1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12

23 828 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

Việc đưanhững văn bản nghị luận này vào giảng dạy trong chương trình không chỉnhằm mở rộng cho học sinh những kiến thức đa dạng về đời sống, về thểloại văn học, mà còn giúp xây dựng cho

Trang 1

MỤC LỤC

Mở đầu

I Lý do chọn đề tài……… ……….2

II Mục đích nghiên cứu……… … 3

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………3

IV Phương pháp nghiên cứu……….………3

V Nhiệm vụ nghiên cứu… ……….…………3

Nội dung I Cơ sở lí luận và thực tiễn………4

I.1 Cơ sở lí luận……….……… … 4

I.1.1 Văn nghị luận……… ….4

I.1.2 Giá trị thẩm mĩ trong văn bản văn học và văn bản nghị luận…… …4

I.2 Cơ sở thực tiễn……….…6

I.2.1 Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12……… 6

I.2.2 Mục đích của việc hướng dẫn khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận……… …… ……… ….7

I.2.3 Thực trạng của việc dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường phổ thông………7

II Một số kinh nghiệm khai thác giá trị thẩm mĩ khi dạy bài đọc – hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12….……… …

8 II.1 Khai thác giá trị thẩm mĩ của văn bản nghị luận qua tư tưởng và tình cảm….……….……… 8

II.2 Khai thác giá trị thẩm mĩ qua nghệ thuật lập luận………11

II.3 Khai thác giá trị thẩm mĩ qua hệ thống ngôn ngữ………13

II.4 Khai thác giá trị thẩm mĩ qua các phương tiện và biện pháp tu từ từ ngữ, cú pháp……… …14

Kết luận I Hiệu quả của đề tài……… ………… 18

II Bài học kinh nghiệm……… ……… 18

III Một số kiến nghị ……….……….……….19

Tài liệu tham khảo……… …… 21

Trang 2

Đề tài:

KHAI THÁC GIÁ TRỊ THẨM MĨ TRONG DẠY HỌC

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN LỚP 12

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Trong chương trình ngữ văn THPT, bên cạnh các tác phẩm văn họcthuộc thể loại thơ, truyện, kịch, còn có một số văn bản nghị luận Việc đưanhững văn bản nghị luận này vào giảng dạy trong chương trình không chỉnhằm mở rộng cho học sinh những kiến thức đa dạng về đời sống, về thểloại văn học, mà còn giúp xây dựng cho học sinh thái độ đúng đắn, quanđiểm tiến bộ, hình thành những phẩm chất cao đẹp, rèn luyện những kĩnăng cần thiết cho các em về sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận, năng lựcứng xử trước những vấn đề trong đời sống

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc giảng dạy và tiếp nhận các tácphẩm thuộc thể loại này chưa được chú ý đúng mức, giáo viên còn gặpkhông ít khó khăn trong việc tạo sức hấp dẫn cho giờ dạy Trong chươngtrình, số tác phẩm nghị luận hiện đại được đưa vào giảng văn rất ít so vớivăn hình tượng (như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca…) Việc giảng văn đọc– hiểu tác phẩm văn nghị luận cũng còn phiến diện Phần lớn giáo viênthường chỉ chú ý đến nội dung, hướng dẫn học sinh khai thác tư tưởng yêunước, yêu chính nghĩa, niềm tự hào dân tộc… mà chưa chú ý đến vẻ đẹpthẩm mĩ của những áng văn chính luận đó Nói đúng hơn là chưa xuất phát

từ đặc trưng của văn nghị luận, từ các hình thức nghệ thuật để chỉ ra vẻ đẹpcủa nội dung tư tưởng Vì đó không chỉ là những áng văn nghị luận mẫumực mà còn là tác phẩm nghệ thuật đích thực

Làm thế nào để giúp các em không chỉ lĩnh hội được những tri thứchàm chứa trong văn bản mà còn có sự rung cảm trước vẻ đẹp văn chương

Trang 3

của tác phẩm nghị luận? Đó quả là một vấn đề mà không ít giáo viên trăntrở Bởi vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và tình hình thực tiễn,

người viết chọn đề tài Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc - hiểu văn bản nghị luận lớp 12, nhằm góp thêm một vài kinh nghiệm trao đổi với

