10 TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu Data Envelopment Analysis – DEA tối thiểu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến k
Trang 11
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Đào
Trang 22
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, và với sự hỗ trợ rất lớn từ thầy cô
và bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Thông qua luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, xin gởi lời cảm ơn đến thầy Đỗ Văn Ninh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài, và cô Phạm Thị Thanh Thủy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thiện bài luận này, và xin gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Ngọc người đã giảng dạy và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, xin cảm ơn anh Xuân Huy đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong việc hoàn thành bài luận này, xin cảm ơn bạn Bích Trâm đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu các doanh nghiệp Xin cảm ơn các thầy cô và anh chị em trong lớp Cao học Kinh
tế 2009 đợt 2 đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Trang 33
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC HÌNH 9
TÓM TẮT 10
PHẦN MỞ ĐẦU 12
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 12
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 14
3 CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15
5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 16
6 KẾT CẤU CHƯƠNG MỤC 19
CHƯƠNG 1 20
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20
1.1.1 Hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật 20
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 20
1.1.1.2 Các quan điểm đánh giá hiệu quả 23
1.1.1.3 Hiệu quả kỹ thuật (Technical effciency) 24
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 24
1.1.2.1 Vốn của doanh nghiệp 24
1.1.2.2 Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp 27
1 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
1.2.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) 28
1.2.2 Giới thiệu phương pháp và mô hình đường bao dữ liệu DEA (data envelopment analysis) 29
Trang 44
1.2.2.1 Giới thiệu phương pháp đường bao dữ liệu DEA 29
1.2.2.2 Thiết lập mô hình đường bao dữ liệu DEA (data envelopment analysis) 31
1.2.3 Mô hình quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất DEACRS và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất DEAVRS 34
1.2.4 Đo lường hiệu quả theo quy mô Scale Efficiency – SE theo phương pháp DEA 36 1.2.5 Ưu và nhược điểm của phương pháp DEA 39
1.2.6 Tóm tắt chương 40
CHƯƠNG 2 41
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 41
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN THẾ GIỚI .41
2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 42
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng nhanh 42
2.2.2 Ngành có sự phân tán cao 42
2.2.3 Những thị trường xuất khẩu lớn và các rủi ro: 44
2.2.4 Triển vọng và chiến lược phát triển ngành 47
2.3 ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 49
2.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 52
2.4.1 Các thông tin chung và đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa 52
2.4.2 Thu thập dữ liệu 58
CHƯƠNG 3 60
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 60
3.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật 60
3.2.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào (Input – oriented)60 3.2.1.1 Đo lường hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào 60
Trang 55
3.2.1.2 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào 72
3.2.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu ra (Output–oriented) 91
3.2.2.1 Đo lường hiệu quả kỹ thuật 91
3.2.2.2 Mức tăng theo hướng tối đa hóa đầu ra 103
CHƯƠNG 4 113
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 113
4.1 Kết luận 113
4.2 Kiến nghị 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 123
PHỤ LỤC 1: Thông tin các công ty thủy sản tỉnh Khánh Hòa 123
PHỤ LỤC 2: Số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2007 – 2010 .131
PHỤ LỤC 3: Kết quả chạy phần mềm DEA 135
Trang 6Ngân hàng Thương Mại
Phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)
Minh Phú Seafood Corp
Hùng Vương Corp
Vĩnh Hoàn Corp
Hiệp hội cá nheo
Sở thương mại
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hội đồng quản lý biển
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Tổng sản phẩm quốc nội
Quy định chống khai thác và đánh bắt thủy sản bất hợp lý
Quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to scale)
Quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to scale)
Trang 77
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp đặc điểm một số thị trường xuất khẩu chính 49
Bảng 2.2 Thống kê mô tả dữ liệu 2007 - 2010 59
Bảng 3.1 Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2007 62
Bảng 3.2 Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2008 64
Bảng 3.3 Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2009 67
Bảng 3.4 Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2010 70
Bảng 3.5 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào CRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2007 74
Bảng 3.6 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào VRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2007 76
Bảng 3.7 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào CRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2008 78
Bảng 3.8 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào VRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2008 80
Bảng 3.9 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào CRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2009 83
Bảng 3.10 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào VRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2009 84
Bảng 3.11 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào CRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2010 86
Bảng 3.12 Mức tiết kiệm theo hướng tối thiểu hóa đầu vào VRS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2010 88
