Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân và chỉ hiện thị kết quả ở ô AE5 khi có kết quả trung bình học kì II Rê chuột đến góc dưới bên trái ô AE5 xuất hiện dấu cộng màu đen giữ chu
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) truyền thông đã mang lại những thay đổi lo lớn trong đời sống kinh tế xã hội của nhân loại Ở Việt Nam, việc ứng dụng và phát triển CNTT đã được triển khai mạnh mẽ, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một nhân tố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của Việt Nam Việt Nam coi Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực ưu tiên, đặt nền móng cho những đột phá về phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao nói riêng, trong công cuộc CNH – HĐH đất nước nói chung
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập” Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” (Trích Chỉ thị
số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005)
Mỗi giáo viên cần nâng cao trình độ CNTT để phụ vụ công tác giảng dạy ( giáo viên bộ môn), quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm Mặt khác, Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 58/2011/TT-BGDĐT – Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT(áp dụng từ học kì II năm học 2011-2012).Nhằm giúp giáo viên thực hiện thông tư này nhanh chóng và chính xác ,do tính cấp thiết trên tôi chọn đề tài: “ỨNG DỤNG CNTT
ĐỂ TÍNH ĐIỂM, XẾP LOẠI HỌC LỰC THEO THÔNG TƯ 58/2011/TT-BGDĐT”
Trang 2II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Phần 1: Lập bảng tính điểm trung bình các môn học tính điểm Tính điểm trung bình học kỳ I
Tạo mẫu như sau:
Tại ô P5 ta nhập công thức:
=IF(COUNT(C5:O5)>0,ROUND(AVERAGE(C5:O5,J5:O5,O5),1),"")
Trang 3(Giải thích: Công thức trên tính điểm trung bình các ô được nhập số từ ô C5 đến O5:
từ C5 đến I5 hệ số 1, từ J5 đến N5 hệ số 2, O5 hệ số 3 Kết quả được làm tròn đến một chữ
số thập phân và chỉ hiện thị kết quả ở ô P5 khi nhập ít nhất một số trong các ô từ C5 đến O5)
Rê chuột đến góc dưới bên trái ô P5 (xuất hiện dấu cộng màu đen) giữ chuột trái rồi kéo xuống phía dưới các ô P5 để coppy công thức xuống các ô bên dưới
Tính điểm trung bình môn HKII
Sử dụng bảng tính điểm trung bình môn HKI Ẩn các cột từ C đến P rồi tạo mẫu như sau:
Tại ô AD5 ta nhập công thức :
=IF(COUNT(Q5:AC5)>0,ROUND(AVERAGE(Q5:AC5,X5:AC5,AC5),1),"")
Trang 4Rê chuột đến góc dưới bên trái ô AD5 (xuất hiện dấu cộng màu đen) giữ chuột trái rồi kéo xuống phía dưới các ô AD5 để coppy công thức xuống các ô bên dưới
Tính điểm trung bình môn CẢ NĂM
Tại ô AD5 ta nhập công thức :
=IF(COUNT(AD5)=1,ROUND(AVERAGE(P5,AD5,AD5),1),"")
(Giải thích:Công thức trên tính điểm trung bình hai ô P5 và AD5 : P5 hệ số 1, AD5
hệ số 2 Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân và chỉ hiện thị kết quả ở ô AE5 khi có kết quả trung bình học kì II)
Rê chuột đến góc dưới bên trái ô AE5 (xuất hiện dấu cộng màu đen) giữ chuột trái rồi kéo xuống phía dưới các ô AE5 để coppy công thức xuống các ô bên dưới
Cách tạo bảng tính như trên rất thuận lợi trong việc in ra giấy
Trang 5Phần 2: Lập bảng tính điểm trung bình các môn học xếp loại
Tạo mẫu như sau:
Tại ô O5 ta nhập công thức:
=IF(AND(COUNTA(C5:M5)>2,COUNTA(N5)=1),IF(AND(COUNTIF(N5,"Đ")=1, ((COUNTIF(C5:N5,"Đ"))/(COUNTA(C5:N5))>=2/3)),"Đ","CĐ"),"")
(Công thức này tính TBm hkI)
Trang 6Tại ô AB5 ta nhập công thức:
=IF(COUNTA(AA5)=1,IF(AND(COUNTIF(AA5,"Đ")=1,
((COUNTIF(P5:AA5,"Đ")/COUNTA(P5:AA5))>=2/3)),"Đ","CĐ"),"")
(Công thức trên tính TBm hkII)
Tại ô AC5 ta nhập công thức:
=IF((COUNTIF(AB5,"Đ")+COUNTIF(AB5,"CĐ"))=1,REPT(AB5,1),REPT(O5,1)) (Công thức này tính TBm cn)
(Các công thức trên điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học đánh giác bằng nhận xét theo thông tư 58 – 2011 của Bộ GD&ĐT
(Điều 10 Mục 2
2 Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8
và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại
b) Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học
kỳ II xếp loại CĐ
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ
3 Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học)
Trang 7Phần 3: Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học, xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
Tạo mẫu như sau:
1 ) Tính điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
Tại ô P5 nhập công thức:
=IF(COUNT(C5:L5)>0,ROUND(AVERAGE(C5:L5),1),"")
Trang 8Giải thích:
+ Công thức trên điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học theo thông tư 58 – 2011 của
Bộ GD&ĐT
(Điều 11 Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1 Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm
2 Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm
3 Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.)
