi và dịch vụngoại vi thì thường xuyên thay đổi Và khách hàng thường nhận biết kháchsạn này với khách sạn kia hoặc hãng này với hãng kia thông qua dịch vụngoại vi
Điểm đầu tiên để đánh giá sản phẩm là xem khách hàng đánh giá về sản phẩmnhư thế nào, ai là người ảnh hưởng đến họ và định vị của sản phẩm trên thị trườngnhư thế nào Phân tích SWOT được áp dụng trong bất kỳ tổ chức nào và áp dụngcho cả doanh nghiệp và sản phẩm Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp nhìn nhận
rõ cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có chiến lược phù hợp.Hai điều kiện để áp dụng phân tích SWOT có hiệu quả đó là:
+ Phải dựa trên dữ liệu, thông tin thực tế thu thập được chứ không chỉ làmtheo cảm tính
+ Dữ liệu phải được thu thập một cách chính xác từ những nguồn phù hợp, tincậh và có tính đại diện cao, không nhất thiết phải là khách hàng Ví dụ trong
Trang 14
Trang 15thị trường hàng không, nhận xét của các đại lý du lịch là nhân tố rất quan trọngtrong phân tích SWOT.
1.3.2 Yếu tố giá (Price)
Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau Đằng sau của những tên gọi đó, các hiệntượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là: lợi ích kinh tế được xác định bằngtiền Trong các công cụ Marketing- mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạodoanh thu và lợi nhuận thực tế Còn đối với người mua, giá cả là phải bỏ ra để sởhữu và tiêu dùng hàng hóa Vì vậy những quyết định về giá luôn luôn giữ vai tròquan trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảo cáchoạt động Marketing của mình
Chiến lược giá cả là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, lựa chọnphương pháp định giá, các chiến lược giá của doanh nghiệp Chính sách giá củadịch vụ làm tăng bằng chứng vật chất giúp khách hàng cảm nhận được chất lượngdịch vụ mà mình mua để từ đó có thể tôn tạo được hình ảnh của dịch vụ Nếu sảnphẩm chất lượng tốt thì giá phải đặt cao để tôn vinh hình ảnh của chúng ta Nếugiá không đúng thì việc truyền thông sẽ có tác dụng ngược lại Giá ảnh hưởng đếntất cả các phần của kênh phân phối, những người bán, người cung cấp, đối thủcạnh tranh, khách hàng,…tất cả đều chịu tác động của chính sách giá Định giáhợp lý sẽ tạo dựng một kênh phân phối hoạt động tốt, định nhãn thương hiệu chocác dịch vụ cũng có thể cho phép chúng ta thực hiện chính sách giá cao Đối vớihàng hoá dịch vụ, định giá dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng, dựa vào tìnhhình cạnh tranh còn chi phí chỉ là nền của giá Trong dịch vụ giá bao gồm giá trọngói toàn phần hoặc giá từng phần
Chính sách giá đúng đắn là việc xác định giá thích hợp cho từng sản phẩm,từng giai đoạn, từng thị trường và được xác định dựa trên mối quan hệ giữa cung
và cầu có tính đến các đối thủ cạnh tranh
Trang 161.3.3 Yếu tố phân phối (Place)
Cũng như mọi loại hàng hóa, dịch vụ khác, sản phẩm du lịch được sản xuất ra
để bán cho những khách hàng có nhu cầu Quá trình để đưa các sản phẩm du lịchđược tạo ra đến với khách hàng được gọi là quá trình phân phối sản phẩm Nhữngquyết định gắn với quá trình đó chính là chiến lược phân phối sản phẩm
Một doanh nghiệp du lịch có thể lựa chọn việc trực tiếp đưa sản phẩm củamình tạo ra đến với khách hàng mục tiêu được xác định hoặc gián tiếp thông quacác nhà phân phối trung gian (xem sơ đồ 1.3) Ngay bản thân việc sử dụng cáchphân phối qua các nhà phân phối trung gian cũng có nhiều cấp độ khác nhau Vàtất nhiên, gắn với mỗi hình thức phân phối hay cấp độ phân phối khác nhau lànhững chính sách quản trị cụ thể Vấn đề là: như thế nào là một chiến lược phânphối tốt? Những quyết định gắn với quá trình phân phối đó được đưa ra dựa trên
cơ sở nào? Điều này xuất phát từ mục tiêu của chiến lược phân phối
Sơ đồ 1.1: Các kênh phân phối và cấu trúc kênh phân phối
Nguồn: Bộ phận kinh doanh của khách sạn (2011)
Trang 16
Khách du lịch
Doanh nghiệp
Chi nhánhDoanh nghiệp
Trang 17Từ cách nhìn đơn giản, việc phân phối là quá trình đưa sản phẩm đến vớikhách hàng mục tiêu Mục tiêu của phân phối là phải đảm bảo, khách hàng cóđược sản phẩm như mong muốn một cách tốt nhất Nhìn từ khía cạnh doanhnghiệp, quá trình phân phối phải đảm bảo mang lại hiệu quả về vấn đề sử dụngnguồn lực để đạt đến sự phù hợp một cách có trật tự và hiệu quả giữa cung và cầutrên thị trường mục tiêu Như vậy, vấn đề cốt lõi của chiến lược phân phối chính
là việc lựa chọn kênh phân phối, tổ chức kênh phân phối và các chính sách quảntrị đối với mỗi kênh phân phối được lựa chọn Trong du lịch, chiến lược phân phối
có vai trò đặc biệt quan trọng và có sắc thái riêng Điều này xuất phát từ đặc trưngkhác biệt của các sản phẩm dịch vụ du lịch so với lĩnh vực sản xuất hàng hóakhác
Dùng mô hình SWOT, doanh nghiệp sẽ phân tích và tìm ra chiến lược phânphối hợp lý, thuận tiện cho người mua, sẽ góp phần cho sản phẩm lưu thông thôngsuốt, sản phẩm sẽ dễ dàng, nhanh chóng đến người mua Doanh nghiệp sẽ bánđược nhiều sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sảnphẩm
Chiến lược phân phối tốt sẽ là một công cụ quan trọng để sản phẩm xâm nhậpvào thị trường mới Nếu chiến lược phân phối không hợp lý thì quá trình lưuthông sẽ không thông suốt, tốn kém nhiều chi phí, kết quả thu không cao hoặc cókhi lỡ mất cơ hội bán hàng
1.3.4 Yếu tố con người (People)
Kinh doanh lữ hành và khách sạn là những ngành liên quan đến con người Đó
là công việc của con người (nhân viên) cung cấp dich vụ cho con người (kháchhàng) Những người này lại chia sẻ dịch vụ với những người khác (những kháchhàng khác)
Sản phẩm du lịch khách sạn với đặc điểm sản xuất cũng là sản phẩm thuộc loạihình dịch vụ Do vậy thời điểm tiêu thụ là sản phẩm sản xuất ra ở đâu thì tiêu thụngay tại đó nên yếu tố con người là không thể tách rời và có ý nghĩa vô cùng quantrọng, nó quyết định sự thành công của sản phẩm, uy tín của sản phẩm, mức độ
Trang 18thoả mãn của sản phẩm đối với khách hàng hay nói cách khác nó quyết định lợinhuận của doanh nghiệp Với tầm quan trọng như vậy chính sách con người hômnay là một trong những yếu tố luôn được các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.Nhân viên tiếp xúc được xã hội công nhận và coi là yếu tố hàng đầu trong sựthành công của sản phẩm du lịch Vì vậy Marketing – mix cần giải quyết được hàihoà hai vấn đề cơ bản là đào tạo huấn luyện nhân sự và quản lý, điều hành nhânviên.