Bảng 3.13 Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu ra của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2007 93
Bảng 3.14 Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối đa hóa đầu ra của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa năm 2008 95
Trang 99
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào 33
Hình 1.2 Mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) tối đa hóa đầu ra 34
Hình 1.3 Hiệu quả theo hướng tối thiểu hóa đầu vào 37
Hình 1.4 Đường chi phí bình quân dài hạn .39
Trang 1010
TÓM TẮT
Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) tối thiểu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất , quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, hiệu quả quy mô với một biến đầu ra và hai biến đầu vào để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa từ năm 2007– 2010 Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng phương pháp tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), tại tỉnh Khánh Hòa năm 2007 có tới 94,74% số doanh nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả kỹ thuật, năm 2008 có 89,47%, năm 2009 có 94,74%, năm 2010 có 92,11% và mức cần giảm trung bình năm 2007 của tài sản của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 81,34%
so với mức hiện tại, mức cần giảm trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu là 80,72% so với mức hiện tại; năm 2008 mức cần giảm trung bình của tài sản là 55,45%; mức cần giảm trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu là 63,10%; năm 2009, mức cần giảm trung bình của tài sản là 71,13%, mức cần giảm trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu
là 77,81% so với mức hiện tại; năm 2010, mức cần giảm trung bình của tài sản là 61,19%, mức cần giảm trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu là 65,23% Ngược lại, nếu sử dụng phương pháp tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), tại tỉnh Khánh Hòa năm 2007 có tới 94,74% số doanh nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả kỹ thuật, năm 2008 có 89,47%; năm
2009 có 94,74%; năm 2010 có 92,11% và mức cần tăng thêm trung bình năm 2007 của doanh thu của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là 79,39% so với mục tiêu, năm 2008 là 59,32%; năm 2009 là 73,31%; năm 2010 là 60,57%
Nếu sử dụng phương pháp pháp tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy
mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) thì kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năm
2007 có tới 84,21% số doanh nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả kỹ thuật, năm
2008 có 81,58%; năm 2009 có 78,95%; năm 2010 có 78,95% và mức cần giảm trung bình của tài sản của các doanh nghiệp năm 2007 là 52,2% so với mức hiện tại, mức cần giảm trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu là 52,91%; năm 2008 là 45,55%, mức cần giảm trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu là 49,66% so với mức hiện tại, năm
2010 mức cần giảm của tài sản là 41,91%, mức cần giảm trung bình của nguồn vốn
Trang 1111
chủ sở hữu là 47,91 Ngược lại, nếu sử dụng phương pháp tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), tại tỉnh Khánh Hòa năm
2007 có tới 84,21% số doanh nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả kỹ thuật, năm
2008 có 78,95%; năm 2009 có 78,95%; năm 2010 có 78,95% và mức cần tăng thêm trung bình năm 2007 của doanh thu so với mục tiêu là 43,14%; năm 2008 là 40,36%; năm 2009 là 38,78%; năm 2010 là 39,86%
Nếu sử dụng phương pháp pháp tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp đánh giá hiệu quả theo quy mô của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa thì kết quả chỉ ra rằng năm 2007 có tới 94,74% doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả theo quy mô, năm 2008 có 89,47%; năm 2009 có 94,74%; năm 2010 có 92,10% Ngược lại, nếu sử dụng phương pháp pháp tối đa hóa đầu ra trong trường hợp đánh giá hiệu quả theo quy mô của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa thì kết quả chỉ ra rằng năm 2007 có tới 94,74 % số doanh nghiệp chế biến không đạt được hiệu quả quy mô, năm 2008 có 89,47%; năm 2009 có 94,74%; năm 2010 có 92,11%
Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô, doanh nghiệp chế biến thủy sản, phân tích màng dữ liệu
Trang 1212
PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế
Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản trên thế giới ở mức cao Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản là rất tiềm năng
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong
đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9% Trong đó EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam
Bênh cạnh đó còn có những rủi ro và thách thức trong ngành thủy sản như:
- Nguồn nguyên liệu không ổn định, chi phí đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản hầu hết là nguồn vốn vay ngân hàng, khó khăn về tín dụng có thể gây khó khăn cho việc chăn nuôi ngành thủy sản, các hộ nông dân có thể bán cá chưa đủ trọng lượng hoặc có thể giải thể do áp lực trả vốn vay, dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào
- Bên cạnh đó, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008, theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất
về nguồn gốc Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ
Trang 1313
- Trong khi đó nhà nhập khẩu Nhật ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, việc kiểm tra được áp dụng với tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam
- Còn xuất khẩu sang Mỹ tình hình có khả quan hơn nhưng điểm gây khó khăn cho việc nhập khẩu vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa
Thêm vào đó, Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào các thị trường trên
Riêng đối với vùng biển Khánh Hoà, đây là vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Nguồn lợi cá biển trong vùng đặc quyền kinh tế ước đạt trên 150.000 tấn/năm và sản lượng khai thác bền vững là 70.000 tấn/ năm, đó là nguồn tài nguyên cho hoạt động đánh bắt thủy sản