đồng nghiệp để cùng nâng cao hiệu quả của việc dạy văn

II Mục đích nghiên cứu

Đề tài này có mục đích làm rõ thực trạng dạy đọc hiểu văn bản nghịluận ở chương trình Ngữ văn 12 Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuấthướng nâng cao, mở rộng chất lượng dạy học thể loại văn bản này

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Văn bản nghị luận lớp 12 (cả chương trình Cơbản và Nâng cao)

- Đối tượng nghiên cứu: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc– hiểu văn bản nghị luận lớp 12

IV Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài

- Phân tích, tổng kết, so sánh qua các bài dạy

- Khảo sát kết quả học tập của học sinh

V Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc dạy học văn bảnnghị luận trong bộ môn Ngữ văn ở trường THPT

- Phân tích được thực trạng việc dạy học văn bản nghị luận ởtrường phổ thông hiện nay

- Một số kinh nghiệm trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luậnkhối 12 ở trường THPT Gia Hội

Trang 4

NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận và thực tiễn

I.1 Cơ sở lý luận

I.1.1 Văn nghị luận

Văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán,chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc nhiều lĩnh vực đời sốngkhác nhau: chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…Vấn đềđặt ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng rõ Người viết bàn về đúng,sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người đọc, ngườinghe nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin,hành động theo những điều mà mình đề xuất

Xét trên phương diện nội dung, văn nghị luận được chia thành hai

loại thể: văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức), và văn phê bình văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệ

thuật) Văn nghị luận thời trung đại thể hiện ở các bài cáo, chiếu, hịch, bình

sử, điều trần, luận… (như Đại cáo bình Ngô, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Xin lập khoa luật…) Văn nghị luận hiện đại thể hiện ở các lời kêu gọi, bài bình luận, xã luận, tranh luận… rất đa dạng (như Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Một thời đại trong thi ca, Mấy ý nghĩ về thơ…).

Văn nghị luận có những đặc điểm cơ bản như sau: Văn nghị luậnmang tính thuyết lí, biện luận, trực tiếp trình bày tư tưởng, quan điểm củangười viết; văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn, sâu sắc mà còn

có những tình cảm lớn, bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc,đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại; văn nghị luận đòi hỏi tính mạchlạc, chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự chính xác, thuyếtphục của lời văn và lí lẽ

Trang 5

I.1.2 Giá trị thẩm mĩ trong văn bản văn học và văn bản nghị luận

Giá trị thẩm mĩ của văn học là vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộcđời do văn học tạo nên Đó là những bức tranh, những hình tượng sốngđộng, độc đáo, giàu ý nghĩa, có sức lôi cuốn và lay động tâm hồn con người(vẻ đẹp trong thiên nhiên, cảnh vật, vẻ đẹp của con người từ những cảnhđời khác nhau trong đời sống hàng ngày, trong chiến trận…) Cái đẹp trongvăn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức Hình thức đẹp lànhững thủ pháp làm cho hình tượng văn học trở nên sinh động, hấp dẫn,nghệ thuật kết cấu tác phẩm một cách hợp lí, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữmột cách điêu luyện… Sự thể nghiệm thẩm mĩ trong nghệ thuật là một hoạtđộng giải trí cao quý của tâm hồn Văn học giúp con người thêm yêu mếncuộc sống, thêm khao khát hướng tới những cái đẹp, cái cao cả…

Là một thể loại đặc biệt của văn học, vẻ đẹp của văn nghị luận khôngphải ở bức tranh đời sống, không phải ở những hình tượng nghệ thuật độcđáo được sáng tạo bằng hư cấu, liên tưởng Giá trị thẩm mĩ của văn nghịluận được bộc lộ ở sự sâu sắc của tư tưởng, sự mãnh liệt của tình cảm, tínhmạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sức thuyết phục của nghị luận