Nhiệm vụ kế theo của chính sách con người là phải giải quyết được vấn đề: + Với chi phí thấp và hợp lý nhất để công tác đào tạo đạt được hiệu quả cao vànăng suất khách sạn của nhân viên được phát huy tối đa
+ Quản lý kiểm soát được chất lượng phục vụ, chất lượng công việc của nhânviên sao cho nó đảm bảo tính ổn định và có chất lượng cao trong lao động.Bởi đây là các yếu tố quyết định lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường kinh doanh khách sạn Tuy nhiên việc đào tạo phải được diễn ra thườngxuyên liên tục phù hợp với sự phát triển của thị trường và xã hội
1.3.5 Yếu tố chương trình (Programing)
Chương trình tương tự như là dịch vụ trọn gói Chương trình chỉ rõ cho kháchcác loại dịch vụ, thời gian, không gian và các điều kiện tiêu dùng Đây là các kếthợp thường có của các tour du lịch trọn gói Sự kết hợp các chương trình vàochuyến đi và được bán tạo ra sự phong phú dịch vụ của điểm đến Người bánkhông bán thành giá trọn gói (bán hai hoặc nhiều hơn sản phẩm du lịch trong cùngmột giá) nhưng có thể đưa ra phần dịch vụ, sản phẩm đó giống như một phần nổitrội hơn trong chuỗi các dịch vụ Ví dụ như trong gói dịch vụ khách sạn có phầnchơi golf miễn phí Cũng có thể tưởng tượng theo cách làm như một khách sạn, họcho miễn phí sử dụng hồ bơi ngoài trời đối với những khách dùng tour trọn góigiống các khách sạn khác và họ còn miễn phí một lần lặn biển Dịch vụ bổ sungnày cũng có thể được gọi là chương trình kết hợp thêm với chương trình du lịch
Trang 18
Trang 191.3.6 Yếu tố xúc tiến (Promotion)
Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến chiến lược xúc tiến Đây làmột trong bốn chiến lược chủ yếu của marketing-mix mà các tổ chức và doanhnghiệp du lịch cần phải sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu của mình.Khái niệm xúc tiến du lịch hiện nay được hiểu theo hai cách khác nhau Hiểutheo nghĩa rộng (xúc tiến du lịch với tư cách là một ngành kinh tế) và hiểu theonghĩa hẹp (xúc tiến du lịch là hoạt động xúc tiến của một doanh nghiệp hay tổchức du lịch)
Theo nghĩa rộng, xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vậnđộng, nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch (Theo khoản 17, điều 4của Luật du lịch Việt nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006)
Như vậy, theo tinh thần của Luật du lịch Việt Nam, thuật ngữ “xúc tiến dulịch” có nội hàm rất rộng ở tầm vĩ mô, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trong
cả nước và bạn bè quốc tế hiểu biết về du lịch Việt Nam
+ Giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịchvăn minh, lành mạnh, an toàn để đầu tư và phát triển du lịch
+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
+ Phát triển các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, xây dựng các sảnphẩm du lịch đa dạng độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóacủa dân tộc, của từng vùng địa phương có sức cạnh tranh với các sản phẩm dulịch của các nước trong khu vực và trên thị trường quốc tế
Theo nghĩa hẹp, theo quan điểm của marketing thì bản chất của hoạt động xúctiến chính là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về sản phẩm và về doanhnghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp mình
Do vậy, nhiều ấn phẩm về marketing gọi đây là các hoạt động truyền thôngmarketing, nghĩa là truyền tải thông tin hay truyền tin marketing
Một doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm tốt, ấn định một mức giá hấp dẫn đượcchào bán ở một địa điểm thuận lợi là điều lý tưởng nhưng cũng chưa chắc chắn đã
Trang 20có hiệu quả nếu như tất cả những thông tin về sản phẩm đó chưa được cung cấpmột cách thấu đáo cho khách hàng Điều quan trọng là doanh nghiệp phải có cácquan hệ giao tiếp với khách hàng để cung cấp thông tin cho khách hàng nhận biết
về sản phẩm và doanh nghiệp để tác động vào thị hiếu, nhận thức và hành vi củakhách hàng
Xúc tiến với vai trò là một trong những chiến lược chủ yếu của marketing-mix
có tác dụng rất lớn trong việc góp phần thực hiện thành công marketing-mix.Hoạt động xúc tiến có những tác dụng cơ bản sau:
+ Tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng
+ Tạo điều kiện để sản phẩm du lịch được tiêu thụ nhiều lần
+ Góp phần cải tiến sản phẩm
1.3.7 Yếu tố đối tác (Partnership)
Do đặc điểm của dịch vụ du lịch mang tính tổng hợp, vì vậy không có nhàcung ứng đơn lẻ mà phải có các bạn hàng như là đối tác hỗ trợ và bổ sung chonhau, tạo ra chuỗi dịch vụ du lịch để cung cấp cho du khách Đây không phải làmột yếu tố đơn lẻ mà là một đơn vị độc lập trong số các yếu tố du lịch khác Tất
cả các nhà cung cấp du lịch đều là một phần và đều góp vào sự hợp tác giữa cácnhà cung cấp du lịch Nhà tổ chức tour là một thành phần rất quan trọng trong sốcác thành viên, cũng như những nhà cung cấp dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khugiải trí, thắng cảnh và các chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm Sự hợp tác giữa các nhàcung cấp tạo nên một chu trình hoàn chỉnh, khép kín, làm tăng giá trị của tour dulịch cũng như giá trị của mỗi sản phẩm họ cung cấp
1.3.8 Yếu tố trọn gói (Package)
Có thể hiểu sản phẩm trọn gói là phương thức chào bán hoặc marketing haihay nhiều sản phẩm/ dịch vụ trong một gói sản phẩm (package), với mức giá đượcngười mua cảm nhận rằng thấp hơn so với khi mua từng sản phẩm riêng lẻ
Giá trị mà sản phẩm trọn gói đem lại, theo khách hàng, là sự thuận tiện khithực hiện ít giao dịch hơn, tiết kiệm được thời gian và cảm nhận được giá trị gia
Trang 20
Trang 21tăng Các chuyên gia marketing nhận định rằng, mức độ mong muốn của kháchhàng sẽ tăng lên cùng mức độ chào bán sản phẩm trọn gói Hơn nữa, việc sử dụngsản phẩm trọn gói đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp ở 2 điểm: tạo sựkhác biệt sản phẩm và giảm được phí.