Về lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện Khánh Hòa đã có trên 50 xưởng chế biến xuất khẩu thủy sản Hầu hết các phân xưởng chế biến xuất khẩu đều có chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành Đây cũng là điều kiện thuận lợi để chế biến thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa trở thành ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, có đủ năng lực chủ động hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nói riêng và cả nước nói chung
Chính khó khăn, thách thức từ các rào cản và các quy định đó, cũng ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh cũng luôn quan tâm đến các vấn đề đầu vào như vốn, lao động và đặc biệt là các nguồn nguyên liệu sản xuất, kế đến là vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực ở các doanh nghiệp trở nên cấp thiết vì để đáp ứng tốt các yêu cầu của các nước nhập khẩu buộc các doanh nghiệp thủy sản phải tạo lợi thế cạnh tranh cao và khác biệt hóa sản phẩm với hệ thống sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến
Muốn làm như vậy thì các doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp trong việc sử dụng hiệu quả các chính sách vốn vay, lãi suất và việc phẩn bổ nguồn
lực hợp lý v.v… Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho
ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa dựa trên phương pháp đường bao dữ liệu (DEA)”
Trang 1414
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp DEA – một phương pháp đã được nghiên cứu và sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế - để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa và từ đó đưa ra những thông tin, gợi ý chính sách hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị doanh nghiệp tại Khánh Hòa
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải luôn có những tư duy và chiến lược thích ứng và hợp
lý để đưa việc sử dụng hiệu quả vốn vào chiến lược kinh doanh của mình Những doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả thường có danh mục tài sản và rủi ro hẹp hơn, điều này thích hợp với năng lực của họ, cũng như với chiến lược tạo ra giá trị
và lợi nhuận của công ty Và có khuynh hướng định hình kỹ lưỡng các vai trò đối với các tài sản họ chọn nắm giữ và tập trung các nguồn lực vào những mảng thị trường với rủi ro đã được thu hẹp để mang lại giá trị thực sự
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) - phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế Tuy nhiên, ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp
Mục tiêu của nghiên cứu là:
(1) Xác định hệ số hiệu quả kỹ thuật cho các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa thông qua mô hình CRS/VRS/SE theo hướng tối thiểu hóa đầu vào và tối
đa hóa đầu ra
Trang 1515
2) Xác định các nguồn lực đầu vào cần giảm (tiết kiệm) để các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa phi hiệu quả đạt được hiệu quả kỹ thuật theo mô hình CRS/VRS theo hướng tối thiểu hóa đầu vào
(3) Xác định các nguồn lực đầu ra cần phải tăng thêm để các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa phi hiệu quả đạt được hiệu quả kỹ thuật CRS/VRS theo hướng tối đa hóa đầu ra
(4) Đề xuất một số kiến nghị cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa và cơ quan quản lý để giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật
3 CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả: Hiệu quả có liên quan đến mối quan hệ giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như vốn, máy móc, lao động …) và hoặc là kết quả trung gian hay kết quả cuối
cùng
Hiệu quả kỹ thuật: (Technical efficency)
Đề cập đến mối quan hệ vật lý giữa đầu ra và đầu vào Một vị trí có hiệu quả kỹ
thuật xem là đạt được đầu ra tối đa có thể khi cho trước đầu vào x Định nghĩa chính
thức được đưa ra vào năm 1951 (Koopman): Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào.[11]
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Phạm vi nghiên cứu
Tại tỉnh Khánh Hòa
Giới hạn nghiên cứu:
Chỉ điều tra số liệu của 38 doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và
số liệu được lấy từ năm 2007 đến năm 2010
* Quy trình nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu:
Trang 1616
Sử dụng phương pháp định tính: lấy thông tin các doanh nghiệp từ thực tế và qua các trang web đăng báo cáo tài chính …
1) Các thông tin chung về các doanh nghiệp
2) Kết quả hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
3) Đặc điểm của từng doanh nghiệp
4) Thực tiễn hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
Sử dụng phương pháp định lượng: được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của mô hình tối thiểu hóa đầu vào với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra với giả định đầu vào không đổi trong hai trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
Dữ liệu thu thập từ điều tra thực tế được tổng hợp trên Excel Các con số thống
kê mô tả được sử dụng để giả định thực tiễn sử dụng đầu vào trong các doanh nghiệp điều tra Mô hình định lượng được tiến hành dựa trên việc ứng dụng phần mềm DEA –Solver trong môi trường MS Excel 2007
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh Khánh Hòa, nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hợp lý, để các doanh nghiệp thủy sản phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất và phát triển bền vững hơn nữa
+ Là tài liệu tham khảo tốt cho học viên cao học các khóa sau
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Trang 1717
Cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ nguồn lực sử dụng tiếp cận định lượng ở Việt Nam chủ yếu nhằm vào các cây hàng năm và cây ăn quả, có rất ít đề tài phân tích về hiệu quả kỹ thuật đặc biệt là trong việc phân bổ cấu trúc vốn hợp lý để đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong DN một cách hợp lý hơn
* Tình hình nghiên cứu trong nước:
Theo đề tài của Đỗ Quang Giám (2006) [3] Phương pháp phân tích đường bao