Vì thế, khi dạy đọc hiểu văn bản nghị luận, giáo viên phải nắm chắc

và định hướng cho học sinh thấy được những đặc trưng này của thể loại đểchú ý khai thác Đó là giúp học sinh cảm nhận được những giá trị thẩm mĩ –

vẻ đẹp mĩ cảm của văn bản nghị luận Qua một giờ đọc văn, học sinh khôngchỉ khám phá được các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà còncảm thụ được vẻ đẹp của một tác phẩm văn học được cất lên từ tâm hồn,trái tim người nghệ sĩ Để làm được điều đó, người giáo viên còn cần phải

có một vốn hiểu biết phong phú về những yếu tố làm nên giá trị thẩm mĩcủa văn bản nghị luận Hơn thế nữa phải thực sự đồng cảm, thâm nhập vàotác phẩm để cùng với học sinh có những rung động thẩm mĩ trước những vẻđẹp của văn bản

Trang 6

I.2 Cơ sở thực tiễn

I.2.1 Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12

Bảng hệ thống các tác phẩm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12

Phạm Văn Đồng Đọc – hiểu

Phạm Văn Đồng Đọc – hiểu

Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng

Nguyễn Đăng Mạnh Đọc thêm

Nhận xét: Những văn bản nghị luận được học trong chương trình 12 đều làtác phẩm nghị luận hiện đại Chỉ có hai tác phẩm được PPCT bố trí dạy

trong hai tiết (Tuyên ngôn độc lập, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc), hai tác phẩm còn lại (Mấy ý nghĩ về thơ, Đô-

Trang 7

xtôi-ép-xki ) là bài đọc thêm Chương trình Nâng cao có thêm bài đọc thêm

Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng.

I.2.2 Mục đích của việc hướng dẫn khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận

Với tác phẩm văn học nói chung và với văn bản nghị luận nói riêng,giá trị thẩm mĩ là đặc trưng cơ bản, làm nên sức cuốn hút và rung cảm đặcbiệt đối với độc giả Khai thác những biểu hiện này trong đọc hiểu văn bảnnghị luận sẽ giúp học sinh phám phá những vẻ đẹp của tác phẩm cả về tưtưởng, tình cảm và nghệ thuật lập luận, nghệ thuật ngôn từ Để từ đó cuốnhút học sinh vào bài học, giúp các em thích thú, đam mê hơn trong việc tìmhiểu những văn bản thuộc thể loại này Không những vậy, còn khơi gợi ởcác em những xúc cảm thẩm mĩ từ tác phẩm

Hướng đến giá trị thẩm mĩ của văn bản nghị luận không chỉ có ýnghĩa bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho các em mà còn nhằm bồi dưỡng chohọc sinh kĩ năng tư duy một cách khoa học, biện chứng

I.2.3 Thực trạng của việc dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường phổ thông

Phần lớn các giờ dạy đọc – hiểu văn bản nghị luận trong nhà trườngphổ thông còn ít chú trọng về việc hướng dẫn học sinh khai thác giá trịthẩm mĩ trong tác phẩm nghị luận Thiếu chất văn, nên những giờ học vănbản nghị luận đối với học sinh thường nặng nề, khô cứng và thiếu hứng thú,hấp dẫn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này Trước hết là do đặctrưng của thể loại Văn nghị luận là lối văn thiên về trình bày các ý kiến, lí

lẽ, với các thao tác lập luận chủ yếu như giải thích, phân tích, chứng minh,bác bỏ, so sánh… Văn nghị luận là kết quả của tư duy logic nhằm tác độngvào lí trí, nhận thức của người đọc Cho nên giáo viên khi hướng dẫn học

Trang 8

sinh tìm hiểu văn bản nghị luận thường sa vào lối mòn khai thác những luận

đề, luận điểm và cách thức lập luận của văn bản, dẫn đến giờ học gần vớimột tiết học làm văn

Văn bản nghị luận được chọn học trong chương trình phổ thông làsản phẩm tư duy của các tác giả có tầm văn hóa lớn, vì thế lượng kiến thứchàm chứa trong văn bản rất lớn Khi giảng dạy văn bản, giáo viên thườnghay ôm đồm kiến thức, nên tập trung vào việc khai thác mặt này của vănbản mà bỏ rơi phần khám phá vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm

II Một số kinh nghiệm khai thác giá trị thẩm mĩ khi dạy bài đọc – hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12