Với dịch vụ du lịch, cần cung ứng cho khách theo một gói có nghĩa là kết hợpcác dịch vụ đơn lẻ thành gói nhằm mang lại nhiều lợi ích gia tăng cho khách Mỗinhà cung cấp mang lại một phần trong chuyến đi trọn gói Bởi vì việc góp tất cảphần nhỏ trong một chuyến đi nằm trong một giá làm cho khách hàng cảm thấytiện lợi và thú vị Các nhà cung cấp nhỏ lẻ cung cấp theo yêu cầu của đại lý dulịch Công ty du lịch sắp xếp các dịch vụ nằm trong những phần khác nhau củamột chương trình du lịch trọn gói và bán chúng theo giá bán lẻ Họ đã nâng cácdịch vụ đó lên một cấp độ mới, khuyếch trương và nhận chi phí dịch vụ từ nó.Hãy tưởng tượng khi các dịch vụ nhỏ lẻ tự nó thực hiện cung cấp trực tiếp trên thịtrường, chưa chắc chúng đã có nhiều khách và được đón nhận nhiều Nhưng chỉcần nó nằm trong một khâu tất yếu của một chuyến du lịch, nghiễm nhiên sốlượng khách hàng sử dụng nó đã trở nên nhiều hơn, ổn định hơn và thậm chí nótrở thành dịch vụ đắt khách và được bán giá cao Ví dụ như dịch vụ vận chuyểnbằng xe trâu ở khu du lịch Vân Long – Ninh Bình Thông thường người ta đi ô tôhoặc các phương tiện khác Với người địa phương, dịch vụ này quá thông thường,thậm chí cho rằng đó là sự nghèo khó, nhưng đối với khách du lịch, đặc biệt làkhách du lịch nước ngoài, đây là dịch vụ vận chuyển đặc biệt mới lạ đối với họ
Vì vậy, khi được các nhà làm tour du lịch thiết kế thành một phần sản phẩm cấuthành sản phẩm trọn gói của công ty thì dịch vụ vận chuyển bằng xe trâu tại điểm
du lịch đã được sử dụng nhiều và thậm chí trở nên hấp dẫn hơn, giá còn đắt hơn sovới các dịch vụ vận chuyển khác tại điểm du lịch
1.3.9 Yếu tố định vị (Position)
Được phát biểu từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khái niệm định vị đãnhanh chóng trở thành 1 nội dung có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt độngmarketing của doanh nghiệp Theo Dubois và Nicholson: "Định vị là một chiến
Trang 22lược marketing nhạy cảm nhằm khắc phục tình trạng "rối loạn" thị trường; cónghĩa là trong bối cảnh cạnh tranh phức tạp, hàng hóa ngày càng đa dạng, ngườitiêu dùng luôn bị "nhiễu thông tin" rất khó nhận thấy sự khác biệt của các sảnphẩm Tình hình đó làm nảy sinh nhu cầu tự nhiên đối với doanh nghiệp là cầnphải tạo nên một ấn tượng riêng, một "cá tính" cho sản phẩm của mình Vì vậychiến lược định vị ra đời, được định nghĩa là "tập hợp các hoạt động nhằm tạo chosản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh)trong tâm lý của khách hàng" (Philip Kotler), "là nỗ lực đem lại cho sản phẩm mộthình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng" hay cụ thể hơn, "là điều màdoanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệucủa mình" (Marc Filser)
Do quá trình nhận thức của con người là không có gì đặc biệt thì họ khôngnhớ, do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong kinh doanh khách sạn – du lịch thìphải làm thế nào để khách hàng nhớ đến mình Đồng thời do các dung lượngthông điệp thương mại: định vị tức là chúng ta sẽ tạo dựng các yếu tố Marketing –mix nhằm chiếm được một vị trí nào đó trong tâm trí của khách hàng ở thị trườngmục tiêu Quá trình định vị trở nên hết sức cần thiết và phải làm sao cho việc định
vị có hiệu quả nhất Nhà định vị phải biết các thông tin về nhu cầu của khách hàngtại thị trường mục tiêu và những lợi ích mà họ mong đợi Đồng thời phải hiểu biết
về những thế mạnh và điểm yếu trong cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệpcũng phải thông thạo về thế mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để tránhviệc đối đầu, tốn công sức thông tin về sự nhận thức của khách hàng đối vớidoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Yêu cầu cuả định vị là tạo ra được hình ảnh, truyền tải được các lợi ích đếnkhách hàng và phải khác biệt hoá tên nhãn hiệu dịch vụ của mình so với đối thủcạnh tranh Sau khi xác định chiến lược định vị, doanh nghiệp bắt tay vào soạnthảo hệ thống Marketing – mix Hệ thống Marketing – mix phải có sự nhất quántrong việc khắc họa hình ảnh về doanh nghiệp và nhãn hiệu đúng tầm với vị trí màdoanh nghiệp đã chọn
Trang 22
Trang 23CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN CELADON PALACE HUE
2.1 Tổng quan về khách sạn
2.1.1 Giới thiệu chung về khách sạn
Tên khách sạn: Celadon Palace Hue
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Vương Huế - Ngân hàng Bắc Á
Công ty quản lý: Celadon International
Địa chỉ: 105A Hùng Vương – Huế
Celadon Palace Hue có một vị trí rất thuận lợi về giao thông, chỉ cách sân bayPhú Bài, Huế 20 phút đi xe; mất 01 giờ 20 phút bay từ thành phố Hồ Chí Minhhay 01 giờ 10 phút bay từ Hà Nội