số liệu (DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các nhóm hộ sản xuất Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào trong các hộ điều tra như công lao động, phun thuốc, tuổi cây, tỷ lệ ra tán quả cách năm, phân hóa học như đạm kali và mật độ cây, chính việc sử dụng không hiệu quả đầu vào sẽ dẫn đến tình trạng hao phí nguồn lực, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và mô hình DEA
Với mục tiêu hướng vào việc hạn chế sử dụng đầu vào không hiệu quả, nhằm tiết kiệm chi phí thông qua việc phân tích khả năng giảm thiểu các đầu vào sử dụng để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định trong mỗi hộ điều tra Giải pháp cho việc giảm các đầu vào sử dụng chưa đạt hiệu quả kỹ thuật của hộ này được rút ra từ mối quan hệ với các hộ tương đồng khác về thực tiễn đầu vào
Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu này thiên về khâu sản xuất trực tiếp của vải thiều ở tỉnh Bắc Giang với các biến số đầu vào là nguyên vật liệu và biến số đầu ra là sản lượng và thu nhập của các hộ gia đình
Theo bài viết Trương Quang Thịnh (2011) [12] Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khá cơ bản của một số Ngân hàng Thương Mại của Việt Nam trong vài năm gần đây như chi phí tiền lương, chi phí trả lãi cho các khoản tương tự, các khoản chi phí khác đến các kết quả đầu ra như tổng tài sản, thu nhập lãi và các khoản tương tự, các khoản thu nhập khác Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp đường bao dữ liệu Được tiến hành trên 39 ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam cho thấy 12 ngân hàng luôn sử dụng nguồn lực có hiệu quả, các doanh nghiệp còn lại còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực Qua đó cho thấy khả năng sử dụng các nguồn lực của các ngân hàng này là không
Trang 18kể đến hiệu quả của ngân hàng) Ngoài ra, các ngân hàng có trọng số sử dụng nguồn lực là khác nhau, có lợi thế khác nhau nên việc xem xét trọng số của các ngân hàng như nhau trong nghiên cứu là chưa thỏa đáng
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên tác giả không thể tìm hiểu hết được các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến vấn đề mà đề tài đề cập
Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu DEA ứng dụng trong giao thông Vankatesh Bhagavath (2009) [14] Trong nghiên cứu này, sự đo lường hiệu quả kỹ thuật của ngành Kinh doanh Vận tải Đường bộ Nhà nước (State Road Transport Undertakings ‘STUs’) được thực hiện với dữ liệu sử dụng
là 44 công ty vận tải đường bộ Ấn độ Với 3 yếu tố đầu vào là quy mô của đội xe bus,
số km bình quân di chuyển/1 xe/1 ngày, chi phí 1xe/1 ngày và đầu ra là doanh thu/1xe/1 ngày Phương pháp DEA đã được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật của ngành kinh doanh Vận tải Đường bộ ở Ấn Độ Với hệ thống giao thông của đất nước là một trong những động cơ tăng trưởng, tạo ra các kỹ năng và sự giàu có cho đất nước và tạo ra việc làm cho hàng triệu người ở cả khu vực nông thôn và thành thị
Đóng góp đáng kể của thành phố chỉ có thể có hiệu quả khi con người và vật liệu được vận chuyển với chi phí vận hành và đầu tư tối thiểu Như vậy, có thể nói một hệ thống giao thông tương xứng và hiệu quả cho phép các thành phố và thị trấn trở thành chất xúc tác cho phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp Qua đó cho thấy chỉ một phần nhỏ các STUs là quy mô hiệu quả Tuy nhiên, việc sử dụng các điểm hiệu quả phải được thực hiện thận trọng hơn Các biến đầu vào và đầu ra có thể thực
Trang 1919
hiện đầy đủ hơn bằng cách thêm một vài biến có liên quan trong việc đo lường hiệu quả
6 KẾT CẤU CHƯƠNG MỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Trang 2020
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1 Hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
+ Giới hạn khả năng sản xuất (Production frontier)
Giới hạn khả năng sản xuất được định nghĩa là đầu ra Y tối đa có thể sản xuất được (Maximum producible output) khi cho trước một vector đầu vào X, được định nghĩa dưới dạng toán học, giới hạn này là chuẩn mực để dựa trên đó đo lường hiệu quả kỹ thuật (Technial efficiency) của quá trình sản xuất
+ Hiệu quả (Efficiency)
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra
đó [4]
+ Hiệu quả phân bố (Allocative effciency)
Là khả năng đạt được lợi nhuận tối đa ở một mức giá cho trước với những đầu
ra và đầu vào cho trước
+ Hiệu quả kinh tế (Economic effciency)
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt được mục tiêu xác định
H = K/C (1) Với H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó); K: là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó;
C: là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó
Trang 2121
Và có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Vậy hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là:
Khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu
và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,
… và cũng có thể là các đại lượng chi phí phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, … Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong khi đó, công thức (1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng như thực hiện
sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài
Trang 2222
của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có
Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Hiệu quả kinh doanh là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả, giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả
Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỷ lệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nào phản ánh tính hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả
Trang 2323
1.1.1.2 Các quan điểm đánh giá hiệu quả
+ Phương pháp dãy số thời gian để đánh giá hiệu quả
Vật chất luôn luôn vận động không ngừng theo thời gian Để nghiên cứu sự biến động của kinh tế xã hội Người ta thường sử dụng dãy số thời gian
Khái niệm: dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai
+ Kết cấu:
Dãy số thời gian gồm 2 phần: Thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu
Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm…tùy theo mục đích nghiên cứu Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian
Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy
số thời gian Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian Các trị số này có thể là tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân
+ Phương pháp thống kê để đánh giá hiệu quả
Phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê để xác định các chỉ số đánh giá
Số liệu gồm có số liệu đầu vào (chi phí), số liệu đầu ra (doanh thu) Có hai loại chỉ tiêu đánh giá:
Dạng thuận: H = Kết quả kinh tế /Chi phí kinh tế = Q/C
Trong đó: H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế
Dạng nghịch: E = Chi phí kinh tế / Kết quả kinh tế = C/Q
Chỉ tiêu E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay chi phí thường xuyên
+ Phương pháp đồ thị: Là phương pháp mô tả bằng đồ thị để có thể so sánh
và đánh giá tính hiệu quả Phương pháp này biểu thị rất trực quan và sinh động
Trang 2424
1.1.1.3 Hiệu quả kỹ thuật (Technical effciency)
Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào
Hiệu quả kỹ thuật thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu vào
để đạt được các kết quả đầu ra Qua đó sẽ xác định được tính chất căn bản của việc đo lường sự hiệu quả Không mang tính chất khái quát hóa như hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng
đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định [11]
Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như K, L, R, T …) để đạt được mục tiêu xác định Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích (doanh thu, lợi nhuận …) thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất được tạo thành
bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu
quả kinh tế Trong đó hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu
vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:
1.1.2.1 Vốn của doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn Trong nền kinh tế, vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu cần phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm cơ bản vốn là gì và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp thể hiện như thế nào
Trang 2525
có tầm khái quát lớn, tuy nhiên do hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế
mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế
Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng
để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp ra thị trường Như vậy, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Chính vì vậy vốn là một loại hàng hóa đặc biệt
Trước hết, vốn là hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sử dụng Giá trị của vốn thể hiện ở chi phí mà chúng ta bỏ ra để có được nó Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh (mua máy móc, thiết
bị, hàng hóa…)
Vốn là hàng hóa đặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu Khi vay vốn chúng ta chỉ có quyền sử dụng vốn còn quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ vốn không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Chính vì vậy, giá trị của vốn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí bỏ
ra để mua vay vốn và có lợi nhuận tối đa
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp
Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt mà trong toàn bộ mọi quá trình sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp
Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản suất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn Điều đó có
ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi nào các doanh nghiệp hiểu rõ được
Trang 2626
tầm quan trọng và giá trị của đồng vốn thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả được
Các đặc trưng cơ bản của vốn:
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp
- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh
- Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư
và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không có ai quản lý
- Vốn được quan niệm như một hàng hóa và là một hàng hoá đặc biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường vốn, thị trường tài chính
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình (bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất …)
* Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ
* Tài sản cố định
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Chỉ khi nào chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về kinh tế thì khi đó chúng mới bị thay thế, đổi mới
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh Khác với đối tượng lao
Trang 27+ thời gian sử dụng >=1 năm
Vậy, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất rất cao trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong thị trường
1.1.2.2 Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải
có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp
Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định (lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập… Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục
Trang 2828
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ… Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA)
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu dùng để xây dựng đường giới hạn sản xuất, được đề xuất đầu tiên bởi Farrell (1957) Một thời gian dài sau đó, phương pháp này chỉ được quan tâm bởi một số ít nhà khoa học (Coelli, 2005)[12] Sau đó, các tác giả Boles (1966), Sephard (1970) và Afriat (1972) đã đề xuất các mô hình toán học có thể giải quyết hiệu quả các bài toán có liên quan đến tính toán hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp Tuy nhiên, vào thời điểm đó các phương pháp này vẫn chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi
Theo Coelli (2005), tình trạng này xảy ra cho đến khi khái niệm và phương pháp “phân tích đường bao dữ liệu” được sử dụng trong bài báo của Charnel, Cooper (1978) Năm 1978, Charnel, Cooper và Rhodes cũng đề xuất một phương pháp với giả thiết tối thiểu hoá đầu vào và với điều kiện kết quả sản xuất không thay đổi theo quy