+ Công thức trên tính điểm trung bình các ô được nhập số từ ô C5 đến L5: ô C5 và ô G5 hệ số 2 Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân và chỉ hiện thị kết quả ở ô P5 khi nhập ít nhất một số trong các ô từ C5 đến L5)
Rê chuột đến góc dưới bên trái ô P5 (xuất hiện dấu cộng màu đen) giữ chuột trái rồi kéo xuống phía dưới các ô P5 để coppy công thức xuống các ô bên dưới
2) Xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
Tại ô Q5 nhập công thức:
=IF(COUNT(C5:L5)>1,IF(COUNT(E5)=1,IF(AND(P5>=8,OR(C5>=8,G5>=8),C5>=6.5, D5>=6.5,E5>=6.5,F5>=6.5,G5>=6.5,H5>=6.5,I5>=6.5,J5>=6.5,K5>=6.5,L5>=6.5,
(COUNTIF(M5:O5,"CĐ"))<1),"G",IF(AND(P5>=6.5,OR(C5>=6.5,G5>=6.5),C5>=5,D5>
=5,E5>=5,F5>=5,G5>=5,H5>=5,I5>=5,J5>=5,K5>=5,L5>=5,
(COUNTIF(M5:O5,"CĐ"))<1),"K",IF(AND(P5>=5,OR(C5>=5,G5>=5),C5>=3.5,D5>=3 5,E5>=3.5,F5>=3.5,G5>=3.5,H5>=3.5,J5>=3.5,J5>=3.5,K5>=3.5,L5>=3.5,
(COUNTIF(M5:O5,"CĐ"))<1),"Tb",IF(AND(P5>=3.5,OR(C5>=3.5,G5>=3.5),C5>=2,D5
>=2,E5>=2,F5>=2,G5>=2,H5>=2,J5>=2,J5>=2,K5>=2,L5>=2),"Y","Kém")))),
Trang 9(IF(AND(P5>=8,OR(C5>=8,G5>=8),C5>=6.5,D5>=6.5,F5>=6.5,G5>=6.5,H5>=6.5,I5>= 6.5,J5>=6.5,K5>=6.5,L5>=6.5,
(COUNTIF(M5:O5,"CĐ"))<1),"G",IF(AND(P5>=6.5,OR(C5>=6.5,G5>=6.5),C5>=5,D5>
=5,F5>=5,G5>=5,H5>=5,I5>=5,J5>=5,K5>=5,L5>=5,
(COUNTIF(M5:O5,"CĐ"))<1),"K",IF(AND(P5>=5,OR(C5>=5,G5>=5),C5>=3.5,D5>=3
5, F5>=3.5,G5>=3.5,H5>=3.5,J5>=3.5,J5>=3.5,K5>=3.5,L5>=3.5,
(COUNTIF(M5:O5,"CĐ"))<1),"Tb",IF(AND(P5>=3.5,OR(C5>=3.5,G5>=3.5),C5>=2,D5
>=2,F5>=2,G5>=2,H5>=2,J5>=2,J5>=2,K5>=2,L5>=2),"Y","Kém")))))),"")
Giải thích:
+ Công thức trên xếp loại học lực theo Điều 13 Từ mục 1 đến mục 5
thông tư 58 – 2011 của Bộ GD&ĐT
(Điều 13 Từ mục 1 đến mục 5
1 Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong
2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
Trang 102 Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong
2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
3 Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong
2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
4 Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0
5 Loại kém: Các trường hợp còn lại.)
+ Công thức trên xếp loại học lực cho các THCS,THPT (kể cả lớp 6,7 không có môn hoá học)
+ Kết quả chỉ hiện thị kết quả ở ô Q5 khi khi có kết quả ở ô P5)
Rê chuột đến góc dưới bên trái ô Q5 (xuất hiện dấu cộng màu đen) giữ chuột trái rồi kéo xuống phía dưới các ô Q5 để coppy công thức xuống các ô bên dưới
Ẩn cột cột Q
Tại ô R5 nhập công thức: =IF(COUNT(P5)=1,IF(AND(P5>=8,
(COUNTIF(Q5,"Tb"))=1),"K",IF(AND(P5>=8,(COUNTIF(Q5,"Y")
+COUNTIF(Q5,"Kém"))=1),"Tb",IF(AND(P5>=6.5,
(COUNTIF(Q5,"Y"))=1),"Tb",IF(AND(P5>=6.5,
(COUNTIF(Q5,"Kem"))=1),"Y",REPT(Q5,1))))),"")
Trang 11Giải thích:
+ Công thức trên xếp loại học lực theo Điều 13 Mục 6 thông tư 58 – 2011 của Bộ
GD&ĐT
(Điều 13 Mục 6
6 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.)
+ Kết quả chỉ hiện thị kết quả ở ô R5 khi có kết quả ở ô P5)
Rê chuột đến góc dưới bên trái ô R5 (xuất hiện dấu cộng màu đen) giữ chuột trái rồi kéo xuống phía dưới các ô R5 để coppy công thức xuống các ô bên dưới
Trang 12III KẾT QUẢ
- Tính điểm trung bình các môn học tính điểm
Bảng tính điểm trung bình các môn học tính điển theo mẫu trên có thể tính các môn có hai cột điểm miệng, năm cột điểm 15’, năm cột điểm một tiết
- Tính điểm trung bình các môn học xếp loại
Bảng tính điểm trung bình các môn học xếp loại theo mẫu trên có thể xếp loại các môn học Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật
Trang 13- Tính trung bình các môn học kỳ, cả năm học, xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
Bảng tính trung bình các môn học kỳ, cả năm học, xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học theo mẫu trên có thể tính và xếp loại học sinh khối 6,7(không có môn hoá) và các khối 8,9,
… (có môn hoá), có thể xếp loại các học sinh được miễn các môn năng khiếu
Trang 14IV KẾT LUẬN
Qua đề tài này :
- Giúp giáo viên nâng cao trình độ CNTT (bảng tính Excel)
- Giúp giao viên tiếp cận thông tư 58 của Bộ GD&ĐT (áp dụng từ học kì II năm học 2011-2012)
- Giúp giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian, tính điểm và xếp loại học sinh một cách nhanh chóng và chính xác
- Đối với giáo viên mới biết sử dụng máy tính có thể dùng bảng tính đã được viết sẵn
- Thông tư 58/2011/TT-BGD ĐT
- Các hàm cơ bản trong Excel
- Qua Internet
Ngày 25 tháng 01 năm 2012
Người viết SKKN
Nguyễn Minh Trí
Trang 15SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SINH THEO THƠNG TƯ 58/2011/TT-BGD ĐT”
NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN MINH TRÍ
TRƯỜNG PTDT HỮU NHEM PHÒNG GD&ĐT huyện THỚI BÌNH Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- Đặc vấn đề - Đặc vấn đề
- Biện pháp - Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng - Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học - Tính khoa học
- Tính sáng tạo - Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
……….
Ngày tháng năm 2011.
Hiệu trưởng
Xếp loại chung:
……….
Ngày tháng năm 2011.
Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:
Ngày tháng năm 2012
GIÁM ĐỐC