Trang 24Khách sạn được thiết kế lấy từ ý tưởng các cung điện quí tộc Đông Dương,kiến trúc tao nhã và cực kỳ sang trọng với quy mô 17 tầng và 222 phòng, tọa lạctrên đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Huế, một di sản văn hóa thếgiới được UNESCO công nhận, gần sông Hương và Kinh thành Huế Tất cả cácphòng được thiết kế rộng rãi (diện tích từ là 35m2 đến 202 m2), có ban công riêng,mặt sàn được trải thảm với TV màn hình phẳng 42-inch và đẩy đủ các trang thiết
bị cao cấp tiện nghi khác theo tiêu chuẩn quốc tế năm sao Các loại mỹ phẩm và
đồ dùng trong phòng tắm đều mang hương đặc trưng của Celadon Palace Nhữnghình diêm quẹt được thiết kế riêng cho đến thực đơn phục vụ ẩm thực tại phòngđều phản ánh sự chú tâm đến từng chi tiết của chủ nhân của khách sạn
Ngoài những phòng ngủ rộng rãi, được trang bị đầy đủ tiện nghi cao cấp,khách sạn có 15 phòng họp lớn nhỏ, có 02 nhà hàng phục vụ các món ăn Âu –Á –Việt Nam, có 03 quán bar thưởng thức nhạc sống do ban nhạc quốc tế biểu diễn
và phục vụ nước uống, các món ăn nhẹ Khách sạn còn có bể bơi ngoài trời,phòng tập thể hình, trung tâm thẩm mỹ, phòng massage thư giãn, sân tennis, trungtâm dịch vụ văn phòng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và làm việc cho cácdoanh nhân
Tình hình nhân sự
Tình hình nguồn nhân lực hiện tại của công ty là hơn 152 người, trong đó có
03 lao động nước ngoài và hiện công ty đang tuyển thêm nhân viên
Trang 25Nguồn: Phòng nhân sự của khách sạn (2011)
Nhân viên trong công ty có 20 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đạihọc tập trung vào ban lãnh đạo và khối văn phòng như bộ phận kinh doanh, hànhchính, kế toán, tuy nhiên số lượng người có bằng cấp chuyên về ngành du lịchkhách sạn ít (8 người) Những nhân viên khác như lễ tân, nhà hàng, bếp, anninh…có trình độ trung học chuyên nghiệp (THCN), phổ thông trung học (PTTH)hoặc lao động phổ thông, số lượng này chiếm khá nhiều (132 người)
Bảng 2.2: Trình độ văn hóa của nhân viên
Trình độ văn hóa Số ngườiCao học
Đại học và cao đẳngPTTH
THCNLao động phổ thông
0218436927
Trang 262.1.3 Cơ cấu tổ chức và Chức năng của các bộ phận
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đổ tổ chức của khách sạn Nguồn: Phòng hành chính của khách sạn (2011)
2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận
Ban giám đốc: Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm thực hiện
công tác đối nội và đối ngoại trong mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn
Bộ phận kinh doanh: Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng
bá và giới thiệu sản phẩm của khách sạn trong và ngoài nước nhằm thu hútkhách và tối đa hoá lợi nhuận
Bộ phậnbếp
Bộ phận
Phònghành chính
Bộ phậntiền sảnh
Bộphậnlễ tân
Bộ phậnbuồng
Bộ phận đặt phòng
Trang 27Bộ phận tiền sảnh: phụ trách bộ phận lễ tân, bộ phận đặt phòng và bộ phận
buồng
+ Bộ phận lễ tân: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách, làm nhiệm vụ chào
đón khách, làm thủ tục giấy tờ cho khách đến và đi, giữ đồ cho khách, làmthủ tục thanh toán và nhận tiền phòng, đổi ngoại tệ cho khách… Bên cạnh
đó, bộ phận lễ tân còn là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác trong vàngoài khách sạn như giới thiệu với khách những dịch vụ làm đẹp, chămsóc thẩm mỹ, massage, phòng tập thể hình, tennis, bể bơi hiện có tại kháchsạn, kiểm tra và đặt vé máy bay, tàu lửa, tour du lịch cho khách, đặt xe đưađón khách từ sân bay…
+ Bộ phận đặt phòng: là nơi tiếp nhận các yêu cầu đặt phòng từ khách cá
nhân, các công ty thương mại, các đại lý du lịch trong và ngoài nước, sắpxếp phân bổ phòng, thu thập các thông tin cần thiết của khách khi ở kháchsạn
+ Bộ phận buồng: chịu trách nhiệm vệ sinh toàn bộ trong và ngoài khách
sạn, chăm sóc toàn bộ hệ thống cây xanh trong khách sạn và đảm bảo antoàn tài sản cho khách cũng như cho khách sạn
- Bộ phận ẩm thực: phụ trách toàn bộ vấn đề ăn uống, tổ chức tiệc của khách
cũng như nhân viên nội bộ của khách sạn Bộ phận ẩm thực bao gồm:
+ Bộ phận nhà hàng: Đảm nhận tất cả các công việc từ phục vụ khách ăn
uống hàng ngày cho đến các bữa tiệc lớn nhỏ
+ Bộ phận bếp: là bộ phận sản xuất trực tiếp, chế biến những món ăn đáp
ứng nhu cầu của khách và nhân viên trong khách sạn
+ Bộ phận tổ chức sự kiện: chuyên lập kế hoạch và tổ chức các buổi hội họp,
hội nghị, hội thảo, các buổi khen thưởng và các sự kiện theo yêu cầu củakhách hàng
Bộ phận kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho toàn bộ trang thiết bị
trong khách sạn
Trang 28Bộ phận an ninh: Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh về con người và tài sản cho
khách và nhân viên khách sạn
Phòng hành chính: chịu trách nhiệm về tất cả những thủ tục hồ sơ hành
chính của toàn bộ khách sạn
Phòng kế toán: Đảm bảo cân đối sổ sách về các khoản thu chi của khách sạn.