mô Sau này, các bài báo của Fare, Grosskopf và Logan (1983); Banker, Charnes, Cooper (1984) còn đề cập tới một số giả định khác và xây dựng thêm mô hình phân tích đường bao dữ liệu với điều kiện kết quả sản xuất thay đổi theo quy mô Gần đây,
Trang 2929
các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu thêm một số mô hình phân tích DEA mở rộng nhằm khắc phục một số hạn chế của DEA cũng như mở rộng sự ứng dụng của nó trong phân tích kinh tế.[2]
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu sử dụng kiến thức về mô hình toán tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất) Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này
1.2.2 Giới thiệu phương pháp và mô hình đường bao dữ liệu DEA (data envelopment analysis)
1.2.2.1 Giới thiệu phương pháp đường bao dữ liệu DEA
Mặc dù phương pháp tham số được sử dụng phổ biến, nhưng các phương pháp phi tham số cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta không xác định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất Điểm nổi bật của phương pháp DEA là
nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn Phương pháp này có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra Tuy nhiên, phương pháp DEA cũng có những hạn chế của nó Thứ nhất, kết quả ước lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm thống kê của các quan sát Vì vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này Thứ hai, như đã được Sengupta (2002) nêu
ra, DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những đặc trưng của thị trường Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát cực trị Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi hiệu quả của nó Dù có những hạn chế đó, DEA đang ngày càng được sử dụng rộng rãi
Ý tưởng đầu tiên được Afriat (1972) đề xuất bằng cách dựa vào hàm sản xuất
cổ điển (hàm đòi hỏi sự tương thích, dạng hàm sản xuất, và ngoại sinh) nhưng không cần bất kỳ giả định nào về dạng hàm Phương pháp này được sử dụng với số liệu chuỗi thời gian, được áp dụng trong nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật
Trang 3030
Theo một cách khác, Farell (1957) phân ra hiệu quả thành hai loại, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố Fare và cộng sự (1958) giới thiệu phương pháp phi tham số để ước lượng hiệu quả phân bố Fare và cộng sự (1985) giới thiệu phương pháp phi tham số để ước lượng hiệu quả giữa các doanh nghiệp với việc mở rộng mô hình của Farell thông qua nới lỏng các ràng buộc chặt chẽ về hiệu suất không đổi theo quy mô và sự hoán đổi mạnh mẽ các đầu vào – những giả định vốn là điểm yếu trong phương pháp của Farell
Farell và cộng sự (1985) minh chứng rằng việc sử dụng có hiệu quả đầu vào chưa chắc đã nói lên rằng một doanh nghiệp sẽ đạt mức sản lượng hiệu quả Hiệu quả
kỹ thuật, hiệu quả phân bố và nhiều thuật ngữ khác về sản lượng có thể được xem xét tương ứng với những thuật ngữ hiệu quả của đầu vào và ngược lại vì hiệu quả của đầu vào hay sản lượng đều phản ánh các khía cạnh khác nhau của quá trình sản xuất Do vậy, việc xác định loại hiệu quả cũng quan trọng và cần phải được quan tâm Hiệu quả
kỹ thuật, hiệu quả phân bố DEA đã được nghiên cứu, áp dụng thành công ở nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế trong lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, các nghiên cứu, ứng dụng DEA ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế Bài viết sẽ giới thiệu
mô hình DEA cơ bản trong điều kiện kết quả sản xuất không đổi theo quy mô và quy
mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.[11]
Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế Tuy nhiên,
ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp Do tài liệu trong nước về phương pháp luận của phương pháp DEA đến nay hầu như chưa có, nên trích dẫn về tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu nước ngoài
Phương pháp phân tích đường bao số liệu sử dụng kiến thức về mô hình toán tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất) Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này
Trang 3131
Phương pháp của Charnes, Cooper, và Rhodes là dựa trên cơ sở áp dụng quy hoạch tuyến tính để tìm ra những bộ trọng số thích hợp nhằm tối ưu hóa hiệu năng của từng công ty, sau đó từ các công ty có hiệu năng cao nhất sẽ xây dựng được đường giới hạn khả năng sản xuất của nhóm công ty (nhóm ngành) Hiệu quả hoạt động của các công ty khác sẽ được tính dựa trên đường giới hạn khả năng sản xuất này (hiệu quả tương đối) Như vậy, các công ty nằm trên đường giới hạn sẽ có hiệu quả tối ưu (100% hay 1 điểm), các công ty còn lại là không hiệu quả (nhỏ hơn 100% hoặc 1 điểm)
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu nói trên có ưu điểm là áp dụng được cho nhiều lĩnh vực (chỉ cần có thể xác định được giá trị của yếu tố đầu vào và đầu ra
mà không bắt buộc phải có thêm các thông tin cụ thể khác) và có thể được thực hiện trong phạm vi hẹp (kích thước mẫu nhỏ) Các lĩnh vực thường ứng dụng phương pháp này trong phân tích hiệu quả là giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm,…
1.2.2.2 Thiết lập mô hình đường bao dữ liệu DEA (data envelopment analysis)
Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) - phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế Tuy nhiên,
ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp DEA đã được nghiên cứu, áp dụng thành công ở nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế trong lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, các nghiên cứu, ứng dụng DEA ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế
Như đã được mô tả trong nghiên cứu của Fare và các cộng sự (1994), công nghệ sản xuất tương ứng với mô hình tuyến tính có thể được xác định là: Fare và cộng
sự đã chỉ ra rằng, công nghệ này là tập hợp các khả năng sản xuất, được thể hiện là một miền có tính chất là một miền đóng, hàm lồi, kết quả sản xuất không đổi theo quy
mô và mang tính chất: không cắt bởi các trục toạ độ
