THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN CELADON PALACE HUE
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh quý IV-2009 và năm 2010
Các chỉ tiêu Năm thực hiện
Quý IV - 2009 (*) 2010 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng doanh thu 6,717 100,00 25,687 100,00
Doanh thu lưu trú 5,685 84,64 20,160 78,48
Doanh thu ăn uống 1,011 15,05 5,390 20,98
Doanh thu khác 0,021 0,31 0,137 0,53
Tổng chi phí 4,430 17,724
Tổng quỹ lương 1,020 4,334
Tiền lương bình quân 0,0018 0,0021
Lợi nhuận trước thuế 2,287 7,963
Thuế thu nhập doanh nghiệp 0,572 1,991
Lợi nhuận sau thuế 1,715 5,972
Tỷ lệ % chi phí trên doanh thu 65,95% 69,00%
Công suất phòng 35,82% 28,54%
Tổng số nhân viên 189 người 152 người
Ghi chú: Năm 2009, đơn vị chỉ hoạt động trong 03 tháng bắt đầu từ tháng 10-2009
Nguồn: Phòng kế toán của khách sạn (2011)
Phân tích:
1) Về tổng doanh thu:
Bình quân doanh thu mỗi tháng trong năm 2009 là 2,239 tỷ; trong khi đó năm 2010 là 2,140 tỷ, như vậy doanh thu do hoạt động sản xuất kinh doanh có giảm sút.
o Doanh thu lưu trú: Bình quân mỗi tháng trong năm 2010 (1,680 tỷ) chỉ đạt
88.65% so với năm 2009 (1,895 tỷ). Như vậy, vấn đề cần quan tâm là phần tiếp thị khách hàng (do năm 2009 mới khai trương, khách sạn có nhiều hình thức khuyến mãi nên có lượng khách lưu trú đông, do vậy cần phải có chiến dịch khuyến mãi khách lưu trú để tăng doanh thu lưu trú).
o Doanh thu ăn uống: Bình quân mỗi tháng trong năm 2010 (449 triệu) tăng
lên đến 133,23% so với 2009 (337 triệu). Khách sạn đã biết tận dụng lợi thế về ẩm thực như thức ăn ngon, đa dạng các món Việt Nam, Âu, Á, quốc tế, quầy bar có ban nhạc quốc tế phục vụ mỗi tối, khung canh sang trọng, không gian rộng lớn (sức chứa có thể lên đến 500 khách một lúc), có phòng riêng biệt theo yêu cầu của khách để thu hút khách hàng làm tăng doanh thu cho khách sạn.
o Doanh thu khác: Trong 03 tháng cuối năm 2009, doanh thu khác chỉ đạt
21 triệu (mỗi tháng 7 triệu) trong khi đó năm 2010, lĩnh vực này chiếm được doanh số là 137 triệu (mỗi tháng đạt gần 12 triệu). Điều này cho thấy đơn vị đã biết tận dụng những dịch vụ bổ sung khác như cho thuê phòng hội họp, tổ chức tiệc, tổ chức tour đi tham quan di sản văn hóa Huế và các địa điểm du lịch nổi tiếng lân cận, dịch vụ spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, cho thuê sân chơi tennis, cho thuê xe đón rước từ sân bay…để làm tăng doanh thu.
2) Về tổng chi phí:
Năm 2009, khách sạn chỉ bắt đầu hoạt động từ 01/10/2009, bình quân chi phí mỗi tháng năm 2010 là 1,477 tỷ và năm 2009 là 1,476 tỷ, như vậy xem như chi phí tương đương nhau. Quý IV-2009, do mới đi vào hoạt động nên khách sạn phải tốn rất nhiều chi phí như chi phí xây dựng, trang trí, chi phí trồng cây xanh, chi phí dọn dẹp, chi phí quản lý vận hành ban đầu, chi phí cho các chương trình quảng cáo khuyến mãi và chiêu đãi khách khi khai trương …, nhưng năm 2010 khách sạn đã đi vào hoạt động các chi phí xây dựng, trang trí, chi phí trồng cây xanh, chi phí dọn dẹp gần như không còn nữa, các chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chiêu đãi khách đã giảm rất nhiều nhưng mức chi phí vẫn tương đương với chi phí của năm 2009. Như vậy, đơn vị cần rà soát để giảm bớt các khoản chi phí, tăng thêm lợi nhuận.
3) Về tỷ lệ % chi phí trên doanh thu:
Tỷ lệ % chi phí trên doanh thu năm 2010 là 69% trong khi đó năm 2009 là 65,95%. Điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh không đạt hiệu quả cao do tỷ suất này vượt cao gần 5% so với năm 2009.
4) Về Lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế bình quân của mỗi quý năm 2010 (1,368 tỷ) chỉ đạt 79,77% so với quý IV – 2009 (1,715 tỷ). Điều này cho thấy: đơn vị hoạt động không được hiệu quả, cần phải củng cố nhiều mặt để phát triển bền vững.