Bộ phận nhân sự: chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn
vào mọi thời điểm
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh quý IV-2009 và năm 2010
Các chỉ tiêu
Năm thực hiện
Số tiền(tỷ đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền(tỷ đồng)
Tỷ trọng(%)
Ghi chú: Năm 2009, đơn vị chỉ hoạt động trong 03 tháng bắt đầu từ tháng 10-2009
Nguồn: Phòng kế toán của khách sạn (2011)
Phân tích:
1) Về tổng doanh thu:
Bình quân doanh thu mỗi tháng trong năm 2009 là 2,239 tỷ; trong khi đónăm 2010 là 2,140 tỷ, như vậy doanh thu do hoạt động sản xuất kinh doanh cógiảm sút
Trang 28
Trang 29o Doanh thu lưu trú: Bình quân mỗi tháng trong năm 2010 (1,680 tỷ) chỉ
đạt 88.65% so với năm 2009 (1,895 tỷ) Như vậy, vấn đề cần quan tâm làphần tiếp thị khách hàng (do năm 2009 mới khai trương, khách sạn có nhiềuhình thức khuyến mãi nên có lượng khách lưu trú đông, do vậy cần phải cóchiến dịch khuyến mãi khách lưu trú để tăng doanh thu lưu trú)
o Doanh thu ăn uống: Bình quân mỗi tháng trong năm 2010 (449 triệu)
tăng lên đến 133,23% so với 2009 (337 triệu) Khách sạn đã biết tận dụng lợithế về ẩm thực như thức ăn ngon, đa dạng các món Việt Nam, Âu, Á, quốc
tế, quầy bar có ban nhạc quốc tế phục vụ mỗi tối, khung canh sang trọng,không gian rộng lớn (sức chứa có thể lên đến 500 khách một lúc), có phòngriêng biệt theo yêu cầu của khách để thu hút khách hàng làm tăng doanh thucho khách sạn
o Doanh thu khác: Trong 03 tháng cuối năm 2009, doanh thu khác chỉ đạt
21 triệu (mỗi tháng 7 triệu) trong khi đó năm 2010, lĩnh vực này chiếm đượcdoanh số là 137 triệu (mỗi tháng đạt gần 12 triệu) Điều này cho thấy đơn vị
đã biết tận dụng những dịch vụ bổ sung khác như cho thuê phòng hội họp, tổchức tiệc, tổ chức tour đi tham quan di sản văn hóa Huế và các địa điểm dulịch nổi tiếng lân cận, dịch vụ spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, cho thuê sânchơi tennis, cho thuê xe đón rước từ sân bay…để làm tăng doanh thu
2) Về tổng chi phí:
Năm 2009, khách sạn chỉ bắt đầu hoạt động từ 01/10/2009, bình quân chi phímỗi tháng năm 2010 là 1,477 tỷ và năm 2009 là 1,476 tỷ, như vậy xem như chiphí tương đương nhau Quý IV-2009, do mới đi vào hoạt động nên khách sạnphải tốn rất nhiều chi phí như chi phí xây dựng, trang trí, chi phí trồng cây xanh,chi phí dọn dẹp, chi phí quản lý vận hành ban đầu, chi phí cho các chương trìnhquảng cáo khuyến mãi và chiêu đãi khách khi khai trương …, nhưng năm 2010khách sạn đã đi vào hoạt động các chi phí xây dựng, trang trí, chi phí trồng câyxanh, chi phí dọn dẹp gần như không còn nữa, các chi phí quản lý, chi phí quảngcáo, chiêu đãi khách đã giảm rất nhiều nhưng mức chi phí vẫn tương đương với
Trang 30chi phí của năm 2009 Như vậy, đơn vị cần rà soát để giảm bớt các khoản chiphí, tăng thêm lợi nhuận.
3) Về tỷ lệ % chi phí trên doanh thu:
Tỷ lệ % chi phí trên doanh thu năm 2010 là 69% trong khi đó năm 2009 là65,95% Điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh không đạt hiệu quả cao do tỷsuất này vượt cao gần 5% so với năm 2009
4) Về Lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế bình quân của mỗi quý năm 2010 (1,368 tỷ) chỉ đạt79,77% so với quý IV – 2009 (1,715 tỷ) Điều này cho thấy: đơn vị hoạt độngkhông được hiệu quả, cần phải củng cố nhiều mặt để phát triển bền vững
2.2 Thực trạng hoạt động Marketing của khách sạn Celadon Palace Hue
2.2.1 Thực trạng marketing của khách sạn
2.2.1.1 Yếu tố sản phẩm (Product)
Khách sạn đã xây dựng một chính sách sản phẩm phong phú, đa dạng và đisát với thực tế, với những nhu cầu của khách, tạo điều kiện cho khách hàng cónhiều sự lựa chọn và cung cấp nhiều mức dịch vụ cho các đối tượng khách khácnhau
Sản phẩm dịch vụ lưu trú: đây là sản phẩm chính quan trọng nhất của khách
Trang 30
Trang 31inch và phòng tắm với ý tưởng thiết kế mở thế hệ mới Các loại mỹ phẩm và đồdùng trong phòng tắm đều mang mùi hương đặc trưng của Celadon Palace.Những hình ảnh trên mỗi vật dụng trong phòng, từ hộp diêm quẹt cho đến cácthực đơn ẩm thực, đều được thiết kế riêng, phản ánh sự chú tâm đến từng chi tiếtcủa ban giám đốc muốn mang đến cho khách sạn và khách đến lưu trú
+ Tầng cao cấp Celadon Club đạt tiêu chuẩn 06 sao với các loại phòng hạngsang vượt trội hơn hẳn sự sang trọng của các phòng thuộc tầng Palace Kháchlưu trú tại tầng Celadon Club có nhà hàng, quầy bar, phòng làm việc riêng biệthoàn toàn với tầng Palace, được phục vụ hoa, trái cây, các loại báo chí mỗingày
Các phòng tại Celadon Palace Hue có nhiều tiêu chuẩn và mức giá khácnhau Việc đa dạng hoá sản phẩm này tạo cho khách rất nhiều lựa chọn phù hợpvới nhu cầu, mong muốn và khả năng của họ Khách sử dụng dịch vụ lưu trú ởđây được hưởng một bữa sáng miễn phí, được thoải mái sử dụng hồ bơi, phòngtập thể dục thể hình và wifi miễn phí