Phương pháp đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) được khởi đầu bởi Michael James Farrell (1957) khi ông đưa ra ý tưởng tính toán hiệu quả
và năng suất của một công ty hoạt động trong một ngành nhất định dựa trên đường giới hạn khả năng sản xuất của toàn bộ ngành đó (production frontier) Tuy nhiên, chỉ
Trang 3232
đến khi Charnes, Cooper và Rhodes (1978) áp dụng quy hoạch tuyến tính (linear program – LP) vào giải quyết bài toán Farrell thì phương pháp phân tích bao dữ liệu mới ra đời.[11]
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978 [10] DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, tương tự như hàm sản xuất trong trường hợp khi xuất lượng không phải là một đại lượng vô hướng, mà là một véc-tơ Đường giới hạn hiệu quả có hình dạng màng lồi hoặc hình nón lồi trong không gian của các biến số nhập lượng và xuất lượng Đường giới hạn được sử dụng như là một tham chiếu đối với các trị số hiệu quả của mỗi DN được đánh giá Tuy nhiên, phương pháp DEA có các đặc trưng như: chỉ cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa chúng so với nhau Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra Phương pháp xây dựng đường giới hạn hiệu quả - đó là giải nhiều lần bài toán quy hoạch tuyến tính Đường giới hạn được hình thành giống như những đoạn thẳng kết nối các điểm hiệu quả nhất, nhờ đó tạo thành một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi.[1]
Do tính chất phân mảnh, liên tục của đường giới hạn sản xuất phi tham số trong phương pháp DEA có thể dẫn đến vấn đề đo lường thiếu chính xác mức độ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Vấn đề này phát sinh khi xuất hiện một phần của đường giới hạn sản xuất nằm song song với các trục toạ độ, điều này không xảy ra đối với hầu hết các đường giới hạn sản xuất có chứa tham số
Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA được phân ra thành hai loại mô hình: tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu
ra, với giả định đầu vào không đổi
- Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào
Để mô tả vấn đề này, lấy ví dụ giả định với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra là
y (theo hình 1.1) Các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp P [2], nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của DN P mà không làm ảnh hưởng
Trang 33- Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối đa hóa đầu ra
Hiệu quả kỹ thuật được coi là khả năng của một ngành trong việc sản xuất tối đa đầu ra trong điều kiện đầu vào cho trước Trong trường hợp của mô hình DEA tối đa hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y1, y2 và một đầu vào là x (hình 1.2) các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’ Tỷ lệ TE= OP/OP’ thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp P [2], nghĩa là có thể tối đa hóa đầu ra của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu vào Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1 [2], [8]
Trang 34Mô hình DEA nguyên thủy được đề xuất bởi Charnes và cộng sự [2] là mô hình có quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS), còn gọi là mô hình DEACRS Năm 1984, Banker và cộng sự xem xét mô hình DEA với giả thiết quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale - VRS), còn gọi là mô hình DEAVRS [9]
Phương pháp DEA có thể áp dụng cho phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các công ty, trang trại, hộ sản xuất Dựa vào nhiều nghiên cứu trước đó, Coelli và các cộng sự (2005) đã thiết lập mô hình phân tích DEA Mục tiêu của phân tích DEA
là xây dựng mặt bao lồi hiệu quả phi tham số, sao cho các điểm quan sát được sẽ không nằm cao hơn đường giới hạn hiệu quả sản xuất
Mô hình tối thiểu hóa đầu vào quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất CRS với các bước cơ bản sẽ được trình bày dưới đây Giả sử ta có dữ liệu của I công
ty, mỗi công ty sử dụng N đầu vào và M đầu ra Với công ty thứ i, dữ liệu về đầu vào
được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được diễn tả bằng véctơ cột yi Như vậy, số
liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các công ty được thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột).[5]
Phương pháp sử dụng các “tỷ lệ” được xem là phương pháp trực quan mô tả phân tích bao số liệu (DEA) Với mỗi công ty, chúng ta sẽ đo tỷ lệ của tổng số lượng
các sản phẩm đầu ra trên tổng số lượng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) với u là véc
tơ số lượng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lượng đầu vào (N hàng 1 cột) Số lượng đầu vào và đầu ra tối ưu của công ty thứ i được tìm ra qua việc giải mô hình
toán sau:
Trang 35Sự thay đổi ký hiệu từ u và v sang , tương ứng, hàm ý rằng ta đã xét đến một
mô hình toán tuyến tính tương tự khác
max (’yi),
st ’xi = 1,
’yj -’xj 0, j= 1,2,…, N (2)
Mô hình DEA như (2) được xem là mô hình phức toán tuyến tính
Sử dụng tính chất đối ngẫu của mô hình toán tuyến tính chúng ta có thể phát triển một dạng mô hình đường bao số liệu tương ứng như sau:
(3)
Trong đó, θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp;
λ –Véc tơ hằng số Nx1
Bài toán (3) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi doanh nghiệp Như
vậy giá trị nghiệm được xác định cho từng doanh nghiệp Nếu = 1 nghĩa là doanh nghiệp đạt hiệu quả; < 1 nghĩa là doanh nghiệp không đạt hiệu quả Các doanh nghiệp không đạt hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận
được tổ hợp tuyến tính (X , Y ) – là vị trí của doanh nghiệp tham chiếu giả định Đối
với các doanh nghiệp không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ
các yếu tố đầu vào một đại lượng là trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước
0
,0
,0
),(min ,
Y y i i
Trang 36Hình 1.3 Hiệu quả theo quy mô theo hướng tối thiểu hóa đầu vào
Đo lường hiệu quả theo quy mô Scale Efficiency – SE theo phương pháp DEA, chúng ta so sánh CRS - DEA và VRS – DEA Nếu có sự khác biệt giữa CRS – DEA
và VRS – DEA đối với từng doanh nghiệp cụ thể, chúng ta kết luận rằng có sự không hiệu quả về mặt quy mô [11]
0
11
,0
,0