II.1 Khai thác giá trị thẩm mĩ của văn bản nghị luận qua tư tưởng và tình cảm

II.1.1 Vẻ đẹp của tư tưởng

Như đã nói ở trên, sức mạnh của văn nghị luận trước hết là ở sự sâusắc của tư tưởng, tình cảm Viết văn nghị luận là nhằm bày tỏ một cách trựctiếp tư tưởng, quan điểm của người viết về vấn đề thông qua một hệ thốnglập luận chặt chẽ Tuy nhiên, với tất cả nhiệt tình bảo vệ chân lí mà mìnhtheo đuổi, lí trí, lí lẽ ở đây đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, chín muồi, gắn bóchặt chẽ và chuyển hóa thành tình cảm

Ví dụ:

+ Về mặt tư tưởng, có thể khẳng định Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm kết

tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập,

tự do Cần gợi dẫn để học sinh thấy rằng, cả hai phẩm chất này của tácphẩm là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trongnhững trào lưu tư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm quốc tế, vừa mang ý nghĩanhân đạo của nhân loại thế kỉ XX

Trang 9

Khi phân tích Tuyên ngôn độc lập, nên cho học sinh so sánh với

những bản “tuyên ngôn độc lập” trước đó để thấy Hồ Chí Minh đã kế thừa

và có những sáng tạo gì về mặt tư tưởng (Chẳng hạn: Bình Ngô đại cáo

khẳng định nền độc lập qua văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập

quán, lịch sử…; thì Tuyên ngôn độc lập viết trong thời đại mới nên khẳng

định nền độc lập xuất phát từ quyền của mỗi cá nhân, của dân tộc; So sánhvới hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ để thấy Bác có những quan điểmtiến bộ và sâu sắc, từ quyền con người Bác nâng lên thành quyền dân tộc…)

+ Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ của Phạm VănĐồng về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Người viết khẳng định,Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, vì thơ văn của ông đã ghi lại đượcmột chặng đường lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại”, vì thơ văn của ông đãtrở thành vũ khí chiến đấu vì nước vì dân, vì Nguyễn Đình Chiểu đã mangnghệ thuật về gần với những con người bình dị Qua cuộc đời và sự nghiệpcủa nhà thơ mù đất Đồng Nai, Phạm Văn Đồng đã liên hệ sâu sắc với thờiđại, với lí tưởng tiến bộ nhất lúc bấy giờ - đấu tranh để bảo vệ nền độc lập

tự do của dân tộc, và với trách nhiệm cao quý của một người cầm bút trướcvận mệnh của nhân dân và đất nước

Có thể thấy, các áng văn nghị luận tiêu biểu thường nêu các vấn đềmới mẻ, độc đáo, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng cao đẹp của con người

Đó có thể là những tư tưởng chính nghĩa, quan điểm nhân văn, lập trườngcách mạng, quan điểm nghệ thuật… Các tư tưởng ấy bộc lộ sự sâu sắc của

lí trí, sự phóng khoáng của tâm hồn, sự kiên định của niềm tin Vì thế, khidạy văn bản nghị luận, cần hướng dẫn học sinh nắm bắt được các tư tưởnglớn và cách suy nghĩ của người viết Bởi, vẻ đẹp trí tuệ của văn nghị luậnkhông chỉ hình thành lí tưởng tiến bộ mà còn giúp cho tư duy con ngườithêm nhạy bén và sắc sảo

Trang 10

II.1.2 Vẻ đẹp của tình cảm

Sức hấp dẫn của văn nghị luận còn ở “mạch chìm” của những tìnhcảm lớn Vì văn nghị luận cũng nằm trong quy luật sáng tạo của văn học

nghệ thuật “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.