Nhân viên buồng phòng có đồng phục riêng gọn gàng, lịch sự và thuận tiệncho việc lau dọn phòng khách Trên đồng phục đó có gắn phù hiệu đề tên nhânviên và logo của khách sạn
Dịch vụ ăn uống: là sản phẩm quan trọng đứng thứ hai của khách sạn Khách
sạn có một chuỗi các nhà hàng, quầy bar và phòng tiệc với quy mô từ 30 – 500
khách, với đầy đủ các thực đơn gồm những món ăn cung đình Huế, các món ănngon của Việt Nam và các món Á Âu để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu về ẩmthực, hội nghị hay hội thảo của khách hàng
+ Nhà hàng: Nhà hàng của khách sạn phục vụ cả khách đang lưu trú tạikhách sạn và khách vãng lai, khách địa phương Nhà hàng có thể phục vụ đượckhoảng 500 khách cùng một lúc Nhà hàng phục vụ ăn sáng, ăn trưa, ăn tối vàcác thức ăn nhẹ Bữa sáng phục vụ theo kiểu buffet (ăn tự phục vụ), bữa trưaphục vụ theo kiểu buffet và à la carte (ăn chọn món theo thực đơn) và bữa tốichỉ phục vụ ăn theo à la carte Nhà hàng có các món cung đình, món Việt Nam
Trang 32và món Âu, Á đặc trưng, có khu vực không hút thuốc riêng Nhân viên của nhàhàng mặc đồng phục áo dài cách điệu gắn logo khách sạn và tên nhân viên rất ấntượng, lịch sự Nhà hàng treo nhiều tranh về hoàng hậu Nam Phương và vuaBảo Đại, triều đại cuối cùng của nhà Nguyễn tạo nét đặc trưng riêng có củaCeladon Palace, một khách sạn đặt tại Cố đô Huế Bàn ăn được trang trí đẹp, hàihoà và luôn có lọ hoa tươi bên trên Thực đơn được thiết kế hoa văn riêng biệtđặc trưng của Celadon Palace bằng hai thứ tiếng Việt – Anh, thuận lợi chokhách khi gọi món Nhà hàng ngoài việc phục vụ khách tại chỗ còn phục vụ tạiphòng của khách khi có yêu cầu (room service) Nhà hàng có một quầy bar nhỏtrong nhà để phục vụ khách các loại thức uống nhẹ, bánh và trái cây, vào cácbuổi tối có phục vụ nhạc sóng do ban nhạc quốc tế phục vụ từ 19h đến 22h30.
Phòng họp (meeting room): Khách sạn có 15 phòng họp lớn nhỏ, sức chứa
từ 50-500 khách/ phòng (là khách sạn có số lượng phòng họp lớn nhất và có sứcchứa lớn nhất tại Huế) Đây là lợi thế đặc biệt của khách sạn so với tất cả cáckhách sạn khác tại Huế Phòng họp có thể tổ chức hội thảo, hội nghị lớn, tiệcđứng, tiệc ngồi với tổng số khách một lần khoảng 1500 khách ăn, được trang bịđầy đủ các trang thiết bị phục vụ hội họp như : micro, bục thuyết trình, bục sânkhấu, loa,…việc phục vụ hội họp, tiệc cũng do bên nhà hàng đảm nhận Phòngtiệc sẽ được sắp xếp theo kiểu tiệc đứng (buffet), kiểu lớp học (classroom), kiểurạp hát (theatre), kiểu chữ U (U-shape), kiểu hình Oval…tùy thuộc vào số lượngkhách và yêu cầu của khách
Câu lạc bộ Le Club Celadon: dành riêng cho khách lưu trú tại tầng CeladonClub, đặt trên tầng 17, có phục vụ ăn sáng và phục vụ khách nhu cầu uống vớimột bar nhỏ đầy đủ các loại rượu danh tiếng Câu lạc bộ này khá rộng, khônggian yên tĩnh riêng tư giúp khách làm việc và thư giãn một khách thoải mái Quầy bar ngoài trời: đặt tại tầng 1, ngay cạnh hồ bơi của khách sạn Quầybar không chỉ phục vụ khách đến bể bơi tắm mà còn phục vụ cả khách bênngoài Thức ăn nhẹ và thực uống sẽ được phục vụ ngay tại hồ bơi Vị trí của
Trang 32
Trang 33quầy rất lý tưởng để tổ chức các buổi tiệc liên hoan, sinh nhật ấm cúng hay cáctiệc nướng (barbercue) hấp dẫn và lãng mạn.
Bên cạnh những dịch vụ chính, khách sạn Celadon Palace Hue còn kinhdoanh rất nhiều các dịch vụ bổ sung như tổ chức tour đi tham quan di sản vănhóa Huế và các địa điểm du lịch nổi tiếng lân cận, phòng thể dục thể hình, trungtâm chăm sóc sắc đẹp, spa, sân chơi tennis, cho thuê xe đón rước từ sân bay…theo tiêu chuẩn quốc tế Ngoài khu dịch vụ hỗ trợ này, khách sạn còn có một sốdịch vụ khác như đổi tiền, điện thoại, fax, giặt ủi, internet, kiểm tra, đặt vé… do
2.2.1.2 Yếu tố giá (Price)
Ngày nay các khách sạn có xu hướng cạnh tranh nhau bằng chất lượng sảnphẩm dịch vụ, sự biệt dị hoá sản phẩm nhưng chính sách giá vẫn đóng vai trò rấtquan trọng đối với những thị trường rất nhạy cảm về giá Cho nên ngoài việc thuhút khách bằng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng cáo,khách sạn còn sử dụng giá như một công cụ đắc lực để cạnh tranh và tăng cườngthu hút khách Hiện nay khách sạn đang sử dụng chính sách giá đa dạng hoá chotừng loại thị trường mục tiêu, từng giai đoạn, từng chương trình khuyến mại vớichiến lược tối đa hoá doanh thu, cân bằng được mục tiêu về mức giá bình quânkhách sạn Các mục tiêu quan trọng tiếp theo của chính sách giá là nhằm tối đahoá thị phần, tạo được ảnh hưởng rộng, duy trì sức cạnh tranh và nâng cao chấtlượng dịch vụ
Trên cơ sở như vậy, khách sạn áp dụng rất nhiều mức giá khác nhau cho cácsản phẩm dịch vụ và cho nhiều đối tượng khách khác nhau Nhìn chung giá cảcủa khách sạn Celadon Palace Hue tương đối đắt hơn các đối thủ cạnh tranh
Trang 34cùng đẳng cấp ra đời trước, tuy nhiên vẫn là mức giá khá cạnh tranh vì phòng ở
và trang thiết bị của khách sạn hoàn toàn mới (tham khảo xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: Bảng giá phòng cơ bản áp dụng từ 01/01/2011 – 30/06/2011