),(min ,
Y y i i
Trang 3737
Chúng ta có: TECRS = TEVRS x SE
Bởi vì: APc/ AP = (APv/ AP) x (APc / APv)
SE = TECRS/TEVRS hay: SE = APc / APv
Hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS, SE trong mô hình phân tích đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1 Còn SE theo hướng tối đa hóa đầu ra mức độ hiệu quả nằm trong khoảng từ 0 đến 1
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong bài này được hiểu là tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút đến yếu tố đầu ra và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu ra trong bài được hiểu là tối đa hóa đầu ra mà đầu vào không đổi trong trường hợp sản lượng không thay đổi theo quy mô CRS và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất VRS
Hiệu quả theo quy mô trong bài này được hiểu là hiệu quả mà doanh nghiệp sản xuất ở quy mô tối ưu Không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động với quy mô tối ưu do nhiều lý do như hạn chế về vốn, các quy định của chính phủ, … Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra Tính kinh tế theo quy mô tồn tại ở hầu hết các ngành, có thể phát huy tác dụng ở cả cấp nhà máy và cấp công ty bao gồm nhiều nhà máy Nó xuất hiện vì các lý do sau đây:
Tính không chia nhỏ được của máy móc và thiết bị, đặc biệt ở những nơi mà một loạt quá trình chế biến được liên kết với nhau
Hiệu quả của công suất lớn đối với nhiều loại thiết bị đầu tư (vd:tầu chở dầu, nồi hơi), cả chi phí khởi động và vận hành đều tăng chậm hơn công suất
Hiệu quả chuyên môn hoá_khi sản lượng lớn hơn, người ta có điều kiện sử dụng lao động chuyên môn và máy móc chuyên dụng
Kỹ thuật và tổ chức sản xuất ưu việt khi quy mô tăng lên người ta có thể sử dụng máy tự động thay cho thiết bị vận hành thủ công hoặc thay thế sản xuất đơn chiếc bằng dây chuyền hàng loạt một cách liên tục
Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu và phụ tùng với khối lượng lớn nhờ được hưởng chiết khấu
Hiệu quả marketing (hiệu quả tiêu thụ) thu được nhờ biết sử dụng phương tiện quảng cáo đại chúng và mật độ sử dụng lực lượng bán hàng lớn hơn
Trang 3838
Hiệu quả tài chính thu được do các công ty lớn có điều kiện gọi vốn với điều kiện thuận lợi (lãi suất, chi phí đi vay thấp hơn)
Hiệu quả quản lý thông qua các dãy số thời gian
Khả năng tận dụng tính kinh tế theo quy mô có thể bị hạn chế vì nhiều lý do Ở một số ngành, bản chất của sản phẩm và quá trình chế biến hay công nghệ có thể làm giảm tính kinh tế theo quy mô ngay khi sản lượng còn ở mức khiêm tốn Về phía cầu, tổng nhu cầu thị trường có thể không đủ để một công ty đạt được quy mô tối thiểu có hiệu quả hoặc tỷ trọng của công ty quá nhỏ Nếu người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều sản phẩm khác nhau (tính đa dạng của nhu cầu) gây cản trở cho việc tiêu chuẩn hoá và sản xuất trong thời gian dài Khi kinh tế theo quy mô có ý nghĩa quan trọng với nhiều ngành nó sẽ dẫn tới xu hướng là tập trung hoá người bán ở mức cao
Hình 1.4: Đường chi phí bình quân dài hạn
LRAC: Đường chi phí bình quân dài hạn có hình chữ U đặc trưng cho một nhà máy
Output: sản lượng đầu ra
Average: chi phí bình quân
Sản lượng tăng từ Q1 đến Q2 làm chi phí giảm từ C xuống C1 Trong đồ thị trên Q2 là mức sản lượng tối ưu, đạt chi phí bình quân thấp nhất Sau điểm này tính kinh tế theo quy mô giảm dần và đến một mức nào đó không còn phát huy tác dụng nữa
Trang 3939
1.2.5 Ưu và nhược điểm của phương pháp DEA
DEA là một phương pháp đánh giá hiệu kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi Những ưu điểm nổi bật của DEA là:
1) Cho phép phân tích hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn trong giải thích mối quan hệ giữa nhiều nguồn lực và kết quả của nhiều hoạt động trong hệ thống sản xuất;
2) DEA có khả năng phân tích một số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra; 3) Phương pháp cho phép đánh giá sự đóng góp của từng yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra trong tổng thể hiệu quả (hoặc không hiệu quả) của doanh nghiệp và đánh giá mức độ không hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực
Tuy nhiên, giống như mọi cách tiếp cận khác trong đánh giá hiệu quả kỹ thuật, DEA cũng có hàng loạt nhược điểm Đó là:
1) Sai sót trong đo lường và nhiễu thống kê có thể ảnh hưởng đến hình dạng
và vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất;
2) Loại bỏ các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra quan trọng ra khỏi mô hình có thể dẫn đến kết quả sai lệch;
3) Ước lượng hiệu quả thu được bằng cách so sánh với các doanh nghiệp thành công hơn trong mẫu.Vì vậy, đưa thêm doanh nghiệp bổ sung vào phân tích có thể dẫn đến giảm các giá trị hiệu quả;
4) Cần thận trọng khi so sánh giá trị hiệu quả của hai nghiên cứu Các giá trị trung bình phản ánh phương sai của giá trị ước lượng hiệu quả bên trong mỗi mẫu, nhưng không nói gì về hiệu quả của một mẫu so với mẫu khác;
5) Thêm một doanh nghiệp vào phân tích DEA sẽ không làm tăng giá trị hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp hiện có trong mẫu;
6) Tương tự như vậy, thêm một yếu tố đầu vào hoặc đầu ra vào mô hình DEA không dẫn đến làm giảm giá trị của hiệu quả kỹ thuật;
7) Khi có một số nhỏ các doanh nghiệp tham gia phân tích với nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra, thì sẽ có nhiều doanh nghiệp nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất
Trang 4040
1.2.6 Tóm tắt chương
Bài viết đã giới thiệu sự hình thành, quá trình phát triển cũng như phương pháp luận của mô hình cơ bản phân tích DEA Đây chỉ là dạng cơ bản nhất của mô hình phân tích DEA Với phương pháp DEA, thông qua áp dụng kiến thức về mô hình toán tuyến tính, kinh tế, dựa vào số liệu về hiện trạng sản xuất, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các công ty, trang trại hay thậm chí của một nhóm hộ sản xuất Bên cạnh một số phương pháp khác như kinh tế lượng, phương pháp phân tích chỉ số, phương pháp phân tích đường giới hạn sản xuất stochastic…v.v, DEA cũng được đánh giá là công cụ hiệu quả trong phân tích hoạt động sản xuất