Nếu thiếu đi tình cảm thì văn nghị luận chỉ là những câu chữ vô hồn, nhữngluận thuyết khô khan, cứng nhắc, dù lí lẽ có hay đến mấy cũng khó chạmđược vào trái tim của con người

Khi dạy văn bản nghị luận không thể không hướng dẫn học sinhphân tích những sắc thái tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản Bởi nó

là một phương diện nội dung quan trọng của văn bản, đồng thời, phải chỉcho học sinh thấy nếu thiếu đi tình cảm, nhiệt huyết của người viết thì vănnghị luận sẽ mất đi bao nhiêu sự hấp dẫn của nó Văn nghị luận không chỉtác động vào lí trí mà cả tình cảm, ý chí, niềm tin của độc giả Hơn nữa,chính tình cảm của người viết đã tăng cường tính thuyết phục cho lập luận

Ví dụ:

+ Với bài đọc – hiểu Tuyên ngôn độc lập, cần để học sinh đồng cảm với

cảm hứng dạt dào của người viết qua mỗi phần của văn bản: đó không chỉ

là niềm hân hoan, tự hào trước niềm vui độc lập của dân tộc, mà còn làniềm căm phẫn tột cùng trước tội ác của kẻ thù, là niềm đau xót vô hạntrước sự điêu linh của dân chúng, đồng thời còn là ý chí, quyết tâm kiênquyết bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành lại được… Tất cả nhữngbiểu hiện đó đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc củaChủ tịch Hồ Chí Minh

+ Trong Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, cảm hứng của người viết

không chỉ là bày tỏ tình cảm tiếc thương mà nổi bật là cảm hứng ngợi ca,trân trọng đối với một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam

Trang 11

+ Từ văn bản Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, cần thấy được tâm huyết của người cầm bút - một con người luôn gắn

bó với Tổ quốc, nhân dân, luôn trân trọng những giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc

Cảm nhận được vẻ đẹp của tình cảm trong văn nghị luận cũng đồngnghĩa với việc các em được đắm mình trong “suối nguồn” của tình yêu chân

lí, yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu con người… Những xúc cảm thẩm mĩ

đó sẽ nuôi dưỡng và bồi đắp cho các em những tình cảm sâu sắc, đúng đắn

về thời đại, dân tộc, nhân loại Vì thế, trong một giờ đọc – hiểu văn bảnnghị luận, nếu các em chưa cảm nhận được những lời tâm huyết, nhữngnhịp đập trái tim của người cầm bút thì sẽ thiếu sót biết bao nhiêu!

II.2 Khai thác giá trị thẩm mĩ qua nghệ thuật lập luận

Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính lập luận chặt chẽ Vănnghị luận không dùng hư cấu, không dựa vào trí tưởng tượng mà dựa vào tưduy lô gích nhằm trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết Nếu chấtliệu của văn chương thẩm mĩ là những chi tiết để xây cất nên những hìnhtượng nghệ thuật, thì trong văn nghị luận đó là hệ thống luận điểm, luậnchứng, luận cứ Khi dạy học văn bản nghị luận, nhất thiết phải hướng dẫnhọc sinh nắm rõ đặc trưng và cảm nhận được vẻ đẹp của thể loại ở phươngdiện này

Ví dụ:

- Một bài văn nghị luận muốn có sức thuyết phục cao, tác động mạnh mẽđến người đọc, thì người viết phải đưa ra những lập luận và các bằng chứngtiêu biểu, xác đáng Lí lẽ và lập luận giúp người đọc hiểu, còn bằng chứnglàm người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra Chẳng hạn: Để bác bỏnhững luận điệu xảo trá của thực dân Pháp nhằm chuẩn bị thôn tính nước

ta, trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một cuộc tranh

Ngày đăng: 06/03/2015, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, "Từ điển thuật ngữ vănhọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Phạm Viết Chữ, Phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo loại thể, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Viết Chữ, "Phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo loạithể
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Bảo Quyến, Rèn luyện kĩ năng nghị luận, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo Quyến, "Rèn luyện kĩ năng nghị luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
5. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cù Đình Tú, "Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo dục
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy văn ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Hương, "Dạy văn ở trường phổ thông
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Nguyễn Quốc Siêu, Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Siêu, "Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo dục
8. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Trọng Luận, "Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
9. Nguồn tài liệu từ các website: http//tvtl.bachkim.vn;http//phongdiep.net; http//nguvan.hnue.edu.vn; http//vnthuquan.net… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn tài liệu từ các website: "http//tvtl.bachkim.vn
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 12 chương trình Cơ bản và Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w