Đối tượng kháchKhách lẻ Công ty (cty)
Tầng
Celadon
Club
Emperior Suite US$2300 US$2300 US$2300
Nguồn: Bộ phận kinh doanh của khách sạn (2011)
Khách sạn sử dụng chính sách giá rất linh hoạt, tuỳ đặc điểm của từng loạithị trường mà đưa ra các mức giá khác nhau dựa trên bảng giá cơ bản cho nênkhách sạn đã phối hợp với các hãng, đại lý du lịch để giới thiệu những mức hợp
lý và cạnh tranh nhằm thu hút khách Với những đối tượng khách của các đại sứquán hay các công ty du lịch thường xuyên đưa một số lượng lớn khách hàngđến thì khách sạn luôn có một mức giá ưu đãi và những dịch vụ bổ sung miễnphí cho họ nhằm khuyến khích họ quay trở lại đồng thời giới thiệu thêm kháchcho khách sạn
Quan điểm của khách sạn là kết hợp chặt chẽ giữa chính sách sản phẩm vàchính sách giá cả, giữ giá ở mức phù hợp và cạnh tranh, kết hợp nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ một cách tối đa có thể Khách hàng sẽ không bỏ kháchsạn chỉ vì giá cả có cao hơn các đối thủ khác một ít nhưng chất lượng luôn đượcbảo đảm và khách hàng luôn được tiếp đãi ân cần, nồng hậu
Ưu điểm: - Chính sách giá đa dạng và linh hoạt tùy theo đối tượng
Nhược điểm: - Giá tương đối cao hơn các đối thủ cạnh tranh cùng đẳng cấp
Trang 34
Trang 352.2.1.3 Yếu tố phân phối (Place)
Khách sạn Celadon Palace Hue sử dụng 2 kênh phân phối chủ yếu là:
+ Kênh phân phối trực tiếp qua các công ty thương mại, các văn phòng đạidiện, đại sứ quán…chiếm 25% lượng khách đến khách sạn Khách sạn trực tiếpliên hệ với các văn phòng đại diện, các công ty thương mại, các đại sứ quán…chủ yếu ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu vềkhách sạn và sản phẩm dịch vụ của mình để khi có dịp đi công tác hay nghỉ mát,
họ sẽ giới thiệu đến với khách sạn Lượng khách của kênh phân phối này khôngnhiều do các đại sứ quán thường xuyên có khách đến Huế là khách hàng thânthiết của các đối thủ cạnh tranh cùng đẳng cấp ra đời trước của khách sạn
Nhược điểm: - Lượng khách từ kênh phân phối này còn ít
+ Kênh phân phối gián tiếp thông qua các đại lý du lịch, kênh này thu hút65% lượng khách du lịch trong và ngoài nước của khách sạn do khách sạn cónhiều mối quan hệ tốt và thân thiết với các công ty du lịch như Saigontourist,Vietravel, Apex Vietnam, Indochina Service…
Ưu điểm:: - Khách sạn có nhiều mối quan hệ tốt và thân thiết với các
công ty du lịch+ Kênh phân phối gián tiếp thông qua các website chuyên về đặt phòngkhách sạn (chiếm 10%) như Synxis, Expedia, Splendia, RatesToGo, Agoda…,khách hàng của các website này chủ yếu là khách nước ngoài Kênh phân phốinày hiện đang được các khách sạn đặc biệt quan tâm đến vì tính hiệu quả, linhhoạt và trực tiếp tiếp cận đến các khách hàng một cách chân thật và rõ ràng nhấthình ảnh của khách sạn Trên các website này, khách sạn có thể đăng toàn bộthông tin, hình ảnh và tất cả các sản phẩm dịch vụ mà khách sạn đang có, tựđộng đăng và cập nhật giá cả phòng thay đổi tùy theo số lượng lưu trú tại kháchsạn đông hay vắng khách Tuy nhiên, kênh phân phối này chưa thực sự đượcban lãnh đạo khách sạn Celadon Palace Hue quan tâm và chú trọng đến vì chưahiểu thấu đáo về lợi ích và hiệu quả của kênh phân phối này mang lại
Nhược điểm: - Chưa được sự quan tâm và đầu tư của Ban lãnh đạo
Trang 362.2.1.4 Yếu tố con người (People)
Khách sạn Celadon Palace hiện tại có tổng cộng 13 bộ phận, bao gồm:
Bảng 2.5: Số lượng nhân viên của các bộ phận
Nguồn: Phòng nhân sự của khách sạn (2011)
Con người là nhân tố rất quan trọng trong việc hoàn thành nên sản phẩmdịch vụ trong khách sạn Vì thế khách sạn có sự phân bố chức năng và nhiệm vụchính đến từng bộ phận một cách rõ ràng Tuy nhiên mỗi nhân viên trong kháchsạn đều phải biết và hiểu khái quát về thông tin khách sạn và các sản phẩm dịch
vụ của khách sạn để có thể trả lời khách hàng về bất cứ vấn đề gì họ cần biết.Công tác điều hành được các nhân viên thực hiện tương đối chặt chẽ, chính xác
Trang 37Khách sạn luôn tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ củamình như mời các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ, chuyên môn, các kỹ nănggiao tiếp và phục vụ khách hàng, các nhân viên có kinh nghiệm luôn kèm cặpđội ngũ nhân viên mới vào nghề Phong cách phục vụ và thái độ của nhân viên
là một trong những yếu tố quan trọng để làm hài lòng khách và kéo khách quaylại với khách sạn trong những lần khác
Muốn nâng cao văn minh phục vụ thì điều đầu tiên là phải nâng cao nghiệp
vụ phục vụ, thái độ của nhân viên đối với khách hàng Trước khi vào làm việctất cả nhân viên của khách sạn đều được đào tạo rất chu đáo cả về nghiệp vụcũng như về thái độ phục vụ như: bất cứ cán bộ hay nhân viên nào khi gặpkhách đều phải chào hỏi, phải luôn tươi cười niềm nở khi phục vụ, phải đi đứngnhẹ nhàng trong khách sạn, nhân viên không được đi cầu thang của khách trừtrường hợp cấp bách,…
Tuy nhiên, do Huế là một vùng đất cố đô, vấn đề tuyển dụng và đào tạo làmột khó khăn rất lớn cho phòng nhân sự của khách sạn Với vị trí nhân viên, sốlượng lao động địa phương được đào tạo nghiệp vụ khách sạn rất ít hoặc nếu cóbiết chút ít nghiệp vụ hay ngoại ngũ thì cũng cần phải đào tạo lại khi trúngtuyển Với vị trí trưởng các bộ phận, rất khó tìm được những người thực sự giỏi
và có kinh nghiệm chịu làm việc tại Huế, một nơi mới bắt đầu phát triển về dulịch khách sạn, thời tiết khắc nghiệt, không khí yên tĩnh trầm mặc Những người
có kinh nghiệm thường sống và làm việc tập trung ở các thành phố lớn nhưThành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, khó để có thể di chuyển cả gia đình họ đếnHuế sinh sống; nếu có người có kinh nghiệm và nghiệp vụ đồng ý làm việc tạiHuế thì lương phải trả cho họ rất cao, hơn nữa họ cũng không gắn bó lâu dài vớikhách sạn vì họ không thể xa gia đình quá lâu Chi phí đào tạo cũng là một vấn
đề khó khăn cho khách sạn khi lực lượng nhân viên luôn thường xuyên thay đổi.Nhân viên được đào tạo xong, làm việc một thời gian ngắn để lấy kinh nghiệmlàm việc tại một khách sạn 05 sao tiêu chuẩn quốc tế, sau đó nếu có một đề nghịlương cao hơn hoặc một vị trí cao hơn ở các khách sạn tiêu chuẩn thấp hơn, họ
Trang 38sẽ mau chóng chuyển đổi công việc Việc nhân viên phục vụ liên tục thay đổicũng sẽ gây cho các khách thường xuyên của khách sản cảm giác khách sạn hoạtđộng không ổn định Đây là điều rất bất lợi cho khách sạn.
Khách sạn có đội ngũ nhân viên giám sát rất năng động, luôn giám sát mọihoạt động của nhân viên một cách chặt chẽ Đội ngũ này luôn đi kiểm tra vàphát hiện những sai sót của nhân viên để chấn chỉnh kịp thời Khách sạn thihành chế độ kỷ luật rất nghiêm khắc, không nhân nhượng bất cứ một hành động
vi phạm kỷ luật của nhân viên nào Khi vi phạm nhân viên đều bị phạt tiền, nặng
có thể bị đuổi việc Khách sạn khuyến khích các nhân viên thuộc tên của kháchhàng để họ có cảm giác được quan tâm hết sức đặc biệt, họ sẽ rất vui mừng khi
có được cảm giác này Đối với một số khách quan trọng (khách VIP) và kháchquen thì nhân viên buộc phải thuộc tên khách
Khách sạn xây dựng bầu không khí giữa các nhân viên trong khách sạn rấttốt: khuyến khích mọi người tham gia tổ chức công đoàn; quan tâm đến đời sốngcán bộ công nhân viên thể hiện qua bữa ăn của nhân viên trong khách sạn, trongcanteen có đặt tivi,…Nhưng vào dịp lễ tết khách sạn chưa có chế độ tiền thưởngphù hợp Khách sạn luôn cố gắng tạo nên sự liên kết giữa các bộ phận trongkhách sạn, khi cần thiết thì bộ phận này có thể giúp đỡ bộ phận khác một sốcông việc có thể làm được
2.2.1.5 Yếu tố chương trình (Programing)
Nhận thấy thị trường Huế hiện tại có rất ít những hoạt động vui chơi giải trítinh thần cho khách du lịch khi đến đây, khách sạn Celadon Palace Hue đã đầu
tư nghiên cứu và tổ chức nhiều chương trình hoạt động riêng cho khách trong vàngoài khách sạn Chương trình chỉ rõ cho khách hàng các loại dịch vụ, thời gian,không gian và các điều kiện tiêu dùng Việc tạo ra nhiều chương trình hấp dẫn,phong phú này vào các dịp lễ, Tết, hè hoặc mùa thấp điểm sẽ giúp khách hàngcảm thấy thú vị và kích thích nhu cầu du lịch của khách và giúp khách sạn tăngdoanh thu
Ví dụ một số chương trình thường xuyên của khách sạn như:
Trang 38
Trang 39 Chủ nhật hằng tuần: Chương trình hòa nhạc ngoài trời được tổ chức
Biểu diễn ngay trước khách sạn
từ 17g00 đến 18g00
Thứ Ba đến Chủ nhật hằng tuần: Ban nhạc quốc tế
Trình diễn tại nhà hàng Au Rendezvous
Từ 18g00 đến 23g00 vào thứ Ba đến thứ Bảy
Từ 19g30 đến 23g00 vào Chủ nhật
Ví dụ một số chương trình tổ chức vào các dịp lễ, Tết:
Ngày Valentine 14/02: Ăn tối dành cho 02 người trong ánh nến lung linh
Thưởng thức những giai điệu violon trữ tình
Giáng Sinh 24-25/12: Chương trình ăn tối tự chọn mùa lễ hội
Từ 18g00 đến 22g00 ngày 24 và 25/12Thưởng thức âm nhạc của ban nhạc Jazz quốc tếChào đón Giáng sinh
Năm mới 31/12: Chương trình lễ hội chào đón năm mới
Thưởng thức các món ăn Âu – Á đặc trưngThưởng thức ca nhạc quốc tế, khiêu vũ, ảo thuậtChào đón khoảnh khắc giao thừa
Từ 18g00 ngày 31/12 đến 01g30 ngày 01/01
Ưu điểm:- Các sản phẩm và dịch vụ của khách sạn được khách hàng biết đến
- Khách hàng dễ dàng chủ động trong việc lựa chọn
Nhược điểm:- Lượng khách tham gia không nhiều
2.2.1.6 Yếu tố xúc tiến (Promotion)
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thì công tác xúc tiến là rấtquan trọng, nhằm mục đích cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, gây ấntượng với họ và thuyết phục họ mua sản phẩm của mình Công tác xúc tiếnkhuyếch trương sản phẩm này phải gắn với chất lượng sản phẩm Quảng cáo chỉ
có sức mạnh khi sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu củakhách hàng Nếu quảng cáo không đúng với chất lượng thực tế thì quảng cáo chỉ